QUY Y

Ý nghĩa và cách thức xin quy y


Thế nào gọi là quy y?


Quy y mang ý nghĩa là hướng quay về, là nương dựa, là cứu độ. Quy y Thượng sư, quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng được gọi là Tứ Quy Y.


Cần quy y Kim Cương Thượng Sư là bởi vì Thượng Sư đã tự mình minh chứng, hiện thực tất cả những gì Phật dạy. Ngài đã không còn nghi hoặc, phiền não và là một vị Phật sống đã vượt qua được sinh tử. Đi theo sự dẫn dắt của Ngài chúng ta sẽ không gặp sai lầm.


Cần quy y Phật là bởi vì Phật là một vị Toàn Giác Đại Giác Đại Ngộ với trí tuệ thấu triệt, do vậy học theo Phật thì không gặp sai lầm.


Cần quy y Pháp là vì Pháp chính là mọi đạo lý, hiện tượng mà Phật đã chứng ngộ, thể nghiệm được. Chúng ta thâm nhập nghiên cứu Phật lý, thực tu Chân Phật Mật Pháp thì có thể đạt tới cảnh giới siêu phàm nhập thánh.


Cần quy y Tăng là vì Tăng nhân hay cộng đoàn những người chân tu thực sự, các vị như các bậc Thánh Hiền, là những người hoằng dương Phật pháp, cũng là những vị thầy của chúng ta, chúng ta cần hướng về họ (Thánh Hiền) để học tập và thỉnh giáo.


Muốn tu tập theo truyền thừa Chân Phật, tu học Chân Phật Mật Pháp thì hành giả nhất định cần phải quy y trước, nhận quán đảnh, như vậy mới xem như là chính thức nhập môn và phù hợp với các quy định của Pháp.


Quy y ở diện rộng là như vậy. Ở diện thâm sâu hơn, quy y còn ở sự chứng nghiệm Phật tánh và bản thể giác ngộ của một người. Quy y như cách thông thường là Lí Quy Y. Còn Sự Quy Y nữa! Sự Quy Y là khi một người quy y Đạo Sư, Thượng Sư, Phật Pháp Tăng, người đó sẽ trực nhận được bản tâm của mình. Bản tâm nguyên thủy - vị Phật trong tâm của mỗi chúng sinh.

Ý nghĩa của việc quy y


Quy y hay nhận quán đảnh giống như chứng nhận một học sinh chính thức nhập học, sau khi quy y nhận quán đảnh xong thì lập tức có được dòng truyền thừa Chân Phật Tông. Người đó sẽ trở thành đệ tử Chân Phật chân chính, các nghiệp xấu từ từ sẽ được tiêu trừ, có 36 thiện thần bảo hộ, có được tất cả mọi công đức, không dễ bị đọa vào tam ác đạo, rất mau chóng tăng trưởng thiện nghiệp, đạt đến sự khai ngộ Vô Thượng.


Tất nhiên những việc này cần đi kèm một điều kiện rất quan trọng đó là Trì Giới. Người tại gia cần giữ tối thiểu 5 giới gồm: 


Đó là 5 điều tối thiểu một Phật tử khi quy y cần cam kết giữ gìn, dù cho phải đánh đổi bằng cả sinh mạng. Chư Phật, Chư Bồ Tát, Chư Hộ pháp Thiện thần đều cam kết bảo hộ, gia trì cho các Phật tử. Hành giả chân chính tu hành được an vui, giải thoát luân hồi sinh tử, xa hơn là chứng Đạo Vô Thượng vinh quang, từ bi cứu độ chúng sinh. Vậy chúng sinh khi quy y cũng cần cố gắng, tự lực cam kết ngược lại với các Ngài trong việc trì giới, tinh tấn tiến tu. Như thế 2 bên cùng có sự nỗ lực và cam kết tạo ra thành quả.


Với hành giả Mật thừa, chúng ta phải giữ thêm 14 giới Mật nguyện hay còn lại Samaya giới, Tam Muội Da Giới. Các bạn có thể tìm hiểu 14 giới này trong link này: 


14 giới nguyện Mật giáo


Với người xuất gia, họ còn phải giữ tới hơn 250 giới. Vì thế, người tại gia được ưu ái rất nhiều rồi. 5 giới Phật tử tại gia và 14 giới Mật thừa, chúng ta buộc phải tuân thủ một cách nghiêm ngặt, nếu các bạn muốn tu hành có kết quả thực sự. "Mất giới như mất đầu"


Các giới nguyện Bồ đề tâm Đại thừa

Quán đảnh quy y là bắt đầu quá trình thành Phật. (Phật tương lai)

Quán đảnh quy y là chuẩn bị tiến tu những chân lý mà các bậc Thánh nhân đã chứng ngộ.

