Kho Tàng Chỏm Núi Bách Xù

NHỮNG KHO TÀNG TỪ CHỎM NÚI BÁCH XÙ

NHỮNG HUẤN THỊ KHO TÀNG THÂM SÂU

CỦA ĐỨC LIÊN HOA SINH PADMASAMBHAVA

TỚI DAKINI YESHE TSOGYAL 

 

Được ghi chép và cất dấu bởi Yeshe Tsogyal

 

Từ những hiển lộ kho tàng của Nyang Ral Nyima Ozer, Rigdzin Godem,

Sangye Lingpa, Rinchen Lingpa, Dorje Lingpa, Jamyang Khyentse Wangpo

và Chokyur Lingpa

 

Lời bình bởi Tulku Urgyen Rinpoche

 

Phiên dịch và Biên tập Anh ngữ

bởi Erik Pema Kunsang và Marcia Binder Schmidt 

 

Dịch ra Việt ngữ bởi Dharma Dipo & Suddha Anana 2014 

 

 

NAMO GURU DEVA DAKINI HUNG

 

EMAHO

 Hỡi Đức Liên Hoa Sinh, thân tướng của Ngài bất biến tựa Kim Cang,

Khẩu ngữ  vô ngã của Ngài, khẩu của các Đấng Hàng Phục - Âm thanh Giáo Pháp vang rền,

Tâm thức Ngài - Sự Toàn Tri Toàn Giác, 

Một kho tàng của tất cả những điều thâm sâu.

Tới Ngài - Bậc Chúa Tể của con và Bậc cứu độ chúng sinh trong Tam Giới,

Con thành tâm xin đảnh lễ! 

 

 

Lời mở đầu của Dịch giả Anh Ngữ

 

Những Kho Tàng Từ Chỏm Núi Bách Xù là tập 3 của tuyển tập những giáo huấn kho tàng được ban truyền bởi Đức Liên Hoa Sinh Padmsambhava trong suốt thời gian Ngài ở lại Tây Tạng vào thế kỷ thứ 9. Hầu hết những phần ở đây và trong 2 cuốn trước đó là Giáo Huấn Dakini và Những Khai Thị của Đạo Sư Liên Hoa Sinh về con đường Đại Viên Mãn, là những câu hỏi và câu trả lời giữa Đức Liên Hoa Sinh và đệ tử chính của Ngài là Dakini Yeshe Tsogyal. Trong việc mở ra dự án hân hoan và đầy cảm hứng này qua những năm tháng, tiến trình dần dần tự nhiên xảy ra.

 

Ở tập đầu tiên, Giáo Huấn Dakini, được biên soạn chủ yếu về những huân tập nền tảng thâm sâu như quy y, bồ đề tâm, bổn tôn, và thực hành guru. Bậc khai mật tạng là Nyang Ral Nyima Ozer và Sangye Lingpa. Những Khai Thị của Đạo Sư Liên Hoa Sinh về con đường Đại Viên Mãn đi tới những giáo lý nhẹ nhàng ở cấp độ sâu sắc hơn, gồm những huấn thị về cái thấy, thiền định, và hạnh. Ngoài 2 vị khai mật tạng ở trên, phần 2 còn có 2 vị khai mật tạng là Rigdzin Godem, và Chokyur Lingpa được đại diện.

 

Ở cuốn 3 này, Những Kho Tàng Từ Chỏm Núi Bách Xù chứa đựng những chỉ dẫn vi tế và sâu sắc nhất của tất cả. Những phần này dành cho những hành giả đã thuần thục với sự nhấn mạnh về cái thấy và sự kết hợp của các thiền định ý niệm và phi ý niệm.

 

Cuốn này dựa trên nguồn gốc từ các terma được hiển lộ bởi vị terton thế kỷ thứ 12, Nyang Ral Nyima Ozer (1124-1192). Bản chép tay tôi đã sử dụng được giữ trong Thư Viện Hoàng Gia Đan Mạch, nó được mang về từ một tu viện Mông Cổ bởi Henning Haslund Christiansen, một nhà thám hiểm Đan Mạch của Trung Á. Khi ngài Dilgo Khyentse viếng thăm thư viện vào năm 1976, ngài đã yêu cầu được xem tất cả những bản chép tay này và quyết định sao chụp 6 phần của bản văn, những phần mà trước đó đã không thể có ở Ấn Độ. Giữa 6 phần này là một tuyển tập từ vài terma của Nyang Ral được gọi là Jomo Shulen, (Câu Hỏi và Những Trả Lời Của Đức Bà Tsogyal).

 

Những giáo lý khác được gồm trong CHỎM NÚI BÁCH XÙ đến từ các terma như Martri của Nyang Ral, Vòng Lama Gongdu của Sangye Lingpa, Vòng Gongpa Zangtal của Ridgzin Godem, Chigcho Kundrol Chenpo của Rinchen Lingpa, và những kho tàng được tái khám phá lại của Jamyang Khyentse Wangpo và Chokyur Lingpa.

 

Trong những phần trước, chúng tôi đã thận trọng giới thiệu nhấn mạnh nhiều lên cái thấy, vì e ngại rằng nó có thể bị hiểu lầm. Tuy nhiên, trong 15 năm sau khi xuất bản Giáo Huấn Dakini, độc giả trưởng thành từ các đệ tử Pháp đã may mắn tăng trưởng việc nhận lãnh nhiều giáo huấn bí mật thâm sâu trước đó trong những ngôn ngữ hiện đại. Khi Giáo Pháp nở rộ ở Tây Phương và ngày càng có nhiều dịch giả tuyệt vời xuất hiện, xu hướng này sẽ còn tiếp tục để làm lợi lạc cho các thế hệ hành giả hiện đại. Trong bối cảnh này cùng với lời đề nghị của Tulku Urgyen Rinpoche: “Hãy phiên dịch tất cả. Hãy duy trì tín tâm tới nguyên bản. Đừng chỉnh sửa gì và đừng đi lệch ra khỏi cái thấy, mặt khác Đức Liên Hoa Sinh sẽ thấy sự  sùng mộ lớn lao đó”, chúng tôi cảm thấy tự tin tiếp tục dâng lên tuyển tập ở đây.

 

Kho Tàng Động Pha Lê Liên Hoa” được xếp vào chương cuối của cuốn này, khác với các chương khác trong đó, nó kể lại chi tiết sự phát triển cá nhân của chính Đức Liên Hoa Sinh dưới chân bậc thầy của Ngài, Đức Shri Singha (Sư Tử Cát Tường).

 

Cuối cùng tôi muốn gửi lời cảm ơn tới tất cả những ai đã cùng nỗ lực trong công việc này. Trên hết tất cả, tôi có một lòng biết ơn không thể tưởng tới lòng bi mẫn chói lọi của Đức Liên Hoa Sinh trong việc ban phát lên chúng ta những giáo huấn sửng sốt và cảm hứng đến như vậy, tới Yeshe Tsogyal vì đã ghi chép một cách thành kính và cất dấu chúng, tới những bậc khai mật tạng terton đã hiển lộ chúng, và tới Tulku Urgyen Rinpoche, người đã cho tôi lòng can đảm và sự động viên, khích lệ để phiên dịch chúng.

 

Cũng xin cảm ơn tới những Đạo hữu đã giúp xuất bản, hoàn thành cuốn sách này, tới Marcia Schmidt vì đã liên tục đốc thúc việc hoàn thành tác phẩm, tới Michael Tweed vì khả năng biên tập thiện xảo của anh, tới Ward Brisick vì đã biên tập “Kho Tàng Động Pha Lê Liên Hoa”, tới người biên tập bản thảo copy, Meghan Howard, tới người đọc và sửa bản in thử, Zack Beer và Catherine Dalton, tới người thợ xếp chữ Joan Olson, và tất nhiên là tới nhà bảo trợ sản xuất, Richard Gere, người đã biểu lộ lòng tốt liên tục và hỗ trợ nhiều năm qua.

 

Có thật nhiều ân phước trong việc có thể được làm việc với điều kiện lý tưởng như thế. Tôi chỉ cầu nguyện rằng mình sẽ có thể nói lên được thậm chí một phần nhỏ thôi về sự sâu sắc của nó. Nhờ năng lực kỳ diệu từ hoạt động và linh thị của Đức Liên Hoa Sinh, cầu mong mọi chúng sinh có nối kết với Ngài được tụ hội trong sự hiện diện của Ngài ở Cõi Núi Vinh Quang Huy Hoàng Màu Đồng Đỏ. 

Erik Pema Kunsang

Hoàn thành tại Rangjung Yeshe Gomdé, Đan Mạch.

Vào ngày rằm cát tường âm lịch của tháng 1, 2008.

 

 

Lời Giới Thiệu Các Giáo Lý

 

Những huấn thị cốt tủy của Đức Liên Hoa Sinh thì cực kỳ quan trọng bởi vì Ngài không chỉ là một nhân vật huyền thoại hay một truyền thuyết xa xưa. Ngài là một nhân vật có thực, bậc hoàn thành tự nhiên liên tục các hoạt động, gồm sự hóa hiện như các bậc khai mật tạng, vì vậy luôn có một giáo huấn tươi mới, không chút lầm lỗi để loài người có thể thực hành. Điều này cũng đảm bảo rằng sự ảnh hưởng tâm linh và những ân phước của Đức Liên Hoa Sinh được liên tục, không gián đoạn.

 

Trước khi rời Tây Tạng, Đức Liên Hoa Sinh đã cất giấu nhiều giáo huấn để sau này được khám phá lại bởi những nhân vật đặc biệt, những người được biết đến ở Tây Tạng như là các vị Terton hay “khai mật tạng – bậc hiển lộ kho tàng”. Do những thay đổi và biến động của lịch sử thế giới, Đức Liên Hoa Sinh đã cất dấu những thực hành đặc biệt khác nhau phù hợp tại những thời điểm khác nhau trong tương lai. Những giáo huấn ẩn mật này, được gọi là các terma, sau này được hiển lộ bởi các hóa thân tương lai từ các đệ tử thân cận của chính Đức Liên Hoa Sinh, những bậc thầy vĩ đại, những người khi trở lại thường chính là các hóa thân của Đạo Sư Liên Hoa Sinh. Phẩm chất đặc biệt của các giáo huấn terma này là nó cung cấp, mang đến một phương pháp thành tựu phù hợp đúng với từng thế hệ riêng biệt, thời điểm khế hợp, và với cá nhân những người sẽ gặp gỡ chúng. Những kho tàng giáo huấn Ngài đã ban truyền ở trên CHỎM NÚI BÁCH XÙ của Những Viên Ngọc Trai Pha Lê gồm ý nghĩa tinh hoa của hàng trăm giáo huấn như vậy.

 

Người biên soạn lại những giáo huấn này, ngài Yeshe Tsogyal, một hóa thân của vị phật mẫu được biết tới như là một Dakini trí tuệ. Nhờ học hỏi, phụng sự với Đức Liên Hoa Sinh như một đệ tử chính của Ngài, bà có thể dâng lên một sự phụng sự vĩ đại tới nhân loại nhờ việc biên chép, ghi lại, mã hóa và hệ thống những giáo huấn quý giá này cũng như cất dấu chúng cho các thế hệ tương lai.

 

Ở Kham có một câu nói: “Hãy nói hết, như một bao tải đổ hết ra”. Thì ở đây cũng vậy, trong Những Kho Tàng Từ Chỏm Núi Bách Xù này, Đức Liên Hoa Sinh đã đổ hết bao tải của Ngài ra, - Ngài đã hoàn toàn phơi bày mọi điều. Ý nghĩa tinh hoa của hàng trăm giáo huấn được bao gồm ở đây; Ngài đã hoàn toàn đặt nó xuống một cách trần trụi.


Vì thế, khi đệ tử của tôi - Erik Pema Kunsang hỏi xin ý kiến về những gì để phiên dịch trong những câu hỏi và những câu trả lời giữa Đức Liên Hoa Sinh cùng các đệ tử của Ngài, tôi đã bảo anh ấy hãy dịch hết. Bạn cần một tuyển tập trọn vẹn, và nó không thực hiện để dấu giếm, che đậy các giáo huấn trên cái thấy, hay bỏ chúng ra ngoài. Nếu bạn làm vậy, những giáo huấn của Đức Liên Hoa Sinh sẽ không được trọn vẹn.

 

Mặc dù không có gì để tôi có thể phải thêm vào tuyển tập này, tôi chỉ xin mở rộng lên vài điểm như một sự trùng hợp ngẫu nhiên tích cực. Trước khi chúng ta có sự ổn định, vững mạnh trên cái thấy đúng, thì chúng ta trải nghiệm một cách nguyên sơ các hiện tượng sinh tử, những thứ bị méo mó và xuyên tạc. Để trải nghiệm đúng, chúng ta cần dựa vào những giáo huấn của các bậc giác ngộ và sau đó hiện thực hóa thực hành những gì chúng ta được học trong thực tế.

 

Đây là ý niệm truyền thống phổ biến về vạn pháp trong sinh tử:

 

Đầu tiên không hiện hữu được dạy, và bản chất tánh không được giải thích.

Tiếp đó hiện hữu được dạy, và bản tánh thấu suốt, nhìn thấy được được giải thích

Cuối cùng sự hợp nhất của hiện hữu và không hiện hữu được dạy

 

Điều này có nghĩa là bản chất và bản tánh, sự thuần khiết từ nguyên sơ và sự hiện diện tự nhiên là hợp nhất bên trong rigpa, giác tánh. Như vậy vạn pháp trong sinh tử được nói là xuất hiện trong khi không hiện hữu. Về bản chất, chúng không hiện hữu; về bản tánh, chúng hóa hiện. Tánh không và các phần sắc tướng của vạn pháp méo mó là bất khả phân. Không chút méo mó, vạn pháp thuần tịnh là sự hợp nhất của sự thuần khiết nguyên thủy và sự hiện hữu tự nhiên. Chúng nằm ngoài các đối tượng của ý niệm nhị nguyên, như một cầu vồng xuất hiện trong bầu trời. Nó có thể thấy nhưng không có tự tánh; không có gì để bám nắm và không có gì để giữ lại cả. Đây là một ví dụ cho sự tinh thuần, vạn pháp không méo mó.

 

Vạn pháp, được nhận thức bởi chúng sinh, ngày càng trở nên thô đặc, tồi tệ hơn. Vạn pháp đầu tiên được khởi thủy với cõi sinh tử được gọi là Không Hiện Hữu Cũng Không Vắng Mặt Ý Niệm. Từ nơi đó chúng ta lạc xuống 3 cõi sinh tử, nơi chúng ta lang thang do sự bám chấp vào phần sắc tướng trông thấy được. Đầu tiên 4 ý niệm hữu hạn về 4 cõi Vô Sắc xuất hiện, sau đó là 17 cõi Sắc Giới. Tiếp theo là 6 cõi của các vị chư thiên trong các cõi Dục Giới, và cuối cùng là sáu loài chúng sinh.

 

Như được mô tả bởi các vị thầy Kagyu, “Tinh túy tâm đồng sinh khởi là pháp thân; sắc tướng đồng sinh khởi là ánh sáng của pháp thân.” Ở đây sắc tướng xuất hiện liên quan tới vạn pháp thuần tịnh, không méo mó. Vạn pháp méo mó trở nên được gộp lại theo cách tăng dần. 4 cõi ý thức vô hạn là Vô Sắc; Sắc tướng trong 17 cõi trời Sắc giới là một dạng thức của ánh sáng. Trở nên hỗn hợp, cô đặc lại hơn là các thân tướng được làm từ thịt và máu trong 6 cõi Dục giới.

 

Vạn pháp méo mó bên ngoài là 4 đại chính gồm: đất, nước, lửa và gió. Ở giữa, chúng ta có thịt và máu, xương, thân nhiệt, hơi thở, các uẩn, và các quan năng. Tuy nhiên, vạn pháp từ khởi thủy lại thiếu đi sự hiện hữu rõ ràng. Vào giấc mộng của đêm hôm trước chúng ta trải nghiệm niềm vui và đau khổ, các xứ sở và nơi chốn, những tòa nhà và lâu đài, v.v… Chúng ta có thể mơ về tất cả những điều như vậy nhưng khi thức giấc thì không một giấc mơ nào là còn lại cả. Ngay lúc này vạn pháp hiện hữu hoàn toàn là do năng lực của sự mơ hồ.

 

Tuy nhiên nhờ thành tựu sự vững chắc trong rigpa, chúng ta không còn mơ hồ, và như vậy, như một dấu hiệu của sự không hiện hữu từ nguyên sơ của vạn pháp, chúng ta có thể tự do đi ngang qua chúng. Nếu vạn pháp là hiện hữu từ nguyên thủy thì chư Phật hẳn sẽ phải tiêu diệt chúng để đi qua chúng; nhưng các ngài không cần làm như vậy. Vạn pháp sở hữu thậm chí không có cả một nguyên tử vi trần của hiện hữu chắc thật, dù cho chúng ta có cảm thấy chúng nhờ các thể nghiệm theo những cách méo mó, xuyên tạc của mình. Chẳng hạn, với những chúng sinh địa ngục với những niệm tưởng bị ý niệm hóa, địa ngục dường như có hiện hữu chắc thật. Nhưng khi vượt lên, tự do khỏi những niệm tưởng ý niệm hóa đó, sẽ không có địa ngục thực sự.

 

Một bậc thầy như Đức Liên Hoa Sinh có thể tự do đi ngang qua đá và núi bởi vì sự vững chắc của Ngài trong sự thuần tịnh nguyên thủy, trong sự tỉnh giác tự hiện tiền. Đức Liên Hoa Sinh có những năng lực kỳ lạ đáng kinh ngạc như có thể bay qua bầu trời, đi xuyên qua các vật thể rắn, và không ngăn ngại trong việc giải thích tất cả Kinh điển, Luận tạng cũng như ý nghĩa của các Mật điển. Đây là những lý do khác giải thích cho việc tại sao có nhiều ân phước, gia hộ như vậy trong việc nối kết với những huấn thị và lời khuyên của Ngài.

 

Vào lúc nào đó trong tương lai, chúng ta sẽ sở hữu tất cả những phẩm tánh giác ngộ và sẽ được tịnh hóa mọi che chướng, và nhờ điều này, chúng ta sẽ thành tựu trạng thái giác ngộ vô song. Tuy nhiên, trước đó, chúng sinh không trải nghiệm phạm vi giác ngộ trọn vẹn. Sẽ rất tuyệt vời nếu những chúng sinh bình thường có thể thể nghiệm sự giác ngộ. Được nói rằng khi bạn chạm tới nó, sẽ không có gì là bất tịnh cả, không có sắc tướng, âm thanh hay trạng thái tâm – thậm chí không một hạt bụi nào là bất tịnh. Khi một vị yogi thành tựu nhận thức mọi thứ như là sự tương tục không gián đoạn của giác tánh thuần tịnh, thì toàn bộ thế giới bên ngoài sẽ là các cung điện linh thánh và những cư dân, chúng sinh thì có bản tánh của các Daka và Dakini.

 

Nhận thức trực tiếp tức thì của chúng ta đơn giản bị bóp mép. Khi sự méo mó ấy được quét sạch, thì mọi thứ bên trong thể nghiệm cá nhân của một người được thấy như là sự thuần tịnh. Những chúng sinh bình thường thì không thể nhận thức được sự thuần tịnh này, nhưng nhờ việc tự mình trở thành một yogi thành tựu, bạn sẽ thấy nền tảng thanh tịnh này. Đây là sự khác biệt giữa nhận thức cá nhân và nhận thức của những người khác: bạn có thể nhìn thấy những chúng sinh khác là tịnh khiết bởi vì họ vốn sẵn tịnh khiết rồi, nhưng do những che chướng của mình, nên chính họ không nhận thức được sự thuần tịnh này. Với một yogi thành tựu, mọi thứ bên trong và không hiện hữu là sự thuần tịnh của thân, khẩu, tâm, phẩm tánh và hành năng giác ngộ, với một yogi như thế, họ nhận thức được sự bình đẳng vĩ đại của sinh tử và niết bàn.

 

Sự giác ngộ thì giống như việc thức tỉnh khỏi giấc ngủ. Những tư duy ý niệm hóa tạo ra mọi nhận thức và hiện tượng của cuộc sống thường nhật, cũng như bất kỳ điều gì bạn trải nghiệm vào buổi đêm được tạo ra bởi giấc ngủ. Khi thức dậy từ giấc ngủ, giấc mộng tan biến. Không gì còn sót lại của sự mơ hồ hiện diện này khi thể nghiệm bị bóp méo và sự mơ hồ của tư tưởng ý niệm được hoàn toàn quét sạch. Những hóa hiện của các pháp thì chỉ đơn thuần là sự phô diễn, hiển hiện của ánh sáng cầu vồng. Khi không có sự phô diễn, hóa hiện, đó chỉ là hư không thuần khiết nguyên thủy.

 

Thể nghiệm trần tục của vạn pháp được gọi là nhận thức méo mó, nhận thức mơ hồ của chúng sinh. Trong thể nghiệm của những người có nhận thức thuần khiết, ngôi nhà sẽ là một cung điện linh thánh. Trong cung điện linh thánh, không có sự thể nghiệm của đất, nước, lửa và gió. Mọi thứ đều là ánh sáng cầu vồng. Thật ngạc nhiên làm sao! Những ngôi nhà là những ngôi nhà của ánh sáng cầu vồng. Bạn không thể nói chúng không hiện hữu, bởi vì chúng không có cảm giác chắc chắn về đất, lửa, nước và gió. Điều này biểu lộ sự không hiện hữu nguyên sơ của chúng.

 

Giác tánh cần phải trở về với không gian nội tại. Đã bị thất lạc trong tiến trình trượt sâu vào vòng sinh tử, rigpa cần phải trở lại lối mòn theo bước đi của chính nó và trở về với sự thuần khiết nguyên thủy. Hiện tượng nhị nguyên của thế giới và chúng sinh sở hữu thậm chí không đáng giá dù chỉ một đầu lọn tóc của hiện hữu đích thực. Sự thuần tịnh nguyên thủy thì không có sự cụ thể rõ ràng. Vạn pháp của sinh tử và niết bàn hóa hiện từ không gian hư không của sự thuần tịnh nguyên thủy. Các hiện tượng khác nhau của của trạng thái thức tỉnh được tỏa khắp toàn triệt bên trong các khuôn mẫu, đóng khung của tư duy ý niệm. Khi bạn đặt nền tảng trên trí tuệ tỉnh giác, cái vượt lên khỏi các tư duy, khái niệm, thì hiện tượng sinh tử chỉ như một chiếc máy chiếu phim bị sụp đổ. Bạn có thể tạo ra Đại Thế Chiến Thứ 3 trong một bộ phim, nhưng khi bộ phim dừng chiếu thì chiến tranh cũng ngừng lại.

 

Những dấu hiệu khác nhau sẽ xảy ra khi chúng ta áp dụng những giáo huấn tới những tình huống riêng của mỗi người, và thật tốt để thấy rõ những dấu hiệu đích thực của tiến trình trong sự thực hành. Chẳng hạn, khi thiền định về một bổn tôn, một người nên có một linh ảnh về vị này. Cũng có những dấu hiệu chung, phổ biến của giai đoạn hoàn thiện như nhìn thấy những ánh sáng, khói, một ảo ảnh,v.v… Chúng ta có thể thực sự nhận thức được những dấu hiệu ban phước này bằng mắt thường.

 

Sau đó cũng có những thể nghiệm thiền định được biết như là nyam, điều không nằm trong đời thực cũng không ở trong giấc mộng, mà nẳm đâu đó ở giữa. Chúng ta có thể  có thể nghiệm của đại lạc và tánh không. Chúng ta có thể nghĩ: “Hôm nay giác tánh của tôi thật kinh ngạc, trần trụi và bất biến, tự do khỏi nhị nguyên, tự do khỏi ràng buộc, gắn kết tới những thể nghiệm của an lạc, trong sáng, và vô niệm. Giác tánh thật không thể tưởng tượng!” Một cảm giác như vậy thì cũng chỉ là một thể nghiệm thoáng qua thôi, tuy nhiên nó là một dấu hiệu của sự thực hành.

 

Không phải tất cả những dấu hiệu đều là tốt, có lúc nó tốt, có lúc nó không tốt. Đôi khi chúng ta thấy không thể thiền được, rất khó để ngồi, chúng ta cảm thấy thất vọng và bực bội, - những trạng thái như thế thuộc vào các thể nghiệm không thoải mái. Hai dạng thể nghiệm này, thoải mái và không thoải mái, đều là những dấu hiệu của thực hành. Nhưng dù điều gì có xảy ra, thì tất cả những thể nghiệm này chỉ đơn thuần là những đám mây bên trong bầu trời của sự thuần tịnh nguyên thủy.  Đôi khi bầu trời âm u với những đám mây, đôi khi bầu trời ít mây. Dù cho mặt trời tỏa sáng từ một bầu trời ít mây được điểm tô với những cầu vồng, hay dù cho trời mưa, bão, hay tuyết, thì tất cả chỉ là những kinh nghiệm.


