Pháp thoại Đức Kim Cang Trì

MỤC LỤC

THẾ NÀO LÀ TU TẬP?

Đạo sư Wanko Yeshe Norbu truyền khẩu Giáo pháp về sự tu tập

Một bài pháp thoại cho các Rinpoche và các đệ tử khác:

Ngày hôm nay con, là một rinpoche, đã trân trọng thỉnh cầu một bài giảng pháp liên quan đến câu hỏi “Thế nào là tu tập?” Đây là một bài học rất cơ bản, thực chất là bài học đầu tiên. Tuy vậy, đây là một vấn đề quan trọng mà nhiều người tu tập, trong đó có những người đã tu tập nhiều năm, thường không hiểu và nhầm lẫn về nó. Thật khó khi được sinh ra là một con người. Còn khó hơn nữa nếu sinh ra là một con người với cơ hội được gặp Phật pháp đích thực. Vì vậy hôm nay ta sẽ làm sáng tỏ cho các con về giáo pháp liên quan đến câu hỏi “Thế nào là tu tập?”

Điều cốt lõi của học hỏi Phật giáo nằm ở việc thực hiện những gì ta học được trong quá trình tu tập.  Chúng ta sử dụng nhân duyên tốt và xấu như là các đối tượng của nhận thức. Vì vậy trước hết ta phải hiểu thế nào là tu tập. Tu tập nghĩa là trau dồi sự tăng trưởng những nghiệp tốt và trau dồi sự xa lánh những nghiệp xấu. Tu tập là trau dồi việc làm tăng lên những duyên nghiệp tốt, trồng những nhân tốt và gặt những quả tốt. Nó có nghĩa là tránh làm tăng lên của những duyên nghiệp xấu, không trồng những nhân xấu và tránh việc gặt hái những quả xấu. Nhưng chữ tu tập còn có ý nghĩa rộng hơn. Trước tiên, chúng ta phải hiểu thế nào là tu tập.

Phải có điều gì đó mà người tu tập có thể dựa vào. Nếu không có cái để dựa vào, việc tu tập của các con rất dễ trở thành lối tu tập lầm lạc, ngoài Phật giáo, ví như việc tu tập các tín ngưỡng ma quỉ sẽ trau dồi hành vi của ma quỉ. Sự tu tập các tín ngưỡng Phật giáo sẽ trau dồi hành vi của các vị Phật. Vì vậy, phải có điều gì đó để người tu tập trông cậy vào. Phải có các khuôn mẫu để người tu tập có thể dùng để chiêm nghiệm và dựa vào.

Mọi tôn giáo khác đều tán thành việc tiêu trừ những điều xấu, phát triển điều tốt, hạn chế ích kỷ và làm lợi ích cho những người khác. Người tu tập không thể chỉ dựa vào những điều này trong quá trình tu tập của mình mà không hiểu mục đích của Phật giáo. Chỉ những điều đó thì không phải sự thực hành của đạo Phật thực sự. Bởi vì, trong sự tu tập của chúng ta, điều chúng ta dựa vào chính là Đức Phật. Sự giác ngộ hoàn hảo của Đức Phật là hình mẫu cho sự tu tập của chúng ta. Chúng ta sử dụng ba nghiệp của thân, khẩu, ý để làm theo tất cả mọi điều giống như Đức Phật. Vì vậy chúng ta giữ mình tránh xa những nghiệp không trong sạch dựa trên ảo tưởng và những hành vi xấu ác. Vì vậy chúng ta liên tục giữ mình tránh xa những gì xấu ác. Nhờ việc không can dự vào những gì xấu ác, ba nghiệp của chúng ta không tạo thêm những nhân xấu. Thêm vào đó, chúng ta phải thực hiện tất cả những nghiệp tốt. Ngay cả một suy nghĩ tử tế cũng là một thứ chúng ta cần làm tăng lên và không bao giờ để giảm đi. Chúng ta cần làm tăng trưởng những mối liên hệ nghiệp tốt, những nhân tốt, và hành động tốt hàng ngày. Nói đơn giản, chúng ta phải luôn luôn tránh xa những gì xấu ác và tích lũy những gì tốt đẹp.

Tại sao có thể nói chúng ta phải tránh xa những nghiệp xấu ác mà không thể nói chúng ta phải tiêu trừ những nghiệp xấu ác? Trong chân lý của Phật giáo, có nói rằng luật nhân quả không bao giờ có thể chối từ được. Nhân và quả không thể tiêu diệt được. Nếu nói rằng có thể tiêu diệt được thì đó là một cái nhìn hạn hẹp. Vì vậy chúng ta chỉ có thể xây dựng một bức tường của nghiệp tốt, giống như xây dựng một bức tường bảo vệ. Bức tường của nghiệp tốt này có khả năng ngăn chặn chúng ta khỏi những nghiệp xấu.

Vì vậy, chỉ bằng việc học hỏi từ Đức Phật, trau dồi cách hành xử của Đức Phật và cuối cùng trở thành một vị Phật chúng ta mới có thể thực sự được giải phóng khỏi nghiệp (nhân và quả) đã trói chúng ta vào vòng luân hồi. Nhân quả vẫn tồn tại khi một người trở thành một vị Phật. Tuy nhiên, nhân quả không ảnh hưởng tới một vị Phật. Ví dụ, khi vị Phật thấy những dãy núi gươm và biển lửa ở cõi địa ngục. Núi gươm và biển lửa vẫn tiếp tục tồn tại như một phương tiện tột cùng đau đớn cho những chúng sinh chịu sự trừng phạt của nghiệp báo. Khi vị Phật bỗng nhiên nhảy vào những núi gươm biển lửa này để chịu khổ thay cho những chúng sinh khác, núi gươm và biển lửa ngay lập tức biến thành ao sen đầy nước cam lồ. Chúng chuyển hóa sang một trạng thái tuyệt vời. Đối với một vị Phật, tất cả những duyên nghiệp xấu ác trở thành sự biểu hiện của nghiệp tốt. Không chỉ không còn khổ đau, thay vào đó là một sự biểu hiện của hạnh phúc lớn lao.

Tu tập là để thoát khỏi vòng luân hồi, giải phóng các con khỏi tất cả những đau khổ, trở thành một bậc thánh và kiên trì cho đến khi các con trở thành một vị Phật. Để thoát khỏi vòng luân hồi, chúng ta cần tạo ra một tâm từ bỏ (một tâm quyết định rời vòng luân hồi), một tâm xác tín, một tâm với những lời nguyện không thể lay chuyển, một tâm tinh tấn và một tâm bồ đề của Đại thừa. Tất cả những trạng thái thực sự xuất phát ra từ những tâm này dựa vào và đặt nền tảng trên chính kiến. Không có chính kiến, tất cả những trạng thái của tâm sẽ bị đảo ngược và bối rối. Nói cách khác, các con sẽ không kinh nghiệm được bất kỳ hiệu quả ích lợi nào từ việc tu tập nếu thiếu chính kiến.

Ví dụ nếu các con muốn thực hành Bồ đề tâm trước, các con sẽ không thành công. Nó sẽ dẫn đến một Bồ đề tâm trống rỗng và ảo tưởng, một trạng thái bị lừa dối và sai lầm của tâm. Bởi vì tâm bồ đề phải được đặt nền tảng dựa trên tâm từ bỏ. Nghĩa là các con phải có một tâm thực sự quyết tâm đạt được sự giải thoát, đạt được sự thành tựu về pháp và thoát khỏi mọi đau khổ của luân hồi. Các con phải hiểu sâu sắc rằng vòng luân hồi thực sự đau đớn không thể nào miêu tả hết. Không chỉ các con chịu khổ đau mà tất cả chúng sinh trong sáu cõi luân hồi, mỗi chúng sinh mà chúng ta coi là cha và mẹ, đều chịu khổ đau như vậy trong trạng thái đau đớn của vô thường. Chỉ khi các con muốn giải thoát chính mình ra khỏi đau khổ các con mới thực sự tu tập cho chính các con. Chỉ khi đó các con mới thực hiện những hạnh Bồ tát để làm lợi lạc cho các con và người khác. Chỉ khi đó Bồ đề tâm mới được phát khởi.

Tuy nhiên, sẽ là một lỗi lầm nếu các con bắt đầu từ một tâm từ bỏ. Điều đó không tuân theo trình tự đúng đắn của việc tu tập. Nó sẽ tạo ra một dạng mong muốn lý thuyết, không thiết thực để thoát khỏi vòng luân hồi và một trạng thái tự lừa dối, tự bối rối của tâm. Trong trường hợp này, các con không thể tạo nên một trạng thái đích thực của tâm quyết định thoát khỏi vòng luân hồi.

Vì vậy, nếu các con muốn trạng thái thực này của tâm quyết định rời luân hồi, đầu tiên các con phải hiểu về vô thường. Bước tiếp theo là có một tâm xác tín. Các con cần tin chắc vào sự đau khổ của luân hồi, vì nó có nguồn gốc từ vô thường. Chỉ khi có một tâm xác tín các con mới sợ sự đau khổ gây ra bởi vô thường và đạt đến một trạng thái tâm thực sự sợ vô thường. Khi đã đạt được trạng thái tâm thực sự sợ vô thường, tâm xác quyết muốn thoát khỏi vòng luân hồi sinh tử sẽ phát triển ngày một mạnh mẽ. Một cách tự nhiên, trạng thái tâm quyết rời bỏ vòng luân hổi sinh tử sẽ đi vào trạng thái thực sự sợ vô thường. Nếu những chúng sinh không hiểu mọi pháp có tính điều kiện trong vũ trụ đều vô thường, nếu họ không hiểu sự đau khổ của vô thường và luân hồi, họ không thể tạo ra một tâm xác quyết để hình thành những suy nghĩ muốn thoát khỏi vòng luân hồi. Nếu như các con không bao giờ nghĩ về việc rời khỏi vòng luân hồi, các con sẽ không trau dồi gì cả, các con cũng không muốn học đạo Phật. Những người không học đạo Phật không hề có mong muốn thoát khỏi luân hồi. Làm sao một người không học đạo Phật có được tâm xác quyết rời luân hồi? Vì vậy, các con không thể trau dồi một tâm xác quyết rời khỏi luân hồi. Cũng như ngay từ bước đầu tiên, các con sẽ không đi vào đạo Phật nếu không có tâm hiểu vô thường (Thực sự khởi lên cảm giác sợ vô thường và thực sự khởi lên trạng thái sợ vô thường). Ngay cả nếu các con trở thành Phật tử, các con sẽ không có được mức độ sâu sắc của việc tu hành đúng đắn.

*

Để hiểu được thế nào là tu tập, các con phải hiểu 8 cái nhìn đúng đắn cơ bản liên quan đến học đạo Phật và tu tập.

Đầu tiên là ý thức về vô thường.

Thứ hai là tâm xác tín.

Thứ ba là tâm từ bỏ (tâm quyết định rời khỏi vòng luân hồi).

Thứ tư là tâm với những lời nguyện đúng đắn.

Thứ năm là tâm tinh tấn.

Thứ sáu là giới luật.

Thứ bảy là thiền và chính định.

Thứ tám là Bồ đề tâm.

Nhận ra tám pháp này và thực hiện chúng với chính kiến là thực tập Phật pháp đúng đắn. Tám cái nhìn đúng đắn cơ bản này, là điều không thể thiếu được với người tu tập, và không được làm sai trình tự.

Tất cả quả có được từ tâm ý thức về vô thường là nhân của tu tập.

Tất cả quả có được từ tâm xác tín là nhân của sự kiên định không thay đổi.

Tất cả quả của tâm từ bỏ là nhân của việc giải thoát.

Tất cả quả từ tâm của những lời nguyện đúng đắn là nhân của sự tiến bộ bền vững liên tục.

Tất cả quả từ tâm tinh tấn là nhân của những lợi ích gia tăng.

Tất cả quả có được từ việc tuân theo giới luật là nhân của việc tu tập đúng hướng.

Tất cả quả có từ thiền và chính định là nhân của trí huệ.

Tất cả quả của Bồ đề tâm là nhân dẫn đến việc trở thành một vị Bồ tát.

Tám cái nhìn đúng đắn căn bản này là nền tảng của tu tập, giải thoát và thành tựu trong pháp. Nếu như gốc rễ không đúng, tu tập không thể được thành lập. Vì vậy, tu tập không thể sai trình tự. Do đó tham gia vào tám bước căn bản của tu tập phải được hướng dẫn bởi các chính kiến. Nghĩa là được hướng dẫn bởi cách hiểu đúng và cách nhìn đúng, các con phát triển sự tu tập đúng đắn bằng việc đi qua tám bước cơ bản này theo đúng thứ tự của nó. Đó chính là tu tập. Trong sự tu tập của các con, các con phải liên tục đưa Bồ đề tâm vào thực hành. Bởi Bồ đề tâm là nền tảng để trở thành một vị Bồ tát.

Theo như sự diễn giảng của Đức Phật về pháp, ý nghĩa thực sự của Bồ đề tâm là: đó là nguyên nhân tất yếu dẫn đến việc ta trở thành một vị bồ tát. Bất cứ ai đi trên các con đường giác ngộ cuối cùng sẽ gặt quả giác ngộ. Ý nghĩa rộng của Bồ đề tâm bao gồm tất cả pháp đại thừa liên quan đến việc giải cứu chúng sinh bằng tâm từ bi vĩ đại và nguyên nhân dẫn đến các mức độ giác ngộ của một Bồ tát.

Tuy nhiên, bởi sự không đủ phước đức của chúng sinh, một số ý nghĩa đầy đủ vốn có của Phật pháp đã bị thất lạc trong quá trình truyền lại giữa các thế hệ. Đặc biệt trong thời Mạt Pháp này, nghiệp của chúng sinh trong ba cõi của vũ trụ giống như một đại dương đầy sóng gió, thật khó cho chúng linh để có thể gặp được Phật pháp đích thực. Điều này cũng giống như một các con rùa mù bơi trong biển nổi lên và tra cổ đúng vào một cái vòng trên một tấm gỗ đang trôi nổi. Thực vậy, hiện giờ cực khó để có thể gặp được Phật pháp hoàn hảo. Kết quả là, ý nghĩa của bồ đề đã bị giảm bớt. Nó đã bị giảm liên tục từ nghĩa rộng xuống nghĩa hẹp của pháp Bồ đề tâm.

 Có hai dạng của tâm bồ đề. Bồ đề tâm với nghĩa cao quý và Bồ đề tâm với nghĩa thế tục. Bồ đề tâm với nghĩa thông thường có thể được chia thành “Bồ đề tâm nguyện (lời thề)” và “Bồ đề tâm hạnh (hành động).” Cho dù đó là Bồ đề tâm cao quý hay Bồ đề tâm thông thường, nếu như các con được hướng dẫn bởi ‘hai tập hợp’ của bảy nhánh của Bồ đề tâm, đó chính là Bồ đề tâm cao nhất, tuyệt vời nhất và đầy đủ nhất.

Mỗi chúng sinh trong sáu cõi của luân hồi sống trong tam giới của hiện hữu đều có quyền tu dưỡng Bồ đề tâm. Tuy nhiên, phần lớn chúng sinh không có đủ các điều kiện về nghiệp, do đó họ thực hành một phần nhỏ, rất hạn chế của pháp Bồ đề tâm. Và kết quả là, họ thường dung dưỡng những cách hiểu sai lầm, chẳng hạn như chỉ những ai có tâm giác ngộ mới có thể thực hành Bồ đề tâm và Bồ đề tâm chính là trạng thái pháp thân của giác ngộ. Tất nhiên, chúng ta không từ chối những phần đã tồn tại này của Bồ đề tâm. Tuy nhiên, những nhận thức này hạn chế việc thực hành pháp Bồ đề tâm với những người chưa có tâm giác ngộ. Quan trọng hơn, Bồ đề tâm không phụ thuộc vào tâm giác ngộ hay chưa giác ngộ. Bồ đề tâm là sức mạnh của những thề nguyện từ lòng đại bi bởi chúng sinh học đạo Phật ở bất cứ cõi nào trong sáu cõi luân hồi trong tam giới của vũ trụ, cũng như từ sức mạnh của những lời nguyện từ lòng đại bi của những bậc thánh trong cõi pháp giới. Bồ đề tâm là các hoạt động thực sự dựa trên lòng đại bi muốn giúp đỡ chúng sinh để trở thành Phật hoặc Bồ tát. Đó là tâm của tình thương theo nghĩa thiêng liêng mà cả những sinh linh chưa giác ngộ, đã giác ngộ hoặc những vị thánh hay người thường đều có.

Với Bồ đề tâm, những bậc đã giác ngộ sử dụng trạng thái giác ngộ của phẩm hạnh và thực chứng, của những thực hành đúng đắn và sự truyền bá chính pháp để dạy và giác ngộ chúng sinh để họ trở thành các vị Phật. Với Bồ đề tâm, những người chưa giác ngộ thề nguyện với lòng đại bi rằng chúng sinh và chính họ sẽ cùng nhau thành tựu trong pháp và đạt được giải thoát. Họ giúp những người khác đi vào các con đường chính pháp của Phật. Với những người như vậy, pháp Bồ đề tâm là đức hạnh của việc giúp đỡ những người khác thành tựu trong pháp. Bởi vì họ làm lợi cho người khác, họ sẽ nhận được lợi ích. Vì vậy họ tăng cường những nhân để dẫn dắt họ trở thành Bồ tát.

Sự biểu hiện của Bồ đề tâm được thể hiện qua những thực hành thực tế liên quan đến ba nghiệp, mà sự thực hành là phản chiếu của lòng đại bi. Bất cứ người tu tập thực sự nào, không kể họ là người thường hay bậc thánh, đều có quyền phát khởi Bồ đề tâm và nên phát khởi Bồ đề tâm. Bởi vì Bồ đề tâm không phải là tâm giác ngộ mà chỉ những bậc thánh mới sở hữu. Thực tế đó chính là những hành động dựa trên lòng đại bi. Đó là sự gieo những nhân dựa trên lời thề nguyện rằng họ và những người khác trở nên giác ngộ. Bồ đề tâm không chỉ bao gồm mười phẩm tính tốt, bốn trạng thái tâm vô lượng, sáu ba la mật (hạnh hoàn hảo), và tứ nhiếp pháp của Bồ tát (bốn phương pháp mà bồ tát sử dụng để tiếp cận và cứu giúp chúng sinh). Hơn thế, nó bao gồm toàn bộ tam tạng kinh điển, toàn bộ giáo huấn bí mật, tất cả các pháp truyền khẩu, qua tai hoặc qua tâm để đem đến các hành vi từ bi rộng lớn, phù hợp với pháp, đem lại lợi ích và cứu giúp chúng sinh.

Vì vậy, Bồ đề tâm chính là chân lý tối thượng theo nghĩa rộng. Với một vị Phật, Bồ đề tâm là ba thân, là trí tuệ hoàn hảo được tổng kết trong tứ diệu đế, là tâm của Vô thượng chánh đẳng chánh giác. Với một vị Bồ tát, Bồ đề tâm là lan truyền pháp và làm lợi cũng như cứu giúp chúng sinh bằng lòng đại bi. Với một người đã giác ngộ, Bồ đề tâm là không bám chấp vào những thuộc tính hay đặc tính của sự vật và không lạc vào sự phù phiếm của trí óc hay sự tạo dựng các khái niệm. Đây là bản tính nguyên thủy của họ. Tánh Không đích thực của bản tính nguyên thủy chính là sự hiện hữu tuyệt vời. Đó là chân lý tuyệt đối của mọi pháp có tính điều kiện. Chân lý này không sinh ra hay mất đi. Với một người bình thường, Bồ đề tâm là sự từ bi giúp đỡ những người khác và thề nguyện rằng họ sẽ học đạo Phật và đạt được giải thoát.

Các con phải có cái nhìn về vô thường trước khi các con có thể phát khởi Bồ đề tâm. Các con phải hiểu về sự vô thường và đau khổ liên quan tới chính các con và những chúng sinh khác đang trong vòng luân hồi và vì vậy tạo ra một cách nhìn của sự tỉnh thức, một tâm ý thức về vô thường. Sau đó các con sẽ thề để thoát khỏi luân hồi. Kết quả là các con sẽ tạo ra một tâm xác quyết rời khỏi vòng luân hồi. Các con sẽ nói “Tôi quyết tâm rời bỏ”. Các con cũng sẽ muốn chúng sinh trong sáu cõi, những người như cha mẹ các con, rời bỏ nó. Các con hiểu rằng vòng luân hồi như một biển đắng, rất khó để tồn tại, và cực kỳ đau đớn. Bởi cái nhìn xác quyết này, các con sẽ tạo ra một nỗi sợ hãi mạnh mẽ và cấp bách. Các con sẽ tìm cách để giải thoát ngay lúc này.

Nhưng các con hiểu rằng thực hành những hành động của Bồ tát là cách duy nhất để các con có thể nhanh chóng đạt được giải thoát khỏi vòng luân hồi. Do đó các con sẽ nguyện trở thành các vị Bồ tát. Các con sẽ tìm cách để nhanh chóng giác ngộ chính các con và người khác. Một cách tự nhiên, các con sẽ tạo ra một tâm bi mẫn lớn lao. Kết quả là, hạt giống của giác ngộ đã được gieo. Sự khởi phát của tâm bồ đề dựa trên một tâm bi mẫn lớn lao. Như Đức Phật nói ”Nước của đại bi tưới hạt giống bồ đề. Kết quả là cây bồ đề sẽ có cành lá sum suê và sẽ ra rất nhiều quả.” Vì vậy, Bồ đề tâm sẽ tự nhiên được hình thành. Bồ đề tâm là nhân dẫn đến việc trở thành một vị Bồ tát đại thừa. Các con sẽ có những cái nhìn trong sáng và đúng đắn và hiểu biết về việc tu tập. Các con sẽ tự nhiên nhận ra tánh Không Như Lai Tạng, trạng thái của Pháp thân. Với Bồ đề tâm, các con tu dưỡng các hành vi của giác ngộ và đi vào các địa (giai đoạn) của một vị Bồ tát.

Tu dưỡng Bồ đề tâm yêu cầu sự thực hành. Tu tập Bồ đề tâm không phải là chỉ tụng niệm nghi lễ, thề nguyện sáo rỗng, hoặc thực tập quán tưởng. Trong sự tu tập Bồ đề tâm, phần quan trọng nhất là tự mình tra xét sâu sắc điều sau: “Thân thể tôi là vô thường, là thay đổi từng sát na, và sức lực ngày càng giảm sút, già đi và chết. Tôi so sánh tại sao mặt tôi đã già đi sau hơn mười năm, sau hơn bốn mươi năm, và sau hơn bảy mươi năm. Mức độ già lão của tôi đã thay đổi. Tôi sẽ sớm vào tuổi già, ốm yếu và chết rồi lại tiếp tục lăn lộn trong vòng luân hồi nơi tôi sẽ trải nghiệm khổ đau. Tôi cũng quán sát niềm vui ngây thơ, mới sinh, tươi tắn và cái hình thức sống động khi tôi là một đứa trẻ. Tôi quán sát tôi không còn bề ngoài trẻ trung đó nữa. Mặt và da tôi đã già. Sức lực tôi đã giảm. Tôi hay ốm. Đặc tính của tuổi trẻ đã biến mất. Sức mạnh của vô thường sẽ kết liễu cuộc đời tôi. Tất cả bà con họ hàng và bằng hữu của tôi sẽ lần lượt ra đi. Giống như một giấc mơ, nó sẽ sớm kết thúc. Tâm tôi tràn đầy sợ hãi. Với một tâm dứt khoát, tôi hành động theo các giới luật, thực hành theo pháp và thâm nhập Bồ đề tâm bởi hai tập hợp của bảy nhánh pháp Bồ đề tâm: Pháp Bồ đề tâm Đại bi cho tất cả chúng sinh như mẹ mình và Pháp Bồ đề tâm Bồ tát hạnh.”

Khi thực hành Bồ đề tâm Đại bi cho mẹ mình, các con phải khởi lên lòng bi mẫn lớn lao và tu tập như sau: (1) hiểu ai là mẹ mình, (2) giữ sự tử tế trong tâm, (3) báo đáp lại sự tử tế, (4) yêu thương – tử tế, (5) bi mẫn, (6) từ bỏ lòng tham, (7) cắt đứt bám chấp. Khi thực hành sự tu tập này, tất cả nên nhớ thực hành những điều sau cho chính mình:

1. Hiểu ai là mẹ mình: Tôi hiểu sâu sắc rằng tất cả mọi chúng sinh trong sáu cõi của luân hồi trong tam giới của vũ trụ đều là cha và mẹ của tôi từ vô thủy trôi lăn trong vòng luân hồi sinh tử.

2. Giữ sự tử tế trong tâm: Tôi nên giữ một cách sâu sắc trong tâm rằng tất cả cha mẹ tôi (tất cả chúng sinh) đang trong vòng sinh tử đã từ vô thủy đã sinh tôi ra, nuôi dưỡng, yêu thương và già yếu đi vì tôi. Sự tử tế này của họ dành cho tôi sâu nặng như núi sông. Tôi nên giữ trong tâm sự tử tế của họ. Tôi sẽ xem những đau khổ của cha mẹ tôi (chúng sinh) là đau khổ của tôi.

3. Báo đáp lại sự tử tế: Tôi hiểu rằng cha mẹ tôi (chúng sinh) đã dành cho tôi mọi thứ. Hiện giờ họ đang trôi lăn và lạc lõng trong sáu cõi của luân hồi và chịu đựng vô số khổ đau. Tôi quyết tâm hành động để giác ngộ chính mình và người khác, cứu giúp và giải phóng cho cha mẹ tôi để báo đáp lại sự tử tế của họ dành cho tôi.

4. Yêu thương – tử tế: Trong mọi lúc, bằng hành động của ba nghiệp, tôi yêu thương và tử tế với tất cả chúng sinh, những người đã từng là cha mẹ của tôi. Tôi cầu cho họ có một cuộc sống dài lâu không bệnh tật, giàu có, phước đức và hạnh phúc.

5. Bi mẫn: Cả ngày lẫn đêm, tôi liên tục cầu xin tất cả chư Phật và Bồ tát ban phước cho những cha mẹ tôi để họ có thể giải thoát chính họ khỏi các loại khổ đau, gặp gỡ và thực hành Phật pháp, tự giải thoát họ khỏi sự đau khổ của vòng luân hồi.

6. Từ bỏ lòng tham: Tôi không giữ một bám luyến nào trong tâm về mọi thứ tôi làm để lợi ích cho chúng sinh, những người đã từng là cha mẹ tôi. Tôi tu tập sự không bám chấp vào tất cả những hành động tốt về thân, khẩu, ý của mình. Vì vậy, tất cả hành động tốt của tôi trở nên tự nhiên và tự phát, vì bản tính tự nhiên của tôi vốn là tốt đẹp. Tôi không làm điều tốt một cách có chủ ý. Tôi làm điều tốt và sau đó liền quên chúng đi.

7. Cắt đứt bám chấp: Trong sự thực hành của mình, khi tôi trau dồi mọi loại thiện hạnh (hành vi tốt đẹp) và làm lợi lạc cho những cha mẹ của tôi (tất cả chúng sinh), tôi không nên bám chấp vào bất cứ pháp nào. Tôi cần cắt đứt mọi bám chấp vào tự ngã. Nhận ra trạng thái của tánh Không, tôi nhận thức và trải nghiệm niềm hạnh phúc tuyệt vời đến từ chính định. Dù thực hành pháp, tôi không bám chấp vào pháp. Tôi không chủ định thoát khỏi những suy nghĩ lầm lạc. Tôi không chủ định đi tìm sự thật. Không đến và không đi, hân hoan, sáng tỏ, và không suy nghĩ, tôi bình an như nước lặng. Tất cả mọi thứ, kể cả chính tôi, đều vốn trống rỗng, không có thực.

Các điều kiện hỗ trợ để đem Bồ đề tâm vào thực hành phải dựa trên chính kiến. Chúng ta hỗ trợ cho chúng sinh khi họ thực hiện những việc làm tốt, nhưng chúng ta không hỗ trợ hoặc giúp chúng sinh trong việc làm xấu của họ. Chúng ta chỉnh sửa hành vi của họ để họ có thể làm những việc tốt. Như thế, chúng ta làm tất cả những việc tốt để lợi ích cho chúng sinh. Chúng ta gieo những hạt giống tốt dẫn đến lợi lạc cho chúng sinh. Theo đó, chúng ta thực hiện bảy nhánh của Pháp Bồ tát hạnh. Chúng ta giúp chúng sinh thực hiện những việc tốt và giúp tăng những nhân lành của họ. Chúng ta giúp chúng sinh giảm việc tích tập những nghiệp xấu và giúp họ tránh xa những nhân dữ. Bảy nhánh của Pháp Bồ tát hạnh như sau:

Nhánh thứ nhất là Bồ đề tâm “Tôi và người khác bình đẳng”.