Quán đảnh quy y là để siêu phàm nhập thánh. (giải thoát)

Quán đảnh quy y là tự giác - giác tha. Tự giác là tự mình khai ngộ. Giác tha là độ hóa chúng sinh, làm lợi ích chúng sinh. (giác hành viên mãn)


Do vậy, ý nghĩa thực sự của quán đảnh quy y là một nghi thức vừa thiêng liêng, vừa cao quý. Một khi đã nhận quán đảnh quy y rồi thì chúng ta đã thực sự nhập môn học Chân Phật, là một đệ tử, một người con Phật chân chính.

Quy y nhận quán đảnh có lợi ích gì?

Các Cách Quy Y 

Cách 01: Gửi thư tới Tông ủy hội

Vào 7 giờ sáng (theo giờ địa phương của bạn), chọn ngày mồng 1 hoặc 15 âm lịch hàng tháng, quay mặt về hướng mặt trời mọc

(Hướng Đông). Chắp tay lại, nghĩ tới Sư Tôn, kính cẩn niệm Tứ quy y chú ba lần:

Namo Guru Bei 

(Nam mô Gu-ru Pêi)

Namo Buddha Ye 

(Nam mô Bút-đa Yê)

Namo Dharma Ye

(Nam mô Đác-ma Yê)

Namo Sangha Ye

(Nam mô Sang-ha Yê)

Và niệm:

Con xin nương tựa vào sự dẫn dắt của Thánh Tôn Liên Sinh Hoạt Phật, 

Xin được quy y dòng truyền thừa Chân Phật linh thánh!” 

Sau đó đảnh lễ, lạy 3 lần.

Tiếp đó gửi thư theo đường bưu điện tới Tông ủy hội – Chân Phật Tông, nêu rõ mong muốn quy y của bạn để được ban quy y. 

Ghi rõ: Tên, địa chỉ, tuổi và kèm theo một khoản cúng dường tùy hỷ. Sau khi Tông ủy hội nhận được thư này sẽ thực hiện yêu cầu xin quy y của bạn.

Thư gửi về địa chỉ:

Grand Master Sheng-yen Lu

17102 NE 40th Ct.

Redmond, WA 98052, USA.

Điện thoại (Tel): 425 - 885 - 7573. Fax: 425 - 883 - 2173

Các bạn cũng có thể tìm hiểu thêm thông tin ở đây

https://en.tbsn.org/page/index.html?id=14

Sau khi nhận được thư xin quy y, Tông ủy hội sẽ gửi chứng nhận quy y đến cho bạn, kèm theo một tấm ảnh Liên Sinh Hoạt Phật và hướng dẫn cụ thể về cách thức bắt đầu tu Tứ Gia Hành.

Cách 02:  Đến gặp mặt trực tiếp Sư Tôn hoặc Thượng sư.

Bạn có thể được ban quy y trực tiếp từ Lư Sư Tôn, hoặc từ một vị thầy Acharya (Thượng sư) của Chân Phật, người có thể thay mặt Sư Tôn ban quán đảnh quy y. Để làm điều này bạn có thể đến các chùa Chân Phật, các phân đường, hội nhóm đồng tu, hoặc tham gia các pháp hội của Chân Phật gần nhất.

Cách 03: Đăng ký quy y online

Vào đường link sau để xem hướng dẫn bằng tiếng Anh:  Hướng Dẫn

Sau đó vào link này để đăng kí quy y:   Quy Y

Lưu ý sau khi quy y

Những hành giả đã quy y Chân Phật thì sẽ có được sự gia trì của dòng truyền thừa. Bởi vậy tốt nhất không nên quy y ở những tông phái khác thêm nữa. Nếu không dòng truyền thừa sẽ bị “méo mó” và đệ tử sẽ mất đi lực gia trì truyền thừa của Chân Phật. Thực ra nếu có 1 vị Thầy linh thánh xác định được các Thầy khác và truyền thừa khác ấy là Chân tu, Thực tu thì việc quy y nhiều các vị Thầy sẽ không sao. Các vị Thầy chân tu sẽ đều chung 1 vị của Từ Bi, Giải Thoát, Trí Huệ.... Nhưng thời Mạt pháp này, rất khó để xác định được trong một biển hỗn loạn của thật giả. 

Đã từng có đệ tử của Chân Phật, sau khi quy y, nghe bạn bè sang Nepal quy y 1 vị Thầy và truyền thừa khác. Nhưng tiếc rằng vị Thầy đó lại là một Rinpoche giả mạo, lừa tiền của chúng sinh. Về sau đệ tử Chân Phật này đã mất đi truyền thừa chân chính, gặp nạn và mất sớm. Lúc mất, bạn bè tới viếng mới thấy người đó đã quy y theo thầy khác. Đó là lí do, hành giả nên cân nhắc, chọn kĩ vị Thầy và dòng truyền thừa cho mình. Không nhất thiết phải là Sư Tôn và Chân Phật. Chỉ cần vị Thầy đó thực chân tu và truyền thừa đó là thanh tịnh thì tu hành kiên trì nhất định cũng sẽ có kết quả tốt. 