Tuy nhiên, giữa những dấu hiệu của thực hành, có 2 trạng thái: thể nghiệm và chứng ngộ. Dấu hiệu đích thực của thực hành là để tâm bạn tự do khỏi bám chấp, tự nhiên và không chút khó khăn nào. Một dấu hiệu tốt khác, và một trong những thành tựu quan trọng là khi tâm bạn cảm thấy ở điểm dễ dàng đầy ắp lòng sùng mộ, sự tín tâm và cảm giác bi mẫn, như bầu trời tràn khắp với sự ấm áp của ánh dương. Tuy nhiên thành tựu đích thực là để duy trì không bị ảnh hưởng bởi những thể nghiệm an lạc, trong sáng và vô niệm, trong khi trở nên tự do khỏi 2 che chướng của thiền định là: Hôn trầm và Trạo cử. Hôn trầm nghĩa là không thực sự nhận biết được giác tánh của bạn là sáng tỏ hay không sáng tỏ, nhưng trong thực tế là giác tánh của bạn bị che chướng. Có 3 loại hôn trầm: cảm giác mờ tối, sự uể oải lơ mơ như buồn ngủ và bị che chướng. Cũng có 3 loại trạo cử: cảm giác tán tâm, kích động và lãng đãng.

 

Tóm lại thì một chút bám chấp mong manh nhất cũng có thể làm hại tới thực hành của chúng ta. Việc chặt đứt niệm tưởng nên được tự động, nhưng nếu chúng ta không cảnh tỉnh để nhận ra mình bị che chướng và thay vì trở nên lơ tơ mơ, hoặc nếu chúng ta trở nên kích động và tâm thức thấy nó không thể yên lặng, chúng ta cảm thấy mình không thể cắt đứt niệm tưởng. Một khi chúng ta tự do, thoát khỏi hôn trầm và trạo cử, thì cái thấy sẽ không bị ngăn che. Giác tánh kéo dài trong bao lâu phụ thuộc vào việc làm thế nào chúng ta trở nên quen thuộc với nó?

 

Phương pháp hoàn hảo để trở nên nhanh chóng quen thuộc tới trạng thái không hư cấu của giác tánh là có lòng sùng mộ tới những bậc giác ngộ và có lòng bi mẫn dành cho những chúng sinh chưa giác ngộ. Sau đó, được nói rằng: “trong khoảnh khắc của yêu thương, bản chất trỗng rỗng mọc lên một cách trần trụi” (một đoạn trích trong Lời Nguyện Khát Khao Đại Ấn nổi tiếng của Đức Karmapa thứ 3). Cả lòng sùng mộ và lòng bi mẫn đều là tình yêu thương. Thân, khẩu và tâm có thể cảm thấy tràn ngập với tình yêu thương, và nếu sau đó bạn nhìn vào bên trong, nó giống như một vầng mặt trời không bị ngăn che bởi những đám mây. Đây là cách mà các hành giả của dòng Kagyu và Nyingma có thể đạt giác ngộ mà không cần phải học. Với một chút thấu hiểu lý thuyết, các ngài có thể làm gia tăng thể nghiệm, sự trang hoàng vĩ đại của giác tánh. Trải nghiệm này cần phải không bị dính mắc vào sự bám chấp nhị nguyên vì nếu thể nghiệm với sự bám chấp thì sẽ không có lợi ích nào.

 

Việc nhanh chóng đạt được giác ngộ phụ thuộc vào tín tâm và lòng sùng mộ hướng về Tam Bảo, cùng lòng từ bi hướng về những bà mẹ chúng sinh. Bản tánh của tánh không có thể biểu hiện trần trụi khi chúng ta có những điều này. Đây là con đường vô thượng của sự hợp nhất không lầm lỗi.

 

Phẩm chất đặc biệt của Phật pháp là sự hợp nhất không lầm lẫn của 2 trường phái vĩnh cửu và hư vô. Rơi vào một trong những quan điểm trên là một sự giới hạn cản trở tiến trình trên con đường chánh đạo. Với quan điểm sự hợp nhất – bản tánh tâm là cả sự trống rỗng và nhận biết – sự nhận biết quét sạch trường phái vĩnh cửu. Sự hợp nhất này là sự nhận biết trống không được lấp đầy với cái biết. Không có sự hợp nhất này, một người sẽ nói rằng tâm là vĩnh cửu; người khác sẽ tuyên bố rằng nó là trống rỗng. Rơi vào những sai lầm như vậy, các quan điểm hư vô và vĩnh cửu tạo ra kinh nghiệm nhị nguyên của một người nhận thức và một đối tượng được nhận thức.

 

Lòng sùng mộ và bi mẫn là những kỹ thuật tuyệt hảo, những phương tiện tối hảo. Chúng thì tốt hơn gấp cả trăm lần việc thiền định trên các bổn tôn và tụng niệm các thần chú. Trong những giáo huấn Đại Viên Mãn, chúng ta thường nói rằng chỉ có lòng bi mẫn và sùng mộ tự nhiên, không hư cấu là quan trọng, nhưng chúng ta cần phải bắt đầu bởi việc gây dựng tín tâm và lòng bi.

 

Dù cho sự sùng mộ và bi mẫn thì đã sẵn sàng hiện diện bên trong giác tánh, bản chất của chính bạn, nhưng vào lúc khởi đầu bạn cần hư cấu những cảm giác sùng mộ và bi mẫn bởi vì lòng sùng mộ tự nhiên, không hư cấu hay lòng bi mẫn không toan tính thì không nảy nở ngay lập tức. Tuy nhiên, khi bạn trở nên tăng trưởng ổn định trong giác tánh, bạn sẽ tự nhiên cảm thấy lòng bi mẫn hướng về chúng sinh, hãy nghĩ: “Chúng sinh thì không ý thức được về bản tánh quý giá nhất này, điều mà giống như phật quả trong lòng bàn tay của một người!”

 

Lòng sùng mộ được hỗ trợ bởi những suy nghĩ như: “Thật tuyệt diệu làm sao để có thể cắt đứt được nền tảng và gốc rễ của sự mơ hồ. Thật không thể tin được, sự viên mãn của mọi đức hạnh này, cái làm tan biến, hút sạch mọi lầm lỗi. Không gì siêu việt hơn giác tánh này!” Như vậy bạn làm tăng trưởng sự tín tâm.

 

Nếu chúng ta biết làm cách nào để thực hiện, thì chỉ cần đơn giản thiền về tánh không là hoàn toàn đủ khả năng thâm nhập vào nó; nhưng nếu bạn thực sự không nhận ra tánh không đúng, thì chỉ nhờ lòng bi mẫn bạn mới có thể được hướng tới tánh không. Kết quả tốt nhất là bạn cần là cả tánh không và lòng đại bi, được gọi là tánh không được lấp kín với lòng bi mẫn.

 

Lòng sùng mộ và bi mẫn đích thực thì giống như hơi ấm mùa hè làm tan chảy băng giá mùa đông. Hãy nhìn vào bản chất của sùng mộ, bạn sẽ trực tiếp gặp mặt giác tánh trần trụi. Đó là lý do vì sao lòng sùng mộ lại quý giá và quan trọng đến thế.

 

Tánh không mà thiếu đi lòng bi mẫn thì không bao giờ được dạy như con đường đích thực của giác ngộ. Nước sẽ luôn luôn ẩm ướt. Không có sự thấu hiểu về tánh không, sẽ không có chúng sinh nào thành tựu giác ngộ cả. Một khi bạn đã thực sự nhận ra tánh không, bạn sẽ tự nhiên có lòng bi mẫn và suy nghĩ: “Thật kỳ diệu làm sao nếu tất cả chúng sinh có thể nhận ra điều này!”  

Tulku Urgyen Rinpoche

Từ những giáo huấn khẩu truyền tuyển chọn của ngài

 

 

NHỮNG KHO TÀNG TỪ CHỎM NÚI BÁCH XÙ

 

 

1_LỜI KHUYÊN VỀ THỰC HÀNH NHỮNG HUẤN THỊ THÂM SÂU

 

Vị Thầy ban cho nhà vua lời khuyên này:

 

Hỡi Đức Vua Cao Cả, hãy thực hành ý nghĩa của những chỉ dẫn này,

 

Không có sự dễ dàng, thanh thản bên trong các cõi giới sinh tử;

Mà dễ dàng và thanh thản được tìm thấy trong trạng thái tỉnh giác.

Dẫu nỗ lực thì trạng thái tỉnh giác này cũng không bao giờ được tăng lên;

Nó không đạt tới được bởi sự nỗ lực,

Mà chỉ nhờ việc để yên nó như nó vốn là và không bao giờ cố gắng.

 

Nhờ loại bỏ, sinh tử sẽ không ở lại phía sau;

Nó được tự do, giải thoát bên trong chính nó nhờ việc để yên như nó là.

Những cố gắng thử nghiệm của ngài để chạy chữa cho những khốn khổ của mình

thì chỉ mang lại cái không dễ dàng,

Ngài chỉ dễ dàng, thanh thản nhờ việc để nó ở yên như nó là một cách thả lỏng.

 

Ngài sẽ thấy không có hạnh phúc nào đến từ sự tham muốn, khát khao cả

Chỉ khi ngài để tham muốn và khát khao ra đi.

Sự gắn kết không được chặt đi nhờ việc cố gắng tránh xa nó

Mà chỉ bằng sự kinh hãi, khiếp sợ, nó mới thực sự dừng.

 

Những huấn thị không được tìm thấy bởi cái muốn;

Ngài chỉ có thể tăng trưởng chúng khi tìm thấy một vị thầy

Ngài không bao giờ nhận lãnh những ân phước chỉ nhờ vào việc hỏi;

Chúng đến khi ngài tăng trưởng lòng sùng mộ.

 

Hỡi Đức Vua, ngài sẽ tìm thấy hạnh phúc khi Giáo Pháp

là người bạn đồng hành quen thuộc của mình!

Hãy từ bỏ những xao lãng về chuyện đời và

Hãy ôm ấp lấy bản tánh của cái thấy và thiền định!

Hãy duy trì trạng thái bình đẳng của pháp thân, điều vượt lên khỏi sự sinh khởi! 

 

Nhà vua vô cùng hoan hỷ, và ngài đảnh lễ và đi nhiễu quanh Đạo Sư với lòng tín tâm và sự tôn kính sâu sa. 

   

  

2_GIÁC TÁNH TỰ GIẢI THOÁT 

NHỮNG HUẤN THỊ TRỰC CHỈ TRONG ĐẠI ẤN

 

Xin đảnh lễ tới Đức Liên Hoa Sinh xứ Uddiyana! 

Đây là những huấn thị trực chỉ trong Đại Ấn

 

Vị Thầy của Uddiyana nói: Hãy lắng nghe, Tsogyal! Khi dạy về những huấn thị trực chỉ về Đại Ấn có 4 điểm: Đại Ấn của cái Thấy, Đại Ấn của thiền định, Đại Ấn của thành quả, và Đại Ấn của huân tập.

 

Đầu tiên, với Đại Ấn của cái thấy, một mật điển nói:

 

Đại Ấn của cái thấy là bản tánh nền tảng tâm,

Không cần sự xác nhận hay chối bỏ nào.

 

Theo cách này, Đại Ấn không có sự nâng đỡ, hỗ trợ, không điểm quy chiếu, chỉ bởi bản tánh vô sanh, và không bị tàn tạ, chết đi bởi những hoàn cảnh. Phạm vi của nó không bị giam giữ và là bản tánh tự nhiên, bản tánh nền tảng của tất cả có thể được nhận biết.

 

Hơn nữa, những đức hạnh của nó không cần được sinh ra mà cũng không có những nhiễm ô cần phải được tẩy trừ, như một sự tương đồng với niềm tin sợi dây thừng là con rắn. Nó là khái niệm về con rắn bị hiểu lầm và không phải là sợi dây thừng; dù lần đầu tiên thoáng liếc nhìn qua, nó xuất hiện như là con rắn, sau đó con nhận ra rằng nó chỉ là một sợi dây thừng. Không phải là sợi dây thừng cần được xác nhận cũng như không phải là con rắn cần phải chối bỏ, không phải vậy, thậm chí dù là mong manh nhất. Giác tánh tự do niệm tưởng là sự hiện diện trực tiếp trong khi tư duy, và như vậy không thuộc về phạm trù nào của vĩnh cửu hay hư vô cả, 2 loại xác định này, hoặc tới người nhận thức hoặc cái được nhận thức - nó được nhận biết như là sự thuần tịnh viên mãn và nguyên khởi.

 

Thứ hai, về Đại Ấn của thiền định, một mật điển nói:

 

Hãy để bản tánh nền tảng của con an trụ không chút bám chấp;

Đó là trạng thái Đại Ấn của thiền định.

 

Theo cách này, Đại Ấn của thiền định cho phép bản tánh nguyên khởi của con ở yên như nó là mà không cần nắm giữ bất kỳ điều gì trong tâm. Vì vậy, nó không là kết quả của tư duy, không được trình bày, không phải là cái gì đó mà cũng không phải là cái không gì đó; nó không có xung đột và không có hoạt động tinh thần, nó không loại bỏ bất kỳ điều gì.


Hơn nữa, nhờ việc để yên nó như vốn là trong bản tánh tự nhiên, thì không có gì phải thêm bớt, chỉnh sửa với một phương pháp nào cả, chỉ như đại dương và những con sóng. Khi một con sóng chuyển động trên một đại dương vĩ đại, nó sinh khởi từ đại dương và rồi lại rút xuống, tan biến trở lại vào đại dương. Con sóng thì không khác biệt, tách khỏi với đại dương, và đại dương thì cũng không khác biệt gì với con sóng. Như con sóng trong đại dương, hãy duy trì một cách thong dong, quang đãng như trạng thái bình đẳng. Như sự tương đồng này, bên trong Đại Ấn của tâm yếu, bản tánh nguyên khởi tự do khỏi niệm tưởng, hãy để nó trọn vẹn trong bản tánh tự nhiên. Đừng nắm giữ điều gì trong tâm hết. Dù bất kỳ niệm tưởng nào có thể sinh khởi, thì vào đúng lúc sinh khởi, hãy đừng chia tách khỏi niệm tưởng tự do và giác tánh không lầm lỗi. Niệm tưởng sinh khởi từ con, xuất hiện trước con, và tan hòa vào con. Vào thời khắc ấy, bản tánh tự nhiên thì không phải là thứ con có thể nghĩ tới, cũng không phải là thứ để con có thể trình bày bằng ngôn từ.

 

Vốn không có sự nhị nguyên của người nhận thức và cái được nhận thức, nó không phải là thứ gì đó là. Khi giác tánh bất nhị này thể nghiệm trong từng cách có thể; nó không phải là thứ gì đó là, và cũng không phải là thứ gì không là. Và khi hai cấp độ của thực tại này là bất khả phân, nó không xung đột.

 

Khi vạn pháp bị hiểu lầm được đóng dấu với ấn niêm của mình, nó không loại bỏ bất kỳ điều gì. Và như vậy, như sự tự do nguyên khởi, nó được biết như là trạng thái tự giải thoát bổn nhiên.

 

Thứ ba, Đại Ấn của thành quả, một mật điển nói:

 

Nền tảng tự nó thuần thục, trưởng thành trong quả,

Đó là Đại Ấn của thành quả.

 

Theo cách này, Đại Ấn của thành quả là khi bản tánh nền tảng, trạng thái tự nhiên của tất cả những điều có thể được nhận biết, được trưởng thành, thuần thục trong sự chứng ngộ. Nói cách khác, bản chất của nó, pháp thân, đồng thời xảy ra với tánh không; bản tánh của nó, báo thân, được trang hoàng với phương tiện thiện xảo của giác tánh sáng tỏ, và năng lực của nó, hóa thân, là sự biểu lộ tự nhiên, không chút giam hãm.

 

Để dùng một sự tương đồng, khi một hạt giống trưởng thành vào một tai ngũ cốc, nó chỉ là hạt giống phát triển trong tai ngũ cốc. Không có tai ngũ cốc nào tách khỏi hạt giống và hơn nữa, tai ngũ cốc, không có gì vào trong hạt giống có thể chín mùi. Cũng như thế, thành quả là tâm bổn nhiên của con, sự thuần khiết tự nhiên, trạng thái nền tảng – sau đó vô số dạng thức thăng trầm tạm thời của nó tự rút xuống, tan vào chính nó. Nó chỉ đơn giản là trạng thái tự nhiên như nó vốn là.

 

Nó là bản tánh trống rỗng của tâm con, một trạng thái không chút giam cầm của giác tánh, đó là pháp thân. Nó là bản tánh quang minh của tâm con, một thể nghiệm không thể được diễn đạt bằng ngôn từ, đó là báo thân. Nó là năng lực biểu đạt của tâm con, sự tự giải thoát vào mỗi thời khắc của kinh nghiệm, đó là hóa thân.

 

Thứ tư, Đại Ấn của huân tập, một Mật điển nói:

 

Để mang về phía trước những ân phước liên tục,

Có Đại Ấn của huân tập.

 

Con phải thỉnh cầu những giáo huẩn khẩu truyền từ một bậc thầy sở hữu dòng truyền thừa, sự chứng ngộ và lòng bi mẫn. Từ ngày đó trở về sau, con phải khẩn xin ngài, tôn kính ngài không phải như một thân thể (sắc thân – rupakaya) mà là như pháp thân. Không thể có chút tách lìa nào với ngài, hãy hòa tan vào trong ngài với lòng khát khao sâu sắc, nhờ vậy thông qua những ân phước của bậc thầy mà chứng ngộ Đại Ấn được sinh khởi một cách tự nhiên. Điều này là lối tắt cho sự quán đảnh ban truyền phi thường, nó sẽ không cần phụ thuộc vào bất kỳ phương pháp nào khác trong 2 giai đoạn – được biết như là Đại Ấn của huân tập.

 

Để sử dụng ví dụ tương đồng, khi mặt trời tỏa sáng và con có một thấu kính tốt, thì rong rêu khô sẽ bắt lửa vào đúng lúc con sắp xếp chính xác 3 thứ  (mặt trời, thấu kính và điểm hội tụ là rêu khô). Tương tự như vậy, những ân phước của bậc thầy, lòng sùng mộ của chính con và sự chân thành trong sáng từ sự hiện hữu của con (phật tánh thuần tịnh tự nhiên) khi tất cả trùng khớp, thì sự tỉnh giác nguyên thủy sẽ khiến Đại Ấn tự động sinh khởi chỉ đơn giản nhờ cách dâng lên lời thỉnh cầu với cảm xúc khát khao sâu sắc.

 

Bây giờ với phương pháp để đảm bảo rằng sự hiện diện của con được tịnh hóa. Sau khi nhận những giáo huấn khẩu truyền, đầu tiên hãy tới một nơi biệt lập và duy trì, ở trong sự cô tịch. Sau đó, hãy vứt bỏ đi tất cả những ý định khác – hãy hoàn toàn từ bỏ - hãy hình thành khuôn mẫu tâm thức sau liên tục, lặp đi lặp lại: “Sẽ thật là lãng phí ghê gớm nếu tôi bỏ lỡ thân người tự do và quý báu này, thứ mà may mắn chỉ có được một lần hiếm hoi này! Khi không có gì là chắc chắn cả, tôi sẽ làm gì nếu tối nay tôi chết hay thậm chí ngay lúc này! Tâm tôi đã không giữ được bất kỳ sự ổn định nào. Và sau khi tôi chết, không còn gì và sẽ không còn ai sẽ đồng hành với tôi cả!”

 

Sau đó quy y và hình thành bồ đề tâm kiên cố nhiều lần. Sử dụng những phương pháp khác nhau để tịnh hóa những che chướng của con và tích tập những công đức. Trong cách thế đặc biệt, hãy quán tưởng bậc thầy gốc của con ở trung tâm vùng luân xa tim, và suy niệm: “Chính Ngài độc nhất là Đại Ấn, pháp thân Phật!” Hãy khẩn cầu Ngài với sự thành kính mãnh liệt, cho tới khi con cạn kiệt sức lực. Sau đó, ý thức của con sẽ trở nên tự do khỏi niệm tưởng và đi vào trạng thái trống rỗng, một thể nghiệm thông tỏ, trong sáng bất khả tư nghị hay một trạng thái lạc phúc tự do khỏi ràng buộc, gắn kết. Hãy ý thức, nhận ra: “Chính điều này là tâm của vị thầy, bổn tâm của ta, Đại Ấn của pháp thân!” và hãy ở yên trong sự tự do, giải thoát tự nhiên từ trạng thái nền tảng tự tánh.

Đầu tiên, hãy huân tập trong những thời khóa ngắn được lặp lại thành nhiều lần, và nhờ điều này niệm tưởng của con sẽ bốc hơi như sương mù. Rồi sau đó, hãy mở rộng các thời khóa, và nhờ thực hành duy trì sự tự do khỏi niệm tưởng trọn vẹn. Cuối cùng, vượt lên khỏi các thời khóa và những giờ nghỉ giữa, con sẽ trải rộng vào một trạng thái mà trong đó vạn vật là bản tánh đơn nhất của pháp tánh.

 

Trong suốt những thời gian nghỉ giữa, hãy tiếp tục các hoạt động thường nhật của mình trong một trạng thái liên tục và tỏa khắp của sự tỉnh giác sáng tỏ, tự do khỏi bất kỳ hoạt động tinh thần nào. Nhưng, dù cho ngay cả trạng thái tự nhiên này giờ đây là một thực tại hiện hữu thực tế cho con, thì con hãy cứ vẫn tiếp tục vun trồng một lòng bi mẫn lớn lao, bao la tới những chúng sinh khác và phát khởi những lời nguyện cát tường, thiện ý tới cho tha nhân, cầu mong được thành tựu một cách tự nhiên trong đường lối phi hành động.

 

Đây chỉ là một phần giáo huấn “Giác Tánh Tự Giải Thoát: Những giáo huấn trực chỉ của Đại Ấn. 

 

SAMAYA : Ấn, Ấn, Ấn : 

 

Huấn thị tuyệt vời và tối hậu này, một phục điển terma của Drimey Kunga, được hiển lộ như một thành tựu bởi Pema Osel Do-Ngak Lingpa ở Thân Thẳng Đứng của Núi Đá Đỏ, sau đó nó được gửi tới Orgyen Chimey Tennyi Yungdrung Lingpa. Cầu mong nó trở thành nhân khiến cho dòng truyền thừa chân thực của sự chứng ngộ được lan tỏa và hưng vượng rộng khắp như hư không bao la tỏa khắp. (3)

 

(3): Pema Osel Do-Ngak Lingpa là tên terton của ngài Jamyang Khyentse Wangpo và Orgyen Chimey Tennyi Yungdrung Lingpa là tên terton của ngài Jamngon Kongtrul Lodro Thaye. 

 

 

3_HAI MƯƠI MỐT HUẤN THỊ TRỌNG YẾU

 

 

Vị Đạo Sư xứ Uddiyana được biết tới với danh hiệu Đức Liên Hoa Sinh Padmasambhava là một hóa thân của Đức Phật Vô Lượng Quang Amitabha, hóa sinh kỳ diệu từ một bông hoa sen trên một hòn đảo nhỏ giữa đại dương. Đã siêu vượt lên khỏi sinh và tử, Ngài ngự trong thân tướng vượt lên khỏi sinh tử và niết bàn. Khẩu ngữ Ngài giảng dạy 9 thừa, bao gồm mọi giáo huấn nhân quả. Tâm Ngài được trang hoàng bởi trí tuệ toàn giác, Ngài thấu suốt, lãnh hội trọn vẹn những điểm trọng yếu của vạn pháp.

 

Bà Tsogyal, Công Chúa xứ Kharchen, đã hỏi bậc thầy Liên Hoa: Con vẫn mơ hồ trong cái hiểu những điểm then chốt của các giáo huấn ngoại và nội, 84.000 cánh cửa Giáo Pháp, và các thừa cao hơn, thấp hơn, vì thế xin hãy ban cho con những huấn thị trọng yếu.

 

Bà không chỉ làm hài lòng vị Thầy trong suy nghĩ, lời nói và hành động, mà bà còn dâng kèm theo với lời thỉnh cầu này một cúng dường mạn đà la vàng ròng được trang hoàng với lam ngọc biểu trưng cho sự sở hữu 7 báu.

 

Bà Tsogyal hỏi Đạo Sư: Thưa Thầy, điểm trọng yếu nào gom chứa vạn pháp sinh khởi và hiện hữu?