Nhánh thứ hai là Bồ đề tâm “Hoán đổi giữa tôi và người khác”.

Nhánh thứ ba là Bồ đề tâm “Làm lợi lạc cho người khác trước khi làm lợi cho tôi”.

Nhánh thứ tư là Bồ đề tâm “Hồi hướng công đức”.

Nhánh thứ năm là Bồ đề tâm “Bảo vệ pháp không sợ hãi”.

Nhánh thứ sáu là Bồ đề tâm “Dẫn dắt hiệu quả mọi người thực hành đúng đắn”.

Nhánh thứ bảy là Bồ đề tâm “Từ bỏ bản thân để giúp người khác tạo nghiệp tốt”.

Khi thực hành sự tu tập này, mọi người nên thực hiện những điều sau:

1. Bồ đề tâm “Tôi và người khác bình đẳng”: Khi có sự mâu thuẫn về quyền lợi giữa tôi và người khác, tôi sẽ tránh không mắc vào thái độ thù ghét, áp bức, tham lam, kiêu ngạo, chê bai. Tôi không được nhấn mạnh vào lợi ích của chính mình. Tôi cần đối xử bình đẳng với mình và mọi người.

2. Bồ đề tâm “Hoán đổi giữa tôi và người khác”: Tôi muốn gánh chịu những đau khổ của mọi chúng sinh. Tôi cho người khác tất cả niềm vui và phước đức của tôi để họ thoát khỏi đau khổ và có được hạnh phúc.

3. Bồ đề tâm “Làm lợi cho người khác trước khi làm lợi cho tôi”: Khi những chúng sinh khác và tôi chịu đau khổ, tôi muốn giúp họ thoát khổ trước khi tôi thoát. Khi những chúng sinh khác và tôi được hạnh phúc. Tôi muốn mọi người hạnh phúc hơn tôi.

4. Bồ đề tâm “Hồi hướng công đức”: Tôi hồi hướng tới tất cả chúng sinh mọi công đức và thành tựu tôi tu tập được với hi vọng họ sẽ thoát khỏi khổ đau và đạt được giải thoát.

5. Bồ đề tâm “Bảo vệ pháp không sợ hãi”: Khi những tinh linh ma quỷ muốn hại Phật pháp, dẫn chúng sinh phá giới và làm hại những chúng sinh dẫn đến sự đau khổ của chúng sinh, tôi sẽ giữ chính kiến, không sợ hãi sức mạnh ma quỉ của những tinh linh này, và sẽ tiến lên phía trước để bảo vệ Phật pháp và trí tuệ mà từ đó chúng sinh sẽ đạt được giải thoát.

6. Bồ đề tâm “Dẫn dắt hiệu quả mọi người thực hành đúng đắn”: Bởi chúng sinh mang nặng những nghiệp chướng từ vô thủy, bởi họ vô minh và tạo ra nhiều nghiệp tiêu cực, sẽ có lúc họ không ăn năn hoặc thay đổi cách hành xử cho dù tôi đã động viên họ tích cực. Trong trường hợp này, tôi sẽ sử dụng những pháp đối trị uy lực để dẫn dắt những người này đến các con đường đúng đắn của pháp và những hành động tốt đẹp, lợi ích.

7. Bồ đề tâm “Từ bỏ bản thân để giúp người khác tạo nghiệp tốt”: Khi sự chứng ngộ của người khác cao hơn của tôi hoặc khả năng cứu giúp chúng sinh tốt hơn tôi, tôi sẽ nhường cho họ để những chúng sinh có thể có lợi nhiều hơn. Khi đó, không một chút lưỡng lự, tôi nhường cho họ. Điều này làm tăng cường cho những điều tốt xảy ra.

Bồ đề tâm, một phần của sự tu tập, là nguồn gốc của sự thành tựu trong thực hành pháp và vô cùng quan trọng. Ta sẽ đưa một ví dụ liên quan đến một vị rinpoche và một vị thầy giảng pháp. Vị rinpoche này đã tu tập hơn 30 năm. Ông đã nhận hơn một nghìn lễ quán đảnh bí mật. Ông ta chủ yếu thực hành pháp Đại Toàn Thiện (Dzogchen) của dòng Ninh Mã (Nyingma). Ông có thể giảng Phật pháp trong tam tạng kinh điển rất giỏi. Tuy nhiên, ông ta không có một pháp lực thực sự nào. Một người khác, một vị thầy giảng pháp,đã là một tu sĩ trong hơn 20 năm. Ông ta tuân thủ nghiêm ngặt các giới luật. Ông ta có thể giảng giải giỏi theo kinh (những bài thuyết pháp của Đức Phật), luật (các giới luật) và luận (những lời luận giảng về lời dạy của Đức Phật). Ông ta thực hành những pháp quan trọng và to lớn của mật tông Phật giáo Tây Tạng và là tu viện trưởng của một tu viện nổi tiếng. Giống như vị rinpoche, ông nổi tiếng trong việc giảng giải pháp. Tuy nhiên, ông ta cũng không có khả năng thể hiện một sự chứng ngộ thực sự nào.

Ta nói với họ rằng cho dù họ thực hành bất cứ một pháp môn to lớn nào của mật tông thì vẫn giống như xây lâu đài trên cát. Một lâu đài như vậy không thể xây lên được. Ta nói với họ rằng cho dù họ có được một vài thành công tạm thời trong thực hành, nhưng nó sẽ nhanh chóng biến mất. Ta yêu cầu họ thực hành xả bỏ những kiến thức và cách hiểu biết theo thói quen bởi đó là những chướng ngại. Ta yêu cầu họ thực hành “Thế nào là tu tập?”

Sau khi họ thực hành pháp này trong tám tháng, ta yêu cầu họ thêm vào thực hành pháp Đại Viên Mãn (Dzogchen) và những pháp khác. Một điều kỳ diệu đã xảy ra sau đó. Trong cuộc kiểm nghiệm sự tiến bộ, vị rinpoche đã sử dụng Ấn Kim Cương Mãnh Lôi Thủ Chân Pháp và thể hiện năng lực vĩ đại. Sự thực chứng thực sự đã được thể hiện. Tuy nhiên, vị thầy giảng pháp vẫn chưa thể hiện được bất kỳ năng lực nào. Ông ta tiếp tục pháp tu tập này. Dưới sự chỉ dẫn cẩn thận của ta về những điểm còn yếu kém, cuối cùng ông ta đã hiểu ra tầm quan trọng của việc tu tập đích thực và bằng cách nào việc tu tập đích thực đòi hỏi sự cống hiến thời gian và sức lực trong việc thực hành ba nghiệp. Cuối cùng ông ta hiểu rằng không có chỗ cho sự trượt lui và thỏa hiệp. Ông ta tiếp tục thực hành ba tháng. Trong một lần thử để đo khả năng thể hiện sự thực chứng, năng lực của ông ta đã thể hiện một cách rõ rệt.

Như vậy, bất kỳ ai cũng có thể tu tập theo cách này và thực hiện những thực hành theo đúng pháp sẽ có khả năng có được Phật pháp đúng đắn. Một cách tự nhiên, họ sẽ phát triển trí tuệ. Họ sẽ không tham gia vào những lý thuyết trống rỗng về Ngũ Minh. Thay vào đó, họ sẽ thể hiện trạng thái thực sự của kết quả trong Ngũ Minh. Một người như vậy sẽ thực chứng “sự thể hiện của hiện thực hoàn hảo (năng lực siêu nhiên)”, sẽ đạt quả bồ đề và đi vào địa của một vị Bồ tát.

Những hành giả của mọi trường phái Phật giáo nên tuân thủ các quy tắc này của tu tập và nên thực hành Bồ đề tâm. Nếu các con không tuân theo pháp của sự tu tập này theo đúng trình tự, các con sẽ dễ dàng bị bối rối và lạc đường. Một pháp như vậy là chìa khóa cho những cách thực hành tu tập.

Học hỏi những phương pháp thực hành pháp là một vấn đề khác. Tất cả những kết quả ích lợi có được từ học pháp đều dựa trên tu tập. Khi các con thực hiện nghiêm ngặt y theo đúng pháp, các con sẽ tự nhiên thực chứng những phẩm hạnh và sẽ đạt đến trạng thái đích thực. Nếu các con không có những quy tắc đúng để tu tập, pháp mà các con học sẽ trở thành pháp dựa trên cái thấy sai lầm hoặc thậm chí pháp xấu xa của ma quỷ. Nếu các con thực hiện đúng với pháp của sự tu tập như đã nói trong bài này, pháp các con học sẽ là pháp tốt, các con đang tham gia thực hành Phật pháp. Tu tập cũng liên quan đến mười phẩm tính tốt, bốn trạng thái không giới hạn của tâm (tứ vô lượng tâm), sáu ba la mật (hạnh hoàn hảo), tứ nhiếp pháp của bồ tát (bốn cách các bậc Bồ tát sử dụng để tiếp cận và cứu giúp chúng sinh), v.v…

Một vài đệ tử nghĩ rằng họ biết tất cả những pháp quan trọng ta đã giảng giải hôm nay về tu tập. Họ sẽ không nghiên cứu cẩn thận và thấm nhuần trọn vẹn vào cách nghĩ của họ sự tu tập mà ta đã nói. Thế mà, cái mong ước họ chứa chấp trong tâm vẫn là học được pháp vĩ đại để họ trở thành Phật trong chính đời này!

Với những ai có cách nghĩ như vậy sẽ chỉ có những kiến thức hời hợt, sẽ rơi vào bối rối và sẽ lạc đường. Một người như vậy sẽ không học được Phật pháp đích thực. Cho dù học thực hành pháp vĩ đại, ví dụ như Đại Toàn Thiện (Dzogchen) của dòng Ninh Mã (Nyingma), Tâm trong Tâm của dòng Cát Cử (Kagyu), Đại Hoàn Hảo của Trí tuệ Tuyệt Diệu của dòng Tát Ca (Sakya), Thời Luân Kim Cương của dòng Cách Lỗ (Geluk), tham thiền của dòng Tổ sư thiền Phật giáo hiển thừa, tụng Hồng danh Đức Phật của dòng Tịnh độ, pháp của dòng Duy thức, hoặc thiền chỉ và thiền quán của Phật giáo nguyên thủy, họ sẽ không có được kết quả từ thực hành và sẽ không thể chuyển hóa nhận thức của họ thành trí tuệ. Như thế, họ sẽ chỉ đi loanh quanh trong trạng thái của một người bình thường. Họ sẽ không thể thể hiện một sự thực chứng nào, mà nguồn gốc của nó là trí huệ của Mật thừa hay Hiển thừa Phật giáo. Họ sẽ không thể thể hiện bất kỳ sự thành tựu nào trong Ngũ Minh. Họ sẽ chỉ có thể thể hiện như một người bình thường thể hiện. Thậm chí họ có thể ngu ngốc tới mức chỉ nhớ được những lý thuyết trong sách và nói về những lý thuyết trống rỗng, không có khả năng đem những lý thuyết này vào thực hành. Một người như vậy không thể thực sự làm được một điều gì. Cho dù họ có thể làm được một ít việc gì đó, họ cũng không thể vượt qua những người là chuyên gia về những việc đó trong thế giới này

Hãy nghĩ về điều đó. Một người như vậy có là hiện thân của Phật pháp? Lẽ nào trí huệ đến từ Phật pháp lại thấp kém như vậy? Làm thế nào một người chưa phát triển trí huệ cao quý và vẫn còn nhận thức của một người bình thường có thể sở hữu pháp thực sự để giác ngộ người đó và những người khác? Tuy nhiên, nếu các con tham gia thực hành pháp theo đúng những quy tắc của sự tu tập, các con sẽ nhận được Phật pháp đích thực, sẽ trở nên thực sự giỏi giang trong hiển thừa và mật thừa Phật giáo, và có thể thể hiện sự hoàn hảo trong Ngũ Minh. Như vậy chúng ta phải hiểu việc tu dưỡng chính là nền tảng để học pháp, là nhân của giải thoát, là nguồn gốc của việc thực chứng trạng thái linh thánh.

Hôm nay ta nói một cách ngắn gọn về chủ đề thế nào là tu tập. Ta đã giảng giải về chủ đề thực hành đúng đắn của Bồ đề tâm, là một phần của tu tập. Ta không nói về những pháp khác. Có rất nhiều điều khác để ta dạy các con. Tuy nhiên nếu ta nói về những giáo lý khác trong cuốn sách này, nó sẽ không theo đúng giới luật và có thể dễ dàng tạo ra những nghiệp xấu do hành động thiếu tôn trọng giới luật này. Vì vậy, ta hy vọng tất cả những người học Phật giáo sẽ miệt mài nghiên cứu Tam tạng kinh điển và các giáo lý mật thừa hoặc nghe những bài giảng đã được ghi lại của ta về pháp. Nếu như các con chăm chú lắng nghe những bài giảng pháp này bằng cả trái tim, trong vòng mười ngày các con sẽ đạt được một mức độ an lạc hoặc sự an lạc tuyệt diệu của giác ngộ vĩ đại. Nếu các nhân duyên đã đầy đủ, các con sẽ trải nghiệm những kết quả ích lợi trong toàn bộ đời sống hoặc thậm chí đạt được thành tựu lớn, giải thoát, và Phật quả.

Bây giờ khi các con đã học về pháp của sự tu tập này, các con có muốn thực hành nó? Bất kỳ ai khi tham gia vào tu tập thực sự đều có thể trở nên hoàn hảo trong pháp và đạt được sự giải thoát khỏi vòng luân hồi sinh tử. Tuy nhiên, chúng ta phải hiểu một cách rõ ràng điều này. Cho dù các con đã đọc “Thế nào là tu tập?” và cho dù các con đã đọc tám điều cơ bản của tu tập và hai tập hợp của bảy nhánh dựa trên cái thấy đúng đắn, đó gọi là “đọc những sách vở liên quan đến thực hành”. Đó không phải là tu tập. Nếu các con hiểu những nguyên tắc liên quan đến tu tập, đó gọi là “hiểu lý thuyết về thực hành”. Đó cũng không phải là tu tập. Nếu các con bắt đầu thực hiện pháp tu tập này theo như đúng nội dung của nó, đó vẫn chưa phải là tu tập. Đó gọi là “bước vào quá trình của tu tập”. Nếu các con cố gắng hết khả năng để áp dụng lòng bi mẫn lớn lao tương ứng với pháp tu tập này, đó gọi là “tu tập thô”. Nó vẫn chưa phải là tu tập đúng cách và đúng đắn. Nếu như các con không cần phải cố gắng hết sức trong việc áp dụng lòng bi mẫn lớn lao, nếu như các con thực hiện hoàn hảo một cách tự nhiên, không cố gắng tám điều căn bản của tu tập và hai tập hợp của bảy nhánh theo như đúng pháp, thì đó gọi là “tu tập”.

Tại sao ngay cả khi đã cố gắng hết sức để tu tập vẫn không gọi là “tu tập” mà chỉ được gọi là “tu tập thô”? Bởi vì từ vô thủy tới nay, sức mạnh của nghiệp và những chướng ngại của vô minh (thiếu hiểu biết) đã cản trở người tu tập. Vì vậy, họ không thể từ bỏ được lòng tham (mong muốn ích kỷ), sân (tức giận hay ác cảm), và si (bị đánh lừa). Họ không thể từ bỏ sự bám chấp vào bản ngã. Điều này tạo ra sự chướng ngại dựa trên các phiền não. Điều này cũng tạo ra sự chướng ngại bắt nguồn từ chính kiến thức và thói quen hiểu biết của họ. Những chướng ngại về nghiệp này trùm lên hết tất cả các chính niệm (suy nghĩ đúng đắn) của những hành giả này. Kết quả là, quá trình áp dụng mỗi một điều trong những luật lệ tu tập này thật khó khăn cho những hành giả này. Chính bởi vì những khó khăn này, họ chọn phương pháp sử dụng sự cố gắng cao nhất để thực hiện việc tu tập. Sử dụng sự cố gắng hết sức theo cách này giống như một hòn sỏi thô ráp từ trong ra ngoài chứ không phải một viên đá quý đã được mài giũa và đánh bóng. Thực hiện một phần trong tám điều cơ bản của sự tu tập và hai tập hợp của bảy nhánh mà không thực hiện những phần khác cũng không được gọi là tu tập đúng đắn. Đó là lý do tại sao nó được gọi là “tu tập thô” hay “tu tập không đầy đủ”.

Hiểu cặn kẽ các qui luật của tu tập, không thực hiện chúng một cách ép buộc, và thực hiện tự nhiên tám điều cơ bản của tu tập và hai tập hợp của bảy nhánh theo đúng như pháp chính là tu tập đúng đắn, nó không bị bám chấp vào cái tôi và nó vượt qua các chướng ngại. Đó là con đường Bồ đề (giác ngộ). Như vậy, mỗi ngày hành giả nên tự xem xét Bồ đề tâm Lòng bi mẫn lớn lao cho tất cả chúng sinh như mẹ của tôi và Bồ đề tâm Bồ tát hạnh. Họ nên chiêm nghiệm dựa trên hai tập hợp của bảy nhánh, tự hỏi mình liệu họ đã thực hiện đúng với pháp hay chưa? Nếu như các con không thể thực hiện những quy định theo đúng với pháp được giảng ở đây, nó thể hiện các con đã đi vào trạng thái “tu tập thô”. Nếu như các con không thực hiện đầy đủ các quy định này thì sự tu tập của các con là tu tập không đầy đủ. Các con sẽ không thể thành tựu trong pháp và được giải thoát khỏi vòng luân hồi với sự tu tập không đầy đủ như vậy. Cho dù các con có được một số thành tựu nhỏ, các con cũng không thể có được phước đức và trí tuệ lớn, sức mạnh siêu nhiên và thực chứng Ngũ Minh.

Nếu như các con tự xem xét mỗi ngày về hai tập hợp của bảy nhánh, và không thực hiện chúng một cách ép buộc, có một lòng bi mẫn lớn lao, theo những điều tốt một cách tự nhiên, và thực hiện hai tập hợp của bảy nhánh một cách tự nhiên và đúng với pháp, thì đó chính là tu tập thực sự và thực hành đầy đủ. Các con sẽ dễ dàng có được sự giải thoát, trở thành một bậc thánh và có được phước đức và trí tuệ. Theo đó các con sẽ có thể thực chứng Ngũ Minh. Các con sẽ chắc chắn đến địa của một vị Bồ tát. Thêm nữa, các con nên biết “đọc những sách vở liên quan đến thực hành”, “hiểu lý thuyết của thực hành”, “bắt đầu thực hành” và “thực hành thô” thì dễ. Thực hành hai tập hợp của bảy nhánh một cách hoàn hảo và không bám chấp thì khó. Thực ra, khi các con bỏ được sự bám chấp vào cái tôi, các con ngay lập tức đi vào sự tu tập đúng đắn đích thực. Làm sao điều đó có thể khó được? Mọi người đều có thể làm được nó!

Khi các con tự xem xét hàng ngày, các con có thể sử dụng những bạn đồng tu mà các con quen biết, những người các con chơi cùng, những người không tốt với các con, những duyên nghiệp tiêu cực, bất cứ duyên hay người nào làm các con không hạnh phúc, hoặc những người các con thấy khó có thể chơi cùng, những người không nói chuyện với các con hoặc các con không nói chuyện cùng… như là đối tượng để tự xem xét. Các con phải dùng họ như những đối tượng của sự thực hành, tự hỏi mình: ”Ngày hôm nay tôi đã hành xử theo đúng với hai tập hợp của bảy nhánh và trong việc tôi chủ động thể hiện thiện ý của tôi với những người này? Khi tôi chủ động đến gần người đó và họ tấn công tôi bằng những lời gây phiền lòng, tôi có kiên nhẫn chịu đựng những sự xúc phạm này và tấp tục tiếp cận họ để thể hiện thiện ý hay không?” Các con không được giữ bất kỳ mối ác cảm nào do những lời nói và hành động gây phiền lòng, xúc phạm gây ra. Nếu mỗi ngày các con thực hiện Bồ đề tâm mà không nhụt chí, thực hiện hai tập hợp của bảy nhánh qua ba nghiệp về hành động, lời nói, và suy nghĩ, và thực sự tu dưỡng chính các con theo đúng như pháp theo một cách thực sự và cụ thể, thì các con sẽ rất dễ học Phật pháp tối cao. Trong trường hợp như vậy, Bồ đề tâm và địa của một vị Bồ tát tự nhiên sẽ trở thành của các con. Đó chính là tu tập.

*

Ta đã kết thúc bài thuyết pháp về sự tu tập để lợi lạc cho mọi chúng sinh. Tuy nhiên, có một loại vấn đề sẽ gây hại cho chúng sinh thường hay xảy ra. Ta đang nói đến vấn đề sử dụng danh của ta để làm hại đến quyền lợi của chúng sinh. Ta muốn kêu gọi sự chú ý một lần nữa tới vấn đề đặc biệt quan trọng này mà mọi người phải xem xét nghiêm túc.

Trên thế giới này, hiện có một số vị pháp vương, những tôn giả, những rinpoche, những thầy giảng pháp và ngay cả những cư sĩ đã tuyên bố họ là những người đi theo ta và được ta tin tưởng. Họ có thể tuyên bố họ đại diện cho ta để xử lý một vấn đề nào đó. Họ có thể tuyên bố họ mang theo một thông điệp nào đó từ ta. Hoặc họ có thể tuyên bố họ nói lại lời ta. Trên thực tế, ta có những đệ tử trong cả hiển thừa và mật thừa Phật giáo ở trong mỗi một dòng chính yếu. Cho dù địa vị của người tuyên bố những điều này có cao quý và phẩm hạnh của họ có lớn lao thế nào đi nữa, không ai có thể đại diện cho ta. Điều này áp dụng cho cả những vấn đề nhỏ nhặt!

Chỉ khi một người có một tài liệu có mục đích cụ thể mà ta đưa cho họ trong đó nói rõ rằng họ đại diện cho ta để xử lý một vấn đề nào đó, tài liệu đó có chữ ký và dấu vân tay của ta, và tài liệu đó đi kèm với một băng video thì họ mới có thể đại diện cho ta trong việc giải quyết vấn đề cụ thể ghi trong tài liệu đó. Nếu không như vậy, cho dù địa vị của một pháp vương, tôn giả, rinpoche hoặc thầy giảng pháp có cao thế nào đi nữa, sự giảng giải về pháp của họ không đại diện cho cái nhìn của ta và không được coi như là tiêu chuẩn của cái hiểu đúng và nhìn đúng. Ta biết một cách không định kiến rằng những bài giảng hoặc bài viết của ta là pháp đích thực. Bởi vì những bài giảng và bài viết của ta thực sự đem lợi ích và giải thoát cho chúng sinh. Thêm nữa, bất kỳ ai cũng không được sử dụng bất kỳ phương pháp nào để thêm, bớt hoặc chỉnh sửa bài viết hoặc bài giảng của ta. Bất kỳ ai vi phạm điều được nói trên đây chắc chắn là người với cái thấy sai lạc và là người đã rơi vào các con đường xấu, cho dù địa vị người đó cao thế nào đi nữa.

Vì vậy, một người có thể đại diện ta chỉ khi tất cả mọi người tự nhìn thấy một tài liệu có dấu tay và có những bằng chứng rõ ràng dưới dạng một bản ghi âm hay băng video có ghi lời của ta liên quan tới tài liệu đó. Nếu không, cho dù người đệ tử đó là ai, kể cả những đệ tử có phẩm hạnh cao quý đã ở bên ta một thời gian dài, tất cả mọi điều họ nghĩ, nói, làm, hoặc viết thì chỉ là hành động riêng của họ và hoàn toàn không đại diện cho ta!

ĐỨC PHẬT KIM CƯƠNG TRÌ III GIẢNG GIẢI NGẮN GỌN

VỀ NHỮNG QUAN ĐIỂM XẤU ÁC VÀ QUAN ĐIỂM SAI LẦM.

(Trích từ bài pháp khẩu truyền của Đức Phật Kim Cương Trì III)

Hôm nay ta sẽ giảng cho các con điều gì? Ta sẽ giảng về điều mấu chốt trong Phật pháp, đó là điều vô cùng quan trọng để đạt được Giải Thoát. Ta phải nhắc nhở các con, vì bài pháp ta giảng cho các con hôm nay là một bài pháp rất quan trọng, các con thực sự không thể coi nhẹ. Điều gì làm cho nó quan trọng? Pháp này liên quan đến một vấn đề lớn rằng các con có thể trải nghiệm những kết quả hữu ích từ việc học hỏi Phật pháp và tu dưỡng bản thân hay không. Nó liên quan đến việc con có thể tăng trưởng công đức, trí huệ và đạt được giải thoát hay các con sẽ bị rơi vào một trong ba cõi thấp.

Hôm nay ta sẽ giảng về những quan điểm xấu ác và quan điểm sai lầm. Nếu những ai đang học hỏi Phật giáo và tu dưỡng bản thân mà rơi vào một trong số những quan điểm xấu ác này thì sẽ không thể đạt được giải thoát. Hơn nữa, sự tu tập của người ấy cũng sẽ không thể tăng trưởng công đức và trí huệ, không thể đạt đến cảnh giới thành đạo.

Bất kể con thuộc tông phái nào, chỉ cần con muốn chấm dứt luân hồi sinh tử, muốn đạt được giải thoát, thì không được phép rơi vào một trong những quan điểm xấu ác và quan điểm sai lầm này. Nếu con rơi vào ngay cả chỉ là một trong số những quan điểm xấu ác con cũng không thể tích lũy được  phước đức và trí tuệ bằng sự tu tập của con. Hơn nữa, con sẽ không thể đạt được giải thoát. Tuy nhiên, sau khi rơi vào những quan điểm này, nếu con sám hối và ngay lập tức sửa chữa thì sẽ không có vấn đề gì.

Tội của việc rơi vào quan điểm sai lầm thì nhẹ hơn so với tội rơi vào quan điểm xấu ác. Tuy là nhẹ hơn nhưng có một vài quan điểm sai lầm mà nếu đi theo sẽ gây ra vấn đề ngay cả khi con chỉ rơi vào một trong số các quan điểm đó. Có một số quan điểm sai lầm mà nếu đi theo sẽ ngăn con không thể hoàn thiện trong thực hành và trải nghiệm những kết quả hữu ích ngay cả khi con chỉ rơi vào hai hoặc ba trong số các quan điểm sai lầm đó.

Không theo 128 quan điểm này là quy định nghiêm ngặt của Pháp. Tất cả các Phật tử phải tuân theo quy định này, bằng cách không rơi vào những quan điểm này họ có thể kết thúc luân hồi sinh tử, nhận được kết quả linh thánh của sự thực chứng. Quy định này không phải do ai tạo ra mà đó chính là quy luật nhân quả, là việc thực hành giác ngộ chung của tất cả chư Phật chư Bồ tát mười phương.

“Quan điểm xấu ác và quan điểm sai lầm” là một phần quan trọng trong “Giải Thoát Đại Thủ Ấn Tối Thượng”. Để tránh có người hiểu nhầm hoặc giảng giải sai lệch thậm chí coi thường những quan điểm này, hôm nay ta sẽ đích thân giảng giải chúng. Đây chỉ là bài giảng tóm lược.

Những quan điểm xấu ác thông thường sẽ được liệt kê dưới đây. Gọi là “thông thường” ở đây tức là không bao gồm tất cả những quan điểm xấu ác. Tuy nhiên, căn cứ vào pháp, những quan điểm chủ yếu đã được bao gồm. Nếu con không rơi vào những quan điểm xấu ác và quan điểm sai lầm này, con sẽ tự nhiên trở thành một người tu tập đức hạnh trên con đường đến giác ngộ, là người có chánh tri, chánh kiến và hành động theo Pháp. Mỗi một điều dưới đây đều bắt đầu với cụm từ “quan điểm cho rằng...”. Nếu con chấp nhận, đồng ý, hay thực hiện theo những điều dưới đây chính là con đã rơi vào các quan điểm xấu ác đó.

TÓM LƯỢC NHỮNG QUAN ĐIỂM XẤU ÁC VÀ QUAN ĐIỂM SAI LẦM

(Trích từ bài pháp khẩu truyền của Đức Phật Kim Cương Trì III)

38 QUAN ĐIỂM XẤU ÁC

1. Quan điểm cho rằng thánh thần và ma quỷ là những bậc đạo sư dẫn tới giải thoát.

Những người rơi vào quan điểm này tôn kính ma quỷ và thánh thần như là bậc thầy cho họ nương tựa vào để giải thoát, như những người dẫn dắt họ có thể nương tựa vào để đạt được thành tựu trong Pháp. Những người có quan điểm này kiên quyết tin rằng ma quỷ và thần tiên có thể cứu họ thoát khỏi những khổ đau của sinh, lão, bệnh, tử. Một người giữ quan điểm này tin rằng quỷ thần là những bậc thầy duy nhất có thể cứu họ thoát khỏi luân hồi sinh tử. Trên thực tế, ma quỷ và thần tiên thậm chí còn không thể chấm dứt luân hồi sinh tử của chính bản thân họ. Vì vậy họ chắc chắn không phải là bậc thầy giải thoát cho những người tu tập Phật giáo.