Nhưng đừng bị phân tâm bởi những vọng niệm để quy y nhiều mà mình không hiểu được thực chất. Sẽ như 2 chân đặt trên 2 con thuyền khác nhau, mỗi con thuyền đi theo 1 hướng và 1 tốc độ khác nhau, người đứng 2 chân 2 thuyền sẽ bị ngã mà không đến được bờ bên kia

Với vấn đề cúng dường, từ lâu Sư Tôn đã viết trong văn tập rằng Ngài không cần tiền của đệ tử. Các đệ tử không cần cúng dường Ngài nữa. Đó là tâm ý của Ngài. Suốt cuộc đời hoằng Pháp của mình, Sư Tôn chưa từng mở miệng yêu cầu tiền bạc, vật chất đối với một ai. Ai đưa bao nhiêu, thành tâm dâng Ngài cái gì, Ngài đều nhận mà không bao giờ đòi hỏi. 

Ở quê hương Đài Loan của mình, có lúc Ngài nhận cúng dường tính ra tiền Việt chỉ khoảng vài chục ngàn đồng, Ngài vẫn hoan hỷ không một chút đòi hỏi. Vì thế các bạn phải hiểu Sư Tôn cũng như chư Phật đã hoàn toàn xả bỏ mọi sở hữu vật chất trong tâm rồi.

Trong quy định của Mật thừa, hay Phật pháp các bậc Thầy, chư Phật có thể không yêu cầu nhưng ở góc độ nhân quả, reo trồng phước đức thì một người nên cúng dường những bậc Ứng Cúng. Ứng Cúng là những bậc tu hành chân tu, giác ngộ. Họ là những đối tượng xứng đáng được cúng dường trong Tam Giới. Họ là phước điền - ruộng phước cho chúng sinh reo trồng căn lành. Vì thế khi xưa, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dù là Thái tử quyền quý bậc nhất nhưng khi giác ngộ, Ngài đã chọn cách đi khất thực, xin thực phẩm của tín chúng. Ngài không thiếu thực phẩm, Ngài làm vậy để reo duyên chúng sinh với Pháp. Và với mỗi người hào phóng cúng dường Ngài, họ sẽ nhận được phước báu to lớn cùng sự giao kết thiện duyên với Chánh Pháp trong hiện tại và tương lai sau này. 

Cũng vậy, khi bạn thỉnh quy y, quán đảnh, ban phước, gia trì từ vị Thầy. Ngài cũng có thân thể vật lí cần ăn uống, nuôi dưỡng bằng thực phẩm. Ngài cũng phải bỏ công sức tu hành gian khổ, hàng phục mọi nhu cầu ăn ngủ, đi lại để chuyên tâm tu hành cứu độ Nhân, Thiên. Do vậy, Ngài có thể không cần, không yêu cầu. Nhưng ở phía người thọ nhận, thỉnh cầu, chúng ta nên cúng dường một cách hào phóng và từ tâm can của mình để chính những phước báu, thiện nghiệp này được reo trồng cho chính mình. Quan trọng nhất vẫn là TÂM của các bạn.

Một Phật tử nghèo, chân thành cúng dường 1 đồng trong sạch với tấm lòng thanh tịnh lớn lao có thể sẽ mang lại nhiều công quả phước đức hơn 1 Phật tử giàu cúng dường 1 triệu đồng nhưng chỉ với tâm hời hợt, tâm tham lam, đổi chác phước báu. Cũng vậy, cúng dường không chỉ giới hạn ở tiền bạc, vật phẩm mà cúng dường còn ở thời gian thực hành tu tập của các bạn, cúng dường thân - khẩu - ý của các bạn... Các bạn dành thời gian niệm Phật, trì Chú, thiền Định dâng lên chư Phật. Đó cũng là Cúng Dường. Các bạn luôn nhớ đến chư Phật và Tam Bảo khi các bạn có những điều tốt đẹp, vui buồn. Các bạn cúng dường mọi điều đó lên các Ngài trong tâm biết ơn, đó cũng là Cúng Dường. Và khi các bạn chứng ngộ bản tâm Phật tánh Rigpa thanh tịnh, các bạn cúng dường lên các Ngài chứng ngộ này. Đó cũng là Đại cúng dường. Xa hơn nữa, khi bạn Giác Ngộ, bạn phát tâm từ bi Bồ đề tâm, nguyện Hóa duyên cứu độ chúng sinh cha mẹ trong Tam giới, các bạn cúng dường tâm nguyện và hành động này, đó là Đại Đại cúng dường...

Sau khi nhận chứng thư quy y, bạn có thể làm theo hướng dẫn sau:

Lợi ích chứng thư quy y


Giới thiệu các vị Phật, Bồ Tát, Dakini, Hộ Pháp trong truyền thừa Chân Phật Tông

Pháp Tướng Sư Tôn cùng các Đạo sư truyền thừa