 

Đạo Sư đáp: Hư không là điểm trọng yếu gom chứa vạn pháp sinh khởi và hiện hữu. Tứ đại là tất cả sự biến chuyển và vô thường, nhưng, từ khởi thủy, bản tánh của hư không là trống rỗng và bất biến. Tứ đại – đất, nước, lửa và gió – mang bản tánh chớp nhoáng, thoáng qua như phù du. Khi chúng xuất hiện, chúng hiện hữu bên trong sự rộng mở của hư không; khi chúng tồn tại, chúng trụ lại trong sự rộng mở của hư không; và khi tan biến, chúng tan biến, hóa tán vào trong cùng sự rộng mở ấy. Khi bản tánh của hư không là bất biến xuyên suốt khắp 3 thời, thì vạn pháp sinh khởi và hiện hữu có thể được cô đọng lại trong hư không.

 

Trong khi hư không là một hình mẫu, thì ý nghĩa là pháp tánh, thứ mà như hư không trống rỗng từ khởi nguyên. Và dấu hiệu là pháp tánh bên trong tâm thức trống rỗng như bầu trời, các khuynh hướng tập quán quen thuộc cùng các xúc tình phiền não thì chỉ như những đám mây và màn sương mù. Khi chúng xuất hiện, chúng hiện hữu bên trong tâm thức rỗng không; khi chúng trụ lại, chúng trụ lại trong sự rộng mở của tâm thức rỗng không; và khi chúng biến mất, chúng hóa tán, tan hòa vào trong cùng sự rộng mở của tâm thức rỗng không.

 

Khi con nhận ra rằng đây là cách nó là, không bị nhiễm ô bởi những nhiễm ô của các khuynh hướng, tập quán cũ từ các khoản nghiệp cùng các xúc tình phiền não thì được biết như là đã mang lại cùng nhau tất cả vạn pháp sinh khởi và hiện hữu vào trong một điểm trọng yếu đơn nhất.

*

Bà Tsogyal hỏi Đạo Sư: Thưa Thầy, vậy điểm trọng yếu nào gom chứa 84.000 cánh cửa Giáo Pháp?

 

Đạo Sư đáp: Sự thong dong, thản nhiên vĩ đại của Pháp tánh là điểm trọng yếu gom chứa 84.000 cánh cửa Giáo Pháp. Các pháp khác biến dịch và không kéo dài mãi. Sự thong dong, thản nhiên vĩ đại của Pháp tánh là sự hiện hữu tự nhiên từ khởi thủy, một sự tự do của nỗ lực và dụng công, sự hiện hữu tự nhiên thì tự sinh khởi, và nó trụ lại như một sự rộng mở phi cấu trúc, phi tạo dựng.

 

Khi 84.000 cánh cửa Giáo Pháp của các thừa khác xuất hiện, chúng hiện hữu bên trong sự thong dong, thản nhiên vĩ đại của Pháp tánh; khi chúng trụ lại, chúng tồn tại bên trong sự thong dong, thản nhiên vĩ đại của Pháp tánh; và khi chúng tan biến, chúng lại hóa tán, hòa tan vào sự thong dong, thản nhiên vĩ đại của Pháp tánh. Dù cho các pháp có thể biến dịch, dù cho những ngôn từ vẫn thường được dùng để biểu đạt chúng, và dù cho có thể được học cách giải thích chúng, thì bản tánh thong dong, thản nhiên vĩ đại của Pháp tánh vẫn duy trì, giữ lại sự bất biến của nó.

 

Như vậy, điểm trọng yếu của vạn pháp là sự an trụ bình đẳng, không chút nỗ lực, dụng công vào bên trong sự thong dong, thản nhiên vĩ đại của Pháp tánh. Đó là điểm trọng yếu của 84.000 cánh cửa Giáo Pháp. 

Bà Tsogyal hỏi Đạo Sư: Thưa Thầy, vậy điểm trọng yếu nào gom chứa tất cả tới từng chúng sinh hữu tình?

 

Đạo Sư đáp: Tâm tỉnh giác là điểm trọng yếu gom chứa tất cả tới từng chúng sinh hữu tình. Mỗi một hình thể vật lý và trạng thái tâm thì biến đổi và vô thường. Chúng sinh trong 4 dạng thức tái sinh đầu tiên xuất hiện do sự lầm lạc trong việc nhận biết tâm thức của mình; tiếp đó, họ tiếp tục tồn tại do việc không nhận ra tâm thức của mình; khi họ tiếp tục vòng chu kỳ lặp đi lặp lại này thì chúng sinh bắt đầu bị xoay vòng trong sinh tử luân hồi do việc không nhận ra tâm thức của chính mình.

 

Khi họ đơn giản nhận ra tâm thức của chính mình, cái chưa bao giờ sinh khởi, một sự hiện hữu tự sinh trong cái thấy biết rằng nó là sự thuần tịnh nguyên sơ, thì họ đã tìm ra Cái Tỉnh Giác ở bên trong chính mình. Thời khắc họ nhận ra bản tánh của tâm này và an trụ bình đẳng, không chút nỗ lực, dụng công với nó, thì họ đã tỉnh thức bên trong sự rộng mở này.

 

Khi tâm tỉnh giác là sự bất biến nền tảng xuyên suốt khắp 3 thời, thì mọi chúng sinh đều là trạng thái tỉnh thức của một vị Phật. Và khi vị Phật này, bản chất Đấng Như Lai Thiện Thệ, hiện hữu trong một cách thế tỏa khắp sinh linh vạn vật, thì thật tối quan trọng để chứng ngộ, nhận ra trạng thái tỉnh giác này. Chứng ngộ và nhận ra nó thì được biết như là đã mang lại cùng nhau mọi chúng sinh hữu tình vào trong một điểm trọng yếu đơn nhất.

Bà Tsogyal hỏi Đạo Sư: Thưa Thầy, vậy điểm trọng yếu nào gom chứa mỗi một loại trí tuệ?

 

Đạo Sư đáp: Sự tỉnh giác tự sinh là điểm trọng yếu gom chứa mỗi một loại trí tuệ. Các trí tuệ khác thì thay đổi và không tồn tại mãi. Sự tỉnh giác tự sinh, sự hiện diện tự nhiên từ khởi nguyên, là bản tánh của pháp tánh, một sự tự tri giác, nhận biết vô hạn. Với sự tỉnh thức tự sinh này thì không có gì tồn tại mà nó không biết cả, không có gì tồn tại mà nó không thấy cả và không có gì tồn tại mà nó không nhận biết hết. Khi sự tỉnh thức tự sinh này là sự tỉnh giác và không thể đo lường trong bản chất, thì nó cũng là nền tảng cho từng hiện tượng (pháp- dharma) và trí tuệ (4). Nó cũng là trú xứ của chúng và như vậy được biết như là vậy điểm trọng yếu gom chứa mỗi một loại trí tuệ.

(4: từ pháp - dharma, dù nó có nhiều nghĩa, thì ở đây liên hệ tới chân lý hay giáo lý.) 

Bà Tsogyal hỏi Đạo Sư: Thưa Thầy, vậy điểm trọng yếu nào gom chứa từng loại đại định (samadhi)?

 

Đạo Sư đáp: Đại định như thị là điểm trọng yếu của tất cả đại định samadhi. Các đại định khác thì thay đổi và không kéo dài mãi. Đại định như thị là pháp tánh, bản thể đích thực của con. Nó là bản tánh khởi nguyên, không lầm lỗi, và là chính nó như nó vốn là, một bản thể đích thực, không chút dụng công. Hãy chỉ đơn giản là bản tánh này, tánh không của đại định như thị bao gồm tất cả và mỗi loại đại định khác, không chút ngoại lệ khi chúng được dung chứa bên trong trạng thái tuyệt hảo này. Mỗi dạng thức có thể có pháp – hiện tượng và mỗi khía cạnh của trạng thái tỉnh giác vô hạn như chúng có thể là, thì, không chút ngoại lệ được bao gồm bên trong trạng thái phi nỗ lực của tánh không nguyên khởi, cái như nó vốn là. Như vậy nó được biết như là đã mang lại cùng nhau tất cả các đại định vào trong một điểm trọng yếu đơn nhất. 

Bà Tsogyal hỏi Đạo Sư: Thưa Thầy, vậy điểm trọng yếu nào gom chứa tất cả nơi trú xứ cư ngụ?

 

Đạo Sư đáp: Pháp tánh bất biến là điểm trọng yếu gom chứa tất cả nơi trú xứ cư ngụ. Tất cả những nơi trú xứ khác cư ngụ nơi sự diệt vong. Với chúng sinh hữu tình, những người sai lầm khi nhận diện về bản tánh bất biến của pháp tánh, thì các trú xứ, thời điểm, thọ mạng, hoàn cảnh, những hoạt động và niệm tưởng của họ tất cả đều thay đổi, biến dịch, trong khi đó pháp tánh lại duy trì sự bất biến trong bất kỳ hoàn cảnh và cảm xúc nào. Không giống như những trú xứ tuyệt diệu phi thường của các phật quốc hay những trú xứ đáng sợ của chúng sinh sinh tử luân hồi, bản tánh bất biến của pháp tánh là đối tượng không mang ý niệm tốt cũng như không mang ý niệm xấu. Nó bất biến nhờ để yên như nó vốn sẵn, không cần tính toán hay chút dụng công nào, đó là trú xứ pháp tánh. Để nhận ra, chứng ngộ bản tánh của nó thì được biết như là đã mang chúng lại cùng nhau tất cả trú xứ vào trong một điểm trọng yếu đơn nhất. 

Bà Tsogyal hỏi Đạo Sư: Thưa Thầy, vậy điểm trọng yếu nào gom chứa tất cả các thân (kaya)?

 

Đạo Sư đáp: Pháp thân bất biến là điểm trọng yếu gom chứa tất cả các thân. Tất cả các thân khác thì thay đổi và không tồn tại mãi. Pháp thân trụ lại không nhiễm ô nhờ sự thiếu vắng chất thể và thuộc tính. Nó không biến dịch và thay đổi như sắc tướng, nó không hóa hiện và bất hoại trong mọi hoàn cảnh. Các thân khác được dán nhãn, định danh bởi ý niệm, như báo thân và hóa thân, thì tất cả đều thay đổi. Từ kaya (thân) được định nghĩa như là sự bất hoại, nhờ sự trụ lại bất biến trước bất kỳ hoàn cảnh nào. Để thấu hiểu và nhận ra bản tánh này thì được biết như là đã mang chúng lại cùng nhau tất cả các thân vào trong một điểm trọng yếu đơn nhất. 

Bà Tsogyal hỏi Đạo Sư: Thưa Thầy, vậy điểm trọng yếu nào gom chứa mọi khẩu ngữ?

 

Đạo Sư đáp: Khẩu ngữ của bản tánh không thực chất là điểm trọng yếu gom chứa mọi khẩu ngữ. Những khẩu ngữ khác thì thay đổi và không kéo dài mãi; những khẩu ngữ, tiếng nói của chúng sinh xuất hiện trong âm vang và rồi kết thúc. Một khi con nhận ra bản tánh không thực chất của pháp tánh, con sẽ hiểu ra rằng mọi tiếng nói, khẩu ngữ của chúng sinh thì không có chất thể cố hữu nào hết. Những âm thanh là tánh không có thể được nghe thấy, nó là sự rỗng không của bản thể. Chúng xảy ra không ngăn ngại từ bản tánh trống rỗng do bản tánh tự sinh này vốn không có chất thể. Để hiểu và nhận ra bản tánh này thì được biết như là đã mang chúng lại cùng nhau tất cả khẩu ngữ vào trong một điểm trọng yếu đơn nhất. 

Bà Tsogyal hỏi Đạo Sư: Thưa Thầy, vậy điểm trọng yếu nào gom chứa mọi trạng thái tâm thức?

 

Đạo Sư đáp: Sự tự do bình đẳng của mơ hồ là điểm trọng yếu gom chứa mọi trạng thái tâm thức. Các trạng thái khác của tâm thì thay đổi và không kéo dài mãi. Tâm chư Phật thì không mê hoặc và không dụng công; nó là một trạng thái bình đẳng không bị giam cầm, trụ bám, đối với những nhiễm ô của mơ hồ khi đã được quét sạch thì sự tỉnh thức của việc thấu biết sẽ nảy sinh. (5) (5: “sáng tỏ” và “nảy mầm” là một cách chơi chữ 2 cấu thành trong Tạng ngữ cho từ phật (sang-gye).

 

Trạng thái tâm thức của một chúng sinh thì lầm lạc trong việc nhận ra chính nó, và hiện tượng ảo huyễn bề mặt của những dính mắc vào các thừa thông thường thì tất cả đều là sự lừa dối. Tâm tỉnh giác – không lầm lạc và không dụng công, tự do khỏi những giam cầm của nỗ lực và dụng công – thì gom chứa tất cả tới từng trạng thái tâm thức chư Phật. Để hiểu và nhận ra bản tánh này thì được biết như là đã mang chúng lại cùng nhau tất cả trạng thái tâm thức vào trong một điểm trọng yếu đơn nhất. 

* 

Bà Tsogyal hỏi Đạo Sư: Thưa Thầy, vậy điểm trọng yếu nào gom chứa mọi thệ nguyện mật thừa samaya?

 

Đạo Sư đáp: Sự lan tỏa tràn khắp là điểm trọng yếu gom chứa mọi thệ nguyện mật thừa samaya khi nó vượt lên bất tận sự trì giữ. Các samaya khác thì thay đổi và không kéo dài mãi. Tâm tỉnh giác thì tự do khỏi những điều xấu xa và che chướng, và như vậy, nó thuần tịnh và sáng tỏ. Trở nên tự do khỏi các đối tượng đức hạnh cần phải chấp nhận và tự do khỏi các đối tượng xấu xa cần phải từ bỏ, tâm tỉnh giác bao gồm không có thứ gì để trì giữ cả và cũng không có hoạt động phải trì giữ. Khi không có sự xáo động nào bên trong một bản tánh như vậy, thì nó không chia tách khỏi trạng thái chứng ngộ của chính nó được biết như là sự lan tỏa tràn khắp, điều vượt lên khỏi sự trì giữ một thệ nguyện samaya. Hàng triệu không thể tính đếm các samaya thông thường có thể bị vi phạm và do vậy cột chặt con vào việc trì giữ chúng. Để hiểu và nhận ra bản tánh này thì được biết như là đã mang chúng lại cùng nhau tất cả thệ nguyện samaya vào trong một điểm trọng yếu đơn nhất. 

Bà Tsogyal hỏi Đạo Sư: Thưa Thầy, vậy điểm trọng yếu nào gom chứa mọi đức hạnh?

 

Đạo Sư đáp: Một trạng thái hoàn toàn cân đối, bình đẳng là điểm trọng yếu gom chứa mọi đức hạnh. Các đức hạnh khác thì thay đổi và không kéo dài mãi. Nhưng với những đức hạnh của tâm tỉnh giác, thì mọi đức hạnh tâm linh có nguồn gốc từ tâm thức. Khi tâm thức con nhu nhuyễn, mềm mại, con có thể nhận lãnh bất cứ điều gì mình khao khát. Nó hoàn toàn giống như viên ngọc như ý – suối nguồn ban tặng mọi nhu cầu và mong ước. Ngược lại, những đức hạnh thứ yếu của việc học méo mó thì không như sự hoàn toàn cân đối, bình đẳng và không là sự hoàn hảo, viên mãn. Sự thành tựu và an định của một tâm nhu nhuyễn, mềm mại mang lại cho con sự cân đối trọn vẹn trong sự hoàn hảo, viên mãn những đức hạnh giác ngộ. Để hiểu và nhận ra bản tánh này thì được biết như là đã mang chúng lại cùng nhau tất cả đức hạnh vào trong một điểm trọng yếu đơn nhất.

*

Bà Tsogyal hỏi Đạo Sư: Thưa Thầy, vậy điểm trọng yếu nào gom chứa mọi hoạt động?

 

Đạo Sư đáp: Sự thành tựu tự nhiên vượt lên khỏi dụng công là điểm trọng yếu gom chứa mọi hoạt động. Tất cả những hoạt động khác thì thay đổi và không kéo dài mãi. Từ khởi thủy, tâm tự nhận biết của con đã, đang và sẽ là một sự hiện diện tự nhiên không hư cấu; vì vậy, khi mục đích của nó là đã được thành tựu sẵn rồi, thì từ đó trở về sau sẽ không còn điều gì có thể được thành tựu với sự nỗ lực và dụng công nữa cả. Mọi người tham dự vào những giáo huấn nhân quả tin vào việc đạt được một trạng thái tỉnh thức, điều là kết quả đến từ sự nỗ lực và dụng công; nhưng hoạt động trọng yếu này thì giống như câu nói: “Mọi hành vi được hoàn tất nhờ việc an trụ không chút dụng công. Tự do khỏi sự dụng công, pháp thân được đạt tới.” Để hiểu và nhận ra bản tánh này thì được biết như là đã mang chúng lại cùng nhau tất cả hành động vào trong một điểm trọng yếu đơn nhất. 

Bà Tsogyal hỏi Đạo Sư: Thưa Thầy, vậy điểm trọng yếu nào gom chứa mọi khía cạnh của Mật Chú?

 

Đạo Sư đáp: Mật Chú của bản chất tối hậu là điểm trọng yếu gom chứa mọi khía cạnh của Mật Chú. Mỗi khía cạnh khác của Mật Chú thì thay đổi và không kéo dài mãi. Biết điều này là tinh hoa của Mật Chú. Tuy nhiên, dẫu cho bản tánh trống rỗng của cái biết này hiện diện trong tất cả mọi người, nhưng nó lại ở trong một sự ẩn mật vì nó khó để nhận ra bởi tất cả mọi người. Bản thể của Mật Chú từ bản chất tối hậu này thì không mô tả được và không hư cấu từ khởi thủy, và vì thế nó duy trì một sự ẩn mật.

 

Nó là Mật Chú của bản chất tối hậu bởi vì bản chất này, được hiển lộ nhờ chỉ dẫn tối hậu, là nhân thành tựu phật quả. Để trông mong thành tựu phật quả nhờ việc dụng công cần mẫn, gian khổ trong việc vun trồng, phát triển một bổn tôn và tụng niệm một thần chú là trói buộc một vị Phật bởi khao khát và mong muốn. Niềm tin rằng sự chứng ngộ của bản tánh này có thể được gia tăng nhờ sự nỗ lực thì như câu nói: “Thành tựu không làm tăng trưởng trạng thái của chư Phật, khi một người bị ràng buộc bởi việc cố gắng đạt thành tựu.” Vì vậy, khi con hiểu được nó là sự hiện diện tự nhiên bên trong con, trạng thái tỉnh thức của một vị Phật thì không phải là một đối tượng cần được đạt tới. Để hiểu và nhận ra bản tánh này thì được biết như là đã mang chúng lại cùng nhau tất cả thành tựu vào trong một điểm trọng yếu đơn nhất.  

Bà Tsogyal hỏi Đạo Sư: Thưa Thầy, vậy điểm trọng yếu nào gom chứa mọi khát khao, nguyện vọng?

 

Đạo Sư đáp: Sự vắng mặt của hy vọng và sợ hãi là điểm trọng yếu gom chứa mọi khát khao, nguyện vọng. Tất cả những khát khao, nguyện vọng khác thì thay đổi và không kéo dài mãi. Nói cách khác, để tuân theo và đi vào các thừa của quan điểm cái nhìn thông thường là giữ một cái thấy nhị nguyên của hy vọng và sợ hãi. Sự khát ngưỡng trong thừa kim cương của Mật Chú vượt lên khỏi sự nhị nguyên của hy vọng và sợ hãi, như đường bay của một chú chim (6) (6: đường bay của chú chim là dấu vết để lại sau khi một chú chim đã bay đi mất, không còn gì sót lại để có thể thấy được). Điều này giống như câu nói: “Con đường hoàn hảo được đi vào mà không cần dạo qua 5 con đường. Con đường phật được đi tắt ngang mà không cần khát khao, mong ước.” Thời điểm mà con chỉ đơn thuần nhận ra trạng thái không lầm lỗi của tâm tỉnh thức, pháp tánh, cái là bản tánh hiện diện tự nhiên, thì con không còn hy vọng đạt đến phật quả nữa, con cũng không còn nỗi sợ hãi bị trượt rơi vào sinh tử. Trong cách này, những nguyện ước về mặt bản chất cơ bản được quét sạch và những con đường về bản chất nền tảng thì vượt lên khỏi sự đi tắt. Để hiểu và nhận ra bản tánh này thì được biết như là đã mang chúng lại cùng nhau tất cả khát khao, nguyện vọng vào trong một điểm trọng yếu đơn nhất. 

Bà Tsogyal hỏi Đạo Sư: Thưa Thầy, vậy điểm trọng yếu nào gom chứa mọi sự huân tập thiền định?(7) (7: từ Tây Tạng gom, thường được dịch là “thiền định”, mang ý nghĩa vun trồng, trưởng dưỡng, thường để cho ai đó hiểu biết đầy đủ điều gì và huân tập. Ở đây, “những huân tập thiền định” thường được dùng để hàm ý cả những nghĩa rộng.

 

Đạo Sư đáp: Dòng chảy của phi-thiền định không chút dụng công là điểm trọng yếu gom chứa mọi sự huân tập thiền định. Tất cả những sự huân tập khác thì thay đổi và không kéo dài mãi.

 

Huân tập, không huân tập, trong một trạng thái tự do niệm tưởng.

Hãy để sự huân tập ở yên trong sự tự nhiên, không chút giả tạo.

Không có lý do nào ở đây để huân tập hết.

Cũng không có kẻ thiền định.

Điểm trọng yếu của sự huân tập đích thực,

Là nhận ra sự vắng mặt toàn triệt này.

 

Sự thiền định với nỗ lực của các thừa thông thường được dạy là để ràng buộc lên những ý niệm của tranh đấu và thăng tiến, và như vậy không mang lại sự giải thoát. Vì vậy, để hiểu cái phi thiền định của sự hiện hữu tự nhiên này thì được biết như là đã mang chúng lại cùng nhau tất cả sự huân tập thiền định vào trong một điểm trọng yếu đơn nhất.

Bà Tsogyal hỏi Đạo Sư: Thưa Thầy, vậy điểm trọng yếu nào gom chứa mọi loại đạo hạnh?

 

Đạo Sư đáp: Không-hành động là điểm trọng yếu gom chứa mọi loại đạo hạnh.(8) (8: Từ Tây Tạng chopa được dịch như “thực hành”, “đạo hạnh”, “hành động”, hay “thực hiện” cũng giống như là “để vui hưởng”, “tham dự vào” hay “dấn thân vào.”


Tất cả những loại đạo hạnh khác thì thay đổi và không kéo dài mãi. Hãy để những hoạt động như nó là trong khi tự do khỏi sự nỗ lực; rồi sau đó thì mọi hành vi, hoạt động sẽ được thành tựu. Để đi theo những niệm tưởng và các khuynh hướng được liên quan trong các pháp nhân quả, các thừa thông thường của chúng sinh.

 

Oh, vậy thì ý nghĩa của không hành động là gì? Đạo hạnh, điều không liên quan tới tính nhị nguyên của hy vọng và sợ hãi là như vậy, dù cho bất kỳ pháp nào mà con dấn thân vào, thì nhờ việc để yên nó như nó vốn là trong sự thong thả, điềm tĩnh của phi dụng công, con sẽ tự do và giải thoát khỏi sự chủ tâm trù liệu và khát khao bị gắn kết, ràng buộc.  Nhờ việc để yên nó như nó là trong bản tánh thong thả, không chút nỗ lực, thì dù cho bất kỳ điều gì con ý thức hay tư duy, nó cũng là đạo hạnh của tất cả chư Phật. Để hiểu và nhận ra điều này thì được biết như là đã mang chúng lại cùng nhau tất cả những loại đức hạnh vào trong một điểm trọng yếu đơn nhất. 

Bà Tsogyal hỏi Đạo Sư: Thưa Thầy, vậy điểm trọng yếu nào gom chứa mọi loại thành quả?

 

Đạo Sư đáp: Phật quả chân thực và trọn vẹn là điểm trọng yếu gom chứa mọi loại thành quả. Tất cả những quả khác thì thay đổi và không kéo dài mãi. Phật quả chân thực và trọn vẹn thì tự do khỏi những giới hạn của vĩnh cửu và hư vô. Vượt lên khỏi mọi loại đối tượng cụ thể, nó bất biến và vừa không sinh khởi cũng vừa không kết thúc. Vượt lên các chiều không gian, nó giống như câu nói này:

 

Pháp thân là, chính nó, một sự tinh khiết hoàn hảo,

Một thể nghiệm cá nhân, bản tánh nền tảng, không chia cắt.

Cái biết này, lặng lẽ, tĩnh mịch như trạng thái của pháp tánh,

Thành quả vô thượng, điều vượt lên tất cả mỗi thành tựu,

Xuất thân từ con và bên trong con được đạt tới.

 

Ngược lại, nó không được dạy ở đây, điều tự do, giải thoát được chạm tới nhờ niềm tin, như trong các thừa thông thường, thành quả của phật quả được thu nhận ở nơi nào đó khác. Để hiểu và nhận ra bản tánh này thì được biết như là đã mang chúng lại cùng nhau tất cả những loại thành quả vào trong một điểm trọng yếu đơn nhất. 