2. Quan điểm cho rằng đạt được sức mạnh siêu nhiên là mục tiêu thành tựu trong Pháp.

Những người có quan điểm này nghĩ rằng mục đích của việc tu tập và học Phật pháp là đạt được năng lực siêu nhiên và có khả năng thay hình đổi dạng. Họ nghĩ rằng có được sức mạnh siêu nhiên là mục tiêu cuối cùng mà chúng ta nên theo đuổi. Họ nghĩ rằng đạt được năng lực siêu nhiên là đồng nghĩa với đạt được thành tựu hay giải thoát. Các con phải hiểu rằng năng lực siêu nhiên và thành tựu hay giải thoát là hai việc hoàn toàn khác nhau. Bất luận thần thông có vĩ đại đến thế nào thì chúng cũng không thuộc về bản chất của thành tựu hay giải thoát. Vì vậy, mục tiêu của thành tựu là sự viên mãn của phước huệ, thực chứng được tánh Không của Chân như, làm chủ cuộc sống và cái chết của mình. 

3. Quan điểm cho rằng một người có thể vi phạm những giới luật của ba thừa - Phật giáo Nguyên thuỷ, Đại thừa và Kim Cương thừa.

Những người có quan điểm này cho rằng họ được phép vi phạm giới luật của ba thừa mà họ đã thọ nhận. Họ nghĩ rằng trong một số điều kiện về duyên nghiệp hay với một thực hành giáo pháp đặc biệt thì có thể xa rời giới luật của Tam thừa. Các con phải nhớ rằng trong bất kỳ hoàn cảnh nào thì giới luật của ba thừa đều không được phép vi phạm. Tất cả mọi người, bao gồm các cao tăng, pháp vương đều phải nghiêm chỉnh tuân thủ giới luật. Nếu không thì họ đều là những kẻ ngoại đạo đội lốt hành giả Phật giáo.  

4. Quan điểm cho rằng tu tập tách biệt với Bồ-đề tâm.

Trong Phật pháp có rất nhiều pháp tu. Bất luận người ta sử dụng pháp tu nào đều không được tách rời Bồ-đề tâm. Bất kỳ sự tu tập nào tách rời Bồ-đề tâm đều là việc thực hành xấu ác. Vì vậy, điều quan trọng nhất trong tu tập là không bao giờ được tách rời Bồ-đề tâm. Ngoài ra, chúng ta không nên chấp thuận với những ai tu tập nhưng xa lìa Bồ-đề tâm.

5. Quan điểm cho rằng không cần tuân thủ tất cả giới luật đã thọ nhận.

Khi con đã thọ nhận một giới luật thì phải tuân theo nó đầy đủ. Con phải tuân thủ theo mỗi một và tất cả giới luật con đã thọ nhận. Nghĩ rằng con có thể chỉ tuân theo một hoặc một vài trong số những giới luật đó mà không cần tuân theo một số những giới luật khác là điều không thể chấp nhận. Bất kỳ suy nghĩ nào cho rằng không cần phải thọ giữ toàn bộ các giới luật đều là những quan niệm không những sai lầm mà còn xấu ác.

6. Quan điểm cho rằng một người có thể mạo danh một vị Phật hoặc vị Bồ-tát để truyền bá giáo Pháp.

Những người có quan điểm này nghĩ rằng để truyền bá Phật pháp và mang mọi người đến với Phật pháp thì có thể sử dụng phương tiện thiện xảo nâng cao uy tín của mình bằng cách tự xưng là một vị Phật hay một vị Bồ-tát nào đó. Họ bảo với đồ đệ và bạn bè của họ tuyên truyền họ là một vị Phật hay một vị Bồ tát. Những ai tham gia hoặc chấp thuận hình thức này đều bị xem là rơi vào quan điểm xấu ác.

7. Quan điểm của chủ nghĩa duy thực cho rằng, các hiện tượng thế gian thực sự tồn tại và không phải là huyễn ảo.

Điều này chạm đến sự thật cuối cùng. Những người có quan điểm này cho rằng tất cả các Pháp là thật sự tồn tại, không phải huyễn hóa, là thực tế. Họ nghĩ rằng tất cả những gì tồn tại trong con người, trong mọi vật, trong mọi sự kiện là có thật. Đối với họ, các pháp thế gian không phải là vô thường mà là thật sự tồn tại và có thực. Họ xem mọi thứ là thật và không ảo huyễn. Đây là một quan điểm xấu ác. 

8. Quan điểm rằng tánh Không tách biệt khỏi và độc lập với các hiện tượng thế gian.

Những người có quan điểm này cho rằng tánh Không và tất cả những điều thường thấy của pháp thế gian không có quan hệ với nhau. Họ nghĩ rằng chỉ cần thâm nhập vào tánh Không thì tất cả hiện thực đều không tồn tại. Họ nghĩ rằng các hiện tượng có điều kiện không tồn tại trong tánh Không và tánh Không là độc lập với các hiện tượng có điều kiện. Đây là quan điểm xấu ác. Các con phải hiểu rằng tánh Không không tách biệt với các hiện tượng thế gian. Khi đã chứng ngộ được tánh Không, các con sẽ hiểu được Sắc tức là Không, Không tức là Sắc. Hai điều này không xung khắc với nhau. Sự thật cơ bản rằng cả hai là một và như nhau. Đó là Chân như, là Phật tánh mà từ đó mọi diệu dụng sinh khởi. 

9. Quan điểm cho rằng một người có thể đạt giải thoát chỉ bằng cách thực hành một pháp nào đó và không cần tu dưỡng bản thân.

Những người có quan điểm này nghĩ rằng một khi họ học được một pháp nào đó thì họ đã thành công. Chẳng hạn họ nghĩ thật tuyệt vời vì bây giờ họ có thể thực hành Kim Cương Thế Thân Định, họ nghĩ rằng họ có hể thực hiện pháp và kiểm soát vận mệnh của họ như ý muốn. Hay họ nghĩ rằng “Tôi có thể thực hành pháp tập trung nội nhiệt (tummo) để loại trừ các chướng ngại của nghiệp. Tại sao tôi cần phải tu dưỡng bản thân? Không cần tu dưỡng tôi vẫn sẽ thành tựu và được giải thoát". Đó là một quan điểm xấu ác.

10. Quan điểm cho rằng, Pháp thân là thân có hình tướng.

Như Lai tạng, chân tâm của chúng ta tức là Pháp thân, Pháp thân là một trong ba thân: Pháp thân, Báo thân và Hóa thân. Những người có quan điểm này mô tả Pháp thân có hình tướng, kích thước, màu sắc hay có một cảm giác yên tĩnh, bình hòa hay an lạc. Bất kỳ quan điểm nào cho rằng Pháp thân là một đối tượng có hình dạng hoặc có nhận thức về cảm xúc là một quan điểm xấu ác. 

11. Quan điểm cho rằng, con có thể làm những điều xấu mà vẫn thoát khỏi tội lỗi bằng cách nương tựa vào năng lực của chư Phật

Những người theo quan điểm này nghĩ rằng nhờ năng lực tu tập của họ, họ đã được ban phước bởi chư Phật và chư Bồ tát mười phương. Họ nghĩ rằng họ có thể làm điều xấu mà vẫn thoát khỏi tội lỗi bởi chư Phật và chư Bồ tát sẽ tới và bỏ qua tội lỗi của họ ngay lập tức.

12. Quan điểm cho rằng, cắt đứt khỏi sự bám chấp vào bản ngã đồng nghĩa với việc cắt đứt tình cảm dành cho cha mẹ mình.

Để cắt đứt bám chấp vào bản ngã, có những người con trai và người con gái thậm chí còn không thừa nhận cả quan hệ của họ với cha mẹ mình. Cũng có những người con lờ đi cảm xúc của cha mẹ mình khi họ khóc vì buồn bã trước quyết định xuất gia của con mình. Những người con trai và con gái đó thậm chí còn nghĩ rằng làm như vậy là họ đang cắt đứt bám chấp vào bản ngã. Trên thực tế, sự bất tuân đạo làm con ấy chính là một quan điểm xấu ác. Cắt đứt bám chấp vào bản ngã là để làm lợi chúng sinh, chăm sóc chúng sinh và đặt lợi ích của chúng sinh lên trên lợi ích bản thân mình. Điều này không có nghĩa là bất chấp cảm xúc của cha mẹ mình và cắt đứt quan hệ với họ.

13. Quan điểm cho rằng một người có thể đạt tới Niết bàn linh thánh chỉ bằng cách làm những việc thiện.

Những người có quan điểm trên nghĩ rằng miễn là họ làm việc thiện và mọi thứ họ làm đều vì lợi ích của chúng sinh, điều này là đủ để đạt tới Niết bàn của các bậc thánh nhân và trở thành một vị Phật hoặc Bồ tát. Một người phải biết rằng, hành thiện nghiệp là làm việc thiện có điều kiện. Theo nhân quả, việc làm đó sẽ hưởng quả trong cõi người hoặc cõi trời. Tuy nhiên, việc chứng đạt Niết bàn linh thánh đòi hỏi một sự chứng ngộ trạng thái linh thánh. Điều này đồng nghĩa với việc đạt trạng thái không điều kiện mà trong đó, một người đã chấm dứt luân hồi sinh tử và có sự tự chủ hoàn toàn. Điều này có nghĩa là đạt tới miền đất thánh không sinh, không diệt.

Do đó, việc nghĩ rằng, một người có thể đạt tới Niết bàn linh thánh đơn thuần chỉ bằng cách làm việc thiện là một quan điểm xấu ác. Con phải hiểu rằng, bên cạnh cách đó, người tu tập còn phải thực hành cả pháp thánh linh và không điều kiện. Chỉ khi đó, họ mới có thể đạt được Niết bàn linh thánh. Không có con đường nào khác ngoài con đường này

14. Quan điểm cho rằng một người nào đó không hành động xuất phát từ Bồ-đề tâm đại bi là một vị Bồ-tát.

Trong xã hội, có nhiều kiểu pháp vương, rinpoches, đạo sư và đại giảng sư. Một số người trong số họ không có bồ đề tâm và không hành động vì bồ đề tâm. Tuy nhiên, một số lại tự quảng bá họ là đại Bồ tát. Trên thực tế, họ là những bậc đạo hạnh giả mạo. Do đó, người nào không có bồ đề tâm của lòng đại bi thì không phải là Bồ tát cho dù kẻ đó có mang địa vị gì đi chăng nữa. Quan điểm nhìn nhận những kẻ không hành động vì lòng đại bi bồ đề tâm là Bồ tát chính là một quan điểm xấu ác.

15. Quan điểm không tin chắc vào nhân quả mà lại mê tín vào bói toán và vận may.

Những ai theo quan điểm này không thực sự tin luật nhân quả. Họ không tin vào luật nhân quả một chút nào. Họ phủ nhận luật nhân quả. Thay vào đó, họ tin vào sự bói toán và vận may. Đây là một quan điểm xấu ác. Con phải hiểu rằng vạn vật đều nằm trong luật nhân quả

16. Quan điểm cho rằng, việc chỉ truyền bá giáo lý tánh Không mà không nói về việc tu tập thực sự thông qua các hành vi cụ thể là có thể chấp nhận được.

Trường hợp này tồn tại ở Phật giáo hiển thừa nhiều hơn. Tuy nhiên, nó cũng tồn tại trong Phật giáo mật thừa. Một số người nổi tiếng hiện thời trong xã hội đặc biệt thích truyền bá những nguyên lý của tánh Không. Họ nói về phương pháp Thiền đề thâm nhập sâu vào sự thật. Họ giải thích rằng mọi hiện tượng đều không có tự tánh và vốn trống rỗng, rằng một người nên có một trạng thái tâm không bám chấp vào bất cứ điều gì, rằng tâm của một người nên trống rỗng và an tĩnh. Họ nói về bản tánh nguyên thủy không đến và không đi. Họ nói về những ngyên lý này bằng những ngôn từ phức tạp, khoa trương, bí hiểm và khó hiểu. Họ đặc biệt thích nói về Kinh Pháp Bảo Đàn, Kinh Kim Cương và Bát nhã.

Họ nói liên tục về nguyên lý của tánh Không mà không bao giờ đề cập đến sự tu tập thực sự thông qua việc thực hành cụ thể. Họ không dạy tu tập thực sự là thế nào. Họ không dạy chúng sinh làm thế nào để thực hành con đường dẫn tới giác ngộ bằng những hành động cụ thể. Có quá nhiều người như vậy. Họ vi phạm nghiêm trọng luật nhân quả. Một người có thể nói về nguyên lý và sự thực về tánh không chứa trong Phật pháp. Tuy nhiên, đó chỉ là lý thuyết và không thể giải quyết được vấn đề chấm dứt vòng luân hồi sinh tử. Điều này giải thích tại sao Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy chúng ta làm thế nào để tu dưỡng bản thân. Chỉ có thông qua tu dưỡng và chuyển hóa nhân và quả mà một người mới có thể thực sự nhận ra được trạng thái mà những lý thuyết đó mô tả. Do đó, người nào chỉ truyền bá những nguyên lý của tánh Không mà không giảng về sự tu dưỡng thực sự thông qua thực hành cụ thể là người xấu ác. Quan điểm này là một quan điểm xấu ác.

17. Quan điểm cho rằng, sự tồn tại của sáu cõi luân hồi chỉ là truyện cổ tích, không có thực.

Những ai theo quen điểm này nhìn nhận sáu cõi luân hồi: Trời, A-tu-la, Người, Địa ngục, Súc sinh và Ngạ quỷ chỉ tồn tại trong truyện cổ tích. Họ nghĩ rằng những cõi này không tồn tại. Họ nghĩ rằng không có ma cũng như chẳng tồn tại sáu cõi luân hồi. Liệu quan niệm này sẽ không dẫn tới kết luận rằng tất cả nhân và quả là vô nghĩa và sai lầm, và rằng luật nhân quả là không đúng đắn? Con phải hiểu và suy nghĩ cho thấu đáo về việc này. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã dạy rằng sáu cõi luân hồi là có thật. Người nói về sự đau khổ của sinh, lão, bệnh và tử và ngũ trược của thời mạt pháp… Tất cả các con đang sống trong thực tại này. Làm sao điều này lại có thể không tồn tại? Những điều đó là sự thật. Việc một người không thừa nhận sự tồn tại của luân hồi là đang đối lập với Đức Phật.

Những người này có thể mô tả cõi giới loài người với những nỗi khổ của sự sinh, lão, bệnh và tử như là cõi tịnh độ của Phương tây. Ta sẽ cho con một ví dụ. Thực sự có những người muốn thay đổi thế giới đầy khổ đau này thành cõi tịnh độ của loài người. Những người này làm những việc tốt, khuyến khích lòng nhân ái với người khác, và hướng dẫn người khác rằng trở thành một người tốt và làm việc thiện là đang thực hành tứ vô lượng tâm. Tuy nhiên, nếu con tin rằng thế giới này có thể biến thành cõi tịnh độ thực sự của loài người, thì con đang tin vào một điều đi ngược lại với giáo lý của Đức Phật. Không có phương pháp nào có thể thay đổi luật Nhân quả và luân hồi đã tồn tại trong một thế giới. Cho dù bất kỳ phương pháp nào được áp dụng để tạo ra một kết quả như kỳ vọng, kết quả đó cũng không phải là một cõi tịnh độ. Cõi người vẫn là cõi người. Cõi tịnh độ vẫn là một cõi tịnh độ. Sự khác nhau đó như thể là giữa trời và đất vậy. Một bên là thế giới linh thánh và bên còn lại là thế gian thông thường. Cõi tịnh độ là một thế giới ở đó không có sự sinh và diệt. Chúng sinh ở đó mặc những gì họ muốn và ăn những gì họ nghĩ tưởng tới. Không có hình bóng của sự vô thường ở đó.

Ngược lại, cái gọi là cõi tịnh độ trong thế giới loài người sẽ tràn đầy sự đau khổ của sinh, lão, bệnh, và tử. Con người không thể có áo quần hay thức ăn chỉ bằng cách nghĩ tưởng tới quần áo mặc hay thức ăn. Họ phải làm việc, kiếm tiền để đạt được những thứ đó. Họ không thể đạt được những thứ đó chỉ bằng cách tưởng tượng đến chúng. Trong thế giới này, chúng sinh không muốn chịu đau khổ của sinh lão bệnh tử nhưng sự đau khổ này thực sự vẫn tồn tại. Việc thế gian này đầy ắp sự đau khổ là không thể tránh khỏi. Cho dù bất kỳ phương pháp nào được áp dụng, kết quả vẫn chỉ là sự kế thừa những thuộc tính của vô thường vốn gắn với một cõi giới trong phạm vi của vòng luân hồi. Không ai có thể thay đổi được sự vô thường, vốn được tạo ra bởi sinh và diệt, đang tồn tại trong thế giới này. Không bất kỳ người thường nào, cho dù thông thái bao nhiêu, có thể trốn tránh khỏi sự đau khổ của ngũ trược bởi vì đó là quy luật không thể tránh khỏi của vô thường đã tồn tại trong sáu cõi luân hồi. Do đó, sáu cõi luân hồi có tồn tại. 

18. Quan điểm cho rằng, một vị đạo sư hoặc một bậc thánh tăng nổi tiếng chắc chắn là những bậc có đức hạnh và linh thánh.

Bất kỳ khi nào, người theo quan điểm này khi gặp một vị thầy hoặc tăng sĩ nổi tiếng, đều kết luận rằng, đó là bậc thánh tăng hay bậc đạo hạnh linh thánh. Vậy cụm từ “vị thầy hay tăng sĩ nổi tiếng”có ý nghĩa thế nào? Họ thuộc loại những cao tăng đã có tên tuổi hoặc được xem là tuyệt vời bởi khắp thế giới. Những người theo quan điểm này kết luận rằng, những tăng sĩ như vậy đều là bậc đạo hạnh linh thánh vĩ đại. Trên thực tế, những tăng sĩ trên có thể có và cũng có thể không là những bậc đạo hạnh linh thánh. Thậm chí có một số vị pháp vương cực kỳ nổi tiếng trong Phật giáo thực chất chỉ là những chúng sinh bình thường.

19. Quan điểm cho rằng, những mối quan tâm cá nhân còn quan trọng hơn cả Phật pháp.

Khi có sự xung đột giữa lợi ích cá nhân của con và Phật pháp, con chọn Phật pháp hay lợi ích của bản thân mình? Nếu con coi lợi ích của riêng con cao hơn Phật pháp, quan điểm đó của con là xấu ác. Lợi ích cá nhân phải không được nhìn nhận cao hơn Phật pháp. Phật pháp là kho tàng tối cao. Từ bỏ mạng sống của một người còn tốt hơn là từ bỏ Phật pháp.

20. Quan điểm cho rằng, một người có thể giết chết một sinh mạng mà không phạm tội chỉ nhờ việc người đó tụng thần chú để nâng thần thức của sinh mạng bị giết lên cõi giới cao hơn.

Những người theo quan điểm này nghĩ rằng, bằng việc tụng những thần chú, họ có thể đưa thần thức của sinh mạng bị giết lên cõi giới cao hơn, bao gồm cả những chúng sinh mà họ giết hoặc bất kỳ chúng sinh bị chết nào khác. Họ nghĩ rằng miễn là một sinh linh đã chết, họ có thể nâng thần thức đó lên cõi giới cao hơn bằng cách tụng thần chú để nâng đỡ thần thức của người chết. Với điều này, họ nghĩ rằng không có gì là vấn đề cả. Tuy nhiên, nếu con tụng thần chú nâng đỡ thần thức của sinh linh đã chết trong khi con lại cố ý giết hại một sinh linh sống, con sẽ không thể nâng thần thức của họ lên cõi giới cao hơn mà còn phạm vào tội đặc biệt nghiêm trọng. Do đó, những người nào tụng thần chú nâng đỡ thần thức sinh linh đã chết mà lại giết hại một sinh linh đang sống sẽ không nhận được một chút công đức chút nào. Kết quả duy nhất là nghiệp xấu của người đó sẽ nặng thêm.

21. Quan điểm cho rằng, việc đối kháng với những vấn đề được quyết định bởi bậc Đạo Sư gốc của mình, người đã có cả sự chứng ngộ linh thánh và bồ-đề tâm là chấp nhận được.

Thuật ngữ Đạo Sư gốc đề cập tới bậc Đạo Sư gốc có sự chứng ngộ linh thánh và bồ-đề-tâm; đó là, một người có đạo hạnh cao cả và sự chứng ngộ linh thánh và hành động với bồ-đề-tâm. Hơn thế, một đạo sư như vậy không mắc phải bất kỳ điều nào của 128 quan điểm xấu ác và sai lầm. Bạn thực hành pháp ngài truyền như giáo pháp căn bản của bạn. Ví dụ, vị Bổn tôn của bạn đến từ việc thực hành pháp ngài truyền cho bạn, bạn lên kế hoạch thực hành cho cả đời của bạn Pháp ngài truyền cho bạn cho tới khi đạt thành tựu. Đó là ý nghĩa của bậc đạo sư gốc. Nếu một đệ tử nghĩ rằng đối kháng hoặc bỏ qua vấn đề được quyết định bởi đạo sư gốc là có thể chấp nhận được, thì đây là một quan điểm xấu ác. Tuy nhiên, nếu bậc đạo sư gốc theo một vài điều trong 128 quan điểm này, thì ông ấy có thể đã trở thành một đạo sư xấu ác bất chấp rằng ông ấy là một pháp vương, một tôn giả, hay một vị thầy. Trong trường hợp này, bạn tuyệt nhiên có thể không làm theo và thực hiện điều ông ấy quyết định, vì làm vậy là hỗ trợ cho điều xấu ác. Nếu bạn tiếp tục theo một đạo sư với những quan điểm xấu ác và sai lầm, bạn sẽ không nhận được bất kỳ kết quả tích cực nào từ việc bạn thực hành bất kỳ Pháp nào.

22. Quan điểm cho rằng, việc kính trọng chư Phật và bậc đạo sư của con nhưng lại không hiếu thảo với bố mẹ là chấp nhận được.

Một vài người rất kính trọng vị Đạo sư của họ cùng các vị Phật và Bồ tát. Tuy nhiên, họ cãi lại hoặc nói một cách ngang ngược với cha mẹ và đối kháng với ước nguyện của cha mẹ họ. Họ không thể hiện lòng hiếu thảo với cha mẹ và thậm chí bỏ rơi cha mẹ của họ để đi đến những nơi xa xôi, nơi họ hoàn toàn bỏ quên cha mẹ. Điều này là một quan điểm xấu ác.

23. Quan điểm tin tưởng vào một địa vị và thân thế của ai đó hơn là chân lý tối hậu.

Có một vài vị pháp vương, rinpoche và pháp sư có địa vị rất cao. Họ có thể thậm chí xếp hạng nhất nhì trong những vị pháp vương, rinpoche và pháp sư vĩ đại. Khi chúng ta nghe họ giải nghĩa pháp một cách nhầm lẫn, chúng ta không vận dụng sự đúng đắn và chân lý tối hậu để nhận ra những lỗi như vậy, và chúng ta không áp dụng những nguyên lý Phật pháp để xét đoán xem lời họ nói có đúng hay không. Chúng ta nghĩ rằng pháp họ diễn giải chắc chắn phải chính xác đơn giản bởi vì họ có địa vị là pháp vương cao quý hay những địa vị khác. Như thế là một quan điểm xấu ác.

24. Quan điểm cho rằng, những chúng sinh đã từng là chư Phật sau này lại bị đọa xuống làm chúng sinh bình thường.

Có một vài người thường nói về những chúng sinh như là những Đức Phật. Họ nói rằng từ khởi thủy những chúng sinh đã từng là những vị Phật nhưng sau đó bị đọa xuống thành những chúng sinh do sự vô minh và vẩn đục tăng lên. Đây là một học thuyết xấu ác được thêu dệt bởi những người không hiểu gì về Phật pháp. Chúng sinh luôn là chúng sinh và từ khởi thủy chưa bao giờ là những vị Phật. Chúng sinh bị chi phối bởi những nghiệp chướng, như là những nỗi khổ của sinh, lão, bệnh, tử. Tuy nhiên, tất cả chúng sinh đều có Phật tánh. Họ có thể trở thành những vị Phật nhờ việc học Phật giáo, tu tập, và thực hành theo Pháp. Các con phải hiểu rằng những chúng sinh tuyệt đối không phải là bị đoạ từ những vị Phật trở thành chúng sinh. Những chúng sinh là những chúng sinh. Không có chuyện các vị Phật bị đọa thành chúng sinh. Nếu những vị Phật có thể bị đọa thành những chúng sinh, thì khi nào Phật Thích Ca Mâu Ni sẽ đọa thành một chúng sinh đây?

25. Quan điểm cho rằng việc kết hợp pháp thực hành ngoại đạo với pháp thực hành của Phật pháp là chấp nhận được.

Kiểu trường hợp này là rất nhiều. Mọi người thực hành kết hợp Phật pháp và những phương pháp ngoại đạo. Đây là do có số lượng lớn và đa dạng các phương pháp hay thực hành ngoại đạo, như là việc chọn một giờ tốt hay ngày lành cho một sự kiện, âm dương, phong thủy, lá số tử vi hay bùa chú, gọi hồn, bói toán bằng các ký tự Trung Hoa và những phương pháp khác, lên đồng, nuôi dưỡng âm binh, và v.v… Tất cả những điều này là thực hành ngoại đạo. Thực hành hỗn hợp những cách đó cùng với Phật pháp là xấu ác.

26. Quan điểm cho rằng, luật nhân quả chỉ là tưởng tượng và không có thực.

Một vài người nghĩ rằng luật nhân và quả không tồn tại. Họ nghĩ rằng chẳng cần phải ngại vì chẳng có nghiệp báo gì cả. Họ nghĩ rằng vẫn ổn khi làm điều tồi tệ mà không ai phát hiện ra. Nói ngắn gọn, với họ không có điều gì là nghiệp báo cả. Hãy nhớ rằng, cho rằng luật nhân quả chỉ là tưởng tượng và không có thực là một quan điểm xấu ác.

27. Quan điểm cho rằng, mọi hiện tượng phi thường kỳ lạ là biểu hiện của sức mạnh siêu nhiên đến từ Phật pháp.

Trong thế giới này, có nhiều điều huyền bí và hiện tượng lạ thường. Ngoại đạo sử dụng những hiện tượng như vậy để lừa gạt và làm rối loạn chúng sinh. Bằng việc làm đó, họ đã tạo mọi loại nghiệp xấu. Tất cả các hiện tượng kỳ lạ này không phải là biểu hiện của sức mạnh siêu nhiên đến từ Phật pháp mà chỉ là những việc làm của ma quỷ.

28. Quan điểm cho rằng, một bậc đạo sư đã học những Pháp cao cấp chắc chắn là một bậc thánh nhân vĩ đại.

Một vài người nghĩ rằng vì một vị thầy đã nhận một quán đảnh vĩ đại hay đã học một Pháp cao cấp, người đó phải là một thánh nhân vĩ đại. Điều đó không đúng. Nếu bạn có một cái nhìn như vậy, bạn đã rơi vào tà đạo. Một vị thầy đã học một pháp cao cấp không nhất thiết đã thành tựu trong thực hành pháp cao cấp đó. Một vị thầy đã học pháp cao cấp không nhất thiết đã tuân thủ đúng giới luật theo pháp cao cấp đó. Các con phải xác định xem vị thầy này có mắc phải bất kỳ điều nào trong 128 quan điểu xấu ác và sai lầm không. Bởi vậy, các con không nên nghĩ rằng một người nào đó đã học những Pháp cao cấp chắc chắn là một bậc thánh nhân vĩ đại. Một người trở thành một thánh nhân vĩ đại thông qua chính sự tu tập cụ thể của họ.

29. Quan điểm cho rằng, con có thể trì hoãn sự tu tập của mình đến ngày mai.

Mọi người thường nghĩ, “Hôm nay tôi mệt quá, nên tôi sẽ không thực hành pháp, tôi sẽ tập vào ngày mai”. Hay họ nói, “Mình sẽ tận hưởng hôm nay. Ngày mai mình sẽ thực hành pháp. Ngày mai mình sẽ tu dưỡng tâm và những hành động của mình". Ngay khi những suy nghĩ như vậy xuất hiện trong tâm thức, họ đã gieo một hạt giống nghiệp dẫn đến đọa vào luân hồi mà không được giải thoát. Hãy nhớ trong tâm rằng đây là một hạt giống nghiệp dẫn đến sự suy đồi. Sự tu tập không thể bị hoãn đến ngày mai. Làm như vậy là rơi vào quan điểm xấu ác này.

