Tiểu Sử Lư Sư Tôn

Lư Sư Tôn đã trải qua một cuộc đời được truyền dạy thật lạ thường! Thời trẻ, Ngài là tín đồ thành kính của Cơ Đốc giáo, năm 25 tuổi Ngài được Diêu Trì Kim Mẫu mở Thiên Nhãn, Ngài nhìn thấy trên không trung xuất hiện hai chữ “TRUNG NGHĨA”, giao phó nhiệm vụ cho Ngài phải hoằng Pháp lợi sinh, quảng độ hữu tình; sau đó Ngài theo vô hình linh sư “TAM SƠN CỬU HẦU TIÊN SINH” học tập về Phật Pháp. Sau này trong cuốn sách mới của mình, Ngài có tiết lộ bản thể của Tam Sơn Cửu Hầu Tiên Sinh. Tam Sơn chính là 3 thân Phật: Pháp thân Phật Đại Nhật Vairochana, Báo Thân Phật Nhãn Lochana và Ứng Hóa Thân Phật Thích Ca Mâu Ni Shakyamuni. Cửu Hầu là 5 vị Phật ở 5 phương và 4 vị Bồ Tát: Đức Di Lặc Maitreya đại diện cho Từ, Đức Quán Âm Avalokiteshvara đại diện cho Bi, Đức Văn Thù Manjushri đại diện cho Hỷ, Đức Phổ Hiền Samantabhadra đại diện cho Xả).

Trải qua được ba năm, Ngài bái tôn Đại Truyền Nhân thứ 14 là Thanh Chân Đạo Trưởng, ấn hiệu “Liễu Minh Hòa Thượng” để tu tập Đạo Pháp và Mật Pháp, Ngài học cả Phong Thủy Địa Lý, Linh Cơ Thần Toán… và trở thành người Đại Truyền Thừa thứ 15, Đạo hiệu là “Huyền Hạc Đạo Trưởng”

Vì đã nghiên cứu rất sâu sắc về Phật Pháp, từ năm 1970, Lư Sư Tôn quy y Ấn Thuận Đạo Sư thuộc Hiển Giáo, Lạc Quả Pháp Sư, Đạo An Pháp Sư. Năm 1972 Ngài thọ Bồ Tát Giới ở chùa Nam Đầu Bích Sơn Nham, Giới Sư là Hiền Thuận Pháp Sư, Tuệ Tam Pháp Sư, Giác Quang Pháp Sư, Sư Phụ của khóa học là Thiện Dương Pháp Sư và Thượng Lâm Pháp Sư.

Từ năm 1981, do nhân duyên Ngài quy y các Sư Phụ của các tông phái Phật giáo Tây Tạng bao gồm các vị như sau:

Ninh Mã (Nyingma) phái (Hồng Giáo – Mũ Đỏ – Cổ Mật) đạt được Truyền Thừa Tâm Ấn và Quán Đảnh từ Liễu Minh Hòa Thượng. Ngoài ra còn được trao tặng tín vật Truyền Thừa gồm có: Chuông nhỏ kim cương được sử dụng bởi Nặc Na Thượng Sư thuộc tông phái Hồng Giáo, bảo vật của cung điện Tây Tạng Bố Đạt Lạp “Văn Thù Khiệp” (Khiệp: cái tráp hoặc hòm nhỏ)…

Tát Già phái (Sakya – Hoa Giáo) đạt được “Đại Viên Thắng Tuệ Quán Đảnh” và “A Xà Lê (Acharya – Kim Cương Sư) Quán Đảnh” của Lạt Ma Tát Già Chứng Không. Các tín vật Truyền Thừa gồm có: Thánh Tượng Thích Ca Mâu Ni Phật tùy thân rất lâu của Lạt Ma, Tuyết Sơn Sư Tử Ngọc Ấn, Hoa Sen, Ngọc Khổn, Kim Cương Tiêu.