Để làm lợi lạc cho những thế hệ tương lai, Tôi, Tsogyal, đã cất dấu 21 huấn thị trọng yếu này, những huấn thị cô đọng sự chứng ngộ của tất cả chư Phật (9) Nó sẽ làm suy giảm thành tựu của một người nếu người đó dù có định mệnh và liên hệ nghiệp xứng đáng nhưng lại phổ truyền rộng những điều này ngay sau khi nhận được. Vì thế hãy dấu đi sự thật rằng chúng là những kho tàng terma, và chỉ phổ truyền chúng từ từ từng bước. Điều này hoàn tất “21 Huấn Thị Trọng Yếu”. 

 

(9: Tựa đề của chương này là “21 Huấn Thị Trọng Yếu” nhưng, không may là nó có thể là, những nguồn văn bản khác chỉ gồm 18 câu hỏi. 3 câu hỏi còn lại cũng không được bao gồm bên trong những văn bản khác, hoặc là chúng đã bị mất qua những thế kỷ sao chép từ các bản chép tay.)

 

Dấu Ấn Kho Tàng :

Dấu Ấn Cất Dấu :

Dấu Ấn Giao Phó :

 

 

4_GIÁO HUẤN CHỈ THẲNG CHO MỘT BÀ LÃO

 

 

Khi hóa thân, Bậc Minh Sư Liên Hoa Sinh Padmasambhava, được thỉnh mời bởi Đức Vua Trisong Deutsen và khi Ngài đang ngự tại Samye Vinh Quang ở Núi Đá Đỏ, Bà Lão đức hạnh của xứ Ton, một phụ nữ với lòng sùng mộ phi thường, đã gửi người hầu gái của mình là Margong với tên gọi Rinchen Tso để dâng lên một bữa sáng với sữa đông cùng vài miếng nho.

 

Sau đó, khi vị thầy đang chuẩn bị lên đường tới Samye Chimphu, ngay khi Ngài đi qua cánh cổng, Bà lão xứ Ton đã đảnh lễ quỳ gối trên đường và đi nhiễu quanh Ngài, chắp tay lại trước Ngài, và nói: Làm ơi, xin Ngài, hỡi bậc Thầy vĩ đại! Ngài sắp rời đi, và người phụ nữ già này thì sắp chết.

 

Trên hết tất cả, khi được sinh ra như là một phụ nữ, con đã thuộc về một tái sinh thấp kém. Do xao lãng bởi các hoạt động, con đã quên Pháp. Thứ hai, là một người kém thông minh, trí khôn của con thì lơ mơ, yếu ớt. Thứ ba, con cảm thấy bị che chướng, tối ám do tuổi già và tâm thức mờ tối.

 

Xin Ngài, hỡi đức Thầy vĩ đại! Xin ban cho con, bà lão già nua này một huấn thị, một huấn thị yêu cầu ít khó khăn và nỗ lực, đơn giản để nắm bắt, dễ dàng trong thực hành, và rất hiệu quả. Xin ban một huấn thị cho một bà lão già, người thì sẽ sớm kết thúc cuộc đời này.

 

Đạo Sư trả lời: Này bà lão, con là ai?

 

Bà lão thưa: Con là người đã gửi một bát sữa đông với một người hầu gái hèn mọn.

 

Vị Thầy hoan hỷ nói: Con chắc chắn là một người có lòng sùng mộ lớn lao hơn Trisong Deutsen.

 

Sau đó Ngài đã chỉ dẫn bà lão và người tỳ nữ với những lời sau: Hỡi bà lão, hãy để chân trong tư thế vắt chéo và giữ thân con thẳng đứng. Trong một chốc lát, hãy đơn giản duy trì, an trụ với sự chú tâm thư thái toàn bộ!

 

Vị Thầy chỉ ngón tay của Ngài vào tâm bà lão và ban huấn thị này: Hỡi bà lão, hãy lắng nghe Ta! Nếu con đã hỏi cái gì là sự khác biệt giữa tâm thức của một vị Phật viên mãn, hoàn hảo đích thực và tâm thức của những chúng sinh hữu tình của 3 cõi, thì nó không là gì khác hơn là sự khác biệt giữa sự chứng ngộ, nhận ra và không chứng ngộ, không nhận ra bản tánh tâm.

 

Khi những chúng sinh lầm lạc trong việc nhận ra bản tánh này, thì sự lừa dối sẽ xảy ra và từ sự vô minh này sẽ có vô số những loại đau khổ xảy tới. Như vậy, những chúng sinh bị trôi lăn, lang thang qua vòng sinh tử. Chất liệu cơ bản, nền tảng của phật quả thì ở ngay trong họ, nhưng họ thất bại và sai lầm để nhận ra nó.

 

Trước hết, chất liệu cơ bản, nền tảng của Phật Quả thì ở trong con. Đặc biệt, nó ở trong loài người - là những chúng sinh sở hữu những tự do và thuận cảnh. Hơn nữa, không phải là chất liệu nền tảng cơ bản của phật quả thì có nhiều, lớn lao hơn ở người nam và thấp kém, ít hơn ở người nữ. Như vậy, dẫu cho con đã nhận sự tái sinh như một người nữ, thì con cũng không bị ngăn che khỏi việc đạt được phật quả.

 

84.000 cánh cửa Pháp đã được giảng dạy là để nhận biết và chứng ngộ tâm trí tuệ của chư Phật, nhưng cái hiểu này được gom chứa trong ba từ huấn thị của một bậc thầy. Như vậy, dẫu cho con có thể mang một trí tuệ thấp kém và trí khôn mờ tối, thì con cũng không bị tổn hại, mất mát gì.

 

Bây giờ, ý nghĩa của Giáo Pháp, tâm Phật và ba từ huấn thị của một bậc thầy là đây: Nhờ việc tịnh hóa các đối tượng nhận biết bên ngoài, những ý niệm, nhận thức của con được tự do, giải thoát trong chính chúng. Nhờ việc tịnh hóa tâm ý niệm bên trong, giác tánh không trụ chấp của con được tự do, giải thoát trong chính nó. Khi ở giữa sự tỉnh giác sáng tỏ và minh mẫn là sự hỷ lạc, thì con nhận ra bản tánh của chính mình.

 

Làm thế nào các đối tượng nhận thức bên ngoài được tịnh hóa? Giác tánh hiện tiền này, trạng thái tỉnh thức của tâm, cái không bị tước đoạt bởi niệm tưởng và các ý niệm thì như một sự sáng chói tự nhiên. Hãy để nó là như thế, và các đối tượng được nhận thức cũng không bị bám chấp. Theo cách này, dù cho các hình ảnh có xuất hiện như thế nào, thì thực tế chúng là không thực và không được nắm giữ như là những điều thật có. Như thế, dù cho bất kỳ điều gì con nhận thức, như đất hay đá, núi hay vách núi, cây hay cành, nhà hay lâu đài, hàng hóa hay công cụ, bạn bè hay thù địch, người thân hay bạn đồng hành, chồng hay vợ, con trai hay con gái  - khi hướng về tất cả những điều này và tất cả những điều khác – thì con không bị dính mắc vào thái độ bám luyến, sở hữu; và như vậy, chúng được nhận thức nhưng lại không bị nắm giữ, bám chấp theo cách đó. Do trở nên tự do khỏi việc trụ bám lên bất kỳ điều gì, con được tịnh hóa khỏi các đối tượng nhận thức bên ngoài.

 

Các đối tượng được tịnh hóa thì không có nghĩa là con làm dừng lại nhận thức. Nó có nghĩa là không nắm giữ và chấp chặt trong khi trở nên sáng tỏ và trống rỗng. Như ví dụ của những phản chiếu trong một tấm gương, chúng xuất hiện nhưng trống rỗng từ bên trong nên không có gì để nắm bắt hết cả, và những ý niệm của con được biết như là những ý niệm đang xảy ra tới chính con.

 

Nhờ phương tiện của tâm nhận thức bên trong được tịnh hóa, đây là huấn thị trong việc giải thoát giác tánh không trụ bám vào trong chính nó: Dù cho bất kể điều gì xảy ra trong tâm con – dù là dòng chảy của các niệm tưởng, những ký ức, hay các xúc tình 5 độc – thì khi con không tập trung vào chúng, sự chuyển động của chúng được tan biến nhờ chính nó; như vậy con không bị nhiễm ô bởi những lầm lạc của ý niệm.


Trở nên không hư hỏng bên trong thì không có nghĩa là trở thành một tảng đá trơ lỳ. Nó nghĩa là giác tánh của con duy trì, an trụ tự do khỏi những hoen ố, hư hỏng của ý niệm, như ví dụ của việc tới một đảo báu toàn vàng ròng; trên đảo vàng này, ngay cả cái tên của từ “đá” cũng không hiện hữu. Thì tương tự như vậy, một khi tư tưởng, ý niệm của con đã được tan biến vào sự tỉnh giác nguyên sơ, thì thậm chí ngay cả cái tên “ý niệm” cũng không còn hiện hữu.

 

Khi ở giữa sự tỉnh giác sáng tỏ, minh mẫn là sự hỷ lạc, đây là huấn thị trong việc nhận ra bản tánh của chính con: Trong khi thực hành, hãy tự do khỏi sự vô tình, vì ý thức của chính con là sự sáng rõ, tinh khiết và tỉnh giác. Khi thực hành, con có thể nghiệm rằng sự tỉnh thức tự sinh, cái vốn sẵn bẩm sinh thì không bị hư hoại bởi thái độ ý niệm cũng không bị nhiễm ô bởi sự bám chấp vào an lạc, trong sáng và vô niệm. Khi nó là chính nó thì đó là tâm Phật, lúc đó con đã nhận ra bản tánh của chính mình.

 

Nó giống như ví dụ của việc không cần thiết phải hình dung bà mẹ của con là bà mẹ, khi con không sợ hãi bởi việc nghĩ rằng người đó không phải là mẹ con. Tương tự, khi giác tánh của con nhận ra đó là bản tánh bẩm sinh vốn sẵn của pháp tánh, thì con sẽ không còn hình dung một cách lầm lạc rằng hiện tượng của vòng sinh tử là bản tánh bẩm sinh – thậm chí không cần phải biết nó thì con cũng không bao giờ bị chia tách khỏi bản tánh bẩm sinh vốn sẵn của pháp tánh này.

 

Khi điều này được biết như là sự huân tập không hư cấu, thì bà mẹ pháp tánh là sự thật rằng, vạn pháp không hề có tự tánh; trú xứ pháp tánh là sự thừa nhận rằng chúng không có tự tánh; và nhận biết bản tánh chính con nhờ chính con như vậy được gọi khi con nhận ra rằng giác tánh của chính mình là không gian hư không bẩm sinh của pháp giới.

 

Khi con đã nhận ra điều này, thì không có sự tái sinh cao cấp cũng như không có sự tái sinh thấp kém, không có các hoạt động cao thượng cũng như không có các hoạt động thấp kém, hạ đẳng, không có trí năng sắc bén hơn cũng như không có trí năng thấp kém hơn, không có già cũng như không có trẻ, không có tâm sáng rõ hay tâm không sáng rõ…

 

Đây là một huấn thị về việc ít khó khăn, nỗ lực mà lại đơn giản để nắm bắt, dễ dàng trong áp dụng mà lại rất hiệu quả, với nó, con sẽ vô úy, không chút sợ hãi khi vào thời điểm của cái chết. Hỡi bà lão, hãy thực hành nó! Hãy tinh tấn, siêng năng khi cuộc đời không chờ đợi! Con không có phần thưởng nào từ việc hầu hạ, phụng sự cho chồng và con cái, vì vậy hãy đừng trở về với hai bàn tay trắng, mà hãy nhận lấy những tích tập, tàng trữ từ những huấn thị của thầy con! Những nhiệm vụ của đời này thì vô hạn và không có điểm dừng; vì vậy hãy chạm tới sự viên mãn trong thực hành thiền định!

 

Hỡi bà lão, hãy giữ lấy lời khuyên này như sự hộ trì, bảo vệ con trong việc trở nên vô úy vào lúc chết!

 

Ngài đã nói như vậy. 

 

Khi vị thầy ban huấn thị này trong khi chỉ thẳng ngón tay của Ngài vào tâm bà lão, nó được biết như là “Huấn Thị Chỉ Thẳng cho Bà Lão”. Nhờ việc lắng nghe nó, bà lão và người hầu gái, cả hai đã được giải thoát và đạt được thành tựu.

 

Bà Tsogyal xứ Kharchen đã ghi nhớ nó và viết xuống vì lợi ích những thế hệ tương lai. Nó được viết xuống trên dốc phía nam của Samye vào ngày 17, tháng mùa hạ thứ hai, trong Năm Thỏ. 

 

Đã cất dấu như một kho tàng terma vì lợi lạc những thế hệ tương lai,

Cầu mong nó gặp gỡ với một hóa thân xứng đáng!

Cầu mong nó chỉ dẫn những chúng sinh trong những cách thế phù hợp!

Nhờ điều này, cầu mong những người được tiền định giải thoát dòng hiện hữu của họ! 

 

ẤN, ẤN, ẤN :

 


5_ ĐI XUỐNG VỚI CÁI THẤY TỪ PHÍA TRÊN

 

 NAMO GHURU

Xin kính lễ Đạo Sư!

 

Đức Thầy Liên Hoa Sinh Padmasambhava, sự chứng ngộ của Ngài thì ngang bằng với Đức Phổ Hiền Samantabhadra tỉnh thức trọn vẹn và đích thực, bậc đã sở hữu trong tâm Ngài mọi giáo lý về cái thấy và thiền định, không bao giờ bị lạc khỏi thực nghĩa, Ngài đã được sự khẩn thỉnh của Bà Tsogyal xứ Kharchen, hỏi Ngài về tất cả những điểm then chốt trong sự xác quyết chứng ngộ của việc đi xuống với cái thấy từ phía trên.

 

Công Chúa xứ Kharchen đã hỏi Đạo Sư Liên Hoa: Thưa Thầy, từ đâu mà vạn pháp trong sinh tử và niết bàn xuất hiện và tồn tại, sinh khởi từ ban đầu?

 

Đạo Sư đáp: Vạn pháp trong sinh tử và niết bàn, xuất hiện và tồn tại, sinh khởi từ những khuynh hướng tập quán quen thuộc chặt cứng của sự định danh, dán nhãn. Có 3 loại định danh, dán nhãn: Những nhãn mác tinh thần; Những nhãn mác dựa trên kinh nghiệm, nhận thức; và Những nhãn mác từ sự tuyên bố bằng ngôn từ. Những nhãn mác tinh thần khiến những ý niệm chuyển động; Những nhãn mác dựa trên kinh nghiệm, nhận thức tạo nên, hình thành các khuynh hướng tập quán quen thuộc; và Những nhãn mác từ sự tuyên bố bằng ngôn từ làm phát sinh những đối tượng đa dạng. Như vậy sẽ tốt hơn nếu con dừng việc dán nhãn, định danh. 

Bà Tsogyal hỏi Đạo Sư: Thưa Thầy, vậy làm thế nào để một người tự do khỏi những sự dán nhãn gắn kết?

 

Đạo Sư đáp: Khi con tự do khỏi hoạt động ý niệm của việc dán nhãn, định danh tinh thần, thì con sẽ tự do khỏi những cái mác kinh nghiệm về “tốt” hay “xấu”. Và khi con tự do khỏi điều đó, con cũng sẽ tự do khỏi sự gắn kết vào những danh xưng của việc dán nhãn, định danh ngôn từ. Nhờ việc tự do khỏi vô số những thói quen mơ mộng, con tự do khỏi những danh xưng nhãn mác. Nhờ việc tự do khỏi điều đó, con sẽ trở nên tự do khỏi cái nhãn mác “bardo – trung ấm”, và khi tự do khỏi điều đó, con sẽ trở nên tự do khỏi cái nhãn mác “sinh và tử”. Như vậy, nhờ việc trở nên tự do khỏi những điều này, con sẽ phải làm ngưng lại dòng tái sinh luân hồi sinh tử.

 

Vạn pháp là những danh xưng bị dán nhãn, định danh bởi những ý niệm. Những danh xưng này thì không thực vì thế sẽ tốt hơn là hãy trở nên tự do khỏi việc dán nhãn, định danh. 

*

Công Chúa hỏi: Thưa Thầy, cái gì là phương cách, con đường để trở nên tự do khỏi việc dán nhãn, định danh?

 

Đạo Sư đáp: Hiện tượng trong sinh tử và niết bàn – mặc dù, khi đã bị ý niệm hóa và định danh, thì chúng có thể xuất hiện như sự vui thích hoặc thù địch; hài lòng hay khó chịu; hay như tôi, cá nhân tôi và những người khác; và v.v… - thì tất cả sẽ tan biến tự nhiên khi con không chỉnh sửa danh xưng của chúng cũng như không dán nhãn bất kỳ nhãn mác nào, mà thay vào đó hãy để chúng lại trong trạng thái tự nhiên của chính chúng. 

Bà Tsogyal hỏi Đạo Sư: Thưa Thầy, cái gì là điểm giao nhau vượt lên cả chư Phật và chúng sinh?

 

Đạo Sư trả lời: Khi không có chư Phật thì cũng không có chúng sinh (10) (10: Điều này liên hệ tới thời điểm nguyên sơ trước khi có chư Phật nhờ sự chứng ngộ và chúng sinh do sự thất bại, lầm lạc trong việc nhận ra bản tánh tâm) [trạng thái tự nhiên] vượt lên biết và không biết, vượt lên chứng ngộ và thiếu chứng ngộ, vượt lên thực và không thực, thiện và ác, và như vậy tự do khỏi mọi loại định danh, dán nhãn. 

* 

Bà Tsogyal hỏi Đạo Sư: Thưa Thầy, làm thế nào mà chúng sinh sau đó bị lừa gạt vào sự định danh, dán nhãn này?

 

Đạo Sư đáp: Cái tôi (bản ngã) sinh khởi từ đó, trong cái không có gì để dán nhãn. Khi khuynh hướng quen thuộc tới việc tin vào bản ngã này được củng cố vững chắc và ngày càng thô đặc lại, thì những danh tướng được hình thành như “cha” và “mẹ”, “con cái” và “những sở hữu”, “thù” và “bạn”, “các đối tượng của giác quan” và v.v… Theo cách này niềm tin vào bản ngã và sự định danh, dán nhãn lừa gạt con vào 6 cõi. 

Bà Tsogyal hỏi Đạo Sư: Thưa Thầy, vậy làm thế nào một người sau đó đạt được giác ngộ?

 

Đạo Sư đáp: 

Con không được giác ngộ nhờ các pháp bị hư cấu;

Con cần một pháp (dharma) vượt lên sự hư cấu.

 

Con không được giác ngộ nhờ các pháp được chỉ định

Con cần một pháp (dharma) vượt lên sự chỉ định.

Con không được giác ngộ nhờ các pháp được giải thích

Con cần một pháp (dharma) vượt lên sự giải thích.

 

Con không được giác ngộ nhờ các pháp được vun trồng;

Con cần một pháp (dharma) vượt lên sự vun trồng.

 

Đừng làm bất cứ điều gì. Đừng đi bất kỳ đâu

Đừng nghĩ. Đừng tạo dựng.

Đừng phán xét. Đừng tập trung.

Đừng hỗ trợ, thêm thắt vào. Đừng nắm giữ mục đích. Đừng bám chấp.

Không cần bất kỳ điều gì cả, hãy chỉ đơn giản an trụ, duy trì (11)

 

Đừng dán mác, định danh ngay cả từ “Phật” này.

Pháp thân thì siêu vượt lên khỏi ý niệm, ngôn từ và mô tả.

 

(11: phiên bản Lama Gongdu ở chỗ này đọc: Không cần bất kỳ điều gì cả, hãy an trụ, duy trì trong cách thế nó là một cách tự nhiên.” 

Bà Tsogyal hỏi Đạo Sư: Thưa Thầy, có phải đây là bản tánh của không-làm?

 

Đạo Sư trả lời:

 

Trong khi trong chính nó, nó không là thứ gì cả,

Thể nghiệm của nó là bất kỳ nhận thức nào xảy ra.

Trong khi nó không là thứ gì chắc thật cả,

Nó phụng sự như nền tảng cho tất cả vô số thứ.

Trong khi không có thậm chí ngay cả một nguyên tử vi trần để chỉ định nó,

Nó phụng sự như sự diễn đạt cho mọi sự chỉ định (12)

 

(12: phiên bản Lama Gongdu ở chỗ này đọc: Nó phụng sự như gốc rễ của mọi sự chỉ định.“ Sự khác biệt ở Tây Tạng thì rất nhỏ: “Gốc rễ” được đọc là rtsa trong khi diễn đạt được đọc là rtsal)

 

Trong khi nó nắm giữ không ràng buộc hay bám chấp nào,

Nó là nền tảng của mọi sự.

Trong khi nó tự do khỏi mọi sự sinh và tử,

Nó phụng sự như nền tảng cho bệnh, lão và tử.

 

Đừng hư cấu nó. Đừng chỉnh sửa nó.

Hãy duy trì, an trụ tự do khỏi những cấu trúc, tạo dựng tinh thần

Như sự rộng mở nguyên sơ, trạng thái khởi nguyên của con.

Sinh tử và Niết bàn tan biến nơi chúng là

Kẻ thù tận cùng bên trong của con, niềm tin vào bản ngã, lắng xuống tự nhiên,

Điềm báo đáng sợ đã được thay đổi vào trong sự cát tường. 

*

Bà Tsogyal hỏi Đạo Sư: Thưa Thầy, vậy tâm thức là nền tảng cho những lầm lỗi?

 

Vị Thầy đáp:

 

Thiếu vắng sự chứng ngộ là nền tảng cho những lầm lỗi

Hãy nhận ra bản tánh tâm vốn là sự trống rỗng tự trong bản chất.

Bên trong pháp thân trống rỗng và mênh mông bất tận này,

Không nhiễm ô của những lầm lỗi nào có thể sống sót.

Như vậy, chư Phật của 3 thời

Được thức tỉnh nhờ việc nhận ra, chứng ngộ bản tánh tâm.

 

Hãy xác quyết kiên cố rằng những lầm lỗi thì không có nền tảng cố hữu nào. 

Bà Tsogyal hỏi Đạo Sư: Thưa Thầy, các đối tượng và tâm thức có là một sự nhị nguyên?

 

Đạo Sư đáp:

Các đối tượng được thấy là sự hiển bày của tâm thức.

Nhiều sự hiển lộ là vở kịch của tâm thức con.

Và trong khi chúng tất cả là sự trống rỗng trong bản chất,

Các đối tượng con thấy có thể tan biến và cần không phải chối bỏ.

 

Hãy xác quyết kiên cố rằng các đối tượng và tâm thức là không hai. 

Bà Tsogyal hỏi Đạo Sư: Thưa Thầy,Phật Quả có nên được đạt tới trong vào nơi nào đó khác không?

 

Vị Thầy đáp:

Tất cả chư Phật ngự trong 3 thời

Đã chứng ngộ tâm thức các Ngài là vượt lên khỏi sự sinh khởi.

Từ trạng thái của sự không sinh khởi này,

Vở kịch của các Ngài đã xuất hiện như 3 thân

Và không thể được đạt đến mà chia tách khỏi điều đó.

 

Hãy xác quyết kiên cố lên điều đó.

*

Bà Tsogyal hỏi Đạo Sư: Thưa Thầy, cái gì là sự xác tín tự do khỏi sự sợ hãi trước thay đổi vô thường và luân hồi sinh tử?

 

Đạo Sư trả lời: Sự thay đổi vô thường và luân hồi sinh tử là những nhãn mác được tạo dựng bởi con người thế gian. Khi con đã viên mãn năng lực tự nhận biết và luôn an trụ, duy trì trong trạng thái bất biến của đại bình đẳng, thì con có thể xác quyết chắc chắn rằng về bản chất cơ bản không có sự thay đổi và luân hồi. 

Bà Tsogyal hỏi Đạo Sư: Thưa Thầy, ở đâu chúng con tìm thấy một trú xứ vô úy trong khuôn mặt của thần chết?

 

Đạo Sư trả lời: Khi con nhận ra và chứng ngộ rằng bản tánh tâm con thì chưa bao giờ sinh khởi, con có thể dường như là thay đổi các thân, nhưng con không dịch chuyển khỏi pháp thân trống rỗng và quang minh, cái vốn là bản tánh của tâm con. Con có thể xác quyết kiên cố lên điều đó. 

Bà Tsogyal hỏi Đạo Sư: Thưa Thầy, cái gì là vực thẳm của sáu loài chúng sinh?