30. Quan điểm cho rằng, một bậc đạo sư có thể nói những điều sai trái và lừa dối chúng sinh là chấp nhận được.

Một vài vị thầy nói điều sai trái để lừa dỗi chúng sinh và những đệ tử của họ. Họ nói rằng làm như vậy họ đang sử dụng phương tiện thiện xảo. Tuy nhiên, những vị thầy làm điều này theo một quan điểm xấu ác. Những người nghĩ cách cư xử như vậy là có thể chấp nhận được cũng nuôi dưỡng một quan điểm xấu ác.

31. Quan điểm cho rằng, con có thể được hưởng những quả lành từ sự thực hành mặc dù con cố tình nói dối bậc đạo sư gốc của con.

Có những người cố ý nói dối với đạo sư gốc của họ, hoặc là khi được đạo sư hỏi, họ giấu đi một nửa sự thật, và nghĩ rằng điều đó không ảnh hưởng gì lớn cả, thậm chí họ còn thấy điều đó là tự nhiên và đúng đắn. Thế là họ cư xử như thể chẳng có gì là sai cả. Đây là một quan điểm xấu ác. Thật vậy, khi nào con còn nói dối với đạo sư của con, thì con sẽ không nhận được những thành quả tốt từ việc thực hành Pháp. Không chút lợi ích nào có thể có được, bất kể con thực hành Pháp nào, vì các vị bổn tôn và hộ pháp sẽ không gia trì cho con.

32. Quan điểm ủng hộ những người có năng lực siêu nhiên nhưng không hành động bằng Bồ-đề tâm.

Có một số hành giả hay yogi đạt được những năng lực siêu nhiên nhưng không hành xử theo Bồ đề tâm, nếu một người nào ủng hộ cho những người có năng lực siêu nhiên nhưng không hành động bằng Bồ đề tâm , thì người đó đã bị rơi vào quan điểm xấu ác này.

33. Quan điểm ủng hộ những giảng sư, rinpoche và cư sĩ mà phẩm hạnh của họ không phù hợp với giới luật.

Có những rinpoche, giảng sư, và cư sĩ chưa bao giờ thọ một giới nào. Thậm chí có những người đã nhận giới luật nhưng lại không giữ giới mà họ đã thọ nhận. Đó là những giảng sư, rinpche và cư sĩ giả tạo, họ chỉ mang hình thức bề ngoài nhưng không hề thực sự là như vậy. Vì vậy, mỗi rinpoche, giảng sư hoặc cư sĩ phải thọ nhận những giới luật phù hợp với họ và phải tuân theo những giới luật này theo đúng với Pháp.

34. Quan điểm cho rằng việc giúp đỡ người thầy xấu của con làm những điều xấu lại là hành động bảo vệ Pháp.

Có những đệ tử mà đạo sư gốc hoặc đạo sư của họ tham gia vào những hành vi xấu vi phạm các giới luật của Phật giáo. Những môn đồ này không những không chịu rời bỏ vị thầy, mà còn cố gắng lớn để giúp cho thầy của họ làm những điều nằm trong 128 quan điểm xấu ác và sai lầm này. Họ cho rằng họ đang bảo vệ Pháp. Đây là một quan điểm xấu ác.

35. Quan điểm cho rằng việc chấp nhận và đi theo một bậc thầy truyền bá sai lầm hoặc không hiểu về Phật pháp thì hơn là việc đi theo một bậc thầy tốt.

Những môn đồ mắc quan điểm này chấp nhận và đi theo một vị thầy dù ông ta giảng dạy sai lạc và không hiểu biết đúng về Phật pháp. Khi thấy ra sự sai phạm của thầy mình, họ không chịu mau rời bỏ để tìm kiếm một bậc thầy Phật giáo có thể thực sự giảng những giáo lý đúng đắn theo đúng với Pháp; họ cứ tiếp tục đi theo người thầy giảng sai về Pháp. Điều này gieo nhân dẫn đến một đời sống suy thoái. Người đệ tử như vậy nên ngay lập tức tìm một vị thầy tốt có đức hạnh cao cả, nếu không, người đó sẽ bị đọa xuống một trong ba cõi thấp.

36. Quan điểm ủng hộ việc bố thí không trong sáng mà trong đó người bố thí nhớ và bám chấp vào hành động bố thí.

Khi làm bất cứ điều tốt nào, chúng ta không nên có suy nghĩ của một người bố thí không trong sáng, luôn ghi nhớ và bám chấp vào hành vi bố thí của mình. Sau khi làm một điều tốt, ta nên buông xả nó. Chúng ta đã làm điều đó xong rồi và nó đã trôi qua. Ta chỉ đơn giản quên chúng đi ngay sau đó. Lòng tốt và từ bi của ta nên đến tự nhiên như là bản năng. Hành động với lòng từ bi không nên là điều gì mà chúng ta phải cố ý mới làm được. Vì vậy, khi con có suy nghĩ của một kẻ bố thí không trong sáng, luôn ghi nhớ lại điều mình làm và bám chấp vào nó, thì phước báo của con cũng sẽ bị giới hạn trong cõi người hoặc cõi trời. Con chỉ có thể được hưởng phước hạn chế và không thể trở thành một bậc thánh. Vì rằng động cơ hay hạt mầm con đã gieo trồng là không trong sáng, thì quả con gặt được cũng sẽ không vững chắc. Những kết quả có được từ động cơ không trong sáng cuối cùng cũng sẽ cạn kiệt. Khi chúng đã hết và con không cố gắng tích lũy thêm những công đức khác, thì sẽ tới lúc con phải gánh chịu hậu quả của những nghiệp xấu.

37. Quan điểm ủng hộ một người không chịu hối lỗi công khai vì đã truyền bá sai lầm giáo lý trong kinh điển.

Một số người đã truyền bá sai lầm những giáo lý trong kinh điển nhưng vẫn bám chấp vào bản ngã và thể diện. Họ không thể nào vượt ra khỏi cách nghĩ của một người bình thường. Vì thế mà họ không ăn năn hối lỗi công khai. Họ sẽ tự nói “tôi đã tự mình sửa chữa rồi! “. Điều đó là không thể chấp nhận được. Người như vậy không phải là một hành giả thực sự. Các vị hộ pháp sẽ không tha thứ cho họ. Hơn nữa, luật nhân quả không bao giờ sai. Những người truyền bá sai lầm những giáo lý trong kinh điển cần ngay lập tức hối lỗi công khai trước mọi người. Cái họ cần là kết quả trong tu tập chứ không phải là giữ thể diện. Chắc là con sẽ không muốn bị đọa xuống một trong ba cõi thấp nhất để rồi mang lốt của loài vật hay là ma quỷ.

38. Quan điểm cho rằng, việc tự gọi bản thân là một vị Phật hay Bồ tát trước mặt các đệ tử của con là chấp nhận được.

Người mà, trước các môn đồ, tự tuyên bố mình là tái sinh của một vị đức hạnh cao cả, của một vị Phật hay Bồ tát, hay một vị thánh nhân vĩ đại ... thì đó là người lừa dối. Tuy nhiên, nếu người ấy có một chứng nhận danh tính được ban hành theo đúng quy định của Pháp, thì tất nhiên người đó đúng là người trong giấy chứng nhận đã công nhận. Tuy vậy, người ấy vẫn nên khiêm tốn và không được khoe khoang. Bằng không thì người ấy cũng chỉ có tâm thức của một người bình thường mà thôi. Nếu một người không hề có chứng chỉ công nhận theo quy định của Pháp thì họ càng không nên liều lĩnh đi khoe khoang về mình. Điều đó sẽ tạo cho họ nghiệp xấu dẫn đến tái sinh một trong ba cõi thấp. Người liều lĩnh khoác lác về mình sẽ phải bị nghiệp báo to lớn và khủng khiếp. Con đừng bao giờ làm như thế.

 ✨

Những gì ta đã mô tả trên đây là những quan điểm xấu ác. Những quan điểm này không chỉ dị giáo mà còn rất tồi tệ. Đây là những vấn đề thực sự nghiêm trọng. Con nên nhớ rằng, việc truyền bá cuốn giáo pháp này là không thể bị ngăn trở. Cả thế giới sẽ đọc nó. Họ sẽ sao nó từ Bản ghi về những trường hợp không thể chối cãi. Chỉ bằng cách chân thành học Phật pháp và làm lợi ích cho tất cả chúng sinh mà con mới trở thành một bậc lãnh đạo phạm hạnh vĩ đại hoặc một bậc thầy thực sự vĩ đại trong thế hệ của con.

Ta lấy ví dụ, chúng ta có ba bậc phạm hạnh đã đạt quả vị trên đường đạo. Đỉnh đầu của họ đã được mở rộng. Ý thức của họ có thể đi ra và quay trở lại thân thể tùy ý. Họ thậm chí có khả năng khiến ý thức rời khỏi thân thể để nâng một vật hoặc rời khỏi thân thể họ để hành thiền. Họ có thể làm những việc đó không chút trở ngại. Họ hiểu tâm của họ và nhìn thấy bản tánh nguyên thủy. Họ đã đạt được giải thoát hoàn toàn. Những điều này và những thành tựu khác của họ phản ánh một chuỗi những năng lực chứng ngộ. Tuy nhiên, họ vẫn rất khiêm tốn.

Con phải đặc biệt thận trọng và chú tâm. Khi khám phá ra rằng con đang theo bất kỳ một trong những quan điểm xấu ác này, nếu con không sám hối một cách sâu sắc và sửa chữa ngay lập tức, con sẽ không đạt được kết quả từ việc thực hành bất kỳ pháp nào và thậm chí sẽ còn bị thoái hóa. Điều này đúng với bất cứ người nào, bất kể địa vị mà người đó có được, như những tổ sư, pháp vương, hay tôn giả. Đó là nghiệp xấu con phải trả từ việc không sửa chữa bản thân sau khi theo một trong những quan điểm xấu ác này. Con vẫn đang chịu ảnh hưởng của nghiệp xấu thậm chí nếu con cho rằng con không bị ảnh hưởng bởi con là một Bồ tát đã đạt quả vị Diệu giác. Con tự xưng đều đó chỉ có ý nghĩa rằng, con là bậc Bồ tát diệu giác giả mạo. Khi một vị bồ tát ở địa diệu giác khám phá ra lỗi lầm của mình, vị đó sẽ nói ngay như thế này “Tôi thật sai lầm. Tôi xin sám hối trước toàn thể chư Phật mười phương và trước các đệ tử của tôi!” Vị đó sẽ nói vậy bởi vì vị đó cởi mở và thẳng thắn và không có một chút phiền não nào. Do đó, cho dù địa vị của con có cao thế nào, nếu con không sám hối sau khi khám phá ra rằng, con đang theo một quan điểm xấu ác, con sẽ không được lợi lạc gì từ việc thực hành bất cứ Pháp nào. Con sẽ càng ngày càng xa với những năng lực của sự chứng ngộ.

Tại sao ta lại đề cập đến khái niệm “năng lực chứng ngộ”. Bởi vì có nhiều người mong muốn ta truyền pháp cho họ nhờ đó họ có năng lực siêu nhiên để hàng phục chúng sinh. Những vị rinpoche hay giảng sư loại này đã yêu cầu như vậy thực sự không chín chắn và rất vô minh! Các vị hộ pháp sẽ kiểm soát liệu con có đủ khả năng thể hiện năng lực chứng ngộ hay không. Khi con theo những quan điểm xấu ác này, các vị hộ pháp sẽ coi con như một người xấu. Họ ghi lại những lỗi lầm của con. Họ thậm chí, một ngày nào đó, có thể hỗ trợ việc cái chết đến với con. Tuy nhiên, con vẫn tham lam tìm cách lừa dối để có được năng lực chứng ngộ. Làm sao mà các vị hộ pháp có thể giúp con trong việc thực hiện sự lừa dối đó? Trong Phật pháp, chỉ có trạng thái chứng ngộ là tinh khiết, hoàn mỹ và không vị ngã. Không có chuyện đạt được khả năng siêu nhiên hay sức mạnh của Pháp nhờ sự may mắn. Chư Phật và chư Bồ tát sẽ không ban cho con những sức mạnh như vậy. Không phải là ta từ chối trao cho con những sức mạnh đó. Thậm chí ngay cả khi con học và thực hành các nghi lễ, con sẽ không thành công trong việc đạt được những sức mạnh đó. Hơn nữa, động cơ của con không tốt khi con tìm kiếm phương cách “hàng phục” chúng sinh một cách kỳ quặc. Con phải rõ ràng về điều này. Con không nên áp dụng những phương pháp để trấn áp họ. Con nên giáo hóa họ nhờ vào lòng từ bi bao la của mình.

Ta rất lấy làm xấu hổ khi ta không có được những năng lực chứng ngộ. Ta đã nói với Kaichu Rinpoche, “Sự hành trì pháp tập trung nội nhiệt của con thực sự đáng ngạc nhiên. Điều này đã gây ấn tượng đối với ta. Ta không có khả năng đó. Tuy nhiên, ta hy vọng rằng, ta sẽ không nhìn thấy con thể hiện sức mạnh này của mình lần thứ hai. Ta hy vọng sẽ nhìn thấy con thể hiện nhiều hơn Bồ đề tâm linh thánh dựa trên lòng từ bi vĩ đại. Nếu không có Bồ đề tâm, con sẽ không được hưởng bất cứ lợi ích gì đến từ chánh tư duy.”

Nếu con theo dù chỉ một quan điểm xấu ác mà không sám hối và sửa chữa rốt ráo, con không chỉ không có được năng lực chứng ngộ hoặc kinh nghiệm bất cứ kết quả tốt nào từ việc hành trì của mình, con sẽ còn phải ở trong luân hồi mãi mãi.

Hơn nữa, những ai thực sự vi phạm nghiêm trọng dù chỉ một quan điểm xấu ác, sẽ phải bị đọa xuống ba cõi thấp trong vòng luân hồi! Thậm chí, điều này không chừa cả những người nào dính dáng tới những kẻ đi theo một quan điểm xấu ác. Nếu con không rời bỏ những ai đang theo một quan điểm xấu ác và không hề thay đổi và sám hối, con sẽ bị ảnh hưởng bởi nghiệp xấu từ sự vi phạm của họ. Giờ ta sẽ nói về việc nếu con có liên quan với người theo một quan điểm xấu ác. Có thể con là đệ tử hoặc đồng môn của người đó. Con khám phá rằng người đó đã phạm vào một quan điểm xấu ác. Có thể ban đầu, người đó không ý thức được việc vi phạm này. Tuy nhiên, sau này, một ai đó nhắc nhở rằng anh ta đang vi phạm vào một quan điểm xấu ác, nhưng người đó không thay đổi hay sám hối. Nếu biết sự việc này mà con vẫn tiếp tục liên kết và không rời bỏ người đó, con sẽ chịu nghiệp xấu bởi sự vi phạm của anh ta. Điều này vô cùng nghiêm trọng.

Nếu một vị thầy không vi phạm một trong 128 quan điểm xấu ác và sai lầm này, người đó chắc chắn là một bậc phạm hạnh linh thánh. Những ai là đệ tử của vị thầy đó cần phải kính trọng và cúng dường thầy với một trái tim sùng kính nhất và nên làm mọi thứ có thể để giới thiệu người khác trở thành đệ tử của thầy. Bất kỳ người đệ tử nào làm điều này cũng tích tập được vô lượng công đức. Bất kỳ người đệ tử nào không theo 128 quan điểm xấu ác và sai lầm này là người sở hữu đức hạnh và phẩm chất của một bậc thầy linh thánh. Không nghi ngờ gì người đó sẽ không chỉ trở nên thành tựu mà chắc chắn còn làm lợi ích cho mọi người, cứu giúp chúng sinh và trở thành hình mẫu cho người khác.

Bài pháp trên đây được giảng từ tâm Bồ đề luôn vì mục đích làm lợi ích cho chúng sinh một cách bình đẳng và vô ngã. Mục tiêu là để làm lợi ích cho những ai là những vị thầy và để bảo vệ và chăm sóc chúng sinh để họ tích tập công đức làm nền tảng cho trí tuệ và phước báu. Tất cả những nguyên lý ta giải thích trên đây là phù hợp với Pháp và giáo lý của đạo Phật. Những gì ta giải thích trên đây không có gì vì lợi ích cho bản thân ta hay cho bất kỳ cá nhân cụ thể nào khác, và cũng hoàn toàn không mang tinh thần bộ phái. Mọi Phật tử nên hàng phục tâm mình và nuôi dưỡng tâm thái đúng đắn dựa trên những gì ta đã giải thích ở trên.

Tiếp đến, ta sẽ giải thích những quan điểm sai lầm. Những quan điểm sai lầm này ít nghiêm trọng hơn những quan điểm xấu ác. Tuy nhiên, việc theo hai hay ba quan điểm sai lầm cũng tạo nghiệp xấu gần như là theo một quan điểm xấu ác, tùy vào tính nghiêm trọng của từng quan điểm sai lầm mắc phải. Nếu con theo một quan điểm sai lầm nào đó mà kết quả của vi phạm tương đối nhẹ so với việc theo các quan điểm sai lầm khác, thì hậu quả xảy ra có thể không nghiêm trọng như vậy. Tuy nhiên, nếu con theo một quan điểm sai lầm nào đó mà kết quả của vi phạm nặng nề hơn việc theo những quan điểm sai lầm khác, những hậu quả xảy ra có thể rất nghiêm trọng. Con chắc chắn không nên chủ quan về thực tế này.

Những quan điểm sai lầm thông thường được tổng kết ở danh sách dưới đây. Cụm từ “thông thường” ở đây có nghĩa là không phải toàn bộ những quan điểm sai lầm được nêu ra dưới đây. Tuy nhiên, những quan điểm sai lầm quan trọng hơn đã được bao gồm.

90 QUAN ĐIỂM SAI LẦM

1. Quan điểm cho rằng, có thể hành thiền để thay thế cho việc đưa các khái niệm vào thực hành là chấp nhận được.

Ngay cả một số vị có đạo hạnh lớn cũng rơi vào quan điểm này. Những người mà ta đề cập đến là những bậc có đạo đức thực sự. Một số vị trong thời xưa cũng rơi vào quan điểm này. Ít nhất là họ đã phản ánh quan điểm này trong các bài giảng của họ, nhưng không làm như vậy trong thực tế. Những người có quan điểm này thường xuyên sử dụng các thuật ngữ như thiền định về bồ đề tâm, thiền định về tứ vô lượng tâm và thiền định về thập thiện.

Nếu một người ngay lúc bắt đầu tu tập mà sử dụng thiền định để thực hành Bồ Đề Tâm, Tứ Vô Lượng Tâm hay Thập Thiện là tu trì sai. Thực hành thiền liên quan đến chứng ngộ về tánh Không, nhận ra rằng các đặc điểm thuộc tính của hiện tượng là trống rỗng, chứng ngộ sự không bám chấp, cắt bỏ vọng tưởng, trở về với tâm nguyên thủy.

Làm như điều trên đã làm mất đi sự tu tập thật sự của lòng từ bi. Vì vậy, nó không thể tạo ra công đức. Làm sao người ta có thể thực hành bồ đề tâm như vậy? Do đó, khi thực hành tứ vô lượng tâm hay bồ đề tâm, người mới bắt đầu tu tập không nên dựa vào thiền định hay quán niệm. Họ phải dựa vào việc luyện tập đưa những khái niệm vào trong thực hành. Họ phải chuyển đổi những ý niệm cứng nhắc của họ vào hành động thực tế.

Họ nên tập trung tâm trí của họ và chuyển đổi tâm trí đó sang hành động. Họ phải đưa những khái niệm của họ vào thực hành, thực hiện những việc mang lại lợi ích cho chúng sinh và hiện thực hóa các ý nghĩa của pháp mà họ đang suy ngẫm. Họ nên thực hành như vậy một cách cụ thể qua từng lời nói và từng hành động của họ.

Điều này có nghĩa là đưa khái niệm vào thực hành. Chỉ khi người ta thành thạo trong việc đưa khái niệm vào thực hành thì người ấy mới có thể thực hành thiền để tu tập đến cảnh giới vô sở trụ. Từ thiền người ta sẽ nhập vào định. Từ đó người ta có thể thâm nhập sâu vào thực tế rằng sự rỗng không và sự tồn tại là không khác và cuối cùng có thể chứng ngộ trạng thái chân không diệu hữu.

2. Quan điểm cho rằng ngồi thiền là tu dưỡng bản thân.

Một số người nói rằng khi họ ngồi thiền là họ đang tu dưỡng bản thân. Ngồi thiền không phải là tu dưỡng, đó chỉ là ngồi thiền. Ngồi thiền chỉ để trực tiếp thể nghiệm mùi vị của tự tính. Thông qua quan sát trực tiếp người ta đi đến hiểu được tâm thức và nhìn thấy được bản tính tự nhiên của họ.

Tuy nhiên, mục tiêu này không phải lúc nào cũng có thể đạt được. Một số người sử dụng việc ngồi thiền với mục đích trực tiếp thể nghiệm chân lý tối hậu của Pháp nhưng không thể làm được như vậy. Tu dưỡng bản thân là một điều hoàn toàn khác. Ngồi thiền thì chưa được một phần mười của việc tu tập. Thiền chỉ là một trong sáu ba la mật (lục độ), không liên quan tới năm ba la mật còn lại. Trong việc tu dưỡng bản thân người ta phải đối mặt với chúng sinh trong đời sống thực tế, đối mặt với tâm thức của họ và hành động như Đức Phật đã làm.

3. Quan điểm cho rằng, chỉ đơn giản bắt ấn và niệm chú là thực hành Pháp.

Một số người bắt ấn và niệm chú và nghĩ rằng họ đang thực hành pháp. Điều này là sai lầm. Đó không phải là thực hành pháp. Ngoài bắt ấn và niệm chú, một bài thực hành pháp phải bao gồm các pháp khí, quán tưởng, phương hướng, thời gian và tất cả những nghi thức nêu trong tài liệu hướng dẫn pháp.

4. Quan điểm cho rằng, việc chỉ thực hành một pháp đã là tu dưỡng bản thân.

Quan điểm cho rằng việc chỉ thực hành một pháp cụ thể đã là tu tập là một quan điểm sai lầm. Một thực hành pháp là một thực hành pháp. Đó không phải là tu dưỡng bản thân. Tu dưỡng đòi hỏi phải thực hiện bồ đề tâm của lòng đại bi, phải tuân thủ các giới luật và nhiều điều khác.

5. Quan điểm cho rằng, việc nghiên cứu giáo lý trong kinh điển là tu dưỡng bản thân.

Một số người dành tất cả thời gian của mình nghiên cứu các giáo lý trong kinh điển. Họ có thể nhớ và trì tụng kinh điển lưu loát. Họ tự gọi mình là hành giả Phật giáo. Điều đó không chính xác. Họ chỉ là những học giả Phật giáo tham gia vào nghiên cứu Phật giáo. Họ không phải là người tu tập. Chúng ta không nên chấp nhận quan điểm sai lầm này. Chấp nhận nó có nghĩa là bản thân các con cũng có quan điểm sai lầm này hoặc các con chấp nhận người khác có quan điểm sai lầm này. Dù với cách nào thì nó cũng phản ánh một quan niệm sai lầm.

6. Quan điểm cho rằng, một người có quan điểm xấu ác và sai lầm vẫn có thể phát triển thành công những năng lực siêu nhiên thông qua sự thực hành của người đó.

Trong trường hợp này, người đã rơi vào quan điểm xấu ác hay quan điểm sai lầm nhưng vẫn nghĩ rằng họ có thể phát triển thành công năng lực siêu nhiên thông qua việc thực hành. Họ nghĩ rằng một ngày bánh trung thu sẽ rớt từ trên trời xuống khi họ đặt bàn tay mình ra hoặc hễ họ ra lệnh thì các vị hộ pháp sẽ xuất hiện ngay lập tức.

Điều đó là không thể. Không có những điều như vậy. Chỉ cần các con rơi vào quan điểm xấu ác hay quan điểm sai lầm các con sẽ không thể phát triển năng lực siêu nhiên thông qua thực tập. Thậm chí dù các con có phát triển năng lực siêu nhiên thì rồi nó cũng sẽ biến mất. Có hai vị rinpoche là hai ví dụ sống: Một người trong số họ đã có một nền tảng tốt trong Phật pháp. Vì vậy, ông ta yêu cầu được thọ quán đảnh Thiền Nhất Vị trong “Giải Thoát Đại Thủ Ấn Tối Thượng”

Tuy nhiên, sau khi nhận được lễ quán đảnh đó, ông ta không thể nhập định vào cảnh giới nhất vị, ở đó sự trống rỗng và tồn tại là một và giống nhau. Điều duy nhất có thể được làm là thực hiện một lễ quán đảnh khác, lần này là lễ quán đảnh Thần Tài Trắng. Sau khi nhận lễ quán đảnh Thần Tài Trắng, ông ta vẫn không thể đạt đuợc trạng thái phát sinh. Vì vậy việc nhận quán đảnh đã không thành công.

Vị rinpoche khác đã thực hành pháp tập trung nội nhiệt (tummo), ông ta có thể nâng nhiệt độ cơ thể của mình lên đến 163 độ F (73 độ C). Tuy nhiên, sau đó điều lạ lùng đã xảy ra. Nhiệt độ cơ thể ông có được từ việc thực hành pháp tập trung nội nhiệt càng ngày càng hạ thấp và hoàn toàn biến mất trong vòng nửa năm. Ông trở lại với tình trạng ban đầu của một chúng sinh bình thường.

Cả hai vị rinpoche đều thấy nguyên nhân các vấn đề của họ. Đó là họ đã rơi vào quan điểm xấu ác và quan điểm sai lầm. Một trong những vị rinpoche ngay lập tức sửa chữa chính mình. Ông đã nhận được một quán đảnh khác nhưng vẫn không thành công, Ông ta đã nhiều lần tìm nguyên nhân và đã tìm ra hơn ba quan điểm xấu ác hay quan điểm sai lầm ông đã rơi vào. Tuy nhiên, vì ông ta không sám hối triệt để, nên việc nhận quán đảnh lại vẫn không thành công. Cuối cùng ông ta đã sám hối một cách sâu sắc triệt để. Sau đó, ông ta đã có thể trải nghiệm trạng thái phát sinh trong suốt lần quán đảnh kế tiếp.

Vị rinpoche thứ hai là người đã thực hành pháp tập trung nội nhiệt. Sau khi ông ta sám hối triệt để từ tận lòng mình, một điều rất tuyệt vời đã xảy ra với sức nóng bên trong của ông. Nhiệt độ tâm phong minh điểm, tam mạch, ngũ luân, và mật luân của ông đều tăng theo từng ngày. Sự thực hành giáo pháp Tummo của ông từ từ trở về trạng thái ban đầu.

Chỉ hai ví dụ này đã nói rõ triệt để về điều trên. Vì vậy, tất cả mọi người phải nhớ rằng không thể có việc một người rơi vào quan điểm xấu ác và quan điểm sai lầm lại có thể đạt được năng lực siêu nhiên hay sự chứng ngộ.

7. Quan điểm cho rằng, việc một bậc thầy có thể đưa ra những yêu cầu phi lý đối với học trò là chấp nhận được.

Thậm chí có rất nhiều người được gọi là đạo cao vọng trọng rơi vào quan điểm này. Họ tự coi mình là quá tuyệt vời và nghĩ rằng đệ tử phải chấp nhận những yêu cầu vô lý của họ như là một biểu hiện tuân theo của ba nghiệp. Trên thực tế, những người được gọi là đạo cao vọng trọng như vậy có tâm thái ích kỷ của một kẻ phàm phu. Họ chắc chắn không có khả năng siêu nhiên thật sự. Quan điểm như vậy là sai lầm.

Có lẽ họ hành động theo những lời nói sai lầm của các bậc cao đạo thuở xưa. Trên thực tế, họ đã sai bất kể việc họ dựa vào quy định của bất cứ bậc cao đạo cổ xưa nào. Một bậc thầy không có quyền đưa ra một yêu cầu vô lý đối với đệ tử. Nếu vị thầy là một bậc thánh thì càng phải giảng pháp một cách đúng đắn hơn. Ông ta không nên gây ra thậm chí một chút hiểu lầm có thể tổn hại về thể chất hoặc tinh thần cho đệ tử. Một bậc thầy linh thánh càng phải dùng đạo đức vô tư vị tha của mình để thu hút chúng sinh đến với Phật pháp.

Bất cứ ai nghĩ rằng một bậc thầy có thể đưa ra những yêu cầu phi lý đối với đệ tử là chứa chấp quan điểm sai lầm này. Tuy nhiên, chỉ trong một trường hợp vị thầy kiểm tra đệ tử để xem duyên nghiệp đệ tử đó đối với Pháp, bậc thầy có thể sử dụng các phương pháp đặc biệt để quan sát đệ tử.