Cát Cử phái (Kagyu – Bạch Giáo) tiếp nhận “Ngũ Phật Nghiêm Đỉnh Quán” từ Tạp Mã Ba Tứ và Bạch Giáo Tối Cao đời Đại Bảo Pháp Vương thứ 16, được tặng tín vật Truyền Thừa gồm có: “Bạch Thủ Tinh Niệm Châu” của Thủ Trì Pháp Vương, chiếc bình quý của chùa Tích Kim Tân Long Đức

Cách Lỗ phái (Gelug – Hoàng Giáo) được nhận Quán Đảnh “Vô Thượng Mật Bộ” của Thượng Sư Thổ Đăng Đạt Nhĩ Kiết, tín vật Truyền Thừa được trao tặng gồm có: Thổ Tố Kim Cương Thủ Bồ Tát của Hoạt Phật Cam Châu, Thổ Tố Kim Cang Hợi Mẫu, Thời Luân Kim Cang bằng vàng. Các tín vật của Thượng Sư Thổ Đăng Đạt Nhĩ Kiết đã tặng: Pháp Luân bằng kim cương, chiếc chuông kim cương, chiếc chày kim cương bằng vàng, Kim cương Cổ Xử ba mặt, áo Pháp Vương Sư Tử và một chuỗi 108 chiếc chày kim cương bằng vàng.

Do cả quá trình tu hành của Ngài đã trải qua Cơ Đốc Giáo, Lão Giáo, Phật môn Hiển Giáo, cuối cùng do tu trì Mật Pháp mà được thành tựu.

Vì vậy, trong hệ thống Chân Phật Mật Pháp đã bảo lưu và dung hợp được rất nhiều đạo giáo, pháp thuật, phù lục (bùa chú), linh cơ thần toán, phong thủy địa lý, chính là một Pháp Môn Nhập Thế giúp cho chúng sinh giải trừ âu lo, thoát khỏi các tai ương để đạt được mục đích quảng độ chúng sanh “tiên dĩ dục câu chi, tái lệnh nhập Phật trí”, dẫn đạo chúng sanh y theo Pháp tu hành đạt được cảnh giới MINH TÂM KIẾN TÁNH, TỰ CHỦ SINH TỬ.

Ngoài ra Sư Tôn Lư Thắng Ngạn cũng được Pháp Vương H.H Orgyen Kusum Lingpa (hay còn được gọi một cách thân mật trong các đệ tử là Lama Sang – bậc đắc thân cầu vồng và được xác định là hóa thân của Đức Kim Cương Thủ đồng thời cũng là 1 trong 25 đệ tử của Đức Liên Hoa Sinh) gặp gỡ và công nhận nhiều đời trước 2 vị có mối liên hệ rất mật thiết. 

Về vô hình, Lư Sư Tôn đã được Đức Liên Hoa Sinh truyền thụ trực tiếp Mật pháp. Rất nhiều Chư Phật, Bồ Tát cũng đã thọ ký, truyền dạy trực tiếp cho Sư Tôn như: Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, Đức Di Lặc ban Hồng quán, Đức Phật Dược Sư, Đức Đại Huyễn Hóa Võng Kim Cang - thân phẫn nộ của Cổ Phật Nguyên Thủy Samantabhadra.... Các phần này Sư Tôn đều ghi lại cẩn thận trong các cuốn văn tập, sách viết của mình.

Một số hình ảnh Lư Sư Tôn gặp gỡ các bậc Thầy cao cấp Tây Tạng:

Lama Thubten Daergye, bậc Đạo Sư truyền thừa Gelug ban quán đảnh cho Sư Tôn 

Lư Sư Tôn gặp Đức Dalai Lama năm 1996

Tăng đoàn Gelug ghé thăm Chân Phật Tông

Lama Sang Oryen Kusum Lingpa cùng Hungkar Dorje Rinpoche thuộc truyền thừa Cổ Mật, 

Longchen Nyingtik ghé thăm Chân Phật Tông và Lư Sư Tôn

Kalu Rinpoche ôm hình Lư Sư Tôn trên tay 

Kalu Rinpoche vào ngày 7 tháng 1 năm 1989 đã gửi một lá thư và ba món quà cho Liên Sinh Hoạt Phật Lư Thắng Ngạn gồm: 1 bức ảnh có chữ ký của chính Kalu Rinpoche, 1 chiếc khăn Kata dài và 1 tấm hình Kalu Rinpoche ôm bức ảnh Sư Tôn Lư Thắng Ngạn.