 

Đạo Sư trả lời: Điều đó, những gì xuất hiện như những khổ đau thiên hình vạn trạng của sáu loài chúng sinh thì không được tạo ra bởi bất kỳ ai. Nó xảy ra là do con đã thất bại, lầm lạc trong việc nhận ra, chứng ngộ bản tánh của chính mình. (13) (13: phiên bản Lama Gongdu đọc: Nó xuất hiện từ con, nhưng con không nhận ra điều đó.”)

Nó là tâm thức của con, cái gây hại cho chính nó. Con có thể và nên xác quyết kiên cố rằng tánh không vĩ đại của tâm con thì tự do khỏi nền tảng và gốc rễ của khổ đau. 

Bà Tsogyal hỏi Đạo Sư: Thưa Thầy, bản tánh tâm này có thể bị hư hỏng bởi nghiệp quả và các khuynh hướng tập quán quen thuộc không?

 

Đạo Sư trả lời: Nghiệp quả và các khuynh hướng tập quán quen thuộc, cũng như mọi thứ đức hạnh – các niệm thiện, thiền định, và các đối tượng thiền định  - là tâm. Những niệm ác và từ đó tạo ra sự không đức hạnh thì cũng là tâm. Vì tâm này chưa bao giờ sinh khởi, và trống rỗng, không thực chất và cởi mở rộng khắp, nên con có thể xác quyết kiên cố rằng nó vượt lên khỏi việc bị hư hỏng nhờ bất kỳ nghiệp quả đức hạnh hay không đức hạnh nào. 

Bà Tsogyal hỏi Đạo Sư: Thưa Thầy, có tồn tại vực thẳm nào mà một người có thể trượt ngã vào trong đó không?

 

Đạo Sư trả lời: 

Gốc rễ của việc trượt ngã là một niệm tưởng, cái là của chính con.

Nơi trượt ngã là một vực thẳm, đó là con.

Nỗi sợ hãi của việc trượt ngã là niệm tưởng hoài nghi của tâm con.

Sinh tử là hình thức lừa dối của tâm con.

Vì vậy khi con thấy tâm mình là sự mênh mông bất tận của Pháp thân,

Các cõi giới của sáu loại chúng sinh không gì khác chính là các Phật độ.

 

Con có thể xác quyết kiên cố lên điều đó. 

Bà Tsogyal hỏi Đạo Sư: Thưa Thầy, có thể nào mà cái thấy lại có thể rơi vào bất kỳ thiên kiến nào không?

 

Đạo Sư trả lời:

Cái thấy tự do khỏi những sự chệch hướng

Là sự vô tư, không thiên vị, biên kiến như bầu trời.

Mọi sự là tâm và tâm tự nó thì trống rỗng

Và tự do khỏi sự thiên kiến cũng như bầu trời.

 

Con có thể xác quyết kiên cố lên điều đó. 

Bà Tsogyal hỏi Đạo Sư: Thưa Thầy, có thể nào cái chúng con trưởng dưỡng trong thiền định đó thực sự lại bị che chướng hay được làm trong sáng lên không?

 

Đạo Sư trả lời:

Hãy để yên như pháp tánh bất biến

Bên trong bản chất trống không của tâm con.

Sự tỉnh thức này là không ngừng dứt và bất nhị,

Và quang minh chói sáng như khối cầu pháp tánh, là mặt trời.

 

Con có thể xác quyết kiên cố rằng một cách cơ bản thì nó vượt lên khỏi việc bị che ám. 

Bà Tsogyal hỏi Đạo Sư: Thưa Thầy, có điều gì trong đạo hạnh để chấp nhận hay từ bỏ không?

 

Đạo Sư đáp:

Đạo hạnh tự do khỏi bất kỳ điều gì để chấp nhận hay từ bỏ

Giống như một quả cầu pha lê không chút rạn nứt

Được đặt trên một tấm nệm ngũ sắc lụa tơ tằm.

Tất cả những gì con là vốn là sự trống rỗng, tâm quang minh tự nó

Cái không được làm từ lầm lỗi hay các phẩm tánh

Tất cả những gì con thấy là tự xảy ra, tự tan biến.

 

Con có thể xác quyết kiên cố lên điều đó. 

Bà Tsogyal hỏi Đạo Sư: Thưa Thầy, có một thành quả tồn tại được thành tựu từ đâu đó không?

 

Đạo Sư đáp:

Hiện hữu trong chính con, nó không thể được thành tựu.

Như với viên ngọc như ý quý báu,

Mọi nguyện ước và khao khát được viên thành bởi con, chính con,

Ngược lại, phật quả với tất cả đức hạnh vô thượng của nó

Sinh khởi từ sự chứng ngộ chính tâm thức con.

Tâm con từ khởi thủy là pháp thân tự hiện hữu.

 

Con có thể xác quyết kiên cố lên điều đó. 

Bà Tsogyal hỏi Đạo Sư: Thưa Thầy, chúng con có nên xem những hiện hữu bên ngoài như là cái không hoàn hảo không?

 

Đạo Sư đáp:

Đừng tìm kiếm những lầm lỗi trong những cái bên ngoài;

Như sự phô diễn cá nhân, chúng có chất thể.

Cũng như những phản chiếu trong một tấm gương,

Chúng được nhìn thấy nhưng không thực sự ở đó.

 

Con có thể xác quyết kiên cố lên điều đó. 

Bà Tsogyal hỏi Đạo Sư: Thưa Thầy, chúng con có nên xem những niệm tưởng của mình như là cái không hoàn hảo?

 

Đạo Sư đáp:

Đừng nhìn những niệm tưởng như là cái lầm lạc.

Như những con sóng trên đại dương,

Bất cứ niệm tưởng nào có thể sinh khởi

Bên trong tánh không tĩnh lặng, cái là tâm con.

Là chính sự phô diễn của pháp tánh.

 

Con có thể xác quyết kiên cố lên điều đó. 

Bà Tsogyal hỏi Đạo Sư: Thưa Thầy, chúng con có nên dựa vào những gốc rễ đức hạnh có điều kiện không?

 

Đạo Sư đáp:

Các pháp hư cấu là tất cả tâm ý niệm,

Vì thế vạn pháp có điều kiện đều diệt vong.

Pháp tánh, tuy nhiên, là sự tự hiện hữu bất tận phi thời.

Tự do khỏi nỗ lực trong các đức hạnh hữu hình, điều kiện.

 

Con có thể xác quyết kiên cố lên điều đó. 

Bà Tsogyal hỏi Đạo Sư: Thưa Thầy, sự tỉnh thức nguyên sơ có thể hóa hiện hay tiêu biến không?

 

Đạo Sư đáp:

Sự hóa hiện nhận biết tỉnh giác trong chính con

Là chính nó quang minh từ lúc khởi thủy,

Vì vậy bản thể của nó là sự chói sáng tự nhiên,

Tự do khỏi bên ngoài hay bên trong.

Sự tỉnh thức này thì bao la, mênh mông, tự hiện hữu và nhận biết tự nhiên.

 

Con có thể xác quyết kiên cố lên điều đó. 

* 

 

Bà Tsogyal hỏi Đạo Sư: Thưa Thầy, nhân và quả có thể nào bị chia tách thành hai không?

 

Đạo Sư đáp:

Từng chúng sinh đều có bản chất của sự giác ngộ,

Chư Phật vô tận, không sự chia tách thành nhân hay trong quả.

Không “cái” mới nào ở đó để kiếm tìm hay được thành tựu.

 

Con có thể xác quyết kiên cố lên điều đó. 

Bà Tsogyal hỏi Đạo Sư: Thưa Thầy, yêu và ghét có nên phải chối bỏ không?

 

Đạo Sư đáp:

Năm độc không cần phải chối bỏ,

Sự tỉnh thức cũng không phải là một “thứ” cần để đạt tới.

Một kẻ thù không phải là một cái mác cho sự thù hận,

Con cũng không cần cột chặt bản thân mình vào những bạn hữu với tình yêu thương.

 

Tâm thức trống rỗng của con là kẻ thực hiện tất cả, vì thế con có thể xác quyết kiên cố rằng những xúc tình 5 độc là cái tự tan biến. 

Bà Tsogyal hỏi Đạo Sư: Thưa Thầy, sinh tử và niết bàn theo thứ tự có là ác và thiện không?

 

Đạo Sư đáp:

Có điều kiện là bản tánh của sinh tử.

Có điều kiện nghĩa là không thực và thoáng qua, chóng vánh,

Bản tánh của sự chóng vánh này là sự trống rỗng,

Một sự bao la vô tận trống rỗng, vô hạn vượt lên ác, vượt lên thiện.

 

Con có thể xác quyết kiên cố lên điều đó. 

Bà Tsogyal hỏi Đạo Sư: Thưa Thầy, làm thế nào mà 3 thân lại là sự hiện diện bên trong chính một người?

 

Đạo Sư đáp:  Bản tánh trống rỗng của tâm là pháp thân; khả năng nhận biết của nó là báo thân; và phẩm tánh không bị giam hãm của nó là hóa thân. Về bản chất nó tự do khỏi tam độc, con có thể xác quyết kiên cố rằng 3 thân là sự hiện hữu nguyên sơ bên trong con.

Bà Tsogyal hỏi Đạo Sư: Thưa Thầy, bản tánh của pháp tánh có thể được áp dụng trong thực hành không?

 

Đạo Sư trả lời:

Khi tâm chứng ngộ, bản tánh trống rỗng của nó,

Con thấy rằng Phật Quả không phải là một nơi chốn con cần phải đạt đến

Nó không được tăng lên nhờ quy y vào Tam Bảo.

Nó là không thành phẩm, không pháp nào được tạo tác nhờ nỗ lực và thâu đạt.

 

Con có thể xác quyết kiên cố lên điều đó. 

Bà Tsogyal hỏi Đạo Sư: Thưa Thầy, có khi nào chúng con lại có thể lại trượt rơi vào vòng sinh tử hay không?

 

Đạo Sư trả lời:

Trong bản tánh trống rỗng của tâm con,

Con không thể tìm thấy một nền tảng cho vòng sinh tử.

Gốc rễ của Sinh tử, một sự thuần tịnh vô hạn, phi thời,

Là sự tỉnh giác không dối gạt, cái không thể trượt ngã.

 

Con có thể xác quyết kiên cố lên điều đó. 

Bà Tsogyal hỏi Đạo Sư: Thưa Thầy, có một kẻ thực hiện việc thực hành Pháp không?

 

Đạo Sư trả lời:

Trong bản chất của sự tự nhận biết, tánh không nguyên thủy,

Không người sở hữu cũng không có một thực hành Pháp nào có thể được tìm thấy

Kẻ thực hiện gấp mười lần hoạt động đức hạnh là một sự trống rỗng nguyên thủy.

Và như vậy, không có kẻ thực hiện một thực hành Pháp.

 

Con có thể xác quyết kiên cố lên điều đó. 

* 

Bà Tsogyal hỏi Đạo Sư: Thưa Thầy, chúng con có nên tin cậy vào những huấn thị riêng cho cá nhân hay không?

 

Đạo Sư trả lời:

Tâm Phật thì chắc chắn là bản tánh của chính con

Hiện hữu vô hạn, phi thời bên trong con, không cần nó ở đâu đó để kiếm tìm.

Sự nhận biết giản đơn của con là pháp thân;

Nó không thể được chỉ ra cho con bởi người nào khác.

 

Con có thể xác quyết kiên cố rằng nó không cần chỉ dẫn, huấn thị. 

Bà Tsogyal hỏi Đạo Sư: Thưa Thầy, có phải những hành giả đã chứng ngộ vẫn phải tái sinh không?

 

Đạo Sư trả lời:

Trong bản tánh tâm như bầu trời,

Không thế lực thúc ép nào của nghiệp quả có thể được tìm thấy

Vì vậy những cánh cửa tử cung (14) của sáu loài chúng sinh được bỏ lại trống không.

(14: những lối vào tái sinh giữa 6 loài chúng sinh)

Được xả bỏ hết là những tích tập các khuynh hướng và nghiệp quả.

 

3 cõi của sinh tử bị lật đổ ngay từ những chiều sâu của chính nó.

Khối cầu pháp tánh đơn nhất là bản tánh của tâm con

Thì không có sự đổi thay, biến dịch và luân hồi sinh tử;

Khi chúng không tồn tại một cách cơ bản

Sinh và Tử bị gián đoạn từ ngay gốc rễ của chúng.

 

Sắc tướng của bản tánh không gốc rễ từ tàng thức Alaya

Làm bay hơi những dòng chảy của sinh, lão, bệnh, tử.

Chắc chắn, nó tịnh hóa mọi sự chín mùi, nảy nở của nghiệp,

Thủ tiêu và trả lại sự trống không cho sáu cấp nguyên nhân.

Không cần chối bỏ nó, sinh tử đã tan biến vào chính nó,

Không cần đạt tới nó, niết bản đã được đạt đến.

Được trộn lẫn, tan hòa vào nhau, sinh tử và niết bàn là không hai trong pháp thân.

Không có nền tảng nào cho một tái sinh khác của nghiệp quả.

 

Ngài đã nói như vậy. 

Sau đó vị Thầy nói: Này Tsogyal, huấn thị này là lối mòn được đi tắt ngang bởi chư Phật 3 thời, khi tất cả chúng được thức tỉnh bên trong bản tánh này. Nó là lối mòn mà nhờ đó mà chúng sinh trong 3 cõi được giải thoát, khi họ được tự do bên trong bản tánh này. Nó là sự chứng ngộ của Ta, Padma, vì vậy, này Tsogyal, hãy giữ nó trong tâm con.

 

Nó sẽ đánh vào nỗi sợ của những kẻ thiếu đi sự sẵn sàng kết nối nghiệp thích hợp, những kẻ có thể trượt rơi vào các trạng thái địa ngục bởi việc phỉ báng, vu khống nó. Nó sẽ là một tấm gương cho những ai với vận may liên hệ nghiệp thích hợp, những người có thể đạt giải thoát chỉ đơn giản bằng cách truyền dạy nó. Như vậy, đừng phổ truyền nó vào lúc này, mà hãy chôn cất và ấn niêm nó như một kho tàng quý giá. Ta sẽ phó thác nó tới một người may mắn, sẵn sàng khế hợp về nghiệp quả, người sẽ mở ra cánh cửa của kho tàng.

 

Ngài đã nói như thế. 

Vòng giáo huấn trên sự xác quyết này, lời khuyên về sự đi xuống với cái thấy từ phía trên, Đạo Sư Liên Hoa đã ban cho Bà Tsogyal, chiết xuất cực tinh túy từ những giáo huấn khẩu truyền của Ngài. Bà đã viết nó xuống ở nơi hẻo lánh phía trên của Chimphu vào ngày 18, tháng mùa thu thứ hai, trong Năm Thỏ. 

  

 

6_TRÀNG HOA PHA LÊ CỦA THỰC HÀNH HÀNG NGÀY

 

 

LỜI KHUYÊN VỀ THỰC HÀNH HÀNG NGÀY SỰ KẾT HỢP Ý NGHĨA VỚI

NHỮNG SO SÁNH, VÍ VON TỪ “HỘP TRÁP BÍ MẬT CỦA KHO TÀNG TÂM QUÝ GIÁ NẰM TRONG SỰ MÊNH MÔNG BẤT TẬN KHÔNG BỊ GIAM CẦM,”

LIÊN QUAN TỚI ĐẠI ẤN CỦA GIAI ĐOẠN HOÀN THIỆN

TRONG VÒNG GIÁO HUẤN LAMA GONGDU

 


NAMO GHURU DHEVA DAKKINI HUNG

XIN KÍNH LỄ ĐẠO SƯ BỔN TÔN DAKINI HUM!

 

Xin đảnh lễ tới sự mênh mông bất tận không bị giam cầm,

Sự trọn vẹn nguyên thủy của 3 thân.

 

Khi huân tập trong yoga của Con Đường Đại Ấn như một thực hành hàng ngày không gián đoạn, thật là thiết yếu để sở hữu những huấn thị này, điều kết hợp ý nghĩa với những so sánh, ví von. Vì bản chất Thiện Thệ, Như Lai – bản thể của ba thân - an trụ, duy trì bên trong dòng chảy hiện hữu của con, giáo huấn này cũng được gồm 3 phần:

 

1. Huấn thị trong việc an trú khi không an trú được, như một kẻ bị cùm xích trong ngục tù

2. Huấn thị trong việc an định khi đã an trú, như một người mệt mỏi nhận lấy sự nghỉ ngơi

3. Huấn thị về sự an định viên mãn, như một kẻ lữ hành trở về nhà.

 

Hơn nữa, hóa thân là khi sự vô hạn của những niệm tưởng được làm sạch; báo thân là trở nên bất động từ trạng thái đó và để chứng ngộ rằng các trí tuệ thì trọn vẹn; pháp thân là sự thuần tịnh, cái tự do khỏi từng loại cấu trúc, tạo dựng niệm tưởng.

 

Sự so sánh, ví von với thực tế của ba thân hiện diện này hiện hữu tự nhiên trong một chúng sinh hữu tình thì giống như một hoàng tử bị lạc đang lang thang trên đôi chân của mình. Sự so sánh, ví von với việc nhận ra và thể nghiệm chúng nhờ huấn thị phi thường của bậc thầy thì giống như việc nhận ra rằng hoàng tử vốn thuộc dòng dõi hoàng tộc. Sự so sánh, ví von với việc thức tỉnh tới sự giác ngộ nhờ việc xác nhận lại nền tảng khởi nguyên và việc nhận ra bản thể của sự hiện hữu nguyên thủy 3 thân này nhờ huân tập trong chúng thì giống như việc hoàng tử đòi lại ngai vàng hoàng tộc.

 

Nói chung, những chúng sinh bị ràng buộc bởi mỗi loại xiềng xích, đi lòng vòng qua 3 cõi trong khi sống trong các cõi giới của sáu loài chúng sinh, và họ trải qua việc chịu đựng những thể nghiệm đau đớn không ngừng dứt. Tất cả điều này có nguyên nhân từ sự liên quan của họ tới 84.000 xúc tình tiêu cực, những thứ bị bám rễ trong niềm tin vào một cái ngã. Mặc dù 84.000 cánh cửa Giáo Pháp được dạy như những pháp môn để giải thoát khỏi con quỷ của niềm tin vào bản ngã này, nhưng những điểm then chốt lại được gồm trong lời khuyên thâm sâu và cốt lõi của một bậc thầy tuyệt hảo.

 

Để giải thích, tâm thuần tịnh nguyên thủy bao gồm gốc rễ của vạn pháp, và tâm này gồm 3 khía cạnh: bản thể, bản tánh và những ý niệm (nhận thức) của nó.

 

Bản thể của tâm là pháp thân, một sự thuần khiết nguyên thủy và tuyệt đối, tự do khỏi bất kỳ cấu trúc, tạo dựng nào. Nhưng, việc thất bại, lầm lẫn để biết rằng điều này là như vậy, thì cái không biết này hình thành nền tảng cho việc đi lòng vòng một cách mù quáng.

 

Bản tánh của tâm là sự nhận biết chói sáng, không bị che chướng – tỏa rọi như mặt trời. Nhưng việc thất bại, lầm lẫn để nhận ra rằng đây là sự biểu lộ tự nhiên của tỉnh thức – cái là cả sự nhận biết và sự trống rỗng – thì tạo ra sư mơ hồ, như ví dụ về một đứa trẻ nhỏ tin rằng cái bóng của nó trong nước là một sự hình ảnh hiện hữu của ai đó.

 

Những ý niệm, nhận thức của tâm, mọi chuyển động của niệm tưởng, là sự tự sinh khởi và tự tan biến vì chúng sinh khởi từ bên trong tâm và tan biến trở lại vào chính tâm đó. Nhưng, việc thất bại, lầm lẫn để hiểu rằng đây là sự tự sinh khởi và tự tan biến, thì những niệm tưởng sản sinh một chuỗi mắt xích liên miên bất tận các đối tượng và trào lên, cuộn ra ngoài thành vô số những dạng thức tinh thần.

 

Trong cách này, nền tảng cơ bản có thể tự do với sự mơ hồ, nhưng sự mơ hồ vẫn có mặt là do việc không biết cái đối trị, hóa giải trong 3 trường hợp này. Nền tảng cơ bản này có thể không bị nhiễm ô, nhưng niềm tin tạm thời vào một cái ngã lại gây che chướng. Trạng thái méo mó và vô tâm này sau đó rơi vào giới hạn của niết bàn (bị động) và dù cho niết bàn (đích thực) – trạng thái tỉnh giác của phật – có thể được hiện hữu trong chính một người, nhưng do thất bại và lầm lạc để nhận ra nó, nên không có kết quả.

 

Để nhận ra nó, con cần những huấn thị, chỉ dẫn của một bậc thầy cùng các phương tiện thiện xảo khác nhau. Những đặc điểm của một bậc thầy nên được biết qua 4 nhánh, và ngài nên giảng dạy nhờ phương tiện 6 tập hợp cái thấy và thiền định.

 

Đầu tiên, với 4 nhánh, bậc thầy nên thực hiện như sau:

 

·       Thấu suốt và nhận ra trạng thái hiện hữu của từng người như nhánh cây giải  thoát, tự do bản tánh của họ

·       Thấu hiểu và nhận thức được những loại khác nhau của trí năng như nhánh cây của việc nhận lãnh huấn thị

·       Áp dụng không mâu thuẫn với hệ thống Giáo Pháp thông thường như nhánh cây của tín tâm và không làm gia tăng sự mỏi mệt

·       Bổ sung sự thiếu trọn vẹn với những tuyên bố từ nhiều bậc thầy như nhánh cây của sự tăng cường

Với 6 tập hợp cái thấy và thiền định, đầu tiên là 6 cấp cái thấy và thiền định bị méo mó cần được loại bỏ:

 

·       Một cái thấy thiếu sự tự tin thì giống như một sợi lông vũ bị cuốn bay trong gió.

·       Một sự huân tập thiền định thiếu phương pháp thì giống như một con chim kên kên với một bộ cánh gẫy.

·       Một sự ứng dụng thiếu thực hành thì giống như một kẻ lãnh đạo mơ hồ và lầm lẫn.

·       Thể nghiệm thiếu những dấu hiệu tiến bộ thì giống như vụ mùa thu hoạch vào thu bị tiêu tán bởi sương giá lạnh mùa đông.

·       Bất kỳ đạo hạnh nào thiếu sự ổn định thì giống như một kẻ mù lòa bị lạc lối trên vùng đồng bằng phía bắc.

·       Một thành quả thiếu sự công nhận thì giống như một đứa trẻ nhỏ được đưa cho một tráp đầy vàng.

 

Đây là 6 tập hợp cái thấy và thiền định với sự tự tin, xác quyết đến cùng với trí tuệ:

 

·       Một cái thấy sở hữu sự tự tin vào trạng thái tự nhiên thì giống như một con kên kên sải sánh bay vút lên qua những vùng trời.

·       Một sự huân tập thiền định sở hữu phương tiện thiện xảo và những điểm trọng yếu thì giống như một chất kết dính mạnh mẽ để chộp dính những con ruồi

·       Để sở hữu những phương thuốc có được từ thể nghiệm thì giống như một y sĩ thiện nghệ chẩn đoán căn bệnh.

·       Thể nghiệm sở hữu những dấu hiệu tiến bộ thì giống như một trinh nữ trẻ có sự kiêu hãnh.

·       Đạo hạnh sở hữu sự ổn định thì giống như việc sử dụng một móng sắt trên một con ngựa khỏe và nhanh.

·       Một thành quả tự do khỏi hy vọng và sợ hãi thì giống như một lữ khách trở về nhà.

 

Đầu tiên, cái thấy thì như sự ví von của con kên kên phải dùng đến đôi cánh của nó để leo lên cho tới khi chạm tới sự rộng mở bất tận của bầu trời nhưng với việc chạm tới bầu trời rộng mở để có thể sải cánh vút lên mà không cần nỗ lực hay bất kỳ điều gì để tăng tốc. Tương tự, trong trường hợp này, con nên thiết lập chắc chắn trong cái thấy nhờ phương tiện của 3 điều – những ngôn từ của Đấng Chinh Phục, sự thông tuệ của chính con và những huấn thị, chỉ dẫn của một bậc thầy tuyệt hảo – cho tới khi con chứng ngộ trạng thái tự nhiên. Sau đó thì con có thể ngơi nghỉ trong sự chứng ngộ của cái thấy tận cùng từ trạng thái tự nhiên và vượt thoát lên khỏi việc nỗ lực và gia tăng trong thân, khẩu và ý.

 

Hơn nữa, hãy nhận ra rằng các đối tượng được nhận thức là chính tâm con, như việc nhìn thấy điều gì đó trong giấc mơ của một người. Tương tự, hãy nhận ra rằng tâm này thì rỗng không, như việc nhìn thấy nó là hư không trống rỗng. Hãy nhận ra rằng tánh không này chưa bao giờ sinh khởi, như việc nhìn thấy rằng hư không thì không chất thể cũng như không có những đặc tính nào có thể được định nghĩa, và đó là tự do, giải thoát khỏi từng sự giới hạn như sự sinh khởi, tiếp diễn và an trụ.