Tuy vậy, một tiêu chuẩn cơ bản là người thầy phải làm điều đó dựa trên tấm lòng đại bi dành cho đệ tử và vì lợi ích tương lai của đệ tử hơn là lợi ích cá nhân của người thầy. Hơn nữa, những người duy nhất đủ điều kiện để thực hiện những bài kiểm tra như vậy là những bậc thầy linh thánh, những bậc thầy đã đạt đến hai bậc cao nhất trong sáu bậc của năng lực kim cương. Ví dụ như đạo sư Marpa, người đã kiểm tra tổ sư Milarepa.

8. Quan điểm cho rằng, việc nghe hoặc đọc những quan niệm ngoại đạo của ai đó mà không lưu ý với thính chúng rằng đó là những quan niệm ngoại đạo là chấp nhận được.

Những người có quan niệm này khi thấy ai đó tuyên truyền tà thuyết có hại cho chúng sinh, họ chỉ nghĩ đến việc tu tập của bản thân mà không quan tâm đến người khác. Họ nghĩ: “Sai lầm của người khác tức là sai lầm của tôi. Xem tất cả mọi người như là một thực thể chính là có một lòng đại từ đại bi. Tôi sẽ không nói cho người khác biết về điều này. Tôi sẽ không làm điều đó. Tôi sẽ chỉ tập trung vào tu tập bản thân".

Quan điểm như vậy là sai lầm. Các con phải làm tất cả những gì các con có thể để ngăn chặn những tà thuyết. Các con nên nói cho những người đã nghe các ý tưởng đó như thế này: “Tất cả những gì các bạn đã nghe là những tà thuyết đi ngược lại những giáo lý kinh điển. Thầy của chúng tôi Đức Phật Kim Cương Trì III tuyệt đối không giảng như vậy.” Các con phải ghi nhớ một điều. Bất cứ khi nào các con nhìn thấy một người tuyên truyền những tà thuyết, các con phải báo cho chúng sinh để họ hiểu. Đừng để những tà thuyết của người ấy tiếp tục lan truyền làm hại chúng sinh nhiều hơn.

Tuy nhiên các con phải ghi nhớ rằng nếu những lời nói ti tiện của kẻ ấy trực tiếp làm tổn hại đến con thì hãy nghĩ rằng, “Sai lầm của người khác tức là sai lầm của mình. Xem tất cả mọi người như là một thực thể chính là lòng đại từ đại bi.” Các con con nên lặng lẽ chịu đựng sự sỉ nhục đó và không nên nói cho người khác biết về nó.

9. Quan điểm cho rằng việc ốm đau có thể chữa khỏi được bằng sự cầu nguyện gia trì mà không tu dưỡng bản thân.

Những người có quan điểm này nghĩ rằng không tu dưỡng bản thân thì bệnh của họ vẫn có thể được chữa khỏi chỉ bằng cách cầu chư Phật và chư Bồ tát hay đạo sư của họ gia trì cho họ. Suy nghĩ như vậy là sai lầm. Người ta phải tu dưỡng bản thân. Tu dưỡng bản thân, cầu nguyện sự gia trì cộng thêm uống thuốc, làm tất cả những điều đó thì bệnh của người ấy mới được chữa khỏi.

10. Quan điểm cho rằng, thuốc của Phật giáo có thể chữa trị mọi chứng bệnh. 

Những người có quan điểm này nghĩ rằng những loại thuốc khác nhau như là thuốc kéo dài cuộc sống (trường thọ hoàn), thuốc quý giá nhất (chí bảo hoàn), thuốc quý (đại bảo hoàn), thuốc kim cương (kim cương hoàn), thuốc cam lộ (cam lộ hoàn) có thể chữa được bách bệnh. Đây là điều vô lý, các con không nên chấp nhận. Quan điểm này là vi phạm luật nhân quả. Nếu các con chấp nhận nó các con đã rơi vào quan điểm sai lầm. Không sai, ta có rất nhiều thuốc của Phật. Hơn nữa đều là thuốc quý. Trong đó có nhiều loại thuốc linh thánh thật sự có sức gia trì rất lớn. Tuy nhiên, chúng tuyệt đối không phải là thuốc chữa trị bách bệnh.

11. Quan điểm cho rằng, một người có thể ăn thịt sau khi người đó được xuống tóc và trở thành tu sĩ.

Sau khi một người đã xuống tóc và trở thành một tu sĩ, người đó sẽ thọ nhận các giới luật, chẳng hạn như giới luật dành cho các nữ tu mới tu (sa-di ni giới), giới luật dành cho các nhà sư nam mới tu (sa-di giới), giới luật dành cho nữ tu (tỉ -khâu ni giới), giới luật dành cho các nhà sư nam(tỉ-khâu giới) v.v.. Một khi các con đã thọ nhận những giới luật như thế, các con không được phép ăn thịt. Đây là một quy định rất nghiêm ngặt. Dù các con ở trong bất cứ địa vị nào, nếu ăn thịt các con sẽ bị vi phạm giới luật.

12. Quan điểm cho rằng, không cần phải thực hành bồ đề tâm sau khi con đã nhận được quán đảnh cao cấp.

Những người có quan điểm này cho rằng: “Hôm nay tôi đã thực hành một bài Pháp cao cấp. Tại sao tôi phải thực hành bồ đề tâm nữa? Pháp mà tôi nhận được tuyệt vời như vậy, tôi sẽ sớm đạt được thành tựu. Tôi không cần thực hành bồ đề tâm nữa.” Đây là quan điểm sai lầm. Nếu người ta không hành động bằng bồ đề tâm, thì kết quả thực hành bất kỳ một Pháp cao cấp nào đều sẽ giống như sự phản chiếu của mặt trăng trên mặt nước hoặc sự phản chiếu của những bông hoa trong gương - nhìn thấy được nhưng không có thật.

13. Quan điểm cho rằng, không thực hành sáu hạnh ba la mật là chấp nhận được.

Cho dù các con đang thực hành Pháp nào, các con vẫn phải thực hành sáu hạnh ba la mật: bố thí, trì giới, tinh tấn, nhẫn nhục, thiền định và trí tuệ. Nếu các con nghĩ rằng các con không cần phải thực hành sáu ba la mật thì các con đã rơi vào quan điểm sai lầm. Dù các con có thực hành bất kỳ Pháp nào cũng không thể thay thế cho sáu ba la mật.

14. Quan điểm cho rằng, có tồn tại một Pháp tối thượng có thể phù hợp với tất cả chúng sinh.

Các đệ tử của ta thường nói: “Pháp của chúng tôi là cao cấp nhât. Pháp của Đức Phật Kim Cương Trì III là tối thượng. Nó là vô song. Nó có thể cứu độ tất cả chúng sinh. Không có chúng sinh nào mà Pháp này không cứu độ được!” Hôm nay ta nói cho tất cả các con rằng quan điểm này là sai lầm. Có một số chúng sinh không thể cứu độ được, một số chúng sinh là những kẻ xấu ác. Họ thậm chí còn phỉ báng Pháp. Ba nghiệp của họ sẽ không phù hợp với Pháp. Một số người trong họ là ma quỷ thật sự muốn chống lại Phật Pháp.

Hơn nữa, trong Phật Pháp, không có Pháp nào là Pháp tối thượng phù hợp với tất cả chúng sinh. Chưa bao giờ có một Pháp nào như vậy. Trong số tất cả các chư Phật, không có một vị Phật nào có Pháp như vậy. Chúng sinh là những thực thể với những điều kiện nghiệp khác nhau. Một người sẽ trải nghiệm được lợi ích từ việc thực hành Pháp chỉ khi Pháp đó phù hợp với người ấy. Một người sẽ không thể trải nghiệm được lợi ích từ việc thực hành Pháp nếu Pháp đó không phù hợp với người ấy.

Mặc dù có Pháp vô cùng tuyệt vời, nhưng một bậc thầy sở hữu Pháp đó sẽ không dạy cho người không có đủ lòng sùng mộ. Thậm chí nếu vị thầy có dạy Pháp như vậy cho người đó thì họ cũng không thể thực hành Pháp thành công. Vì vậy, mặc dù Pháp như vậy là tốt nhưng nó vẫn không thể cứu được họ.

15. Quan điểm cho rằng, có thể tiến hành một buổi lễ quán đảnh ở một vị trí cách xa nơi mà người nhận quán đảnh đang ở.

Luôn luôn có những buổi lễ quán đảnh như vậy trong xã hội. Những người thực hiện chúng thực chất là những thầy giả hiệu. Ví dụ, một ai đó đang ở một nơi xa, ông ta gửi một số tiền cùng với tên và địa chỉ của mình cho một hành giả Mật tông - người sẽ tiến hành buổi lễ quán đảnh. Vị hành giả Mật tông này sau đó sẽ tiến hành một buổi lễ quán đảnh cho người đó. Đó gọi là lễ quán đảnh từ xa. Những người tiến hành nó là những kẻ hoàn toàn bịp bợm.

Mặc dù họ mặc quần áo của người tu tập Phật giáo nhưng họ chỉ là những kẻ phàm phu tục tử xấu ác. Các con phải hiểu rằng trước khi các con học một Pháp, cần phải xác định liệu các con có một nền tảng tâm linh phù hợp và liệu các con có là người phù hợp để nhận Pháp đó hay không. Các con phải trải qua sự quan sát và kiểm tra rất nghiêm ngặt. Một buổi lễ quán đảnh không thể được tiến hành cho một người không gặp gỡ người thực hiện lễ quán đảnh, người chưa trải qua những bài kiểm tra và người chưa được xác định phù hợp với những tiêu chuẩn của Pháp. Nếu các con đồng ý với quan điểm nhận lễ quán đảnh từ xa là các con đã sai lầm.

16. Quan điểm cho rằng, miễn là con làm việc thiện, con có thể đạt giải thoát mà không cần thực hành Pháp.

Những người có quan điểm này cho rằng miễn là họ làm việc thiện như: xây nhiều chùa, mở một số tuyến đường hoặc cung cấp cứu trợ cho một số người có nhu cầu, họ có thể đạt được giải thoát mà không cần thực hành Pháp. Đây là quan điểm sai lầm. Làm những việc tốt như vậy sẽ nhận được quả là phần thưởng của nghiệp hạn chế như những phước báu ở cõi người và cõi trời. Nó sẽ không dẫn đến giải thoát. Người ta có thể đạt được giải thoát chỉ khi người đó kết hợp làm viện thiện cùng với sự tu tập và thực hành Pháp.

17. Quan điểm cho rằng, việc cắt bỏ bám chấp vào bản ngã đồng nghĩa với việc không quan tâm đến sự khổ đau của những người khác.

Trong nổ lực thoát khỏi bám chấp vào bản ngã, những người có quan điểm này cho rằng họ không phải quan tâm đến nỗi đau khổ của người khác, thậm chí cho dù là người thân của họ đang đau khổ. Họ nghĩ rằng nếu quan tâm đến bệnh tật hay nỗi buồn của người khác, họ sẽ bị bó buộc bởi sự lo lắng về những nỗi đau đó. Họ quyết định làm ngơ trước những nỗi đau như vậy và nghĩ rằng đó là cắt bỏ bám chấp vào bản ngã.

Đây là một quan điểm sai lầm. Cắt bỏ bám chấp vào bản ngã có nghĩa là đặt lợi ích riêng của bản thân sau cùng và đặt lợi ích của người khác lên đầu. Nó có nghĩa là không làm hại kẻ khác về thể chất hoặc tinh thần và không làm họ đau buồn. Tuy nhiên, tất cả những gì chúng ta làm phải xuất phát từ bồ đề tâm. Chúng ta không được tạo ra bất kỳ bám chấp nào vào bản ngã. Đây là sự tu tập thật sự để cắt bỏ bám chấp vào bản ngã.

18. Quan điểm cho rằng, việc chứng ngộ tánh Không không liên quan đến năng lực thực chứng và công đức.

Ngày xưa có nhiều người đi theo quan điểm này, ngày nay cũng có nhiều người như vậy. Những người có quan điểm này nghĩ rằng việc chứng ngộ tánh Không có nghĩa là hiểu được sự rỗng không của tứ đại và sống một cuộc sống không bị ô nhiễm bởi các đối tượng của sáu giác quan. Làm sao công đức và năng lực thực chứng lại có thể tồn tại trong tánh Không đây?

Đây là một quan điểm sai lầm. Tất cả các năng lực siêu nhiên đều phát sinh từ việc thực chứng tánh Không. Những thực chứng về tánh Không đạt được thông qua công đức tính luỹ được từ tu tập. Chỉ bằng cách chuyển đổi nghiệp của một người thông qua tu tập tích lũy công đức người ấy mới có thể chứng ngộ tánh Không. Đó là lý do tại sao Đức Phật dạy tất cả chúng sinh liên tục thực hành sáu hạnh ba la mật, tuân thủ các giới luật và v.v… Đây là cách nhìn mà từ đó con sẽ hiểu vấn đề này.

19. Quan điểm cho rằng, tất cả những người lãnh đạo một dòng truyền thừa chính thống đều là những đạo sư xứng đáng dẫn đầu dòng phái của họ.

Những người có quan điểm này nghĩ rằng người thầy hướng dẫn một mạch pháp chính thống phải là những đạo sư dẫn đầu hợp pháp dòng phái của họ. Tình hình này gây ra sự nhầm lẫn to lớn và hỗn loạn trong giới Phật giáo và là một vấn đề nghiêm trọng nhất. Có thể nói rằng trong số một trăm người được gọi là bậc thầy lãnh đạo dòng truyền thừa chính thống của họ, hầu như tất cả là giả mạo.

Vậy dòng truyền thừa của họ có chính thống không? Dòng truyền thừa của họ là chính thống, nhưng thường thì sự tu tập và thực hành của họ là sai. Trong số một ngàn vị thầy lãnh đạo dòng phái có lẽ chỉ duy nhất một vị là lãnh đạo xứng đáng dẫn đầu dòng phái của họ. Đó là bởi vì tu tập là hành vi của cá nhân. Việc một bậc thầy dẫn đầu của dòng truyền thừa chính thống là xứng đáng phải phụ thuộc vào sự tu dưỡng và thực hành cụ thể. Các con không thể chỉ đơn giản nhìn vào dòng truyền thừa của họ mà xác định sự xứng đáng của họ.

Ví dụ, ta, Kim Cương Trì III trực tiếp truyền pháp. Đây là dòng truyền thừa Pháp thật sự. Các đệ tử của ta thường tu dưỡng bản thân và thực hành tốt. Những năng lực siêu nhiên mà họ đã thực chứng có được là rất hiếm hoi và ít thấy trên thế giới này. Tuy nhiên, ta vẫn có không ít đệ tử, bao gồm cả một số là các bậc thầy, đi theo quan điểm xấu ác và quan điểm sai lầm. Hơn nữa, họ không chỉ rơi vào một hoặc hai trong số những quan điểm đó. Vì vậy, tất cả các con phải chú ý vấn đề này. Dùng 128 quan điểm này để xác định người nào có sự hiểu biết đúng và có quan điểm đúng đắn hay không và người nào là một đạo sư xứng đáng dẫn đầu dòng phái của họ.

Một vài đệ tử nói với ta: “ Thưa Đức Phật, Ngài có thể nói về những quan điểm sai lầm một cách mềm mại hơn không? Nếu không, làm thế nào chúng con có thể ra ngoài và cứu độ chúng sinh? Có tông phái nào nói rằng đệ tử của họ là có vấn đề? Dù thế nào không phải là chúng con vẫn tốt hơn nhiều so với những người được gọi là cao tăng và những đại đức ở các tông phái của họ sao?” Ta nói với họ "Cho dù con có tốt hơn họ nhiều hay ít đều không có tác dụng."

"Các con phải trở thành những vị thầy thuần tịnh trên con đường đi đến giác ngộ. Thậm chí nếu các vị thầy trong giới Phật giáo, bao gồm tất cả các con, tất cả đều than phiền về ta và rời bỏ ta, ta vẫn phải nói về những chính kiến và những quan niệm đúng đắn để duy trì giáo Pháp thật sự của các đấng Như Lai và bảo vệ những gốc trí huệ dẫn đến giải thoát của chúng sinh."

20. Quan điểm cho rằng việc tiến hành một buổi lễ quán đảnh hoặc truyền Phật pháp vì tiền là chấp nhận được.

Có những người tổ chức ngay lập tức một lễ quán đảnh cho một người nào đó sau khi nhận được tiền cúng dường của họ. Làm như vậy là đã rơi vào quan điểm sai lầm. Cho dù một lễ quán đánh được tổ chức hay không nên được dựa trên năng lực tâm linh và thiện căn của người được nhận. Không được để một lễ quán đảnh được thực hiện đơn giản chỉ dựa trên sự cúng dường bằng tiền bạc.

Các đệ tử nên cúng dường cho thầy của họ. Dĩ nhiên, ta không nói là các con nên cúng dường cho ta. Ta đã nói là ta không nhận cúng dường. Điểm mấu chốt là phải có một sự hiểu biết rõ rằng sau đây: một người không nên nhận được một lễ quan đánh chỉ vì người đó đã trả tiền và người ta không nên nhận được Phật pháp chỉ vì người đó đã trả tiền. Một lễ quán đảnh được thực hiện dựa trên tiền bạc là một lễ quán đảnh sai trái.

Điều này cũng có nghĩa những ai tổ chức lễ quán đảnh khi được trả tiền là những người thầy giả. Nếu các con không tin điều này, thì hãy để vị thầy như vậy tham gia kiểm tra sáu bộ về tư cách của một người thầy. Các con sẽ thấy ngay vị thầy đó là thật hay giả.

21. Quan điểm cho rằng, những ai được kế thừa vị trí lãnh đạo của một ngôi chùa lớn chắc chắn là một thánh nhân đạo hạnh.

Có một số ngôi chùa rất lớn. Và khi có ai đó kế thừa vị trí cao nhất của ngôi chùa như vậy, tất cả mọi người thường nghĩ rằng người kế tục này chắc chắn là một thánh nhân. Điều đó không đúng. Hãy nhớ những gì ta nói ở đây. Không có gì đảm bảo rằng người đứng đầu một ngôi chùa vĩ đại là một thánh nhân. Ông ta có thể là một thánh nhân, hoặc ông ta cũng có thể chỉ là một người bình thường. Tất cả mọi thứ phải dựa trên sự thật tuyệt đối, không phải trên bất cứ điều gì khác ngoài sự thật tuyệt đối.

22. Quan điểm cho rằng, một ngôi chùa nhỏ chẳng có vị tu sĩ nào xuất sắc.

Khi một người theo quan điểm này thấy một ngôi chùa rất nhỏ và chỉ có hai nhà sư, họ sẽ thắc mắc làm sao một ngôi chùa bé như vậy có thể có bất cứ tu sĩ xuất sắc nào ở đó? Đối với họ, điều đó là không thể. Đây cũng là một quan điểm sai lầm. Một ngôi chùa nhỏ cũng có thể có các tu sĩ xuất sắc. Không thể kết luận một tu sĩ xuất sắc bởi kích thước của ngôi chùa nơi tu sĩ đó cư trú trong hay bởi dòng truyền thừa của người đó. Nếu sự tu tập, thành quả và chứng ngộ của tu sĩ đó to lớn, thì họ sẽ là tu sĩ xuất sắc. Những người bình thường không biết về dòng truyền thừa của một số tu sĩ xuất sắc vì những tu sĩ thực sự xuất sắc này không khoe khoang tự ca ngợi mình do bám chấm vào bản ngã. Họ không tiết lộ bản thân mình. Ví dụ đã có sự thắc mắc về nơi mà Kaichu Rinpoche đã học được năng lực tập trung nội nhiệt (tummo) của mình. Người bình thường không có cách nào biết được dòng truyền thừa mà từ đó ông đã nhận được Pháp này. Tới giờ họ vẫn không biết.

23. Quan điểm cho rằng, việc giảm bớt tinh tấn trong thực hành sau khi đã hiểu tâm và nhìn thấy bản tính tự nhiên của con là chấp nhận được.

Có những người hiểu được tâm và nhận ra bản tính tự nhiên của họ. Sau khi họ đạt được năng lực chứng ngộ và hiểu bản chất của mọi hiện tượng và chân như, họ giảm bớt sự thực hành. Họ không còn cảm hứng thực hành giáo pháp và không thực hành tinh tấn sáu hạnh ba-la-mật. Họ chỉ muốn lặp lại một hoặc hai câu châm ngôn.Trong quá trình giảng dạy người khác, họ nói, "Hãy nhớ những gì ta sắp nói. Con phải quán tưởng. Quán tưởng năng lượng này và giữ vững. Tâm thức của con phải đứng yên. Hãy để suy nghĩ đã sinh của con ra đi và không để phát sinh suy nghĩ tiếp theo...” Những từ như vậy hoàn toàn là tà thuyết, hoàn toàn vô nghĩa và và hoàn toàn sai lầm. Một người thầy cần dạy cho người khác cách tu tập và hành động trong bồ đề tâm. Đó là những điều mà người đã hiểu tâm và nhìn thấy bản tính tự nhiên của họ nên làm. 

24. Quan điểm cho rằng, việc trì hoãn học hỏi giáo lý đạo Phật cho tới khi con hết vướng bận những việc thế gian là chấp nhận được.

Một số người nghĩ rằng, "Hiện tại tôi rất bận rộn. Tôi sẽ học hỏi Phật pháp sau khi hoàn tất công việc đang làm” hoặc "Tôi sẽ học hỏi Phật pháp sau khi doanh nghiệp của tôi phát triển tốt" hoặc "Tôi sẽ học hỏi Phật pháp sau khi đã già hơn và nghỉ hưu”. Ngay khi con nghĩ như thế, con đã gieo những hạt giống của sự thoái chuyển. Những hạt giống đó được trồng ngay tại thời điểm con có quan điểm sai lầm này. Việc học Phật pháp phải được bắt đầu ngay bây giờ. Tư duy đúng đắn phải được thiết lập ngay lập tức. Con nên bắt đầu ngay bây giờ - tại thời điểm này trong khi ta đang giảng. Vì không có ngày tháng cố định cho một người để chết, và con không biết ngày con sẽ chết.

25. Quan điểm cho rằng, một người có số lượng lớn đệ tử là một bậc thánh nhân linh thánh và đạo hạnh.

Khi những người có quan điểm rằng ai đó có một số lượng lớn các môn đồ, chẳng hạn như trên một trăm ngàn, hơn một triệu, ba hoặc bốn triệu, họ nghĩ rằng, "Điều này thật đáng kinh ngạc. Ông ấy là một bậc thánh vĩ đại!” Quan điểm như vậy là sai lầm. Dù một người có thể có nhiều đệ tử đến thế nào, ông ấy có thể vẫn không phải là một bậc thánh. Trong số những người có nhiều đệ tử, có những người thực sự là những bậc thánh vĩ đại. Một trong số họ là đức Pháp vương Dodrupchen IV Thupten Trinle Palzang, hóa thân của đức Liên Hoa Sanh. Vì thế, con hãy nhớ phải rất cẩn thận. Sự nổi tiếng của một người không phản ánh bản chất chứng ngộ linh thiêng của người đó.

Ta biết ba vị thánh nhân đạo hạnh vĩ đại; một trong số đó có một ít đệ tử là các rinpoche, và hai vị còn lại chưa bao giờ có bất kỳ một đệ tử nào. Tuy nhiên, trong số những vị pháp vương giả mạo, rinpoche giả mạo, và các vị giảng sư giả mạo – những người có hơn một triệu người môn đệ và nói những lý thuyết rỗng tuếch, đã có ai trong số những người này thể hiện chứng ngộ cao và đạt được thành tựu tuyệt vời như ba vị ta đã nói ở trên hay chưa? Họ thậm chí không thể tiến gần tới cấp độ của ba vị kia. Vì vậy, đó là quan điểm sai lầm khi coi một người là bậc thánh dựa trên số lượng của các môn đệ mà ông ta có.

26. Quan điểm cho rằng, việc coi một người không có sự chứng ngộ linh thánh và Bồ-đề tâm như là một bậc thánh nhân thực thụ là chấp nhận được.

Một số người vừa không có cả sự chứng ngộ linh thánh lẫn Bồ đề tâm. Tuy nhiên, những bài giảng pháp của họ lại thu hút người nghe và rất dễ chịu khi nghe. Hơn nữa, vì thế gian không hiểu các kinh điển và luận giải, họ đánh giá sai về những người này. Tất cả điều đó đem tới kết quả là những người như vậy đang được coi như là những bậc thánh. Quan điểm này là một sai lầm. Một bậc thánh thực sự phải có sự chứng ngộ linh thánh, và người đó còn phải có Bồ đề tâm. Không thể thiếu một trong hai điều này.

27. Quan điểm cho rằng, có thể nhìn nhận một vật như kho tàng ẩn mật linh thánh (terma) trong khi đó không phải là kho tàng ẩn mật theo đúng nghĩa.

Nhiều người rất đạo đức và các rinpoche ở Tây Tạng thường đưa một terma cho người khác và nói với họ rằng đó là một terma. Họ nói rằng terma như vậy đã được phát hiện bởi vị thầy rất tuyệt vời này hay một vị pháp vương rất vĩ đại kia trong tháng nào đó, của năm nào đó, tại địa điểm nào đó. Đó không phải là một terma theo nghĩa tuyệt đối. Một terma theo nghĩa tuyệt đối là gì? Là terma đó phải được xác thực. Việc xác thực này sẽ chứng minh một terma được nói tới có chính thống hay không. Một pháp cụ thể phải được thực hiện theo đúng giáo pháp. Nếu trong lúc thực hiện pháp đó, các hiện tượng linh thánh được nhìn thấy chứ không phải là hiện tượng ảo, hay chỉ là sự thay đổi ánh sáng, hình dáng và màu sắc, thì nó có thể được gọi là terma theo nghĩa tuyệt đối. Nếu con coi bất cứ thứ gì không phải là một terma theo nghĩa tuyệt đối như một terma chính thống, thì con đang có quan điểm sai lầm này.

28. Quan điểm cho rằng, việc cố ý chối bỏ những gì mà thực tế con đã nói hoặc làm là chấp nhận được.

Một bậc thánh chắc chắn sẽ không phủ nhận những gì mình đã nói hoặc đã làm. Bất cứ ai không thực hiện những gì họ nói rằng họ sẽ thực hiện hoặc những người phủ nhận những gì họ đã làm trong thực tế, thì người đó không phải là một bậc thánh. Họ không phải là một vị thầy có đủ tư cách. Con đi theo quan điểm sai lầm này nếu bản thân con có nó và hành động theo nó, hoặc nếu con chấp thuận những người khác có nó và hành động theo nó.

29. Quan điểm cho rằng, việc cố ý che giấu những vấn đề với người thầy đạo hạnh và linh thánh của con là chấp nhận được.

Một số người cố tình che giấu vấn đề với người thầy linh thánh của họ. Họ lo sợ sẽ bị người thầy linh thánh chỉ trích,phê bình nếu người thầy biết về những vấn đề đó. Hoặc họ cảm thấy quá xấu hổ khi phải nói ra những điều đó với người thầy linh thánh của mình. Vì vậy, họ cố tình che giấu các vấn đề với người thầy. Đây là một quan điểm sai lầm.

30. Quan điểm cho rằng, con có thể trở nên thành tựu trong Pháp nếu con có một hay vài viên trong năm loại thuốc vĩ đại.

Những người có quan điểm này nghĩ rằng họ có thể thành tựu một khi họ có một viên thuốc kim cương (kim cương hoàn), thuốc quý (đại bảo hoàn), thuốc quý giá nhất (chí bảo hoàn), thuốc cam lộ (cam lộ hoàn), và/hoặc thuốc trường thọ (trường thọ hoàn). Có những viên thuốc là một điều tốt nhưng không liên quan gì tới việc đạt được các thành quả. Một người phải dựa vào sự tu tập thực sự để trở nên thành tựu.

31. Quan điểm cho rằng, con không có hạt giống để trở thành một vị Phật bởi vì nghiệp của con quá nặng.

Một số người nghĩ rằng nghiệp xấu của họ quá nặng. Họ nghĩ “Nghiệp xấu của tôi quá nặng. Nghiệp tiêu cực của tôi quá sâu dày. Tôi đã làm nhiều điều xấu xa. Than ôi, tôi thật đáng thương. Tôi sẽ không bao giờ có được hạt giống để trở thành một vị Phật”. Đây là một quan điểm sai lầm. Cho dù nghiệp của con nặng đến thế nào, miễn là con hối cải một cách chân thành, trở thành người tốt, tu dưỡng bản thân và học Phật pháp thật tốt, con cũng có thể đạt đến giác ngộ. 

32. Quan điểm cho rằng, một chúng sinh ở cõi phi nhân không có Phật tánh.

Những ai theo quan điểm này nghĩ rằng, chỉ có mỗi loài người có Phật tánh và tất cả các loài còn lại thì không. Họ nghĩ rằng một vài chúng sinh khác đương nhiên ở cấp thấp và một số khác đương nhiên được sinh ra chỉ để làm thức ăn cho con người. Như vậy là sai. Mọi sinh linh sống đều bình đẳng. Tất cả họ đều có cảm xúc. Tất cả họ đều có buồn và vui. Hơn nữa, tất cả họ đều nằm trong sáu cõi luân hồi và chuyển từ cõi giới này sang cõi giới khác thông qua việc tái sinh. Hãy suy ngẫm về điều này và con sẽ hiểu. Loài người có Phật tánh. Liệu có thể xảy ra trường hợp khi một người tái sinh thành một con chim, chú chim đó lại không thể có Phật tánh hay sao?