Nội dung lá thư như sau gồm những ý sau:

1. Chúng tôi biết nhau.

2. Liên Sinh Hoạt Phật Lư Thắng Ngạn là một trong những vị Đại thành tựu giả Mật thừa cao nhất nói tiếng Hán trong thế giới ngày nay 


3. Nếu không có các bản văn và sự truyền Pháp của Liên Sinh Hoạt Phật Lư Thắng Ngạn, Mật thừa sẽ không được lan tỏa nhanh chóng và rộng khắp trên toàn thế gian như vậy. Vì vậy con người ngày nay thực sự may mắn, bởi vì trong thế giới này đã xuất hiện một vị Acharya (Đạo Sư Kim Cương) toàn hảo. Những thiện nam và tín nữ trên thế gian nên biết Kính Thầy, Trọng Pháp và Thực Tu. Bởi vì pháp Mật thừa được giảng dạy bởi Liên Sinh Hoạt Phật Lư Thắng Ngạn chắc chắn có thể chỉ dẫn cho các vị đi tới thành tựu viên mãn.


4. Tôi, (Kalu Rinpoche), với cả hai tay ôm bức hình Liên Sinh Hoạt Phật Lư Thắng Ngạn, điều này mang ý nghĩa trì giữ Đức Liên Sinh Hoạt Phật Lư Thắng Ngạn, vinh dự này cũng giống như đôi bàn tay tôi đang hộ trì cho Đức Phật.


5. Tôi, (Kalu Rinpoche) đã gửi một bức ảnh có chữ ký của tôi, khăn Kata và hình ảnh trong khi ôm lấy bức ảnh Đức Liên Sinh Hoạt Phật Lư Thắng Ngạn như một dấu hiệu của sự cầu nguyện rằng Liên Sinh Hoạt Phật Lư Thắng Ngạn được trường thọ, hằng trụ thế, vĩnh viễn không nhập Niết Bàn. 


Kalu Rinpoche là 1 vị thành tựu giả cao cấp của dòng Karma Kagyu và Shangpa Kagyu. Năm 25 tuổi, ngài bế quan tu hành trong 13 năm. Sau đó cả 1 đời mình ngài đều tu khổ hạnh. Người Tây Tạng từng sùng mộ Kalu Rinpoche như những vị thượng thủ hiếm có thực tu trong thế giới ngày nay. Họ gọi ông là "Thượng Sư của các Thượng Sư". Trong lòng người dân Tây Tạng, họ coi ngài như 1 vị lãnh tụ tâm linh tương đương với Đức Dalai Lama. Khi Kalu Rinpoche mới chào đời, lập tức ngài đã có thể phát âm và tụng Lục Tự Đại Minh Chân Ngôn Om Mani Padme Hum. Rồi ngài mở mắt, nhìn bốn phương và mỉm cười. Trong thiền định của mình, Kalu Rinpoche có thể du hành thưởng thức nhạc trời trên thiên giới...


Các pháp từ Nguyên Thủy, Đại Thừa, Mật thừa Sư Tôn đều từng tu hành và tu chứng trong suốt cuộc đời mình. Ngài cũng nhập thất hơn 12 năm khổ luyện các pháp tu cao cấp như: Vô Thượng Mật, Khí - Kinh Mạch - Hạt, Vận động Kim Cang Hợi Mẫu Thức Đại Ấn, Đại Viên Mãn....