 

Hãy nhận ra rằng cái không sinh khởi này là cái tự biến mất, như việc nhìn thấy rằng mỗi loại phô diễn  - chỉ như những đám mây, sương mù hay làn khói – nảy sinh bên trong sự rộng mở của hư không và rồi một cách tự nhiên lại tan biến vào bên trong cùng sự rộng mở.

 

Trong khi điều này được dạy, người đệ tử giỏi nhất sẽ kinh nghiệm sự tỉnh thức tự hiện hữu cái nảy sinh từ bên trong, cũng như vầng dương tỏa sáng trong bầu trời, và được giải thoát trong suốt quãng đời của mình. Người đệ tử trung bình sẽ an trụ lên kinh nghiệm của sự chứng ngộ này như sự tươi mới, không ràng buộc và tự nhiên, cũng như được giải thoát nhờ sự huân tập thiền định. Thất bại trong việc gia tăng chứng ngộ bên trong dòng chảy hiện hữu của mình, người đệ tử kém hơn cần phải huân tập, sử dụng shamatha (thiền chỉ, thiền định) như pháp môn làm tăng trưởng sự chứng ngộ, và được giải thoát một khi sự chứng ngộ từng bước sinh khởi bên trong dòng chảy hiện hữu của họ.

 

Tiếp theo là sự huân tập thiền định thì giống như một chất kết dính mạnh mẽ khiến con ruồi trở nên bị dính chặt vĩnh viễn. Như một hành giả yogi, con nên bám dính vào thể nghiệm thiền định, không chút gián đoạn. Trong khi làm vậy, con nên nhận lấy 3 điểm then chốt của thân, khẩu và ý. Trong khi hiện hữu sáng rõ như hóa thần bổn tôn, hãy quán tưởng và thỉnh cầu vị đạo sư ở trên đỉnh đầu con. Hãy hình dung hàng triệu các Dakini đang nhảy múa trong vô số cách thế ở từng lỗ chân lông trên thân thể con. Sau đó hãy thu hồi tâm con vào trong thân con ở mức độ của trái tim con, và hãy để cả thân và tâm con được hoàn toàn thư thái, không chút trói buộc, xiềng xích nào, mà tự do tuyệt đối. Hãy tiếp tục từng chuyển động của tâm và các sự kiện tinh thần, và rồi sau đó chỉ cần an định. Hãy chia tách, rạch ròi một cách trọn vẹn từng loại suy nghĩ – như những ý tưởng của sự nhận thức, trở nên trống rỗng, hay những hoạch định – vì chúng là tất cả sản phẩm của chính tâm con. Trong khi áp dụng 3 thân bằng cái nhìn chăm chăm, hãy để yên trong bản tánh tự nhiên tự do khỏi sự chỉnh sửa – trong trạng thái tiếp diễn liên tục của bản tánh tâm này, hãy đơn giản là nó như nó vốn là – cái tỉnh giác, trống rỗng và sống động.

 

Khi huân tập trong cách này, hãy luôn luôn để sự chú tâm của con an trụ như sự không quẫn trí của bà mẹ có đứa con độc nhất đã bị chết, như dòng chảy không gián đoạn của một dòng sông, như sự uy lực của một bậc thầy cung thủ buông mũi tên của mình, với một sự tập trung thăng bằng của một bà la môn se sợi chỉ, tự do khỏi hy vọng và sợ hãi như một người điên, tự do khỏi bám chấp và điểm quy chiếu như một đứa trẻ nhỏ, bay vút lên và rộng mở tựa bầu trời, như sự chói sáng và đầy ắp của một chiếc hồ khổng lồ, tự do khỏi sự khiếp sợ và rụt rè như một con sư tử lang thang rình mồi trên những sườn núi, tự do khỏi những ý niệm phe phái như một nhà vua cai trị xứ sở của mình. (15)

(15: Những ý niệm phe phái về: “họ và chúng tôi” liên quan tới những công dân.)


Tóm lại, như một hành giả yogi, con nên an trụ như một sự bình thản rộng mở, hãy lên dây điều chỉnh thể nghiệm của con theo huấn thị của vị thầy, hãy hoàn thiện nó cho tới khi con gia tăng sự chắc chắn.

 

Trong suốt thời nghỉ ngơi giữa các thời khóa, hãy đưa bản thân con vào sự minh giải các giáo huấn về luật nhân quả, và trong sự hỗ trợ của chúng với những tuyên bố từ Kinh điển và Mật điển. Hãy sử dụng những ví dụ để minh họa chúng và kể lại tiểu sử của những bậc minh sư thành tựu cùng những câu chuyện khác, hãy làm vậy để truyền cảm hứng cho lòng tín tâm và sự phấn chấn. Hãy dạy những phương pháp để điều chỉnh trạng thái vật lý và cách hành xử.

 

Khi đạo hạnh là sự quan trọng đầu tiên cho việc an định trong huân tập thiền định, thì hãy kéo dài sự thiền định mỗi khi con cảm thấy thong dong, dễ dàng. Khi thể trạng vật lý của con cảm thấy ốm đau trong khi giữ sự thong dong – như đau đầu, thân thể nặng nề, buồn nôn, ác cảm với sự thiền định, hay giận dữ - thì hãy làm tươi mới lại bản thân con trong một cách thư giãn và vui vẻ nhờ việc để lại thân khẩu ý trong bản tánh tự nhiên. Hãy đi lại, đi tới đâu mà con thích, và thiền định trong thời khóa ngắn, nhưng với số lượng nhiều với các kỳ ngắn đó.

 

Khi đã làm tươi mới lại bản thân con, hãy kết thúc thời khóa trong khi tĩnh tại với sự thong dong, dễ dàng – con không bao giờ được kết thúc thời khóa trong khi không thấy thoải mái. Đừng kết thúc thời khóa trong khi thiếu tỉnh táo hay trong suốt những chuyển động ý niệm mà thay vào đó hãy kết thúc trong khi sáng tỏ và vô niệm. Chọn thức ăn và đồ uống phù hợp với thể tạng của con, và tuân theo giới luật đúng đắn. Khi giữ được những điều này, con sẽ không mệt mỏi về sự huân tập thiền định. Kết thúc thời khóa trong khi nó tốt đẹp sẽ khiến cho một người sau đó đầy ắp niềm vui để tiếp tục thực hành lại, và nó cũng đảm bảo rằng các phẩm tánh sẽ tiếp tục phát triển trong dòng hiện hữu của con.

 

Nếu nó xảy rằng một người phạm sai lầm trong suốt sự huân tập thiền định này, thì ở đây là điểm thứ ba: những phương cách thu được từ thể nghiệm, như một người y sĩ thiện nghệ xác định được căn bệnh. Sự dính mắc vào hôn trầm, trạo cử, lơ mơ là những lỗi lầm, vì thế thật thiết yếu để nhận ra chúng ngay lập tức. Như vậy, hãy quét sạch hôn trầm, đánh thức bản thân con từ trạng thái vô tâm, tập hợp lại chính con khi bị phân tán, và làm nhẹ nhàng hơi thở khi bị xáo động. Tại sao những lỗi này xảy ra? Chúng đến từ các việc: thất bại trong việc an trụ trong sự tĩnh tại, bám chấp vào nỗ lực, và có những thời khóa quá dài.

 

4 nguyên nhân gây hôn trầm là: hoạt động, thời điểm, thực phẩm và đồ mặc. Các phương thức đối trị như sau: Hãy nhận ra hôn trầm nhờ việc nhớ tới những khiếm khuyết của nó và tập trung sự chú tâm của con một cách uy lực, mạnh mẽ. Hãy nâng cao, đẩy mạnh tinh thần của con. Hãy làm ấm nóng đôi mắt con với hai lòng bàn tay, và chà xát chúng lại với nhau một cách nhẹ nhàng. Hãy trợn mắt, ngó lên sang hai bên nhiều lần, và tập trung cái nhìn chăm chú, đăm đăm của con. Hãy nâng phần thân trên của con lên để làm tươi mới lại bản thân. Hãy dùng những hoạt động này để tăng cường sinh lực, tiếp sức cho con. Hãy ngồi ở một nơi mát mẻ hơn. Hãy chơi chập chõa, xanh-ban (cymbal trong trống), nhảy múa, thực hành các bài tập yoga của hành giả yogic, và v.v… Nếu con phóng đại và cường điệu những điều này hơi quá thì sẽ có nguy hiểm của việc lạc vào các thói quen tiêu cực, vì vậy quan trọng là để làm tươi mới lại bản thân con trong một cách cân bằng.

 

Trạng thái lơ mơ, buồn ngủ thì giống như một cây đèn bơ bị vấy bẩn và một bấc đèn cũng bị nhuốm bẩn được đặt ở nơi không có không khí. Vì sự lơ mơ này khó để hóa giải, nên đây là chỉ dẫn cho việc mở rộng năng lượng tâm thức: Hãy tập trung sự chú ý trước hết lên hai lòng bàn chân con, sau đó là hai đầu gối, rồi tới rốn, tiếp tới tim, cổ họng, hộp sọ và bộ não, và cuối cùng lên đến đỉnh đầu. Hãy thực hành điều này từng bước cho tới khi con tỉnh táo, sáng suốt. Khi tỉnh táo rồi, hãy tiếp tục cho tới khi giác tánh của con mở rộng tới sự tỏa khắp toàn triệt của mọi không gian. Lần lượt luân phiên nhau, hãy hình dung rằng mọi sự thì trống rỗng, và tập trung sự chú tâm của con lên một khối cầu có kích cỡ bằng một hạt đậu – sự hợp nhất của gió (khí năng) và tâm - ở trung tâm vùng luân xa tim của con. Hãy hình dung rằng nó dần tăng trưởng lớn dần, lớn dần và rồi xoay chuyển, đi vào vị Guru của con. Sự tỏa sáng của Ngài sau đó hòa tan trọn vẹn thân thể của con và vị Guru tan vào ánh sáng. Sau đó hãy để sự chú tâm của con an trụ một cách vững chắc, mà không bám trụ vào bất kỳ điều gì cả, trong trạng thái ánh sáng này dần tan biến như một đám mây tan hòa vào bầu trời. Như một lựa chọn thay thế, con có thể duy trì, an trụ sự chói sáng và trong suốt tuyệt đối trong trạng thái mà thân thể con giống như một cái lều bằng lụa tơ tằm trắng hay một khinh khí cầu hoặc quả bóng được bơm căng.

 

Trạng thái vô tâm đến từ việc xiết chặt, làm thui chột tâm con trong sự tĩnh tại; như vậy hãy hình dung rằng con đang ngồi một cách trần trụi khỏa thân trên đỉnh một ngọn núi tuyết ở giữa một cơn bão tuyết dữ dội, và hãy giữ sự chú tâm của con lên đó không chút xao động.

 

Lần lượt luân phiên, hãy hình dung rằng tứ chi của con dần trở nên như một đại dương khổng lồ và con thấy chính mình ngồi ngự trên dây cung của một cây cung đang nổi bồng bềnh trên mặt nước; hoặc là hãy hình dung rằng con đang bị treo lên bởi một sợi dây thừng ở giữa hai ngọn núi khổng lồ.

 

Với trạng thái của bị xao lãng, đãng trí, thì từ đó chúng ta nên tập hợp bản thân mình, cũng có 4 nguyên nhân:

 

·       Có nhiều hoạt động và kế hoạch

·       Có những kẻ thù coi thường, chán ghét

·       Có những người bạn yêu mến, gần gũi quá

·       Có sự xao lãng tự nhiên mà không có tiêu điểm, tập trung cụ thể nào

 

Những lỗi này là do việc không xác quyết được cái thấy. Đây là những phương pháp để hóa giải chúng:

 

Đừng cố gắng đàn áp, triệt tiêu hay ngăn chặn những trạng thái này của tâm, khi những việc này không làm dừng chúng lại được, và cũng đừng chạy theo bất kỳ những ấn tượng cảm xúc, giác quan nào. Thay vào đó, hãy hình dung những khối cầu ánh sáng có kích cỡ bằng ngón tay cái, có khoảng cách bằng một cánh tay của một người ở 4 hướng xung quanh thân con, mỗi khối cầu được kết nối chắc chắn với con giống như những sợi dây chão của chiềc lều. Hãy giữ sự chú tâm của con không chút xao động lên sự quán tưởng này.

 

Lần lượt luân phiên, hãy giữ sự chú tâm của con một cách không xao động lên trung tâm một bánh xe có kích cỡ một cubit (đơn vị đo chiều dài cổ bằng 45cm72) đang xoay tròn ngay ở phía trước con. Hoặc, trong khung cảnh theo dõi tâm thức, hãy bắt tay vào việc tìm kiếm tâm thức ở khắp mọi nơi, bên trong và bên ngoài, và rồi sau đó an trụ trong trạng thái không tìm kiếm.

 

Hoặc là, hãy tập trung lên đối tượng chính xác của sự xao lãng mà con gặp phải. Hoặc, khi một niệm tưởng bỗng nhiên xuất hiện, hãy trước tiên nhìn vào nơi nó sinh khởi, tiếp theo là nơi nó an trụ lại, và cuối cùng là nơi nó ra đi. Sau đó, an trụ vào trạng thái không tìm kiếm, (không tầm, không tứ).

 

Hoặc con có thể hình dung rằng thân thể khỏa thân trần trụi của con đang nổi bồng bềnh một cách nhẹ nhàng trên bề mặt của một đại dương lặng sóng, tĩnh tại và rồi sau đó lắng chìm vào trong nước. Hoặc nữa là con có thể giữ sự chú tâm của mình lên bất kỳ điều gì được ném vào một bình chứa đang nổi bồng bềnh chìm một nửa thân trên bề mặt tĩnh tại của dòng nước. Hay con có thể hình dung mình giữ một ngọn đuốc, từ ngọn đuốc có những ngọn lửa cháy sáng lan tràn ra ngoài lấp đầy toàn bộ vũ trụ. Sau khi thực hiện bất kỳ cách nào như trên, hãy thực hành một trong sự chăm chú, đăm đăm nhìn vào 3 thân.

 

Trong cách thông thường, trạo cử là kém nhất trong các khiếm khuyết này, nó giống như ngọn lửa của một dãy đèn bơ đang cháy sáng bị rung động mạnh bởi một luồng gió. Nó có thể được làm kiên cố nhờ việc cột hay nẹp chặt phần thấp hơn trong khi thực hành đại lạc của cổng thấp hơn.

 

Nếu con vẫn còn thiếu tỉnh táo sau khi thực hành những cách này, thì đó là một dấu hiệu của việc thiếu sự khế hợp nghiệp quả, vì vậy, trong trường hợp đó, hãy cố gắng bản thân mình trong việc tích tập các công đức.

 

Vẫn bị hôn trầm là một dấu hiệu của việc báng bổ các đối tượng cao cả, vì vậy hãy dâng cúng dường một lễ tịnh hóa lỗi lầm cho những đại diện, hiện thân của thân, khẩu và tâm giác ngộ. Hãy làm phát sinh lòng sùng mộ, dâng lên những thỉnh cầu và cúng dường những tán thán.


Đầu tiên trở nên sáng tỏ và rồi sau đó lại dần trở nên mờ tối, mơ hồ hơn là một dấu hiệu của việc bị chướng ngại bởi các trạng thái thiền định ma quỷ ám chướng từ hy vọng và sợ hãi, vì vậy hãy dâng tặng một torma dồi dào, phong phú và lễ tiệc cúng dường, và thực hiện những nghi lễ chỉnh sửa lại và tạ lỗi. Hãy đặt bản thân mình trong các phương pháp thanh lọc các vi phạm và hư hỏng samaya.

 

Nếu con vẫn thất bại để nắm lấy việc trì giữ trạng thái thiền định nhờ những phương tiện này thì sau đó hãy ném mạnh ý thức của con vào sự rộng mở của không gian phía trên con. Tương tự, con có thể nhắm vào không gian nằm ở phía dưới con, điểm giữa không trung, phía sau, phía trước, bên phải hoặc bên trái. Đôi lúc, hãy nhắm mắt con lại và hướng vào những gì nằm ở xa phía trước của con.

 

Vào lúc nào đó, hãy tới một bãi cỏ cao ngất và nhìn chăm chú vào không gian, thổi hay thét lên một âm thanh, và tập luyện trong việc để cho sự chú tâm của con tập trung một cách vững chắc lên một hình ảnh, âm thanh, mùi hương, mùi vị, hay kết cấu, hoặc lên hình dạng của ai đó thân thuộc hoặc thù ghét hướng về con. Cuối cùng khi con trở nên kiệt sức, con sẽ có một thể nghiệm giống như bầu trời quang đãng, sáng tỏ. Hãy tiếp tục huân tập thiền định trong khi trấn tĩnh trong trạng thái đó.

 

Nói chung thì một người với sự trỗi vượt về gió thì không nên thiền định trong một nơi gió mạnh, một người trội vượt về đàm dãi không nên thiền định trong một nơi râm mát, và người nào bị rối loạn mật do giận dữ nên tránh thiền định dưới ánh mặt trời.

 

Người nào có sự trỗi vượt về gió hoặc người có một căn bệnh bị mang lại bởi hàn, lạnh thì nên tập luyện trong những điểm then chốt nội nhiệt tummo liên quan tới tinh chất và atung (16). (16: Tinh chất là chủng tự màu trắng ở vương miện trên đầu trong khi atung chỉ ngọn lửa nhỏ của nội nhiệt trong thực hành tummo.) Vào lúc nào đó, hãy quán tưởng lửa và quét sạch những căn bệnh thuộc về gió và hàn. Một khi hơi ấm được phát sinh, hãy lan tỏa nó như một tấm mền trong khi duy trì sức nóng ở mức điều hòa. Ngoài việc quét sạch một chướng ngại, ám chướng thì hơi ấm không nên trở thành quá độ.

 

Người nào có sự trội vượt về mật thì nên huân tập trong những hình thức rỗng không.(17) (17: “hình thức rỗng không” ám chỉ sắc tướng không thực chất của bổn tôn, sự quán tưởng để làm tan hòa niềm tin vào một thực thể có bản tánh một thân vật chất cứng đặc). Người có sự trội vượt về nhiệt nên giữ mình tới những nơi râm mát, tránh những nơi quá ấm, và tới vài điểm, hãy tiết chế từ thức ăn và đồ uống quá bổ hay gây nóng. Đừng làm bất kỳ việc gì khiến con ra mồ hôi, và hạn chế mọi thứ khiến con bị căng thẳng hay khủng hoảng tâm trí.

 

Trong những cách này, hãy giữ mình khỏi mọi hình thức hoạt động vật lý, ngôn từ hay tinh thần nào gây tổn hại tới sự huân tập thiền định của con. Hãy làm mọi điều giúp ích cho thiền định của con hay ảnh hưởng tích cực lên những điểm then chốt cho sự rèn luyện của con.


Trong bất kỳ tình huống nào, để làm mạnh mẽ, vững vàng sự huân tập thiền định, thì thiết yếu để từ bỏ từng loại xao lãng, tiêu khiển vật lý, ngôn từ, hay tinh thần.  Đại định xảy ra tự nhiên khi con tự do khỏi những xao lãng từ thân, khẩu và ý; sau đó các thể nghiệm thiền định chiếu sáng rực rỡ về phía trước và sự chứng ngộ phi thường sẽ được sinh ra bên trong dòng chảy hiện hữu của con. Khó khăn cho một người không từ bỏ được bản thân mình trong những thú vui, tiêu khiển vật lý, ngôn từ hay tinh thần mà lại muốn tăng trưởng một sự huân tập thiền định mạnh mẽ, vững vàng.

 

Trạng thái thiền định của một người không hiểu biết đầy đủ một cách chính thức mà lại là người thông minh, thì hầu hết sẽ đi lạc vào sự nghiên cứu, suy xét trí óc, nhưng với dạng người tâm thức sáng dạ và ổn định, thì họ sẽ tăng trưởng một trạng thái thiền định khế hợp với các kinh điển. Trong bất kỳ trường hợp nào, việc hòa trộn Giáo Pháp thâm sâu của hai giai đoạn phát triển và hoàn thiện với dòng chảy hiện hữu của một người từ một kết nối nghiệp quả từ những kiếp trước và từ sự bền bỉ, kiên trì trong kiếp hiện tại. Nó không xảy ra với bất kỳ người nào khác.

 

Thứ tư, dựa trên việc huân tập theo cách này, thể nghiệm sở hữu những dấu hiệu tiến bộ thì giống như một trinh nữ có sự kiêu hãnh. Đầu tiên nó như nước đổ xuống qua những dốc đứng của các ngọn núi; tiếp đó nó giống như nước chảy qua một lòng sông; và cuối cùng nó giống như một đại dương yên bình, lặng lẽ nơi mọi bong bóng nước được tan biến. Đầu tiên nó giống như một đứa trẻ nhỏ cưỡi trên một chú ngựa; tiếp đó nó giống như một người thanh niên tận lực dành thời gian cho việc cưỡi ngựa, thuần hóa ngựa; và cuối cùng nó giống như một người trưởng thành đã làm chủ con ngựa của mình và người có thể phi nước đại tới bất kỳ đâu, kể cả khi lên dốc hay xuống dốc. Đầu tiên nó giống như mặt trời bị che lấp bởi những đám mây; tiếp đó nó như mặt trời ở giữa những đám mây; và cuối cùng nó như mặt trời trong một bầu trời quang đãng và không có mây. Đầu tiên nó như việc nhận biết một vụ trộm; tiếp đó nó giống như việc phát hiện ra tên trộm; và cuối cùng nó giống như tên trộm bị giam giữ cẩn thận, kỹ càng.

 

Thể nghiệm của thiền chỉ, thiền định shamatha bao gồm cảm nhận:

 

·       Một người không có thân thể;

·       Thân thể vững chắc và không dao dộng;

·       Thân thể được giảm trọng lượng từ trên xuống;

·       Một người thảnh thơi, dễ dàng mà không chút đau đớn nào cả;

·       Nó giống như một người đang nổi bồng bềnh ở giữa không trung và các khí lung và trái tim tất cả đều rộng mở như không gian;

·       Thân thể là tánh không trống rỗng nhìn thấy được như một thân cầu vồng hào quang;

·       Chuyển động của hơi thở mong manh tới mức khó nhận thấy;

·       Ý thức thì chói sáng, quang minh và tĩnh tại, tỏa sáng, thông tỏ và sáng rỡ;

·       Mọi ý niệm, nhận thức thì phù du, chóng vánh, dễ phai mờ, trong suốt và rộng mở, chúng có màu sắc của bình minh, và chúng thì thường chao đảo.

·       Một người bị xúc động thì sẽ không muốn gián đoạn thời thiền;

·       Trong khi ở trong sự điềm đạm, bình tĩnh, mọi hình dạng xuất hiện mờ mờ, không rõ nét;

·       Mọi hoạt động tinh thần ngưng dứt vì vậy không có ý thức;

·       Ý thức trong sáng như bầu trời quang đãng, sáng tỏ;

·       Nó chói sáng tự nhiên không chút ý niệm hay bám chấp.

 

Khi những điều này xảy ra, dù nó là ngày hay đêm, chúng là thể nghiệm của sự viên mãn trong shamatha (thiền chỉ hay thiền định).

 

Những nguyên nhân cho shamatha là:

 

·       Đặt nền tảng trên giới luật thanh tịnh;

·       Ổn định nó với giai đoạn phát triển và gây dựng sức mạnh với sự tụng niệm;

·       Và, vì bản thể của nó là sự chú tâm không phân tán, chiến thắng những xúc tình và niệm tưởng.

·       Cuối cùng, nó được thành tựu nhờ sức mạnh của sự chú tâm hoàn hảo.

 

Nói cách khác, tâm con an trụ trong shamatha đích thực khi mọi ý niệm, khái niệm của tư duy, ý niệm méo mó được mang tới điểm ngưng dứt, khi không bị tán tâm bởi những ý niệm, khái niệm, và khi sự xáo động từ sự tập trung chuyên nhất.

 

Những phương pháp này làm lắng đọng một tâm thức không ngơi nghỉ và tống giam một tâm thức tai quái, nghịch ngợm, như việc xích lại một con thú hoang hay tên trộm,  vì vậy nó không thể di chuyển. Tương tự, việc giữ sự chú tâm nhờ những phương tiện khác nhau ngăn trở những ý niệm từ việc lạc khỏi các đối tượng giác quan và tạo ra sự vững vàng, ổn định.

 

Tóm lại, những điều này là những chỉ dẫn, huấn thị hóa thân của Giáo Pháp chân thực để làm sáng tỏ vô số những niệm tưởng từ tâm thức và làm an dịu bất kỳ ý niệm, khái niệm nào nhờ việc tin vào thực tại cứng đặc.