33. Quan điểm cho rằng, miễn là một người học Pháp, người ấy có thể đạt những năng lực chứng ngộ.

Những ai theo quan điểm này nghĩ rằng, miễn là họ học Phật pháp, họ sẽ chắc chắn có được năng lực chứng ngộ. Điều này là không thể. Một người phải dựa vào sự tu tập để có được khả năng chứng ngộ. Đương nhiên, sẽ là tốt nhất nếu dựa trên Pháp Giải Thoát Đại Thủ Ấn Tối Thượng. Đây là Phật pháp cao nhất. Vào thời điểm nhận được một quán đảnh “trạng thái hành trì” nội mật dạng linh thánh, một người có thể phát tâm tu tập đúng đắn, bắt đầu hành trì đúng đắn và thâm nhập Phật pháp thực sự. Do đó, người đó có thể kết hợp phát tâm, sự hành trì và năng lực thệ nguyện của họ cùng với giáo pháp linh thánh. Đó là giáo pháp duy nhất mà nhờ đó, người đó có thể chứng ngộ năng lực thánh linh ngay lập tức. Tuy nhiên, để nhận được quán đảnh “trạng thái hành trì” này, người đó đầu tiên phải học tốt và hành các pháp tu sơ khởi và chính yếu của Pháp Giải Thoát Đại Thủ Ấn Tối Thượng, điều tuyệt đối không thể thiếu trên con đường tu tập.

34. Quan điểm cho rằng, việc không sửa chữa lỗi lầm ngay là chấp nhận được.

Khi người theo quan điểm này nhận ra rằng họ vừa tạo ra một lỗi lầm, họ không sửa chữa ngay lập tức. Họ thực hiện điều đó sau một thời gian, có thể sau nửa tiếng hoặc chỉ sau mười phút. Mọi hành vi như vậy đều không đúng đắn. Lỗi lầm cần được sửa chữa ngay lập tức. Sửa chữa lỗi lầm ngay lập tức chính là theo chính kiến.

35. Quan điểm cho rằng, một người làm những thiện hạnh và bố thí cho người khác chắc chắn phải là một vị cao tăng hoặc một bậc đạo hạnh vĩ đại.

Khi những người theo quan điểm này nhìn thấy một ai đó vốn được coi như một bậc cao tăng hay đạo hạnh vĩ đại làm việc thiện và bố thí hào phóng cho người khác, họ nghĩ rằng bởi vì người đó thật tốt bụng và thích giúp đỡ người khác, như vậy, chắc chắn đó là một bậc cao tăng hoặc đạo hạnh vĩ đại và chắc chắn là một thánh nhân. Tuy nhiên, họ lại không quan tâm đến việc liệu người đó có hiểu kinh điển không, liệu người đó có theo những quan điểm xấu ác hay sai lầm không, hoặc liệu người đó có sở hữu pháp linh thánh không. Như vậy là sai lầm.

36. Quan điểm cho rằng, việc thay đổi một giáo pháp, thủ ấn hoặc mật chú là chấp nhận được.

Nhiều người thường tạo ra những ấn quyết quyết hoặc thần chú sai nhằm lừa dối chúng sinh. Con phải hiểu rằng, mỗi ấn quyết và thần chú tương ứng với một vị thần hộ pháp cụ thể. Hơn nữa, một ấn quyết phải được áp dụng kết hợp với thần chú tương ứng. Chỉ khi đó, một ấn quyết hoặc thần chú mới thực sự hiệu quả. Sẽ không chấp nhận được nếu con có suy nghĩ thay đổi một giáo lý, một ấn quyết hoặc một thần chú đã được viết trong giáo lý. Cũng sẽ không thể chấp nhận được nếu con nhìn thấy người khác làm điều này mà không phản đối. Tất cả điều này, kể cả việc thay đổi bài pháp truyền khẩu đã được ghi âm của ta về Phật pháp, đều phản ánh một quan điểm sai lầm nghiêm trọng.

37. Quan điểm cho rằng, Ngũ Minh có thể đạt được bởi những bậc không phải là Bồ tát.

Kinh điển nói rằng, Ngũ minh đạt được bởi các bậc Bồ tát. Tuy nhiên, một số người lại nói rằng, Bồ tát không cần thiết phải thông tuệ Ngũ minh. Một câu hỏi phải được đặt ra cho những người này về sự thật. Liệu những bậc Bồ tát lại ở tầm cấp dưới người bình thường? Tất cả các đại Bồ tát đều phải thông thạo Ngũ minh. Nếu trí tuệ của một vị Bồ tát mạo danh thậm chí không thể vượt qua một người bình thường, người đó chắc chắn là một vị Bồ tát giả mạo, hoặc ít nhất, người đó cũng không phải là một đại Bồ tát. Hãy suy ngẫm về điều này và con sẽ hiểu. Làm sao một người có một năng lực trí tuệ thấp hơn người bình thường lại có thể chứng minh được rằng sự kết hợp về thân khẩu ý của người đó lại là của một vị Bồ tát sở hữu năng lực trí tuệ linh thánh?

38. Quan điểm cho rằng, một bậc đạo sư yêu cầu và lấy tài sản của học trò là chấp nhận được.

Một bậc thầy hoặc một bậc thầy gốc ủng hộ quan điểm này nghĩ rằng người đó có thể yêu cầu học trò mình đưa tiền khi ông ta cần. Người đó nghĩ rằng, ông ta có thể yêu cầu học trò mình đưa cho ông ta những tài sản của riêng họ khi ông ta cần. Điều này là sai lầm. Khi một bậc thầy hành động như vậy, người đó đang theo quan điểm xấu ác. Người học trò nào cho rằng điều này có thể chấp nhận được, người đó cũng đang theo quan điểm sai lạc.

39. Quan điểm cho rằng, việc sử dụng sự kế vị vị trí lãnh đạo dòng truyền thừa như là phương tiện để có được sự cúng dường từ các đệ tử là chấp nhận được.

Một số người tự xưng là những người thừa kế vị vị trí lãnh đạo của một dòng phái nào đó. Ta lấy ví dụ, một người có thể tự xưng là kế vị vị trí lãnh đạo đời thứ nhất, thứ hai hay thứ ba của dòng Kagyu. Một người có thể tự xưng là người kế vị vị trí lãnh đạo một đời nào đó của dòng truyền thừa Nyingma hoặc Sakya. Một người có thể tự xưng là kế vị vị trí lãnh đạo dòng truyền thừa Geluk, truyền thống Phật giáo Hiển thừa hay truyền thống Phật giáo nguyên thuỷ. Họ sử dụng sự kế vị vị trí lãnh đạo dòng truyền thừa của họ như là vốn liếng để quảng bá bản thân, là công cụ để làm lợi và lấy đi của cải và tài sản của người khác, và là phương tiện để yêu cầu sự cúng dường từ các đệ tử. Tất cả những việc làm trên đều sai lạc. Chúng không phải là hành vi của chư Phật hay chư Bồ tát. Những kẻ nêu trên cũng không phải là những bậc thầy đạo hạnh vĩ đại. Họ chỉ là những kẻ giả mạo đội lốt các bậc thầy linh thánh mà thôi.

40. Quan điểm cho rằng, việc ca tụng, tán dương bản thân như là một bậc đạo hạnh, linh thánh hay mẫu mực cho người khác là chấp nhận được.

Người theo quan điểm này ca ngợi, tán dương bản thân như là bậc đạo hạnh linh thánh. Đi theo quan điểm này bao gồm việc con sẽ hành động giống như vậy hoặc ủng hộ người khác hành động giống vậy. Bất kỳ ai tự tán dương bản thân như một bậc đạo hạnh linh thánh hay là hình mẫu cho người khác noi theo chắc chắn là một người bình thường đang hành động một cách sai lầm.

41. Quan điểm cho rằng, con cái không cần phải hướng dẫn một cách tử tế để bố mẹ chúng có được chính kiến.

Những người con đôi lúc gặp hoàn cảnh cha mẹ không muốn họ học đạo Phật. Vì họ không biết phải làm gì, họ đơn giản là từ bỏ và kệ cha mẹ làm những gì cha mẹ muốn làm. Điều này là sai lầm. Con cái nên làm tất cả những gì có thể để chứng tỏ lòng hiếu thảo tới cha mẹ, để cha mẹ được hạnh phúc, khai trí cho họ và hướng dẫn họ một cách tử tế. Con cái nên giúp cha mẹ dần dần chấp nhận chánh kiến và bước vào con đường Phật pháp. Con cái phải hướng dẫn cha mẹ mình một cách tử tế và kiên trì tới việc đi theo những cái nhìn đúng đắn. Họ nên hướng cha mẹ tới hạnh phúc. Họ không thể chỉ để mặc kệ và từ bỏ.

42. Quan điểm cho rằng, việc gọi một mạn-đà-la không được sắp xếp bởi những hạt cát có mầu sắc và được xếp thành hình bằng sức mạnh điều khiển từ xa bởi một bậc đạo sư xuyên qua một tảng đá chắn ngang là một mạn-đà-la linh thánh.

Nhiều người thực hành Mật tông Tây tạng cho rằng, mạn-đà-la mà họ dùng để thực hành Pháp là mạn-đà-la linh thánh, giống như mạn đà la linh thánh của Kalachakra, mạn-đà-la linh thánh của Vajrakila, của Guhyasamaja, của Yamantaka, của Chakrasamvara, của Ekajati hay của Samsara-Yama. Điều này như thể là bất kỳ mạn-đà-la nào cũng đều là mạn-đà-la linh thánh. Cát kim cương họ dùng để làm mạn-đà-la được bán để lấy tiền. Tình trạng này cực kỳ hỗn độn và bừa bãi. Hãy nhớ rằng, chỉ có duy nhất một loại mạn-đà-la linh thánh. Đây là nhận thức về Pháp rất quan trọng, chỉ xếp sau nhận thức về cam lồ được ban bởi chư Phật. Chỉ khi mạn-đà-la được thành hình bởi năng lực điều khiển từ xa của một bậc đạo sư xuyên qua một tảng đá chắn ngang mới có thể được coi là một mạn-đà-la linh thánh đích thực. Bất kỳ mạn-đà-la nào không thành hình bằng sức mạnh điều khiển từ xa của một vị đạo sư xuyên qua một tảng đá phẳng chắn ngang đều không phải là mạn-đà-la linh thánh.

43. Quan điểm cho rằng, sức mạnh hộ trì của các hộ pháp địa phương lớn hơn sức mạnh hộ trì bởi các đại Bồ tát.

Những người đi theo quan điểm này nghĩ rằng, thậm chí dù cho một người là một bậc đại Bồ tát, vị đó cũng không thể có được những năng lực lớn lao và không thể bảo vệ và ban phước lành cho những sinh linh sống. Họ nghĩ rằng, chỉ có những hộ pháp địa phương mới có thể bảo vệ được chúng sinh. Họ nghĩ rằng, những sinh linh sống được bảo vệ một cách hiệu quả hơn bởi những long thần thổ địa. Bất kỳ suy nghĩ nào như vậy đều là một quan điểm sai lầm. Các bậc đại Bồ tát thực sự vô cùng đángngạc nhiên! Năng lực của các hộ pháp địa phương hay thổ địa không thể được đề cập trong cùng một bậc với năng lực của các vị đại Bồ tát. Các hộ pháp địa phương không thể bảo vệ các bậc Bồ tát; đúng hơn là các bậc Bồ tát bảo vệ các hộ pháp địa phương.

44. Quan điểm cho rằng, viên thuốc được làm bởi các thảo dược thông thường là Cam lồ thực sự.

Có những người pha trộn các thảo dược thông thường làm thành những viên thuốc. Sau đó, họ ban phước cho những viên thuốc đó bằng cách tụng kinh, tụng đọc thần chú và thực hành pháp. Họ gọi những viên thuốc đó là cam lồ thực sự. Đây cũng là một quan điểm sai lầm.

45. Quan điểm cho rằng ánh sáng mà con nhìn thấy khi nhắm mắt là sự thị hiện của năng lực Phật pháp.

Những người theo quan điểm này nghĩ rằng, ánh sáng mà họ thấy khi nhắm mắt là sự thị hiện Phật pháp hoặc năng lực của Phật. Con phải nhớ điều này. Ánh sáng mà con nhìn thấy khi nhắm mắt không phải là sự thị hiện sức mạnh của Phật pháp. Ảo ảnh không phải là sự thị hiện năng lực của Phật pháp. Sức mạnh của Phật pháp thể hiện ở những điều thực tế. Ta lấy ví dụ, những gì mà nhiều người trong số các con nhìn thấy tận mắt và trải nghiệm trong ngày hôm nay là thực tế, như năng lực chứng ngộ của Gar Tongstan, pháp tập trung nội nhiệt của Kaichu, và trạng thái chứng ngộ của Miaokong và Akou Lamo. Đương nhiên là có nhiều điều có thực khác mà các con chưa nhìn thấy. Tóm lại, ánh sáng không có thực được nhìn thấy khi nhắm mắt chỉ là tưởng tượng. Thậm chí nếu con nhìn thấy với mắt mở, nó vẫn cần được xác định rõ ràng liệu ánh sáng đó là từ sức mạnh đích thực của chư Phật hay từ điện phát ra. 

46. Quan điểm về việc tin vào những câu chuyện kể về những chiến công vinh quang và những lý thuyết rỗng tuếch về Pháp của một người nào đó mà không kiểm tra những năng lực kim cương của người đó.

Nhiều người thích nói về những chiến công vinh quang của họ. Họ thường nói về những điều như “Hãy nhìn vào luồng Phật quang xuất hiện khi ta thực hành Pháp ở đây”, hay “Hãy nhìn vào sương mù xuất hiện khắp nơi khi ta thực hành Pháp ở đây”, hoặc “hãy nhìn những vị thần địa phương bắt đầu nằm phủ phục khi ta thực hành pháp ở đây”, hoặc “Con có thể thấy tất cả những chiếc lá rơi từ trên cây này khi ta thực hành Pháp ở đây”, hay “Con có thể thấy cam lồ rơi từ cây này khi ta thực hành Pháp ở đây”. Trên thực tế, chỉ có hạt mưa rơi xuống. Họ có thể nói về cầu vồng trên bầu trời hoặc những điều tương tự khác. Những hiện tượng như vậy chỉ là tưởng tượng. Những cuộc nói chuyện trên là không chân thực, sai lầm và là một phần của quan điểm sai lầm này. Những kẻ trên nói về những chiến công có vẻ vinh quang của họ và nói những giáo lý rỗng tuếch về Phật pháp. Họ nói về những giáo lý rỗng tuếch này một cách thuyết phục, logic và ấn tượng. Thính chúng, những ai không phải là chuyên gia, sẽ không hiểu một chút nào. Họ không có khả năng phân biệt đúng sai, thậm chí ngay cả khi có rất nhiều lỗi trong toàn bộ bài nói chuyện. Mục tiêu của những vị đạo sư hành động như trên là thu nhận tiền cúng dường.

Tuy nhiên, những phật tử cúng dường không biết rằng, họ nên kiểm tra năng lực kim cương của những vị đạo sư này. Nếu một vị đạo sư như vậy muốn nhận phẩm vật cúng dường của con, đầu tiên, con phải kiểm tra năng lực kim cương của người đó! Nếu người đó không đáp ứng những phẩm chất của một bậc đạo sư, làm sao họ có đủ điều kiện nhận phẩm vật cúng dường? Mức kiểm tra cao nhất về năng lực kim cương là việc hình thành một mạn-đà-la từ xa xuyên qua một tảng đá chắn ngang. Tiếp đến là ba loại năng lực kim cương. Ta cảm thấy xấu hổ khi ta không có được những năng lực này. Do đó, ta không nhận phẩm vật cúng dường. Trong giáo pháp Giải Thoát Đại Thủ Ấn Tối Thượng, con sẽ biết toàn bộ sáu bước kiểm tra để xác nhận phẩm chất của một bậc thầy. Những bước kiểm tra này là bắt buộc và không thể thay đổi. Bây giờ ta sẽ không giảng gì thêm về chủ đề này.

47. Quan điểm cho rằng, con không thể thành tựu trong Pháp trừ phi con nhận được quán đảnh, thậm chí cho dù con học hỏi giáo Pháp và tu dưỡng bản thân.

Người nào đi theo quan điểm này nghĩ rằng, bởi vì người đó chưa bao giờ nhận được quán đảnh, anh ta chắc chắn không thể thành tựu trong Pháp thậm chí dù cho anh ta học Pháp và tu dưỡng bản thân. Đây là một hiểu lầm. Thậm chí cho dù con không nhận được quán đảnh, con vẫn có thể thành tựu và đạt giải thoát miễn là con quy y, học Phật pháp đích thực và tu dưỡng bản thân phù hợp với Pháp. Chỉ có thể nói rằng, sẽ là tốt nhất nếu con được sự chỉ dẫn của một vị đạo sư tốt. Điều này giúp con giảm bớt khả năng rơi vào các quan điểm xấu ác và sai lầm. Tuy nhiên, một sự quán đảnh không tuyệt đối bắt buộc. Tu dưỡng bản thân và học Pháp mới thực sự quan trọng.

Học Pháp và tu dưỡng bản thân chính là chìa khóa. Nhận được quán đảnh không nhất thiết là yếu tố quan trọng nhất. Tất nhiên, một số pháp chỉ có thể được trao truyền thông qua sự quán đảnh, đặc biệt là pháp “trạng thái hành trì”. Nếu con không nhận được quán đảnh, điều này không có nghĩa là con không thể thành tựu. Miễn là con tu dưỡng bản thân phù hợp với Pháp, con có thể thành tựu trong Pháp. Giải Thoát Đại Thủ Ấn Tối Thượng là giáo pháp và là phương pháp tu dưỡng tốt nhất.

48. Việc nhìn nhận một ai đó như là một bậc đạo sư có thể quán đảnh Kim-cương-Bồ-đề dù người đó không đưa ra những dự báo tiên quyết trong buổi lễ quán đảnh đó.

Quán đảnh Bồ-đề Kim Cương là một trong những quán đảnh cấp cao. Nhiều người nghĩ rằng một quán đảnh Kim-cương-Bồ-đề được coi là hoàn thành dựa vào sự tiến hành một buổi lễ quán đảnh ngắn mà không có sự dự báo tiên quyết linh thánh. Trên thực tế, mặt quan trọng nhất của một buổi lễ quán đảnh Kim-cương-Bồ-đề chính là sự dự báo tiên quyết linh thánh. Như vậy, chỉ có những vị đạo sư vĩ đại mới có thể tiến hành những buổi quán đảnh như vậy. Những vị đạo sư thông thường như những pháp vương không có khả năng làm những việc đó. Vào thời điểm quán đảnh, 250 viên thuốc bồ-đề được đánh dấu bởi những đốm trắng và 250 viên thuốc kim-cương được đánh dấu bởi những đốm xanh được trộn với nhau. Tất cả 500 viên thuốc này được đặt trong một chiếc thùng. Mỗi viên đều có kích thước giống nhau. 500 người sẽ nhận được quán đảnh. Mỗi người lấy ra một viên từ chiếc thùng. Không ai trong số họ biết mình lấy viên thuốc bồ-đề hay viên thuốc kim-cương. Bởi vì chiếc thùng được bọc ngoài, và chấm màu trắng hay xanh nước biển trên viên thuốc rất nhỏ, nhỏ gần bằng một đầu mút của sợi tóc nên không dễ nhìn thấy. Hơn nữa, người đệ tử không được phép nhìn vào viên thuốc người đó đã chọn.

Khi một người lấy ra một viên thuốc bằng ngón tay, họ đang ở trong một chiếc lều tối và phải đưa viên thuốc vào tuýp thuốc pháp của họ và dán tuýp thuốc lại ngay lập tức. Sau đó, họ rời khỏi lều tối cùng với chiếc tuýp của mình. Bậc đại đạo sư, người tiến hành buổi lễ quán đảnh Kim-cương-Bồ-đề, phải gieo trồng hạt giống kim-cương-bồ-đề đối với mỗi người nhận quán đảnh. Một khi hạt giống kim-cương-bồ-đề được gieo, mối liên hệ nghiệp này sẽ không bao giờ xấu đi. Thậm chí nếu người nhận quán đảnh tạo đủ loại nghiệp xấu khiến người đó xuống địa ngục sau đó, sau khi hoàn thành trả nghiệp trong cõi địa ngục, người đó vẫn có thể quay lại và tái kết nối với với Pháp thông qua mối liên hệ nghiệp này. Làm thế nào một người biết liệu hạt giống kim-cương-bồ-đề này được gieo trồng thành công hay không? Một người không thể đơn giản chỉ tin vào lời nói của bậc đạo sư rằng, hạt giống đó đã được gieo trồng một cách thành công. Một bậc thầy chân thực và vĩ đại thì rất giản dị và sẽ không nói như thế này “À, tốt. Hôm nay, ta đã gieo trồng thành công những hạt giống kim-cương-bồ-đề không thể hoạt diệt trong tất cả các con. Lễ quán đảnh giờ đây được coi là hoàn tất. Hãy nhanh chóng cúng dường cho ta”.

Sẽ không có chuyện như vậy. Một vị đạo sư thực sự vĩ đại sẽ nói thế này. “Hỡi các con, giờ đây, ta sẽ chứng minh mối liên hệ nghiệp của các con. Các con sẽ có thể thấy liệu mối liên hệ nghiệp của các con được gieo trồng hay chưa. Ta sẽ chia 500 người các con thành hai nhóm. Những người thuộc nhóm bên này là những người đã lựa chọn viên thuốc bồ-đề, những người thuộc nhóm bên kia là những người đã lựa chọn viên thuốc kim-cương. Tuy nhiên, không được mở tuýp thuốc pháp của các con ra nhìn bây giờ”. Những tuýp thuốc pháp này chứa một viên thuốc kim-cương, hoặc một viên thuốc bồ-đề đã được dán kín toàn bộ. Mỗi tuýp được dán bởi người đệ tử sau khi người đó chọn một viên thuốc và nhét vào trong tuýp. Vị đại đạo sư không phân bổ những viên thuốc đến những người đệ tử của mình.

Khi mỗi người đệ tử đặt viên thuốc vào tuýp, vị đại đạo sư phải đứng cách xa những học trò mình tối thiểu 30 mét (98 feet) hoặc thậm chí xa hơn 100 mét (328 feet). Sau khi mỗi người đệ tử đặt một viên thuốc vào tuýp thuốc của mình, vị đại đạo sư sẽ thực hành pháp. Khi đó, ngài sẽ xướng tên của từng người đệ tử và nói người đó ngồi ở bên nào, bên phải hay bên trái. Ngài sẽ phân chia toàn bộ đệ tử của mình thành hai bên, mỗi bên đều có 250 vị đệ tử. Sau đó Ngài sẽ công bố bên nào có toàn bộ viên thuốc kim-cương, và bên nào có toàn bộ viên thuốc bồ-đề. Sau đó, Ngài sẽ ra lệnh cho những người đệ tử của mình mở ống tuýp và nhìn vào viên thuốc trong đó.

Tất cả các đệ tử của Ngài khi đó làm theo ngay lập tức. Thoạt nhìn, mọi viên thuốc đều màu đỏ, cùng kích thước và hình dáng. Tuy nhiên, sau khi kiểm tra thận trọng những viên thuốc của mình, những người đệ tử phát hiện ra rằng, toàn bộ những người đệ tử ở một bên đều nắm giữ viên thuốc bồ-đề với chấm trắng ở trên. Những người ở phía còn lại nắm giữ viên thuốc kim-cương với chấm xanh ở bên trên, giống như vị đại đạo sư đã tiên đoán. Điều này được gọi là một tiên tri linh thánh. Do đó, hành giả sẽ theo quan điểm sai lầm khi họ nhìn nhận một vị đạo sư là một bậc thầy vĩ đại của lễ quán đảnh Kim-cương-Bồ-đề nếu vị đạo sư đó không đưa ra được dự báo tiên quyết linh thánh khi vị đó tiến hành lễ quán đảnh Kim-cương-Bồ-đề. Vị đạo sư đó là một bậc thầy Quán đảnh Kim-cương-Bồ-đề giả mạo và không sở hữu những phẩm chất của một bậc đạo sư vĩ đại thực thụ.

49. Quan điểm cho rằng, thọ quy y và thọ giới là trạng thái quy y.

Những ai theo quan điểm này nghĩ rằng, trạng thái quy y xảy ra khi một người thọ quy y và thọ giới trong một buổi lễ. Điều này là sai lầm. Có ba trạng thái quy y: trạng thái quy y giai đoạn hình thành, trạng thái quy y giai đoạn hoàn thiện, và trạng thái quy y giai đoạn áp dụng không dính mắc. Tại trạng thái quy y giai đoạn hình thành, một người nhìn thấy ngay lập tức sự hiển hiện những linh ảnh chân thực tương ứng với trạng thái quy y này. Do đó, quan điểm cho rằng, thọ giới chính là trạng thái quy y là một quan điểm sai lầm. Quan điểm như vậy của bất cứ vị đạo sư hay đệ tử nào đều là quan điểm sai lầm.

50. Quan điểm cho rằng, một hiện tượng không chân thực, huyễn ảo là sự biểu hiện linh thánh.

Một số người thường dựng chuyện. Họ thường nói những câu dạng như “Hôm qua, tôi thấy một luồng ánh sáng đỏ trong phòng của tôi”, hoặc “hôm qua, que nhang mà tôi cắm đượm lửa rất lâu mà không cháy hết, trong khi các que khác đã cháy hết hoàn toàn”, hay “hôm qua, màu nước mà tôi cúng dường chuyển thành màu của hoa sen”, hay “hôm qua khi tôi rời khỏi nhà, một con quạ đậu trên đỉnh đầu tôi”, hoặc “một đám mây nhiều màu chuyển thành hình dáng của Đức Phật hoặc Bồ tát”, hoặc “có cầu vồng ở trên ngôi chùa, chắc chắn là có pháp thánh linh ở đó”, hoặc “một bầy quạ đậu ở mái nhà của tôi khi tôi đang thực hành Pháp, điều này cho thấy tôi đã thực hành Pháp Bầu trời vĩ đại tối đen thành công”, hoặc “Trong mơ, chư Phật đến và ban phước cho tôi bằng cách chạm vào đầu tôi”, và vân vân... Tất cả những điều trên là vô nghĩa, chỉ là tưởng tượng.

Hãy nhớ rằng, tất cả đó đều là tưởng tượng. Một số người gọi quầng ánh sáng xung quanh mặt trăng là Phật quang. Trên thực tế, đó chỉ là hiện tượng huyễn ảo. Có thể, nó được tạo ra bởi mưa hay sương mù. Tất nhiên, đôi lúc các hiện tượng linh thánh xuất hiện theo duyên nghiệp nhất định, nhưng chúng ta không nên coi chúng là những điều đáng ngạc nhiên. Vậy hiện tượng nào là hiện tượng linh thánh? Những điều dưới đây là một số ví dụ. Trong pháp hội tại Hua Zang Si để vinh danh cuốn sách nhỏ về ta, ánh Phật quang đích thực đã xuất hiện trên bầu trời. Thêm vào đó, tiếng sấm vang rền trong bầu trời trong suốt, không một gợn mây, và cam lồ liên tiếp rơi xuống từ cây mộc lan. Những hiện tượng đó không phải là ảo ảnh. Chúng là chân thực. Tại Pháp hội tắm tượng Phật, thiên long đã cười thật hoan hỉ. Sấm nổ trong bầu trời trong xanh khi mặt trời chiếu sáng rực rỡ từ phía trên. Một bể chứa một vài tấn nước đã được nâng bởi hai người. Những điều này không phải là tưởng tượng. Chúng đều là sự kiện thực tế.

Hôm nay, chúng ta chứng kiến Pháp vương Gar Tongstan, một trong ba bậc thánh nhân đạo hạnh, đã nâng một pháp vật với ý thức ngoài thân thể của mình. Đó là sự kiện chân thực. Một viên thuốc kim cương nhảy múa trong lòng bàn tay của Kaichu Rinpoche và Akou Lamo Rinpoche và biến mất không dấu vết. Họ thể hiện năng lực của họ bằng pháp tập trung nội nhiệt và/hoặc sự hành thiền Thế thân Kim Cương. Những điều này không phải là tưởng tượng. Do đó, không nên tin vào những chuyện kể vô nghĩa và dối trá về hoa sen, hình ảnh chư Phật và chư Bồ tát, hoặc cây đinh ba Phật giáo xuất hiện trong lễ hỏa táng. Tất cả những điều này là ảo tưởng. Tuy nhiên, xá lợi đích thực hay vật rắn được tìm thấy trong tro xương sau nghi lễ hỏa táng thì không phải là tưởng tượng.