 

SAMAYA :

 

Huấn thị cho việc làm ổn định sự tĩnh tại thì giống như một người kiệt sức lả đi có được một sự ngơi nghỉ. Nhờ việc huân tập, rèn luyện theo cách được mô tả ở trên, những thể nghiệm xác quyết rằng shamatha bắt đầu ló rạng như vipashyana (thiền minh sát) gồm:

 

·       An trụ không chuyển động từ bản tánh không bao giờ sinh khởi;

·       Tự tin trong bản tánh chân thực của thực tại;

·       Một sự tinh lọc toàn bộ của tất cả giác quan và nhận thức;

·       Một sự thong dong, thoải mái tràn đầy phúc lạc thấm nhập vào tất cả các phần của thân vật lý như vậy có một cảm giác của việc ngắt ra khỏi trạng thái vào tiếng cười;

·       Sự hài lòng, hỷ lạc chân thực trong tâm vào mọi lúc;

·       Không nghi ngờ bất kỳ điều gì về những điều không tồn tại và tâm đó không thể bị bó buộc bởi bất kỳ thứ gì.

 

Có thể cũng có cảm giác của việc quay lưng với ràng buộc, gắn kết tới những sự xuất hiện hình tướng, hay của một người trong thời kỳ tuyệt vời nhất của cuộc đời chạm tới đích của mình với một mũi tên xuyên qua điểm gồ gề, khó khăn.

 

Có thể có những loại khác như:

 

·       Không bao giờ mệt mỏi trong thực hành Pháp, giống như chưa bao giờ bị phụ bạc, phản bội bởi một người bạn già, thân thiết;

·       Sáu giác quan được tự do và không bị ràng buộc, giống như một đứa trẻ nhỏ hay một người điên;

·       Không niệm tưởng về bất kỳ điều gì có thể gây tổn hại, giống như đã xác định được tên trộm;

·       Quay lưng lại với sự ràng buộc và làm biếng, giống như một trinh nữ trẻ có sự kiêu hãnh;

·       Tâm thức không còn bám chấp tới những mối bận tâm thế tục, giống như một người thông thái thấy một cầu vồng;

·       Hay từng niệm tưởng được nhận ra là vô niệm, giống như ở trên một hòn đảo vàng ròng nơi không có những viên đá tầm thường hay đất đá bẩn có thể tìm thấy.

 

Những dấu hiệu xa hơn nữa là:

 

·       Những ý niệm, niệm tưởng tan biến, hóa tán vào pháp tánh, như những bong bóng nước tan biến trở lại vào nước;

·       Khao khát những giáo huấn thâm sâu; như một bà mẹ đã không gặp đứa con độc nhất của mình trong một thời gian dài;

·       Khám phá tâm thức của một người, như thể con là một kẻ nghẻo kiết xác, không một xu dính túi chợt tìm thấy sự giàu có;

·       Thấu hiểu mọi giáo huấn thâm sâu như âm điệu quý báu của một chú chim kalapinga (ca lăng tần già) trẻ trung’ (18) (18: chim kalapinga ca lăng tần già được biết là có một giọng hót cực kỳ thánh thót, trong sáng và đẹp.);

·       Lòng bi mẫn dành cho chúng sinh, những người lầm lạc trong việc nhận ra (bản tánh tâm) được tuôn chảy tràn trề một cách tự nhiên như lòng ham muốn, khao khát dục vọng trong một người đàn ông trẻ nhìn thấy một người phụ nữ đẹp;

·       Mọi sắc tướng được nhìn thấy mà vẫn không có chất thể, như thể chúng là những phản chiếu trong một tấm gương;

·       Từng thứ rắn chắc – như đất, đá, núi, cây cối – tan biến cứ như chúng là một ảo ảnh thấp thoáng;

·       Thấy người khác và mọi chúng sinh khác giống như những bóng nước phản chiếu, vì vậy không còn khao khát, ham muốn bất kỳ điều gì;

·       Cảm giác như một bầu trời không mây, nước tinh khiết, một tấm gương sạch bóng, một viên pha lê không chút tỳ vết – hoàn toàn sáng rỡ và tự do khỏi bám chấp;

·       Cảm giác, “Còn gì nữa mà những bậc chinh phục cùng những bậc trưởng tử con cái của các ngài có thể chứng ngộ nữa nhỉ?” và một trạng thái khó để bỏ lại nó;

·       Cảm giác thong dong, thư thả liên tục không ngừng sau khi đứng lên;

·       Có sự hiện hữu một bầu không gian của niềm tin vì con cảm thấy, “Cả thân và tâm tôi thật thư thái và thong dong!”

·       Tâm thức con bị mê đắm vào vị thiền định, vì vậy không còn những thèm khát nào tới bất kỳ cảm giác thỏa mãn nào khác sau đó;

·       Hay cảm thấy được thỏa mãn, hài lòng sâu sắc bởi bản tánh của sự xác quyết chân thực.

 

Tóm lại, con thể nghiệm 3 trạng thái thiền định của an lạc, sáng tỏ và vô niệm.

 

An lạc gồm 2 thể nghiệm của an lạc thể lý và an lạc tinh thần. An lạc thể lý bắt đầu với an lạc được trộn lẫn với những cảm xúc và rồi an lạc tự do, giải thoát khỏi những cảm xúc – một sự an lạc lan tỏa, thấm nhập khắp toàn bộ thân thể, từ đầu tới ngón chân, bên ngoài và bên trong cho tới khi cuối cùng từng loại xúc chạm, dù nóng hay lạnh, dù đau đớn hay không, hành giả chỉ cảm thấy tràn ngập an lạc một cách tuyệt đối. Theo cách này, có thể có vô hạn những loại thể nghiệm an lạc. An lạc tinh thần là sự vắng mặt trọn vẹn của sự bực bội, thiếu thoải mái tinh thần và bao gồm vô số những loại khác nhau của sự hỷ lạc và mãn nguyện.

 

Thể nghiệm của trong sáng gồm sự sáng tỏ của 5 giác quan và sự sáng tỏ tinh thần.  Sự sáng tỏ của 5 giác quan được thể nghiệm như là:

 

·       Thấy 10 dấu hiệu (19) cho biết việc đã nắm giữ tâm bên trong; (19: mười dấu hiệu được thấy như là: khói, những ảo ảnh, những ngọn lửa, những đom đóm, ánh sáng mặt trăng, ánh sáng mặt trời, sức nóng rực rỡ của lửa, những khối cầu đỏ và trắng, những cầu vồng và những ngôi sao xẹt.

·       Thấy những loại khác nhau của chúng sinh và hình dạng;

·       Nghe thấy âm thanh của những chiếc trống lớn, hay nghe thấy hoặc hiểu được những tiếng nói của những loài côn trùng nhỏ nhất và nhiều loại chúng sinh khác

·       Ngửi thấy những mùi hương của chư thiên Deva, rồng Naga, dạ xoa Yaksha, và v.v… cũng như thể nghiệm những loại khác nhau của những nhận thức giác quan thứ 6 nhờ mùi hương;

·       Nếm được vô số những loại hương vị vì vậy nó được cảm nhận giống như một người đang thể nghiệm thực phẩm linh thánh cõi trời không nhiễm ô khi thưởng thức thực phẩm và đồ uống bình thường;

·       Cảm thấy những cảm giác xúc chạm xảy ra trong cùng cách như những người khác.

 

Sự sáng tỏ tinh thần có thể được thể nghiệm như:

 

·       Một sự dồi dào ý niệm về những gì nên được từ bỏ với những phương cách chữa lành, đối trị;

·       Những cái nhìn thấu suốt bên trong sự vật về mối liên hệ, kết nối giữa sự thông tuệ, sự gia tăng nhanh chóng của những ý niệm, và mối duyên sinh tương thuộc bên trong và bên ngoài;

·       Sự sáng tỏ, quang minh, và một sự thiếu vắng của giấc ngủ sâu hay sự hôn trầm tinh thần;

·       Hoặc như cảm giác của việc thấu hiểu mọi sự, cũng như vô số những loại cái nhìn thấu suốt bên trong khác nhau.

 

Vào lúc khởi đầu, sự vô niệm được thể nghiệm như sự chú tâm trụ lại nơi nó được hướng vào, và rồi như sự giảm xuống dần của những niệm tưởng cho tới khi sự chú tâm duy trì tĩnh tại ở nơi nó đặt vào. Vào lúc cuối, có một cảm giác dường như là từng ý niệm, suy nghĩ hình thành đã được lắng xuống yên lặng.

 

Sau (3 thể nghiệm trạng thái thiền của an lạc, sáng tỏ và vô niệm) đã được ôm chặt bởi năng lực thấu thị thấu suốt bản chất bên trong mọi sự, an lạc sẽ được thể nghiệm như cái nhìn thấu suốt bên trong mãn nguyện không chất thể, và, như kết quả của điều đó, sự vắng mặt khao khát, ham muốn sau mùi vị của nó. Sáng tỏ sẽ được thể nghiệm như sự thấu hiểu nhân quả, cũng như sự vắng mặt của những trạng thái phân tán và kích động. Vô niệm sẽ được thể nghiệm như thành tựu của sự ổn định không xáo động.

 

Sau khi gia tăng những thể nghiệm này, con tiến đến điểm thứ 5: Để duy trì đạo hạnh, thứ sở hữu sự ổn định, giống như sự so sánh với cú thúc vào một chú ngựa nhanh và khỏe. Có 5 loại đạo hạnh: đạo hạnh ngày càng xuất sắc, mật hạnh, đạo hạnh của giới luật tỉnh giác, đạo hạnh nhóm và đạo hạnh của chiến thắng toàn triệt.

 

Đầu tiên đạo hạnh ngày càng xuất sắc là để giữ lại sự an định – không tách rời khỏi những thể nghiệm ở trên trong suốt các hoạt động thường nhật như đi, đứng, nằm, ngồi – trong một cách tự do khỏi bám chấp hay gắn kết trong suốt những cuộc gặp gỡ từ sự nối tiếp các thời khắc với những sự xuất hiện và các đối tượng giác quan. Điều này giống như bầu trời duy trì không bị ảnh hưởng thậm chí nếu có những phản chiếu chuyển động qua chúng. Vào những lúc nào đó sẽ có một sự chia tách đột ngột khỏi những thể nghiệm do trở nên bị phân tán, nhưng, như việc nhận ra một người quen mà con đã quen thuộc, thì sau đó con có thể duy trì không loạn động trong trạng thái tự nhiên của tâm. Trong cách này, không có bất kỳ nhu cầu nào cho việc chỉnh sửa những ý niệm với một với một cách hóa giải, đối trị, từng niệm tưởng sẽ ra đi im lặng toàn triệt hoặc sẽ hóa tán, tan biến tự nhiên, như những bông hoa tuyết nằm trên một tảng đá nóng hay như những giọt mưa trên một chiếc hồ.

 

Khi điều này xảy ra, con nên dấn thân vào mật hạnh để mang về phía trước sự tăng cường. Điều này có nghĩa là con nên mang theo một phối ngẫu đáng tin cậy như người đồng hành của mình trong những chốn thường được lui tới bởi các vị thần linh, quỷ ma hung dữ và mãnh liệt – như các nghĩa địa, dưới những cây đơn độc, hoặc tương tự - và cùng với phối ngẫu trở nên được đào luyện trong các phương pháp làm mạnh những tinh chất chuyển động, liên quan, như đã được mô tả trong những hướng dẫn bí mật. Nhờ điều này con sẽ làm gia tăng thể nghiệm sự an lạc bao la, dữ dội, thứ an trụ ở bất kỳ đâu mà sự chú tâm được hướng tới, như vậy nó lan tràn, thấm nhập toàn bộ thân thể; thêm vào đó, những hình tướng xuất hiện được thể nghiệm như sự an lạc, và con đi tới việc nhận ra, chứng ngộ chúng như là sương khói, những cầu vồng, hay những đống bông gòn. Những nhận thức siêu nhiên sẽ sinh khởi trong tâm con, và con sẽ có khả năng thực hiện những phô diễn huyền thuật. Khi điều này xảy ra, hãy duy trì sự an trụ, hoàn toàn tự do khỏi hy vọng và sợ hãi, tự do khỏi sự bám chấp vào thực tại cứng chắc hay gia tăng tới sự tự mãn quá thể.

 

Tuân theo điều này, con nên giữ đạo hạnh của giới luật tỉnh giác, có nghĩa là có thể cởi y áo trần truồng và bôi bẩn bằng tro tươi từ một mộ địa, mặc quần áo nghĩa địa và các trang sức xương, phát ra âm thanh trống damaru trong khi nhảy múa xung quanh, hoặc chạy qua các mộ địa, thành thị và những nơi khác để thẩm định trạng thái thiền định samadhi trước đó của con xem nó có là cái không ổn định tất cả hay không. Hãy kiểm tra để thấy việc bị nhìn thấy bởi các chúng sinh khác là có thể hay không thể ảnh hưởng tới nó hay không. Hãy hành động một cách bốc đồng, và trong những cách này duy trì thể nghiệm của con.

 

Một khi con đã gia tăng sự ổn định trong những loại đạo hạnh đó, thì sau đó hãy duy trì đạo hạnh nhóm, có nghĩa là hãy tới những nơi có đám đông lớn, một nơi họp chợ hay những tòa nhà của những người vô gia cư hoặc những người thuộc tầng lớp cơ bản nhất. Hãy hát, vui hưởng, và nhảy múa để lôi ra sức mạnh trọn vẹn từ giác tánh của mình, hãy làm tăng cường các giác quan của con, dẫm đạp lên tính rụt rè, nhút nhát của con, hãy xác định rõ những yếu điểm của con, hãy phơi bày những giới hạn của con, và chặt đứt những xiềng xích và bám chấp vào một thực tại chắc thật. Vào lúc này, thậm chí nếu những người khác chỉ trích hay đánh con, và tương tự, mọi sự sẽ là một hỗ trợ, trợ giúp, chúng chỉ giống như cơn gió giúp cho ngọn lửa được quạt thêm vào để bùng cháy mạnh hơn.

 

Nhờ việc hoàn thiện dựa vào những phương pháp này, hãy bắt đầu dấn thân vào đạo hạnh của chiến thắng toàn triệt, có nghĩa là để chinh phục giấc ngủ nhờ việc huân tập, rèn giũa trong sự tỉnh giác quang minh ngời sáng, để chinh phục thực phẩm nhờ việc chuyển hóa nó thành thực phẩm linh thánh, và để chinh phục những luồng nội khí (lung) nhờ việc biến đổi bản chất của chúng thành gió hay khí của sự tỉnh giác. Theo cách này, con trở thành một người đã tăng trưởng chiến thắng toàn triệt lên mọi sự, vượt lên khỏi sự mê đắm, biên kiến hướng về sinh tử và niết bàn. Chỉ như hư không vượt lên khỏi ẩm ướt hay khô ráo, tâm thức con giờ đây vượt lên khỏi việc được giúp đỡ hay bị tổn hại, vì vậy con sẽ duy trì việc không bị xúc chạm thậm chí nếu con có đưa một trong 5 hành động gây hại xảy ra quả báo tức thời và xấu ác vào lúc chết. Khi con không tuân theo việc thực hiện những hoạt động của thập thiện (20) (20: Mười hoạt động đức hạnh thường là để kìm chế 10 điều không đức hạnh – sát sinh, trộm cắp, tà dâm, nói dối, vu khống, lăng nhục, nói điều vô nghĩa, thèm khát, ác ý, và tà kiến. Đặc biệt, chúng được tham gia vào trong cách đối lập, ví dụ, cứu sinh mạng, hào phóng, và v,v…) – phương tiện để hoàn thiện – khi tâm thức con không bị dính mắc vào ngay cả nguyên do theo quy ước tập quán thông thường, và khi con đã tới cấp độ vượt ra khỏi 8 mối quan tâm thế tục bao gồm danh dự, nếu mọi sự được thể nghiệm như vở kịch của pháp thân, thì rồi con sẽ chạm tới điểm kết thúc của các loại đạo hạnh.

 

Đây là nền tảng đích thực của cái thấy thấu suốt bên trong hay trạng thái ổn định trong tĩnh tại. Vì tâm thức của con tự do khỏi bám chấp và ràng buộc, nó là sự gián đoạn cuối cùng của nghiệp quả, cảm xúc và ý niệm. Con đã đạt tới thành quả, sức mạnh của trí tuệ, tri thức đích thực.

 

Những điều này là những huấn thị, chỉ dẫn báo thân để làm ổn định, vững chắc sự tĩnh tại của đại định hiện diện tự nhiên, lời khuyên để làm tươi mới khi bị kiệt sức, để làm tan biến hoạt động ý niệm của việc tin vào và bám chấp tới một thực tại chắc thật, và để làm sáng tỏ sự tỉnh thức nguyên sơ nhờ việc trở nên bất động và không phân tán từ nó.

 

SAMAYA :

 

Tiếp theo là những huấn thị, chỉ dẫn trong việc viên mãn sự an định, vững chắc, giống như một kẻ lữ hành trở về chính ngôi nhà của mình, có nghĩa là thành quả được ổn định trong sự chứng ngộ ở trên. Điều này nghĩa là pháp thân xuất hiện từ sự chuyển hóa của những trạng thái được nhắc tới trước đó của vô niệm như kết quả của việc nỗ lực huân tập. Điều này có 5 khía cạnh của sự viên mãn:

·       Nơi chốn viên mãn, hoàn hảo là tử cung, thai tạng rộng lớn bất tận (bhaga) của Đức Samantabhadri, sự rộng mở gom chứa tất thảy của pháp giới, cái bất tận và như đại dương.

·       Bậc thầy viên mãn, hoàn hảo là Đức Phổ Hiền Samantabhadra tự sinh, pháp thân vinh quang của đại lạc.

·       Tập hội, đoàn tùy tùng hoàn hảo, viên mãn là sự tỉnh thức nguyên sơ của tự nhận biết.

·       Giáo lý viên mãn, hoàn hảo là một lòng bi mẫn bao la và tỏa khắp toàn triệt, siêu vượt lên sự tập trung ý niệm.

·       Thời điểm hoàn hảo, viên mãn là thời điểm nằm vượt lên khỏi từng loại biểu trưng ý niệm.

Những điều này là thành quả hoàn hảo, viên mãn cho lợi ích của chính bản thân người đó.

Việc huân tập, rèn luyện trong thể nghiệm của trạng thái được nhắc tới trước đó của an lạc khiến các báo thân xuất hiện từ sự chuyển hóa của nó. Chúng sở hữu đồng thời 5 kết quả:

·       Nơi chốn tương ứng là cõi giới dày đặc lực lượng dàn trận chỉnh tề của Sắc Cứu Cánh Vô Thượng Akanishtha.

·       Bậc thầy tương ứng là bậc chinh phục siêu vượt, giải thoát, Đấng Tỳ Lô Giá Na Đại Nhật Vairochana vinh quang hay Đấng Heruka, một báo thân được trang hoàng với vô số những hảo tướng chính và phụ.

·       Đoàn tùy tùng, tập hội tương ứng gồm các bậc trì minh vương và chư bồ tát ngự trên nhiều cấp độ.

·       Giáo huấn tương ứng là những giáo huấn dành riêng cho những thừa vĩ đại hơn.

·       Thời gian tương ứng là đại kiếp nguyên sơ, thời gian tuyệt hảo.

Việc huân tập trong thể nghiệm trạng thái được nhắc tới trước đó của sáng tỏ khiến các hóa thân (21) xuất hiện từ sự chuyển hóa của nó. (21: bản viết tay gốc gồm đoạn chú thích này: “như các Đấng Muni của 6 cõi.”. Chúng sở hữu 5 điểm thiên biến vạn hóa, khác biệt sau:

·       Những nơi chốn khác biệt gồm vô số hệ thống thế giới.

·       Những bậc Thầy khác biệt được hiển hiện trong những thân tướng ứng hợp với bất kỳ như cầu nào của ai cần được ảnh hưởng.

·       Đoàn tùy tùng, tập hội khác biệt là sáu loài chúng sinh.

·       Những giáo lý khác biệt là những Giáo Pháp xuất hiện nhờ những nơi hội tụ của các thừa khác nhau.

Tất cả những điều này là thành quả viên mãn, hoàn hảo cho lợi ích của những người khác.

Tất cả 3 thân này tách biệt nhau hay là không? 3 thân trong thực tế thì không chia tách bên trong trạng thái nguyên sơ và không trù liệu của tâm, đó là thân tinh chất (Svabhavikaya – Tự tánh thân).

Làm thế nào mà 3 thân xuất hiện từ thân tinh chất đơn nhất? Pháp thân tự do khỏi từng loại cấu trúc, tạo dựng xuất hiện khi tỉnh giác và tự do khỏi 2 che chướng. Chư Bồ Tát vẫn có những hiểu lầm, ô nhiễm về nhận thức và như vậy không thể nhận thức nhiều hơn báo thân, thân tướng được trang hoàng với 32 hảo tướng chính cùng 80 hảo tướng phụ tối hảo. Chúng sinh với sự thích thú nhiệt tình vẫn có những nhiễm ô về cảm xúc và như vậy không thể ý thức nhiều hơn các hóa thân, những cái chỉ đơn thuần là một phản chiếu ứng hợp với trạng thái tâm thức của chính họ.

Hai thân sắc tướng có thể hiện diện cho những ai vẫn còn trong sinh tử, nhưng chúng trụ lại mà không bị ô nhiễm bởi bụi trần sinh tử. Pháp thân an trụ trong trạng thái an bình lớn lao, nhưng nó không bị nhiễm ô bởi sự giới hạn của niết bàn. Đó là lý do tại sao nó được gọi là thân Đại Lạc (Mahasukha-kaya).

Sau sự chứng ngộ, trạng thái tâm thức của chư Phật 3 thời, những tâm thức của chúng sinh 3 cõi, và cái thấy biết thấu suốt bên trong của các hành giả yogi là tất cả một bên trong khối cầu pháp tánh của sự chứng ngộ này. Điều này giống như một kẻ lữ hành trở về nhà, người tự do khỏi những chỉ dẫn của việc có về được nhà hay không, và tự do khỏi dấu hiệu sợ hãi về việc những hiểm nguy có thể xuất hiện. Tương tự, con giờ đây tự do khỏi nỗi sợ sinh tử và hy vọng niết bàn.

Những điều này là huấn thị, chỉ dẫn pháp thân trong bản tánh tâm, điều là bản chất cốt lõi, tự do khỏi những biểu tượng ý niệm và vượt lên khỏi từng loại cấu trúc, tạo dựng.

SAMAYA :

Theo cách này, con nên tiếp tục những thực hành hàng ngày của mình trong khi kết hợp ý nghĩa với sự so sánh, ví von.

Cầu mong những huấn thị này, được trao cho nhà vua hiện tại cùng những trưởng tử của ngài vì lợi lạc của tất cả đệ tử đi theo trong những thế hệ tương lai, gặp gỡ với người sùng mộ có nghiệp tiền định. 

SAMAYA : ẤN, ẤN, ẤN. :

 

DẤU ẤN CỦA CẤT DẤU :

DẤU ẤN CỦA PHÓ THÁC :

DẤU ẤN CỦA KHO TÀNG :

DHATHIM. : ITHI. :

  

7_TRÀNG HOA VÀNG RÒNG QUÝ BÁU CỦA NHỮNG HUẤN THỊ, CHỈ DẪN THIỀN ĐỊNH

 

Namo Guru!

 

Sắc thân của bậc Minh Sư vĩ đại được biết đến như là Đức Liên Hoa Sinh Padmasambhava thì bất biến tựa vầng thái dương. Khẩu của Ngài tựa dòng suối tuôn chảy bất tận và tâm Ngài không chút che chướng, rộng mở tựa bầu trời. Các phẩm tánh của Ngài vượt ngoài sự tăng giảm tựa một dòng sông, và các hoạt động của Ngài không bị ngăn che tựa cơn gió. Sự chứng ngộ của Ngài ngang bằng với sự chứng ngộ của tất cả Chư Phật và Ngài đã giảng dạy Giáo Pháp trong một cách thế phù hợp cho cả tất cả sáu loài chúng sinh.

 

Bà Tsogyal, Công Chúa xứ Kharchen, đã phục vụ hóa thân này, bậc lừng lẫy như vầng dương trên Đại Lục Nam Diêm Phù Đề Jambu này. Trong khi Ngài đang ẩn cư tại Chỏm Núi Bách Xù Của Những Viên Ngọc Trai Pha Lê, bà đã làm hài lòng Ngài trong thân, ngữ, tâm và hành động.

 

Sau đó bà khẩn cầu như sau: Hỡi Đức Thầy Vĩ Đại, điều gì là sự bắt đầu trước nhất của thực hành thiền định dành cho một người sùng mộ, kẻ có khao khát thiền định?