51. Quan điểm cho rằng, Phật giáo Mật thừa là Pháp cao cấp nhất.

Những người có quan điểm này cho rằng giáo pháp của Phật giáo Mật thừa là cao hơn cả. Đúng là những lời dạy của Phật giáo Mật thừa ở một cấp độ sâu hơn những lời dạy của Phật giáo hiển thừa. Điều này là do các hành giả của Mật thừa tham gia vào các cuộc tranh luận về các kinh điển và cũng là do sự thực hành cụ thể của họ khi tu tập. Tuy nhiên, Phật giáo Mật thừa không nhất thiết phải là giáo pháp cao nhất khi nói đến thành tựu đạt được trong Pháp. Điều này chủ yếu phụ thuộc vào việc liệu một pháp cụ thể có tương ứng với người nhận được nó hay không.

52. Quan điểm cho rằng, Phật giáo Hiển thừa là Pháp thấp cấp nhất.

Những người có quan điểm này cho rằng giáo pháp của Phật giáo Hiển thừa là thấp nhất và là pháp yếu nhất và đó không phải là pháp tốt như pháp của Phật giáo Mật thừa. Bất kỳ suy nghĩ nào như vậy là đang rơi vào quan điểm sai lầm. Mỗi một trong số 84.000 pháp môn phù hợp với duyên nghiệp của người nhận được nó. Miễn đó là pháp được dạy bởi Ðức Phật chứ không phải là lời dạy của ma quỷ, thì đó là pháp tốt.

53. Quan điểm cho rằng, một người ốm không cần uống thuốc.

Những người có quan điểm này cho rằng, "Chúng ta, những người học Phật giáo không nên dùng thuốc khi chúng ta bị ốm. Bởi vì chúng ta dựa vào chư Phật và chư Bồ Tát và sự hỗ trợ của Phật pháp để chữa bệnh". Điều này là không đúng và đây là một quan điểm sai lầm.
54. Quan điểm cho rằng, một người có thể vãng sang cõi Tịnh độ chỉ khi người đó tụng danh hiệu của Phật A Di Đà Amitabha.

 Những người có quan điểm này cho rằng, vì sự kết nối của Đức Phật A Di Đà với cõi Tịnh Độ, nên một người sẽ vãng sanh cõi Tịnh độ chỉ khi họ thực hành giáo pháp của phái Tịnh độ bằng cách tụng danh hiệu của Phật A Di Đà. Trên thực tế, Phật A Di Đà là vị Phật cai quản Phật giáo Kim Cương thừa. Nhiều người không hiểu điều này. Hơn nữa, Phật A Di Đà là một vị Phật của tất cả các dòng phái Phật giáo. Phật A Di Đà không phải chỉ là vị Phật của một dòng phái riêng biệt nào. Ngài là một vị Phật! Vì vậy, sẽ không đúng đắn khi cho rằng một người sẽ vãng sanh cõi Tịnh độ chỉ khi họ tụng danh hiệu của Phật A Di Đà. Dù con thực hành pháp gì, nếu con muốn vãng sanh cõi Tịnh độ, con sẽ vãng sanh cõi Cực lạc tịnh độ nếu sự thực hành pháp đó của con thành tựu.

55. Quan điểm cho rằng, chỉ hành giả Thiền tông mới có thể hiểu tâm thức và nhìn thấy bản tính nguyên thủy của họ

Nhiều người nghĩ rằng chỉ các hành giả của Thiền tông mới có thể hiểu được tâm thức của họ và nhận ra bản tính nguyên thủy của họ. Họ nghĩ rằng không có con đường nào khác để thành tựu điều đó. Đây là quan điểm sai lầm.

Các hành giả của bất kỳ giáo phái nào cũng có thể hiểu được tâm thức của họ và nhận ra bản tính nguyên thủy của họ. Khi con đạt đến mức độ chứng ngộ cần thiết thông qua thực hành, con sẽ hiểu tâm thức của con và nhận ra bản tính nguyên thủy của con. Sự giải thoát thực sự chỉ đạt được bằng việc đạt đến mức độ đó của sự chứng ngộ.

56. Quan điểm cho rằng, việc coi rằng khi đưa được một cọng rơm cát tường vào đỉnh đầu (một thành tựu của pháp Kalachakra) nghĩa là đỉnh đầu đã được khai mở mà không có bằng chứng đích thực của sự thành tựu.

Đây là một nhận thức sai lầm thường xuyên. Mọi người thường tự nhận rằng đỉnh đầu họ đã được mở sau khi một cọng rơm cát tường đã được đưa vào đỉnh đầu của họ. 

Như  ta đã nói nhiều lần, một cọng rơm cát tường còn cứng hơn một ống tre. Bởi vậy, tình huống đó có thể dẫn tới hoặc không dẫn tới việc khai mở đỉnh đầu. Đưa một cọng rơm cát tường vào đỉnh đầu một người chưa chắc đã dẫn tới việc đỉnh đầu họ  được khai mở.

Khi một sợi lông công được đưa vào, đỉnh đầu đã được khai mở. Tuy nhiên, việc mở  đỉnh đầu rất khác với  diễn ra trong pháp thiền Thân kim cương thay thế. Việc mở đỉnh đầu ở phần trước được làm bởi phép Phổ-oa. Trong mật thừa, có các phép Phổ oa Sáng tỏ, Phổ-oa Quân Âm, Phổ-oa Văn Thù và vân vân. Tuy nhiên phép Phổ-oa Sáng tỏ được coi là pháp cao nhất trong Phật giáo mật thừa, pháp thiền Thân kim cương thay thế thực sự còn cao hơn rất nhiều. Hai pháp mở đỉnh đầu này là khác nhau.

Sau khi một người được mở đỉnh đầu bởi pháp phổ oa, thần thức người đó không thể  quay lại vào sau khi nó đã ra khỏi thân thể. Tuy nhiên, khi đỉnh đầu được mở nhờ pháp thiền Thân kim cương thay thế, thần thức của họ có thể quay lại thân thể sau khi đã rời đi. Tuy nhiên, pháp thiền Thân kim cương thay thế, còn được gọi là pháp thiền Đỉnh đầu rỗng không, đòi hỏi phải có nền tảng là thực hành Kalachakra.

Chỉ khi một người thực hành Kalachakra đã đạt đến một mức độ nhất định họ mới có thể thực hành pháp thiền Thân kim cương thay thế, là pháp tuyệt vời, cao tột và bí mật nhất của Kalachakra. Sau khi một người thực hành thành công pháp thiền Kim cương thế thân định, một lỗ hổng lớn được mở ra trên da đầu, sương sọ, màng não và não. Thần thức của họ sau đó có thể đi ra và đi vào thân thể. Nếu không thế, thực hành của họ sẽ không thành công. Một vị rinpoche đã nói "Con đã thực hành pháp Kalachakra. Tại sao con chưa nghe về pháp thiền Kim cương thế thân định?".

Câu trả lời rất đơn giản. Ta nói với vị ấy "Sự chứng ngộ mà con có được từ thực hành chưa đạt đến mức để thực hành pháp thiền Kim cương thế thân định, một pháp tối mật. Vì vậy con không thể nhận được giáo pháp về pháp thiền Kim cương thế thân định.Chỉ  khi nào con đạt đến trạng thái hoàn thiện cao của chứng ngộ qua thực hành Kalachakra con mới có thể học pháp này. Nếu chưa đạt đến trạng thái đấy, việc nhận quán đảnh "trạng thái thực hành" còn chưa đáng để nói đến. 

Đó là lý do tại sao con chưa nghe đến pháp tối mật này. Chính xác là vì vậy, da đầu, hộp sọ và màng não của con đều đang đóng. Nếu con không tin vào điều đó, hãy đi quét MRI đầu của con. Con sẽ thấy bằng chính mắt mình rằng đỉnh đầu con vẫn bị đóng".

Với sự  chứng ngộ cao hơn, về việc đỉnh đầu đóng hay mở, ta nghĩ các con sẽ biết câu trả lời mà không cần ta nói cho biết. Tuy nhiên, ta phải nói rằng Kalachakra là một pháp ở mức độ cao nhất của Phật giáo mật thừa. Con không nhất thiết phải chứng ngộ trạng thái thiền mà thần thức có thể rời khỏi thân thể và nhận ra rằng mọi thứ đều trống rỗng.

57. Quan điểm cho rằng, việc không cúng dường đạo sư của con sau khi con đạt chứng ngộ nhờ việc thọ nhận Pháp của Ngài là chấp nhận được.

Một số người nhận được sự truyền pháp và quán đảnh từ vị thầy gốc của họ. Họ thậm chí đạt được chứng ngộ và tăng trưởng tích lũy công đức và trí tuệ thông qua thực hành pháp đó. Tuy nhiên, họ không suy nghĩ về sự cần thiết phải biết ơn vị thầy của họ. Họ hành động như thể họ không nhận được bất cứ điều gì. Nó dường như thể là đối với họ vị thầy, chư Phật, chư Bồ Tát đều nợ họ một cái gì đó và tất nhiên phải truyền pháp và quán đảnh cho họ. 

Họ không hiểu rằng vị thầy gốc của họ chính là khởi nguồn giáo pháp hay hạt giống của sự giải thoát trong tương lai của họ. Vị thầy gốc của họ là quan trọng nhất với họ vào lúc này. Họ phải hiểu được sự cần thiết phải biết ơn và phải đền ơn sự tử tế mà họ đã nhận được bằng cách cúng dường cho vị thầy của họ. Một người không nên coi lợi ích của chính mình là quan trọng. Người ta phải coi Phật pháp là quan trọng. Bởi vì một người trở nên thành tựu thông qua việc nhận được giáo pháp. Đây là một sự tử tế mà vị thầy gốc ban cho các đồ đệ của mình. Đây là một điểm rất quan trọng.

Ta không muốn tất cả các con cúng dường cho ta. Ta đã công bố công khai rằng ta không chấp nhận sự cúng dường nào. Tuy nhiên, theo lời dạy và quy tắc của Phật pháp, đây là cách ta phải giải thích chủ đề này. Sự giải thích của ta là ở phù hợp với Pháp. Ta phải cho các con biết rõ ràng rằng con thực sự nên cúng dường ta. Vì ta truyền Phật pháp cho các con, nên thật đúng đắn và chính xác khi  ta chấp nhận sự cúng dường của các con.

Nhưng tại sao ta không chấp nhận sự cúng dường của các con? Đó là bởi vì ta biết điều kiện sống của các con. Nói ngắn gọn, ta làm điều này để giảm chi phí của các con. Ta làm điều này vì lòng từ bi và cảm thông đến các con. Vì vậy, ta đã phát nguyện không chấp nhận sự cúng dường nào. Ta vô điều kiện phục vụ và làm lợi ích cho các con. Việc tăng trưởng hạnh phúc của các con là sự cúng dường mà ta muốn.

58. Việc nhìn nhận một người có năng lực Ngũ Minh tầm thường là một bậc linh thánh và có đức hạnh.

Mặc dù một người có năng lực Ngũ Minh tầm thường, một số người vẫn nói rằng ông ta là một bậc linh thánh và đức hạnh tuyệt vời bởi vì ông ta rất giỏi ở một vài khía cạnh nhất định. Điều này là một sai lầm. Con phải hiểu rằng một bậc linh thánh và đức hạnh tuyệt vời là một vị đại Bồ Tát. Chỉ có rất ít người như vậy trên trái đất này. Hãy suy nghĩ về điều đó. Có thể nào một người với trí tuệ của một vị đại Bồ Tát lại có năng lực Ngũ minh tầm thường chăng? Có thể nào một người như vậy lại kém hơn người bình thường? Một vị đại Bồ Tát có một trí tuệ vĩ đại. Năng lực Ngũ minh của thế gian là một năng lực không đáng kể gì đối với một vị Bồ Tát. Vì vậy,coi một người có năng lực Ngũ Minh tầm thường là một vị đại Bồ Tát hoặc một bậc linh thánh và đức hạnh lớn lao là một quan điểm sai lầm. 

59. Quan điểm cho rằng, một người với những tư tưởng và hành vi của một người không thiết sống nữa là một cao tăng xuất sắc.

Một số tu sĩ nổi tiếng có tư cách rất cao và có danh tiếng được biết đến một cách rộng rãi. Tuy nhiên, có lẽ họ đã có ý nghĩ tự tử hay vì quá buồn mà họ không muốn sống nữa. Đây là những suy nghĩ hoặc hành vi của một icchantika (người không thiết sống). Phật A Di Đà sẽ không đưa đến Tây phương cực lạc một người với những suy nghĩ hoặc hành vi của một icchantika như vậy. Làm thế nào một người như vậy lại có thể là một cao tăng? Cho dù vị trí hay uy tín của ông ta có như thế nào, ông ta dứt khoát không phải là một cao tăng. Đây là một hành vi vi phạm nghiêm trọng của những lời dạy của Đức Phật.  

60. Quan điểm cho rằng, một người đã hiểu tâm và nhìn thấy bản tánh tự nhiên của họ lại không kính trọng hình ảnh của chư Phật và chư Bồ-tát.

Những người có quan điểm này cho rằng, "Tôi đã hiểu tâm trí của tôi và nhìn thấy bản tính nguyên thủy của tôi. Tôi đã thâm nhập vào sự thật và hiểu được sự rỗng không của tứ đại. Tôi đã thâm nhập vào sự thật rằng tất cả các pháp có điều kiện giống như một giấc mơ, ảo ảnh, bọt nước và hình bóng, giống như sương sớm và tia chớp. Và tại sao, sau khi đó, bức tượng đất sét của một vị Bồ tát xứng đáng được ca tụng như vậy?" Một người có quan điểm như vậy thậm chí không tôn kính một bức tượng khi vào một ngôi đền. Điều này không đúng.

Một người phải cúng dường trước các bức tranh và tượng của chư Phật và chư Bồ tát. Các con phải tôn thờ những hình ảnh của chư Phật, chẳng hạn như bằng cách lễ lạy, hoặc quỳ xuống, nằm rạp. Bất kể con có hiểu tâm trí của con và nhìn thấy bản tính nguyên thủy của con bao nhiêu, con vẫn phải thực hiện cúng dường và thể hiện sự tôn trọng những hình ảnh này. Nếu con không tôn trọng các hình thức thế gian này, con sẽ rơi vào suy  nghĩ sa đọa của ma quỷ. Đây là một quan điểm sai lầm rất trầm trọng và có thể xếp vào hàng những quan điểm xấu ác.

61. Quan điểm cho rằng, một vị đại Bồ-tát thì không mắc bệnh.

Những người có quan điểm này nghĩ rằng những vị đại Bồ tát tối cao thì không bị mắc bệnh. Đại Bồ tát cũng bị bệnh. Ví dụ tổ sư Huang Bo là một vị đại Bồ tát. Rất nhiều vị đại Bồ tát mắc bệnh. Tổ sư Milarepa bị nhiễm độc, trong khi Ngài là một vị đại Bồ tát. Đại Bồ tát có thể mắc bệnh, giống như những người khác. Hơn thế nữa, đôi khi họ còn nhiễm bệnh vì lợi ích của chúng sinh. Giống trường hợp của ngài Duy Ma Cật đáng kính. Chừng nào bệnh của chúng sinh còn thì bệnh của ngài Duy Ma Cật sẽ không thể lành. Trước đây ta hiếm khi mắc bệnh, nhưng bây giờ ta bị bệnh rất nặng. Ta không có năng lực để chữa căn bệnh nghiêm trọng như vậy. Ta cũng không tài giỏi như Gar Tongstan hay Miaokong có khả năng thực hành pháp Thiền Kim Cương Thế Thân và ngay lập tức tách rời ý thức của họ khỏi bất kỳ bệnh nào. Ta không tài giỏi như Kaichu Rinpoche, có khả năng thực hành pháp tập trung nội nhiệt và trong một khóa ngồi trừ bỏ tất cả các bệnh trong thân vật lý. Đó là lý do tại sao ta nói ta không tài giỏi như họ. Ta không định nói nhiều hơn ở đây. Ta hy vọng rằng tất cả chúng sinh không mắc bệnh. Ta hy vọng rằng mọi điều trong cuộc sống của họ đem đến cho họ hạnh phúc, và họ trở nên thành tựu thông qua sự thực hành nghiêm chỉnh. Chỉ đơn giản như vậy.

62. Quan điểm cho rằng, một người đệ tử ngồi cao hơn bậc đạo sư tôn quý của anh ta là chấp nhận được.

Một vài  đệ tử ngồi cao hơn bậc đạo sư gốc của họ mà thậm chí không biết và không lưu tâm. Như thế, họ đã mắc vào quan điểm sai lầm này. Những người khác thấy điều này nhưng không nhắc nhở một đệ tử như vậy cũng sẽ mắc phải một nghiệp xấu. Công đức và trí huệ của họ sẽ không phát triển.

63. Quan điểm cho rằng, đặt một cuốn sách về đạo Phật và ảnh của chư Phật ở vị trí thấp hơn vị trí của một bậc cao tăng hoặc bậc có đạo hạnh lớn là chấp nhận được

Những người với quan điểm này đặt một cuốn sách về đạo Phật và ảnh của chư Phật ở vị trí thấp hơn vị trí của một bậc cao tăng hoặc bậc có đạo hạnh lớn. Cho dù bậc cao tăng hoặc bậc có đạo hạnh lớn như thế nào, những cuốn sách về đạo Phật và ảnh của chư Phật phải được đặt cao hơn chỗ ngồi của vị đó. Đây là một yêu cầu. Bất kỳ ai không làm theo tức là mắc phải quan điểm sai lầm này. Tất cả Phật pháp mà người đó thực hành sẽ vô tác dụng giống như một ảo ảnh hay hình  bóng.

64. Quan điểm cho rằng, một bậc thánh nhân đạo hạnh không cần thiết phải kính trọng và cúng dường cho những vị thần địa phương và thổ địa.

Có những người thực sự có đạo hạnh linh thánh mà không tỏ ra kính trọng hay cúng dường những vị thần địa phương và thổ địa. Họ xem thường những vị thần này, nghĩ rằng các vị thần thật nhỏ nhoi và không đáng kể. Tâm lý này phản ánh một quan điểm sai lầm. Tại sao? Các vị thần địa phương và các vị thổ địa nhiều khi tốt đẹp hơn và tử tế hơn một số chúng sinh. Những vị thần này cũng là những chúng sinh. Trách nhiệm của chúng ta là làm lợi ích cho họ. Họ đã từng là cha mẹ của chúng ta trong những kiếp trước đây của chúng ta trong sáu cõi. Vì vậy chúng ta cũng phải cúng dường cho họ. Hơn nữa, chúng ta phải rất chân thành bày tỏ sự kính trọng và cúng dường cho họ.

65. Quan điểm cho rằng, những bậc là hoá thân của một vị Phật hoặc Bồ tát thì không cần tôn kính hình ảnh của những bậc thánh nhân khi đi vào chùa.

Cho dù là hoá thân của một vị Phật hoặc Bồ tát, một người phải tôn kính những hình ảnh của thánh nhân sau khi vào chùa. Đây là một yêu cầu. Ta thực sự được công nhận là Kim Cương Trì III. Trên thực tế, ta không được đề cao hơn bởi việc được công nhận cũng không bị đánh giá thấp đi bởi việc không được công nhận. Điểm quan trọng là sự thực chứng mới là quyết định. Tuy thế, ta cảm thấy rất bình thường. Ta cũng chú trọng tới nghi lễ của sự tôn kính hình ảnh của các thánh nhân. Một ngày, ta đã đi đến chùa Hua Zang Si. Ta đã bắt đầu quỳ lạy trước những bức tượng của thánh nhân ngay sau khi ta bước vào cánh cửa và tiếp tục làm như vậy cho đến khi ta đi tới chính điện. Một vài người thậm chí nói, “Thế nào mà Đức Phật Kim Cương Trì III lại khấu đầu trước những bức tượng thánh nhân?”. Họ không hiểu rằng tất cả chư Phật phải là một hình mẫu cho chúng sinh. Ta phải khấu đầu trước những bức tượng. Không làm như vậy là theo một quan điểm sai lầm. Tất cả chúng sinh có đức hạnh linh thánh, đặc biệt là các vị Phật, phải là hình mẫu cho tất cả chúng sinh. Khi những vị Phật đến thế giới của chúng ta, họ thậm chí có thể lễ lạy khi một vị thần địa phương khi đi qua một cây cầu mà vị thần địa phương giám sát để cảm ơn ông ta đã bảo vệ chúng sinh. Những vị Phật là những hình mẫu tốt nhất về sự khiêm nhường. Ta, người có một trái tim bình thường, càng nên khiêm tốn hơn nữa.

66. Quan điểm cho rằng, không phải tất cả chúng sinh nào cũng có Phật tánh.

Những người có quan điểm này nghĩ rằng chỉ có những chúng sinh như là người, voi, và chó là có Phật tánh. Họ nghĩ rằng những chúng sinh khác, đặc biệt là những chúng sinh bé nhỏ, không có Phật tánh và không thể trở thành Phật. Đây là một quan điểm sai lầm. Tất cả mọi chúng sinh đều có Phật tánh.

67. Quan điểm đồng ý với việc dự báo trước một thảm hoạ toàn cầu sẽ xảy ra trong một năm nhất định.

Có rất nhiều tin đồn như vậy trong thế giới này. Chúng ta thường nghe thấy những thứ như thế  giới này sẽ sớm bị tiêu huỷ, nó sẽ bị nổ tung vào lúc nào đó, lũ lụt và hỏa hoạn sẽ rất lớn khiến người dân không thể tồn tại, bệnh dịch hoặc virus sẽ gây ra sự tuyệt chủng của loài người, hay vào tháng nào đó của năm nào đó sẽ có đại họa do trái đất sẽ va chạm với một thiên thạch. Tất cả điều đó phản ánh một quan điểm sai lầm rất trầm trọng. Ta nói với tất cả các con rằng trái đất sẽ không bị phá hủy và sẽ không trải qua một đại họa lớn như những gì vừa được nói đến. Nhân loại cũng sẽ không trải qua một đại họa như những gì vừa được đề cập. Tất cả mọi thứ từ từ sẽ phát triển theo duyên nghiệp riêng của nó và luật nhân quả. Sẽ không có những thảm hoạ toàn cầu. Tất cả các tin đồn đó chỉ là lời nói tà ác gây hiểu lầm cho công chúng. Nếu con có loại niềm tin như vậy, con đã mắc phải quan điểm sai lầm này.

68. Quan điểm cho rằng, ai đó mặc y áo của tu sĩ hoặc của rinpoche đều là thánh nhân.

Những người có quan điểm này nghĩ rằng bất cứ ai họ thấy mặc quần áo của một rinpoche hay quần áo của một tu sĩ là một người thánh thiện phải được kính trọng tuyệt đối. Khi một mảnh vải trông giống như áo choàng đỏ cũ của tu sĩ Tây Tạng nằm trên mặt đất, những người có quan điểm này chắc chắn sẽ nhặt nó lên và tôn thờ nó trên bàn thờ pháp của họ. Họ sẽ trân trọng lễ lạy bộ đồ hay khăn vải với màu của áo ngoài của các tu sĩ. Đây là sai lầm. Nếu bộ đồ đó được mặc bởi một con quỷ dữ thì sao? Điều gì nếu bộ đồ đó được mặc bởi một kẻ tồi tệ? Điều gì nếu màu của vải đến từ sự đổ máu bởi một con dao sử dụng để giết chóc? Con sẽ bị mắc tội không nếu tôn thờ một chiếc áo như vậy? Hơn nữa, trong các cửa hàng vải có rất nhiều loại vải với màu sắc của áo choàng đỏ của tu sĩ Tây Tạng. Con có định nói là con sẽ lễ lạy mỗi khi đi vào một của hàng như vậy? Con đừng nên làm thế. Đó chỉ là mê tín, không phải chân lý thực sự. Chúng ta phải theo chân lý đích thực. Chúng ta không được phép theo những gì không phải là chân lý đích thực. Chúng ta nên tôn kính những bộ y phục của người có đức hạnh linh thánh thực sự và không ai khác.

69. Quan điểm cho rằng, ai đó truyền bá giáo pháp bằng giọng nói êm dịu thì đích thực là một vị Bồ tát.

Những người có quan điểm này nghĩ rằng người truyền pháp bằng một giọng nói nhẹ nhàng và âm điệu rất từ bi là những vị Bồ tát đích thực. Con nên nhớ rằng một số người hành động một cách có chủ tâm bằng cách thay đổi giọng nói của họ để làm cho âm thanh nhẹ nhàng và từ bi. Nhiều người bị lừa khi nghe tiếng nói của họ và xem họ như là hóa thân của chư Bồ tát. Trên thực tế, họ cố ý tạo ra một không khí bí ẩn bằng việc làm ra vẻ từ bi. Tất cả các pháp họ giảng thì dị giáo hơn là chân lý đích thực và đi ngược lại những lời dạy của kinh điển. Vì thế, con không nên nghĩ rằng một người giảng pháp bằng một giọng nói nhẹ nhàng thì chắc chắn là một vị Bồ tát. Cho dù một người nói bằng giọng nhẹ nhàng hoặc lớn tiếng không phải là yếu tố quyết định ông ta là một Bồ tát hay không. Việc một ai đó là vị Bồ tát thật hay giả được quyết định bởi những nguyên tắc của Phật pháp.

70. Quan điểm cho rằng, việc dùng lời nói kim cương (phê bình để chỉ ra chỗ sai) để truyền bá giáo pháp và tiêu trừ nghiệp chướng là không từ bi.

Những người có quan điểm này nghĩ rằng sẽ không từ bi khi truyền giảng pháp trong đó lời nói kim cương được sử dụng để khiển trách nghiêm khắc, phê bình, và đánh thức chúng sinh khỏi sự vô minh và bướng bỉnh. Đây là một quan điểm sai lầm. Một số chúng sinh chỉ có thể được đánh thức bằng cách trách mắng nghiêm khắc bằng ngữ kim cương. Nếu không, họ sẽ tiếp tục con đường sai lầm của họ. Cách sử dụng lời nói kim cương này không phải là không từ bi. Hơn thế, nó còn là biểu hiện của lòng đại bi đích thực. Một hành động làm lợi ích của chúng sinh hay không là cơ sở để xác định hành động đó có bản chất từ bi hay không.

71. Quan điểm cho rằng, một người dùng dạng kim cương của hạnh Bồ đề (trừng phạt để chỉ ra chỗ sai) để làm lợi ích cho người khác không phải một bậc thánh nhân đức hạnh cao quý.

Hạnh Bồ đề được thể hiện thông qua vẻ bề ngoài từ bi và sự hiểu hiện của lòng yêu thương. Mặt khác, hạnh Kim cương còn được thể hiện thông qua sự trừng phạt và khiển trách nghiêm khắc. Việc này được thực hiện bằng cách sử dụng pháp phẫn nộ. Sẽ là quan điểm hoàn toàn sai lầm khi nghĩ rằng những người sử dụng dạng kim cương của hạnh bồ đề để giảng dạy và chuyển hóa những chúng sinh không phải là những thánh nhân. Đó là bởi vì chư Phật hoạt động bằng nhiều loại phương tiện và thị hiện dưới nhiều hình thức. Ví dụ, Bồ tát Quan Âm xuất hiện như Truton, vị vua hùng mạnh nhất của những tinh linh xấu ác trong cõi giới địa ngục. Truton xé những tinh linh xấu ác thành từng miếng và ăn chúng. Bằng cách này, Truton dạy dỗ và chuyển hóa vô số tinh linh xấu ác. Trong thực tế, ông đã hành động với lòng từ bi vĩ đại nhất, khi ông sử dụng phương tiện thiện xảo đó để nâng những tinh linh xấu ác lên cõi giới cao hơn.

Trong Mật thừa, có rất nhiều Bồ tát Kim cương có vẻ ngoài rất hung hãn. Trên thực tế, các ngài làm lợi lạc cho chúng sinh với lòng bằng từ bi vĩ đại nhất. Lấy ví dụ, vị hộ pháp Ruonama, là vị vua uy quyền, hung dữ với sức mạnh lớn lao. Ngài là chúa tể tối cao của loài ma, nhưng ngài cũng sở hữu sức mạnh thánh linh và có sự chứng ngộ của một thánh nhân. Một ví dụ khác là vị hộ pháp Rahula và vị hộ pháp Ekajati, cả hai đều trông cực kỳ hung tợn. Nhiều người sợ hãi khi họ thấy một bức hình của các ngài. Họ nghĩ, “Làm thế nào họ có thể là những thánh nhân? Họ không có lòng từ bi gì cả. Thật đáng sợ!” Điều này là sai lầm. Họ là những bậc thầy giác ngộ với lòng bi mẫn lớn lao, làm lợi lạc cho chúng sinh. Đó chỉ là do các phương pháp của họ sử dụng khác với hầu hết những vị khác. Vì vậy, quan điểm cho rằng, một người dùng dạng kim cương của hạnh bồ đề để làm lợi lạc cho người khác không phải là bậc thánh nhân đức hạnh cao quý là một quan điểm sai lầm.

72. Quan điểm cho rằng, việc nhìn nhận một người nào đó có sự tự tôn và kiêu ngạo như là bậc thầy kim cương là chấp nhận được.

Một số người có sự tự tôn to lớn. Họ kiêu căng khoe khoang về bản thân mình. Họ hoàn toàn dốt nát về Phật pháp và không hiểu về các nguyên tắc của Pháp. Họ không tuân thủ các giới luật, không có Bồ đề tâm, và không có sự chứng ngộ linh thánh. Tất cả cái họ có là sự kiêu ngạo và tất cả điều họ làm là lừa gạt các môn đệ của họ. Con không nên nhìn nhận một người như vậy như bậc kim cương thượng sư của con. Nếu con làm như vậy, con đang đi trên con đường sai lầm.

73. Quan điểm cho rằng, con phải kính trọng một vị thầy linh thánh “dởm” theo năm mươi khổ thơ về lòng sùng mộ đạo sư.

Từ khi công bố “Năm mươi khổ thơ về lòng sùng mộ đạo sư”, nhiều người không còn dám phản đối vị thầy của mình. Bởi vì “Năm mươi khổ thơ về lòng sùng mộ đạo sư” đã cấm như vậy, họ nghĩ rằng họ không thể phản đối thầy của họ bất kể người này là tốt hay xấu. Bây giờ con phải hiểu rõ ràng rằng đó chính xác là điểm con bị mắc kẹt. Mặc dù “Năm mươi khổ thơ về lòng sùng mộ đạo sư” đưa ra rằng con phải tôn kính thầy của mình, trước tiên con phải nhận ra thầy của mình đang hành động phù hợp với giáo pháp hay không và ông ta có thực sự sở hữu những phẩm chất của một vị thầy hay không. Nếu ông ta theo những quan điểm sai lầm, hoặc ngay cả quan điểm xấu ác, con vẫn còn muốn theo ông ta chứ? Con có rời bỏ ông ta không? Nếu con không rời bỏ ông ta, con sẽ bị vấy bẩn bởi cùng nghiệp đen tối đó. Nếu con không rời khỏi ngay lập tức, con sẽ phải chịu số phận bi đát. Con không nên tôn trọng “vị thầy linh thánh” dởm. 

“Năm mươi khổ thơ về lòng sùng mộ đạo sư” đòi hỏi con phải tôn kính bậc thầy linh thánh thực sự, chứ không phải những kẻ giả mạo. Vì vậy, việc sử dụng “Năm mươi khổ thơ về lòng sùng mộ đạo sư” như là cơ sở để yêu cầu con tôn kính “bậc thầy linh thánh” dởm phản ánh một quan điểm sai lầm.

74. Quan điểm cho rằng, theo một vị thầy không còn Bồ-đề tâm là chấp nhận được.

Nếu bậc thầy của con không còn có Bồ đề tâm và không còn trau dồi bản thân dựa trên Bồ đề tâm, sẽ là sai lầm khi con vẫn còn theo và chấp thuận ông ta. Cho dù ông ta có địa vị thế nào, chẳng hạn như là một vị pháp vương, một tôn giả, một rinpoche vĩ đại, hoặc một giảng sư tuyệt vời, ông ta không phải là một bậc thầy tốt nếu ông ta không có Bồ đề tâm.Ông ta là một người đạo đức giả tạo và đã rơi vào trong những quan điểm sai lầm.

75. Quan điểm cho rằng, ai đó nắm giữ một chứng nhận được công nhận bởi một pháp vương vĩ đại thì chắc chắn là bậc thánh nhân vĩ đại.

Giả sử một vị pháp vương vĩ đại đã viết một giấy chứng nhận cho một ai đó, hoặc hai vị pháp vương đã viết một giấy chứng nhận công nhận cho người đó.Những người có quan điểm sai lầm sẽ nghĩ rằng người đó chắc chắn là một bậc thánh nhân. Suy nghĩ như vậy là không chính xác. Cần xác định xem đó có phải là xác nhận mang ý nghĩa cao nhất hay là một xác nhận mang ý nghĩa trần tục. Phải xác định xem phương pháp sử dụng để chứng nhận bao gồm quan sát một hồ nước, bói toán, hình tượng được tạo ra khi đập vào nước, quay một viên thuốc làm từ bột lúa mạch rang, hoặc một số phương pháp khác.

Sự công nhận theo ý nghĩa thế gian có thể là chính xác, và cũng có thể đi trệch khỏi sự thật đó. Vì vậy một sự công nhận theo ý nghĩa thế gian không thể xác định chắc chắn rằng người được công nhận là một thánh nhân. Cũng không thể xác định chắc chắn rằng người được công nhận không phải là một thánh nhân. Ngay cả khi sự công nhận được thực hiện phù hợp với giáo pháp, chúng ta cũng cần xem liệu người được công nhận này có theo 128 quan điểm xấu ác và sai lầm hay không. Mặt khác, một người không theo 128 quan điểm này trong hành động của mình và do đó không vi phạm các chuẩn mực của các quan điểm này chắc chắn là một bậc thực sự có đức hạnh linh thánh ngay cả khi người ấy không có chứng chỉ công nhận nào.

76. Quan điểm cho rằng, không nên đưa những tinh linh xấu ác lên những cõi giới cao hơn.

Những người có quan điểm này cho rằng những tinh linh xấu ác chắc chắn không nên được đưa lên những cõi giới cao hơn. Những người có suy nghĩ như vậy đã rơi vào quan điểm sai lầm. Những tinh linh xấu ác nên được đưa lên những cõi giới cao hơn. Cho dù họ có xấu ác kinh khủng đến thế nào, họ vẫn là những chúng sinh. Chúng ta là những người tu tập, nên có lòng từ bi đối với tất cả chúng sinh. Hơn nữa, chúng ta đưa các tinh linh xấu ác lên các cõi giới cao hơn sớm bao nhiêu thì càng ngăn chặn chúng khỏi làm hại nhiều người tốt bấy nhiêu.

77. Quan điểm cho rằng, ma quỷ xấu ác phải bị tiêu diệt thay vì được dạy dỗ và sửa chữa.

Những người có quan điểm này cho rằng ma quỷ phải bị tiêu diệt. Suy nghĩ như vậy là sai lầm. Tùy thuộc vào từng hoàn cảnh cụ thể, ma quỷ phải được dạy dỗ và sửa chữa hoặc phải bị tiêu diệt. Khi thực sự là không có cách nào để dạy dỗ và sửa chữa chúng và chúng quyết tâm tiếp tục làm hại chúng sinh, chúng phải bị tiêu diệt. Nếu thậm chí còn có cơ hội dù là nhỏ nhất để dạy dỗ và sửa chữa chúng, chúng ta nên làm tất cả điều có thể làm để dạy dỗ và sửa chữa chúng và không nên tiêu diệt chúng, vì ma quỷ cũng là những chúng sinh.

78. Quan điểm cho rằng, một người không cần thiết phải cúng dường thức ăn cho loài la sát và quỷ đói.

Những người có quan điểm này nghĩ rằng chúng ta không nên cúng dường thức ăn cho loài la sát và quỷ đói. Đây cũng là sai lầm. Thức ăn nên được cúng dường cho loài la sát và quỷ đói. Chúng cũng là những chúng sinh. Chỉ khác là chúng có những quan điểm xấu ác. Chúng ta phải sửa chữa chúng để chúng có hiểu biết và cái nhìn đúng đắn. Chúng ta cần tìm ra những cách để đưa chúng đến với  giáo pháp chân chính. Chúng ta cần cúng dường cho chúng để chúng sẽ được chuyển biến, sửa chữa những việc làm xấu ác, và làm những điều tốt.

79. Quan điểm cho rằng, người ta phải trả tiền để đổi lấy việc được học hay nghe Pháp.

Hiệu tượng kiểu này đã tồn tại từ thời cổ xưa cho đến ngày nay. Dựa theo quan điểm này, một người phải trả tiền trước khi họ được phép học Pháp, nghe Pháp hay là bước vào một thánh đường. Như vậy là họ không thể được học hoặc là nghe pháp nếu không trả tiền. Trước đây ta đã gặp phải trường hợp này khi ta ở trong một số ngôi đền. Mọi người trong ngôi đền thường nói rằng, “Hôm nay bạn có mang theo vật phẩm cúng dường không? Bạn không được vào đền trừ khi bạn mang theo một vật phẩm. Nếu bạn không mang theo tiền cúng dường, bạn không được phép nghe giảng kinh pháp. Hôm nay chỉ những người mang theo vật phẩm cúng dường mới được vào thánh đường! Chỉ những người đó mới có thể đến ăn ở phòng ăn. Những người khác không được phép.” Đó là điều rất sai lầm. Có những người giàu có và những người nghèo khổ. Chúng ta nên quan tâm tới hạnh phúc của tất cả mọi người. Nếu họ thực sự nghèo khó, chúng ta thậm chí nên cung cấp tiền cho họ. Chúng ta không nên nói họ phải cúng dường tiền bạc trước khi họ được phép học Pháp, nghe Pháp hoặc là ăn uống. Đó là điều không đúng đắn và cấm kỵ tuyệt đối.

80. Quan điểm cho rằng, việc thính chúng không kính trọng Pháp truyền khẩu qua ghi âm là chấp nhận được.

Một số người khi nghe giáo pháp đã không tôn kính những bài thuyết pháp truyền khẩu được ghi lại và bàn luận khiếm nhã về những bài thuyết pháp này. Họ nghĩ rằng do họ không buộc phải trả tiền để đổi lấy việc nghe Pháp, nên họ sẽ không cúng dường bất cứ vật phẩm nào có giá trị tiền bạc. Họ nghĩ rằng không có điều gì mà họ cần quan tâm và họ có thể nghe những bài thuyết pháp một cách thông thường. Đây là điều thiếu tôn trọng Tam bảo. Hành vi thiếu tôn trọng những bài pháp truyền khẩu đã được ghi âm lại tự nó sẽ ngăn cản một người đạt được sự thành tựu. Phật pháp quý giá vô cùng. Sao con có thể đối xử thiếu tôn trọng với Phật pháp? Con nên cố gắng giúp đỡ bằng việc cúng dường nếu con có thể. Tuy nhiên, nếu con thực sự gặp khó khăn về tài chính, con vẫn nên lắng nghe giáo pháp cho dù con không thể cúng dường vật phẩm gì. Con có thể nghe một lần, một trăm lần hay một nghìn lần. Vị thầy của con sẽ giúp con. Tuy nhiên, nếu con có thể giúp đỡ bằng một vật phẩm cúng dường nhưng không làm vậy do tính ích kỷ, hẹp hòi, hoặc là con có quan điểm cho rằng Phật pháp là điều ít quan trọng hơn so với những vấn đề thế gian, con cũng có thể vẫn nghe giáo pháp. Tuy nhiên, bằng cách này con đang gieo trồng những hạt giống của những duyên nghiệp sẽ ngăn cản con trở nên thành tựu.

81. Quan điểm cho rằng, một vị đạo sư có thể chuyển một phần tuổi thọ cho học trò của mình là chấp nhận được.

Đây là một quan điểm ngoại đạo khá phổ biến. Dựa trên quan điểm này, một bậc thầy nói với đệ tử của mình rằng ông ta đã thực hành một pháp và do đó đã chuyển một phần trong tuổi thọ của mình cho đệ tử hoặc cho một thành viên nào đó trong gia đình đệ tử này. Ông ta nói với các đệ tử rằng các đệ tử hoặc thành viên gia đình của đệ tử vẫn còn sống là kết quả của điều đó. Ông ta còn tiếp tục nói rằng ông đã nhận hộ những nghiệp xấu của các đệ tử hoặc thành viên gia đình của đệ tử. Nói những lời như vậy là sai và không thể biện hộ nổi. Nếu một vị thầy muốn chuyển một phần trong tuổi thọ của mình cho một đệ tử, ông có thể cầu nguyện sẽ làm điều đó. Tuy nhiên, điều này chỉ là ước muốn của ông ta và không liên quan đến sự thành công của việc chuyển giao hay không. Vị thầy không nên tiết lộ ước muốn này cho đệ tử của mình bởi vì đây là một phần trong sự tu tập của ông. Trong thực tế, thực sự rất khó khăn để những việc chuyển giao như vậy thành công theo như luật nhân quả. Các vị thầy nên dạy các đệ tử để thay đổi tuổi thọ của chính mình thông qua quá trình tự tu tập. Một bậc thầy, đệ tử, hay bất cứ ai nghĩ rằng một vị thầy có thể chuyển giao một phần của tuổi thọ của mình cho đệ tử là đang có một quan điểm sai lầm.

82. Quan điểm cho rằng, một người học tại một ngôi chùa nổi tiếng chắc chắn là một vị tu sĩ xuất sắc.

Những người với quan điểm này cho rằng nếu một người nào đó đến từ một tu viện lớn với một ngàn hoặc thậm chí vài ngàn tu sĩ trong đó, ông ta chắc chắn sẽ là một tu sĩ lỗi lạc. Họ nghĩ rằng một ai đó với danh hiệu narenpa geshe - người dành vị trí dẫn đầu trong các cuộc tranh luận kinh điển chắc chắn phải là một tu sĩ xuất sắc. Điều này là sai. Ta cho các con biết rằng người này không nhất thiết đã là một tu sĩ xuất chúng. Ông ta thậm chí có thể là một kẻ xấu xa vô lại, hoặc một tên lừa đảo. Một người trở thành một tu sĩ lỗi lạc thông qua việc tự tu tập và nhận ra sự thật tối hậu. Con sẽ không thể xác định được xem một ai đó là một tu sĩ lỗi lạc chỉ đơn giản bằng cách xem họ đến từ tu viện nào .

83. Quan điểm cho rằng, một người đã học hỏi dưới sự dẫn dắt của nhiều bậc đạo sư chắc chắn là một vị thánh nhân.

Có những người theo học với nhiều bậc đạo sư. Họ nhận được hơn một nghìn quán đảnh và chính thức công nhận một hoặc hai trăm người là thầy của họ. Họ tự nhận rằng đã thực hành pháp tập trung nội nhiệt tummo, pháp Kalachakra, và pháp Đại toàn thiện. Hơn thế nữa, họ nói rằng họ đã bước vào tầng cao nhất của pháp của Kalachakra bởi thực hành thành công pháp thiền Thân kim cương thay thế . Con nghe điều này và nghĩ rằng những người như vậy chắc chắn phải là những tu sĩ xuất sắc. Con đang rất lầm lẫn! Con chỉ tin vào những gì con nghe thấy và không tuân theo sự thật tối hậu. Con đã xác minh thông qua một cuộc kiểm tra khoa học xem đỉnh đầu của họ có thật sự mở ra được hay chưa? Ý thức của họ có thể rút ra rồi quay trở lại cơ thể họ chăng? Nếu không có xác minh, con không thể rút ra kết luận rằng họ đã hoàn thiện việc thực hành pháp thiền Thân kim cương thay thế.Tại sao vậy? Lý do rất đơn giản. Việc ai đó là một tu sĩ xuất sắc hay không phụ thuộc việc tự tu dưỡng và thực hành của họ. Nếu một người tu dưỡng và thực hành không tốt, cho dù anh ta có là đệ tử chính thức của bao nhiêu bậc thầy đi nữa cũng là vô nghĩa. Vì vậy, thật là sai lầm khi nghĩ rằng nếu có ai đó đã theo học nhiều bậc thầy hẳn sẽ là một tu sĩ xuất sắc hay một bậc thánh nhân.

84. Quan điểm cho rằng, nền tảng tâm linh của phụ nữ không tốt bằng của đàn ông.

Những người có quan điểm này cho rằng nền tảng tâm linh của phụ nữ là không tốt bằng của nam giới. Họ nghĩ rằng đàn ông có năng lực tâm linh tốt hơn. Đây là quan điểm sai lầm. Những người có một nền tảng tâm linh tốt có thể được tìm thấy giữa cả nam và nữ.

85. Quan điểm cho rằng, những sinh mạng của những chúng sinh nhỏ bé là không giá trị như sinh mạng của những chúng sinh to lớn.

Những người có quan điểm này cho rằng khi cứu giúp chúng sinh, những chúng sinh to lớn hơn nên được cứu giúp trước. Ví dụ, họ nghĩ con bò nên được cứu trước. Họ cho rằng con voi nên được giải cứu đầu tiên. Họ không vội vàng để cứu các loài chim nhỏ và họ cứu lũ kiến cuối cùng. Điều này là sai lầm. Chúng ta phải coi tất cả chúng sinh bình đằng như nhau.

86. Quan điểm cho rằng, việc tụng kinh mà không hiểu ý nghĩa là chấp nhận được.

Những người có quan điểm này nghĩ rằng có nhiều công đức chỉ bằng việc tụng niệm một bản kinh cho dù người tụng niệm không hiểu được ý nghĩa và nguyên tắc của bản kinh này. Điều này là không đúng. Trước khi niệm một bản kinh, người ta phải hiểu được nội dung của nó trước đã.

87. Quan điểm cho rằng, việc tích luỹ tiền bạc một cách bí mật dưới chiêu bài kêu gọi quyên góp xây chùa, tháp hay tổ chức pháp hội là chấp nhận được.

 Trong lốt vỏ xây dựng một ngôi đền, xây dựng một bảo tháp, hoặc tổ chức một pháp hội lớn, có những người trong thực tế, đã bí mật tích lũy tiền bạc cho bản thân họ. Chúng ta không được chấp nhận hành vi đó và phải phản đối chúng.

88. Quan điểm cho rằng, việc dùng sai quỹ từ thiện hỗ trợ thảm hoạ cho những mục đích tham lam của cá nhân là chấp nhận được.

Một số người thu nhận rất nhiều tiền bạc dưới ngọn cờ của tổ chức từ thiện và cứu trợ thiên tai. Tuy nhiên, họ bí mật lạm dụng các quỹ đó cho mục đích riêng tham lam của mình. Đây là đang đi theo một quan điểm sai lầm. Cho dù là một vị thầy hay đệ tử, nhưng nếu lạm dụng cho dù một xu của những quỹ đó cho sự tham lam, ích kỉ của mình thì cũng là một vi phạm về nghiệp. Bất cứ ai sử dụng sai lầm các quỹ đó và bất cứ ai chấp nhận cho những hành động này đều đang đi theo quan điểm sai lầm này.

89. Quan điểm cho rằng, một người phải bỏ hết công việc của người đó để tu dưỡng bản thân và học đạo Phật.

 Một vài người nói rằng họ sẽ đơn giản là từ bỏ  hết những công việc của mình để tu dưỡng bản thân và học hỏi Phật pháp. Họ nói rằng chỉ bằng cách từ bỏ công việc, họ mới có thể tập trung sự chú ý của họ vào tu tập và do đó tu dưỡng bản thân thật tốt. Đây là một quan điểm sai lầm. Một người tu tập thực sự sẽ hành động theo giáo lý nhà Phật cho dù họ ở trong bất kì trường hợp nào. Không nên nghĩ rằng chỉ bằng cách từ bỏ công việc của mình và tập trung hoàn toàn vào tu tập mới là đang hành động theo đúng giáo lý nhà Phật.

90. Quan điểm cho rằng một người đã thọ quy y chắc chắn là một Phật tử.

Những người có quan điểm này nghĩ rằng nếu họ đã quy y, tham gia vào một buổi lễ quy y và nhận được chứng nhận quy y thì họ sẽ là Phật tử. Điều này không chính xác. Nhận lễ quy y không có nghĩa rằng người đó nhất thiết là một Phật tử. Một người có thể đại diện cho Phật giáo không nếu ông ta lại giết người và phóng hỏa sau khi quy y? Nếu một người sau khi quy y lại thực hiện tất cả những điều xấu xa suốt trong một ngày dài, làm nhục người khác, lừa dối người khác, thực hành theo cách dị giáo và lan truyền tư tưởng ngoại đạo, liệu người này có phải là một Phật tử không?  Không, anh ta không hề. Chỉ những người tuân thủ các giới luật trong thực hành mới là Phật tử thật sự. Chỉ những người không phạm phải 128 quan điểm xấu ác và sai lầm này mới là những Phật tử tinh thuần, chính thống, xuất sắc và là những người tu dưỡng đạo đức sâu sắc. Điều này là cực kỳ quan trọng.

 ✨

Chúng ta nên xem xét bản thân một cách sâu sắc để xem liệu chúng ta có đang theo bất kỳ một quan điểm sai lầm nào đó hay không. Nếu con theo một, hai, hoặc ba trong số các quan điểm sai lầm trên, hậu quả sẽ phụ thuộc vào việc vi phạm là nặng hay nhẹ. Điều đó lại phụ thuộc vào quan điểm sai lầm mà con mắc phải là gì. Nếu con theo ba quan điểm sai lầm mà gây ra hậu quả tương đối nhẹ hoặc nếu con theo một hoặc hai quan điểm sai lầm nhưng hậu quả tương đối nặng mà con không ngay lập tức sửa đổi thì con sẽ không thể có được bất kỳ hiệu quả lợi lạc nào từ việc tu tập bất cứ pháp nào. Con sẽ không đạt được bất cứ khả năng siêu phàm hay sức mạnh chứng ngộ nào thông qua thực hành. Con sẽ không thể thực hiện được bất cứ năng lực đích thực nào ngoại trừ khi con theo các pháp thực hành của ngoại đạo và năng lực đó là biểu hiện của tà pháp. Tuy nhiên, điều đó sẽ gây cho con một cái chết sớm và bị xuống địa ngục vô gián. Sẽ không có kết quả nào khác ngoài điều này.

Chỉ có duy nhất một con đường đúng đắn trong tu tập. Nếu con làm theo những quan điểm xấu ác và (hoặc) các quan điểm sai lầm mà không ngay lập tức sửa mình thì có thể từ thời điểm đó cho đến hết quãng đời còn lại con sẽ đánh mất tất cả cơ hội để nhận được Phật pháp đích thực, đánh mất tất cả những chánh pháp con đã từng thọ nhận và sẽ bị đọa xuống một trong ba cõi thấp mà không bao giờ có thể đạt được giải thoát. Vì thế, con tuyệt đối không được theo bất cứ quan điểm xấu ác và sai lầm nào đã được làm rõ trong ngày hôm nay. Không quan trọng việc con học theo giáo pháp nào, con thuộc dòng phái nào, nếu con theo các quan điểm xấu ác và/hoặc quan điểm sai lầm, thì con đơn giản là một kẻ ngoại đạo. Con sẽ phải nhận nghiệp báo tiêu cực trong tương lai. Đây là điều không thể tránh khỏi. Đây là điều chắc chắn. Đó là cách mà tất cả mười phương chư Phật và chư Bồ tát bảo vệ các tri kiến và quan điểm đúng đắn. Bất cứ ai theo những quan điểm xấu ác và sai lầm này sẽ trở nên giống như nguồn của một khối u ác tính làm ngộ độc chúng sinh và chính họ. Vì thế ta phải cho các con biết rằng không được theo bất cứ một quan điểm nào như vậy.

Đồng thời, chúng ta phải khắc sâu trong tâm trí một điều vô cùng quan trọng. Một số người nói rằng “128 quan điểm này không có trong giáo huấn của tông phái chúng tôi. Chúng không liên quan gì tới chúng tôi”. Nếu con có tư tưởng này thì con đã gieo mầm mống để rơi vào một trong ba cõi thấp. Những quan điểm xấu ác và sai lầm này không phân biệt giáo phái. Chúng thuộc về Phật giáo chứ không phải bất cứ dòng phái riêng biệt nào. Chúng là luật nhân quả trong vũ trụ. Chúng được đưa ra để tương ứng với sự tương sinh tương diệt của chúng sinh và tương ứng với các nghiệp xấu phát sinh do ảo tưởng của chúng sinh. Do đó, những quan điểm này là bất bộ phái.

Ta sẽ  đưa ra cho con một sự tương đồng ở đây. Hãy xem việc có ai đó nói rằng “thuốc độc và thuốc tốt không ảnh hưởng gì đến việc kinh doanh của chúng tôi, bởi vì chúng tôi bán vải chứ không bán thuốc. Chỉ bệnh viện và các dược sĩ mới làm việc với các loại thuốc. Chúng tôi không muốn sử dụng thuốc hay dược phẩm gì cả”. Quan điểm này hoàn toàn lầm lẫn. Mặc dù dược phẩm hay thuốc được sử dụng trong bệnh viện, nhưng tác dụng của chúng là như nhau trên tất cả mọi người. Không kể con đang kinh doanh gì, nếu con nghĩ rằng uống một loại thuốc độc là vô hại và con vẫn uống thì con sẽ bị nhiễm độc đến chết. Vì vậy bất kể con đang thuộc tông phái nào, việc theo hay không theo những quan điểm xấu ác và sai lầm này đều chắc chắn sẽ gây ra nghiệp báo tương ứng theo quy luật nhân quả tự nhiên.

Ta sẽ  đưa ra một ví dụ có thực xảy ra trong thực tế tu tập. Một vị rinpoche từ Tây Tạng đã đến để tỏ lòng kính trọng với Kaichu Rinpoche. Vị Rinpoche này nói: “Tôi đến từ tông phái này của Phật giáo mật thừa truyền thống, và tông phái chúng tôi thực hành bốn pháp yoga. Tôi là đệ tử của vị thầy này, là một vị thầy yoga cao nhất ở Tây Tạng”. Ông ấy hỏi Kaichu Rinpoche, “Tông phái nào của Phật giáo theo Ngài là cao nhất và tốt nhất?” Kaichu Rinpoche trả lời, “Bất cứ tông phái nào cũng có thể tốt hoặc không tốt. Nếu những quan điểm của tông phái là đúng thì tông phái đó là tốt. Nếu quan điểm của tông phái đó là xấu ác và sai lầm thì đó là tông phái không tốt”. Vị rinpoche Tây Tạng nói: “Tôi đã đọc 128 quan điểm của tông phái của Ngài. Những hành giả chúng tôi không liên quan gì đến những quan điểm này. Tôi có thể nâng nhiệt độ cơ thể mình qua việc thực hành pháp tập trung nội nhiệt tummo mặc dù tôi không học về 128 quan điểm này”. Kaichu Rinpoche nói với ông ta rằng: “Tôi không thuộc tông phái nào cả. Tất cả những gì tôi có là Phật giáo”.

Trong tiến trình thảo luận của họ, họ bắt đầu thi triển những năng lực của mình từ việc thực hành pháp tập trung nội nhiệt. Kaichu Rinpoche áp dụng pháp tập trung nội nhiệt bên ngoài cơ thể của mình và do đó lập tức chữa khỏi bệnh tật của một người khác ngay tại đó. Sau khi các cuộc thi triển năng lực kết thúc, vị rinpoche đó hỏi: “Làm thế nào tôi có thể có được những năng lực như Ngài?” ,“Hãy chú ý đến 128 quan điểm” Kaichu Rinpoche trả lời ông ta như vậy.

Bởi vì  điều này đã để lại một ấn tượng rất sâu sắc với vị rinpoche Tây Tạng đó, ông ngay lập tức tập trung vào việc xem mình có theo quan điểm nào trong 128 quan điểm này hay không. Trong vòng một tháng, ông đã có thể tăng nhiệt độ cơ thể lên gấp đôi trong pháp tummo. Ông ấy nói: “Điều này thật kỳ diệu. Tôi đã thực hành pháp tummo trong 16 năm, nhưng trong suốt thời gian đó tôi đã không thể thực hiện được một bước tiến triển nhảy vọt  như tôi đã thực hiện trong tháng vừa rồi. Tôi vẫn đang thực hành pháp như tôi đã thực hành trước đây. Bây giờ tôi biết rằng 128 quan điểm không thuộc về bất cứ tông phái riêng biệt nào. Chúng là những nguyên tắc của Pháp mang lại lợi ích cho tất cả các hành giả và dựa trên quy luật nhân quả”. Đó là những ấn tượng rất sâu sắc của vị rinpoche đó.

Ta phải nhắc lại một lần nữa với tất cả các con về điều này. Không được rơi vào bất cứ quan điểm nào trong các quan điểm này. Nếu không việc tu tập của các con là vô ích. 128 quan điểm xấu ác và sai lầm này cũng là một phần của pháp quan trọng chứa đựng trong Giải Thoát Đại Thủ Ấn Tối Thượng. Bài giải thích ngắn gọn về pháp của ngày hôm nay sẽ kết thúc ở đây.

Các đệ tử: Chúng con đảnh lễ Đức Phật Kim Cương Trì III.

Khi ta nghe các con xưng hô như vậy, ta cảm thấy rất xấu hổ. Đừng gọi ta là Đức Phật Kim Cương Trì III. Chỉ cần gọi Đạo sư, một cách xưng hô giản dị nhất.