 

Đạo Sư trả lời: Sự mở đầu trước nhất cho thực hành thiền định là phải góp nhặt những tích tập, nhận lãnh những giáo huấn khẩu truyền, cắt bỏ những ràng buộc và thu thập những điều cần thiết. Hãy dọn dẹp sạch sẽ, làm gọn gàng, ngăn nắp nơi con ở, nơi đó nên được nâng cao và có khoảng không gian thích hợp. Tiếp đó, hãy hình thành một thái độ bi mẫn của tâm bồ đề và kiên cố thiết lập tất cả chúng sinh vào trong sự giác ngộ. Trong chốn cư ngụ của mình, con hãy sắp xếp một đệm ngồi với ruột được làm bằng các loại vải cotton, len sạch hay những chất liệu tương tự... Hãy loại bỏ các chất thải trong thân thể như phân, nước tiểu. Từ cổ họng và mũi con, hãy trục xuất các chất nhầy. Sau đó hãy ngồi trong tư thế vắt chéo chân. Đặt tay con trong thế ấn thiền định cân bằng, kéo thân con thẳng đứng, đầu con không gập về phía trước cũng không ngả ra phía sau, mắt con nhìn xuống điểm đầu mũi, và răng với môi trong cách bình thường của chúng. Tóm lại, hãy huân tập thiền định trong khi để ba cửa của con ở trong trạng thái tự nhiên của chúng.

 

Bà Tsogyal hỏi Đạo Sư: Thưa Thầy, một người nên giữ tâm mình như thế nào trong suốt thời khóa thiền định?

 

Đạo Sư trả lời: Trong khi thiền định, hãy để thân và tâm con được thư giãn. Vì không có bất cứ điều gì cần phải được phân tích hết cả, nên dòng chảy của tâm nhị nguyên cùng các trạng thái tinh thần sinh khởi từ nó bị gián đoạn. Con không phải cố tác ý để dừng chúng lại. Trong khi không nắm giữ cũng không chối bỏ, hãy thong dong, để yên đó đối với mọi hoạt động tinh thần. Đừng nghĩ về bất kỳ điều gì, và cũng đừng tưởng tượng bất kỳ điều gì. Bản tánh của con là tỉnh giác, chỉ như nó là. Không chút phóng tâm, chuyển động về bất kỳ điều gì, hãy để yên như nó là trong trạng thái tự nhiên của con.

 

Khi duy trì, giữ vững được trong cách này, thì kẻ nhận biết và cái được nhận biết là không hai, chúng không được nhìn như là sự chia tách, vì vậy đừng nghĩ về một đối tượng như là ở đó hay kẻ nhận biết như là ở đây. Đừng hình thành nhận thức về điều gì đó khác bị phân chia thành hai thứ theo cách này. Vì con không chạy theo một đối tượng ở đó cũng không cố dừng lại một ý niệm ở đây, nên con cho phép tâm thức tự chính nó được trở nên thuần khiết, chói sáng và tỉnh giác mà không cần phải trụ bám lên bất kỳ điều gì cả.

 

Những nhiễm ô che mờ điều này là sự phấn khích, trạng thái uể oải, lơ mơ cùng những niềm tin thâm căn cố đế, ăn sâu vào tiềm thức. Phấn khích nghĩa là tâm trí hoạt động liên tục nhắm đến những đối tượng khác nhau. Cách để cân bằng điều này là thư giãn, thả lỏng thân và tâm con trong khi giữ sự tập trung của con được tập hợp lại. Hãy an định nó trở đi trở lại nhiều lần. Nếu con vẫn chạy theo theo các niệm tưởng khác nhau, thì hãy hướng sự tập trung của con lặp đi lặp lại vào chính cái tâm loạn động, nhảy tưng tưng này.

 

Nếu con không thể làm được điều đó và những niệm tưởng tiếp tục tầm tứ, tìm kiếm, thì hãy khảo sát vào chính sự phóng tâm ra bên ngoài này, cái thì chỉ giống như một đám mây trên bầu trời - hãy tự hỏi: Từ đâu nó sinh khởi, nó đi về đâu và trụ lại ở đâu? Nhờ việc khám phá như vậy, hãy cho phép những chuyển động ý niệm, cái nảy sinh từ tâm thức được tự lắng xuống nhờ chính chúng. Vì những chuyển động ý niệm là trống rỗng, nên không cần phải hạn chế một cách sít sao hay cố ý ngăn cản chúng. Đó là chỉ dẫn trong việc làm hóa tán, tan biến sự phấn khích và chuyển động của những niệm tưởng.

 

Trạng thái uể oải, lơ mơ thì giống như đang ở trong một căn phòng tối hoặc khi đôi mắt bị nhắm nghiền lại. Để chỉnh sửa điều này, hãy làm tươi mới bản thân con với các hoạt động như các thực hành tâm linh, sự phản chiếu hay những gì đại loại... Để làm tươi mới nhờ các phương tiện của đại định samadhi, hãy quán tưởng chính con như là hư không, hãy quán tưởng cột sống của con như là một chồng bánh xe ngựa và hãy hình dung tâm con tựa như bầu trời. Để làm tươi mới nhờ các phương tiện của chỉ dẫn, hãy thiền định trong khi quan sát một đối tượng giác quan hoặc trong khi chỉ giữ các giác quan được rộng mở. Đây là những chỉ dẫn để làm sạch uể oải, lơ mơ.

 

Hôn trầm là khi tâm con trở nên lờ mờ hay lãng đãng, như thể bị tác động bởi một tinh linh xấu ác. Nếu điều đó xảy ra, hãy để việc thực hành sang một bên và quay lại thiền định sau một chốc lát. Đây là chỉ dẫn trong việc loại bỏ sự đãng trí.

 

Những niềm tin thâm căn cố đế, ăn sâu vào tiềm thức bao gồm 3 lỗi. Vì việc huân tập trong pháp tánh được cho là việc làm quen chính một người nhờ việc không tập trung cũng không cố định lên bất kỳ điều gì hết cả, nên nó là một lỗi nếu con nắm giữ một niềm tin cứng nhắc - Hãy để yên một mình lại tất cả những ý niệm mâu thuẫn, đối lập nhau, chẳng hạn như “nó là như thế và như thế” và “nó không phải là như thế và không phải thế”;  “vĩnh cửu và hư vô”; giải trừ để chấp nhận và từ bỏ hay những gì tương tự... Nó cũng là một lỗi lầm khi có dù là rất nhỏ một sự che dấu ngầm về ý niệm hay niềm tin rằng “tất cả những thứ này đều là các hình ảnh sắc tướng không có thực” hay “tất cả mọi hiện tượng đều phi thường, không thể nhận thức được, vì vậy tôi nên thiền định về việc không nắm giữ chúng trong tâm”. Đây là những chỉ dẫn để quét sạch những niềm tin cứng chắc. 

Bà Tsogyal hỏi Đạo Sư: Thưa Thầy, có những loại kinh nghiệm chứng ngộ nào phát sinh từ việc huân tập thiền định?

 

Đạo Sư trả lời: Vì sinh tử không có bản chất cố hữu, nên trong khi huân tập, tất cả các loại định danh, dán nhãn khác nhau - như là “hình tướng” hay “không hình tướng” của các mọi sự; hoặc là chúng “không sinh khởi cũng không hoại diệt” và v.v… -  đều chỉ là những nhãn mác tạm thời được dùng để diễn tả, ám chỉ thực tại vào lúc đó.

 

Vì vậy, khi con thực hành theo lối này, con đi đến chứng ngộ rằng mọi thứ mà con cho là cố hữu này thì đều không có bất kỳ bản thể định tính nào có thể được xác nhận, chứng thực được hết cả. Và vì sinh tử không có tự tánh, chất thể cố hữu nên nó cũng không phải là thứ gì để có thể được loại bỏ, cũng như niết bàn không phải là thứ gì để có thể được đạt đến. Rồi con cũng đi đến chứng ngộ, nhận ra rằng cả hai cái này, sinh tử và niết bàn, đều chỉ đơn thuần là những nhãn mác, và từ đó, theo ý nghĩa tối hậu chắc chắn,  không một hiện tượng nào của sinh tử và niết bàn là thật có trong thực tại tất cả. Và điều này con chứng ngộ, nhận ra trong thực tế, vượt lên trên lĩnh vực của những ý niệm, cũng không chỉ đơn thuần bằng ngôn từ mà nhất định phải xuất phát từ sâu thẳm bên trong tâm con. 

 

Tuy nhiên có những người không nhận ra, chứng ngộ được điều này, dùng những cụm từ như: “chẳng có hiện tượng nào từng sinh khởi!” và họ tu tập trong khi nắm giữ ý tưởng rằng “mọi sự đều là trống không!”. Thực hành theo lối đó được gọi là chỉ mới ở tâm trạng sơ cơ của thiền(22).  (22: Các trạng thái tạm thời của an lạc, sáng tỏ, và vô niệm được thể nghiệm trong các trạng thái thiền định). Bằng việc giữ một ý tưởng như thế trong tâm, con sẽ không đạt được sự xác tín, chắc chắn nào.

 

Sau khi chứng ngộ mọi sự giống như vậy, hãy đừng tập trung vào các ý tưởng về chúng là trong bất cứ một kiểu cách cụ thể nào. Mọi sự có thể được kinh nghiệm theo một cách thông thường, nhưng con sẽ không tìm thấy một mảnh vụn của một tâm thức cố hữu chặt cứng hay hữu hình nào có thể nắm bắt được, điều có thể được nhìn thấy hay được nắm giữ như một sự tập trung. Vì không có điểm nhấn nào về bản tánh của nó có thể được thể nghiệm cũng như không có bất cứ thứ gì được nhận thức bởi một kẻ nhận thức nên, ngay cả ý nghĩ rằng “Bản chất của nó là như thế và như thế” thậm chí cũng không xảy ra. Tuy nhiên con vẫn không từ bỏ được những khuynh hướng cho ý nghĩ bị lừa dối.

 

Tại điểm này, mọi sự được nhìn với chính những đặc tính riêng của chúng mặc dù chóng vánh như phù du và không chất thể như những sắc màu xuất hiện trước đôi mắt con trên mặt nước phẳng lặng. Ngoài điều đó ra, không có sự dính mắc trong các khái niệm về “nó là cái này” hay “nó là cái kia”, và con nhìn thấy bản thể của cái tâm nhận biết này rõ ràng, hiển nhiên và sáng tỏ tựa bầu trời.

 

Đây là lúc con làm biến mất luôn cả chính con, cảm giác như thể con chính là bầu trời. Hoặc con có thể thấy sợ hãi hay căng thẳng vì thấy rằng kẻ nhận thức và cái được nhận thức như là chia tách, và con không còn muốn duy trì trong trạng thái này. Việc thấy chính con đơn giản như là danh tánh và hình tướng (23) (23: Cụm “danh tánh và hình tướng” liên hệ tới 5 tập hợp – hình tướng hiện hữu đầu tiên và 4 danh tánh hiện hữu sau cùng – những cái được thấy ở đây là không ai sở hữu cả), con sẽ không chơi đùa  với ý tưởng của việc mình là một chúng sinh thực sự hiện hữu nào đó. Sau khi xuất hiện từ trạng thái này, khi con khảo sát ngắn gọn mọi thứ trong khi dấn thân vào các hoạt động thường ngày, con sẽ chỉ kinh nghiệm một trạng thái rõ ràng về việc “không thấy những thứ cố hữu, rắn đặc nào hết”. Con không còn cảm thấy như thể mình thực sự đang đi trong khi đang đi, và không có cảm giác ăn trong khi đang ăn nữa.

 

Vào lúc này, khi con truy xét mọi sự, con nhận ra, chứng ngộ rằng không có cái gì để chấp nhận hoặc từ bỏ cả, rằng “mọi sự và cả tôi đều không là gì ngoài những ảo ảnh huyễn hoặc, lừa gạt.” Vì con thấy mọi thứ giống như hư không, nên con không còn thấy bản thân mình là chính con người hiện tại này, hay người khác là những người khác nữa. Khi nhắm mắt lại và để tâm trực diện hướng vào bên trong, thì mọi đối tượng đều trở nên mơ hồ, mờ nhạt dần, dòng chảy của niệm tưởng bị cắt ngang, không có sắc tướng hiện hữu nào hết, vì vậy sự sáng tỏ, quang minh của tâm đạt tới hư không như phẩm tánh. Con không cảm thọ rằng con có một thân thể, con cũng không chú tâm tới sự chuyển động từ hơi thở của mình. Trạng thái của tâm lúc này tựa như sự chói sáng bất động của một tấm gương được xoay hướng về phía bầu trời lúc bình minh. Nó giữ vững sự sáng rõ toàn phần và tự do khỏi bất kỳ sự tập trung hay ý niệm nào, trong khi nó rõ ràng, thông tỏ với chính nó. Trạng thái này liên tục, bất biến xuyên suốt cả ngày lẫn đêm. Từ lúc này tới lúc khác, dòng chảy của sự nhận biết dần dần chuyển sang sự cô đặc, rắn chắc hơn, nhưng rồi sau đó sự cô đặc, rắn chắc lại nhẹ nhàng tan biến.

 

Để hoàn thiện điều này, hãy đừng bám chấp tới trạng thái sáng tỏ hay sự dễ dàng, thong dong, hãy đừng tập trung lên bất cứ điều gì và đừng bám chấp tới bất cứ thứ gì -  đơn giản hãy để trạng thái này an trụ tỉnh giác về chính nó. Khi con cố gắng khởi niệm, sinh khởi từ trong trạng thái này, nó không cảm thấy như thể con có, và ngay cả nếu con đã có khởi niệm ngắn gọn từ nó, thì con cũng dần trở lại trạng thái thông tỏ ban đầu một cách nhẹ nhàng.

 

Do đã xác quyết được thể cách mọi thứ vận hành trong khi đứng, những thứ được nhận thức xuất hiện trong một kiểu cách bình thường trong khi duy trì sự điềm đạm, an tĩnh. Con không bám chấp cũng không tập trung lên chúng. Nếu con có thể duy trì một cách như vậy, rằng con nhìn thấy ngay cả cái khát khao để đạt đến giác ngộ cũng chỉ như là một ảo tưởng và con không còn nắm giữ nỗi sợ hãi nào nữa đối với sinh tử, thì rồi khi ấy, nó được biết đến như là thấy mọi thứ mà không xao động.

 

Để phát triển điều này, hãy từ bỏ ngay cả một hình thức vi tế về đối tượng và chủ thể kẻ tư duy, bao gồm ý niệm rằng “nó phải là như thế và như thế”. Nói cách khác, trước tiên hãy đừng bác bỏ bất cứ điều gì, tiếp theo đừng bám chặt vào sự có mặt, hiện diện của nó, và cuối cùng đừng chạy theo nó. Thay vào đó, hãy cho phép nó khởi lên từ con và lắng xuống trở lại vào chính con. Khả năng để an trụ lâu chừng nào mà con muốn này biết đến như là tâm nhu nhuyễn hay sự vắng mặt của hành động và tranh đấu.(24) (24: Phiên bản Lama Gongdu thêm vào: “… cũng được biết là bản chất không trù liệu tự nhiên của tâm hoặc nhìn thấy sự tỉnh thức chói sáng, toàn khắp.”

 

Trong khi thong dong, an tĩnh theo cách này, con có thể khảo sát mọi sự mà con kinh nghiệm, hoặc sau khi khởi sinh từ sự điềm tĩnh hoặc trong suốt quá trình tự chính nó là sự điềm tĩnh. Tuy nhiên, con thấy rằng không còn cần thiết phải chỉnh sửa một cái nhìn đã thông tỏ và cũng không cần phải cố truy cứu tỉ mỉ bất cứ một đối tượng được nhận thức nào. Mỗi suy nghĩ – dù là bất kỳ loại nào của nó - cũng đều hiện diện sáng tỏ như pháp tánh; mỗi cảm xúc – dù là bất kỳ loại nào của nó – khởi sinh như pháp tánh; mọi đau khổ - dù là bất kỳ loại nào của nó – đều không gây hại và mọi niềm vui, sự hài lòng nào - dù là bất kỳ loại nào của nó - cũng không mang lại lợi ích. Sự tập trung của con cũng không cần phải hoàn thiện, bởi nó an trụ rộng mở tự do. Ngay cả khi con không thiền định, thì cũng không có sự chia tách khỏi pháp tánh. Vì không có điều gì cao sâu hơn điều này, nên con cảm thấy không nghi ngờ. Vì không có đối tượng để thiền định, nên con thấy không còn cần phải nỗ lực tinh thần. Vì sự tập trung của con đã trở thành chính nó là pháp tánh, nên nó an trụ vượt lên khỏi dòng thủy triều rút xuống và dòng chảy. Sự bình đẳng này là sự chứng  ngộ về pháp thân. Một khi con đạt được sự ổn định, vững vàng trong cách này của hiện hữu –  cái không phải là trạng thái cứng đặc, cố hữu thông thường – thì nó được biết đến như là thể nghiệm tự nhiên về sự thức tỉnh tự do niệm tưởng. 

Bà Tsogyal hỏi Đạo Sư: Thưa Thầy, dấu hiệu nào chỉ ra việc huân tập đúng trong thiền định?

 

Đạo sư trả lời: Khi con đã huân tập theo cách trên một thời gian dài, tất các dấu hiệu bên trong và bên ngoài sẽ xuất hiện hết. 

 

Dấu hiệu bên trong bao gồm:

 

• Không để tâm tới chuyển động ra và vào của hơi thở trong khi duy trì, giữ vững sự điềm tĩnh, thong thả

• Không cảm thấy rằng mình có một thân thể vật lý;

• Không cảm thọ nóng, lạnh hay thậm chí là cơn đau mạnh mẽ;

• Và cảm thấy một cảm thọ tự nhiên hỷ lạc, hân hoan không bị lôi kéo về bất kỳ điều gì hết.

 

Tại điểm này, có ít sự bám chấp hơn vào bất cứ đối tượng giác quan nào xảy tới, ít bảo thủ và cố định vào những ý niệm chấp chặt như “nó phải là như vậy và như thế” và ít e ngại, rụt rè hơn trong từng giao tiếp. Tính ích kỷ, thích và không thích, những lo lắng, tám mối bận tâm thế gian cùng những lối suy nghĩ khác tất cả đều trở nên ít hơn và cũng ít tuyên bố. Cho tới khi những dấu hiệu này xuất hiện, con cần phải cố gắng tối đa để trở nên ứng hợp với chúng. Con cũng có thể có một số năng lực kỳ diệu phụ như đọc được tâm người khác và những khả năng tương tự. Tất cả những điều này là những dấu hiệu bên trong.

 

Các dấu hiệu bên ngoài bao gồm:

 

• Nhìn thấy ánh sáng phát ra trong thân thể con, hoặc nhìn thấy ánh sáng, màu sắc, hay hình dạng khác nhau trong không trung;

• Nhìn thấy các sắc thân của chư Phật và các Đấng cao quý khác;

• Nghe được giọng nói của các ngài và nhìn thấy cử chỉ biểu hiện của các Đấng mà con tôn kính;

• Hoặc là các Ngài ban cho con những giáo huấn, tiên tri và v.v...

• Sự bám chấp tới những sự kiện này và niềm tin vào sự tồn tại vĩnh viễn của chúng sẽ dẫn đến bị nhiễm ô do bị gián đoạn bởi Ma Vương Mara (25) (25: Một Ma Vương mara là một loại ma quỷ hay ảnh hưởng tà ác tạo ra những chướng ngại cho sự thực hành và giác ngộ. Về huyền thoại, mara được nói rằng là một vị thần mạnh mẽ, năng lực ngự ở trú xứ cao nhất trong cõi Dục giới và là bậc thầy của các ảo ảnh. Mara đã cố gắng ngăn cản Đức Phật để Ngài không đạt được giác ngộ ở Ngai Kim Cương Bồ Đề Đạo Tràng Bodhgaya. Với những hành giả Pháp, Mara biểu trưng cho cái tôi của chính người đó – sự bám chấp và thành kiến cùng 8 mối bận tâm thế gian. Thông thường, có 4 Ma Vương hay 4 che chướng tới thực hành Pháp, chúng là: Phiền não ma, Tử ma, Ngũ ấm ma và Thiên ma cám dỗ. Đôi khi 4 Ma được nhắc tới với các danh hiệu: Klesha, Thần Chết, Skandha và Con Trời. ) Khi con không dính mắc cũng không đặt niềm tin vào chúng, thì chúng chỉ ra những phẩm tính tốt đẹp.  


*  


Bà Tsogyal hỏi Đạo Sư: Thưa Thầy, những loại hoạt động hàng ngày nào mà một người nên đảm trách sau khi sinh khởi từ trạng thái thong dong, điềm tĩnh này?

 

Đạo Sư trả lời: Sau khi sinh khởi từ trạng thái thong dong, điềm tĩnh đã được đề cập ở trên, có hai cách để huân tập. Trước tiên, sự huân tập phù hợp với cái nhìn thấu suốt là tin rằng mọi thứ con kinh nghiệm – con, bản thân con cũng như những hiện tượng bên trong và bên ngoài - tất cả đều chỉ là những hình tướng ảo huyễn, như một giấc mộng. Hãy giữ niềm tin này trong tâm trong suốt bốn loại hoạt động hàng ngày, dù cho con có tham dự vào hay vui hưởng chúng. Tuy nhiên khi thân thể con có cảm nhận, thì huân tập là để con không đè nén cảm giác đó cũng như không nắm giữ nó trong tâm. Trong tất cả mọi hoạt động của suy nghĩ, lời nói và hành động – dù bất kỳ điều gì chúng có thể là – hãy thực tập trong khi không nắm giữ sự tập trung.

 

Huân tập phù hợp với phương pháp là trưởng dưỡng, vun trồng một lòng bi mẫn như huyễn với những chúng sinh như huyễn và, nếu nó không cản trở trạng thái thiền định của con, thì khi ấy con hãy thực hiện những hoạt động khác nhau để giúp đỡ họ. Hãy phát những lời nguyện ước bao la như “Bài Nguyện Về Hạnh Thù Thắng”(26).(26: Arya Bhadracharya Pranidhana Raja (‘Phags pa bzang po’i spyod pa’i smon lam kyi rgyal po, một bài nguyện nổi tiếng được thấy trong phần kết của Kinh Hoa Nghiêm (Flower Adornment)).  Hãy phân biệt giữa thiện và ác, rồi tiếp tục các hành động đức hạnh khác nhau của mình.

 

Nó sẽ không thuộc vào những thừa cao hơn và cũng không phải là trạng thái bình đẳng nếu ở bất kỳ điểm nào khi con dấn thân vào các hành động đức hạnh trong khi lại nắm giữ chúng như là thật có, vì vậy hãy nhận ra, chứng ngộ rằng con và mọi hiện tượng đều chỉ như một ảo ảnh huyễn thuật. Con nên đưa bản thân mình vào việc gom góp các tích tập và tịnh hóa những che chướng cho tới khi con đạt được xác tín về sự bình đẳng nơi mà con bất ngờ thấy không chất liệu nào thật có của một tích tập là được tích tập hay một che chướng nào cần được tịnh hóa cả. Bên trong trạng thái thong dong, điềm tĩnh, hãy tự do khỏi việc chấp nhận và từ bỏ, và an trụ tự do khỏi nỗi sợ sinh tử là kết quả từ những ác hạnh, cũng như hãy an trụ tự do khỏi hy vọng về niết bàn là kết quả từ những thiện hạnh.

 

Ngay cả khi con đã đạt được xác tín về tính bình đẳng và có thể can dự vào những hoạt động tự do khỏi chấp nhận và từ bỏ, thì con nên – trong khi không nắm giữ sự tập trung ý niệm – tôn trọng nguyên tắc đạo đức của những lời thệ nguyện và giới luật để giúp đỡ những người khác trong việc tránh những hoạt động gây tổn hại và trung thành, tôn trọng triệt để tới đức hạnh. Trong cách thông thường, đừng phán xét cái gì là nên hay không nên cũng như đừng cho rằng cái gì thiện hay ác cả. Tham gia vào việc chấp nhận hay từ bỏ, hoặc tin rằng chúng là thật có là một rào cản ngăn chặn sự bình đẳng, cũng như những đám mây dù cả đen hay trắng thì cũng đều làm che khuất mặt trời. Mà hơn nữa, nó là lỗi làm cản trở sự thấu suốt về tính như thị của hiện tượng nếu con tập trung lên những giới luật theo cách như vừa giữ giới lại vừa phá giới sau khi đã đạt tới sự xác tín về tính bình đẳng.


Đừng để bất cứ suy nghĩ thiên về cảm xúc nào liên quan đến thành công hay thất bại, danh tiếng hay lợi lạc nào, phủ chụp, chiếm cứ lên con, và cũng đừng dừng lại trên chúng. Hãy từ bỏ những thiếu sót của riêng con, như việc nói chuyện phiếm, luận suông bàn nhảm, các hoạt động xao lãng và thiếu tỉnh giác. Hãy thực hành, huân tập trong tất cả các hoạt động của thân, ngữ, tâm một cách nhẹ nhàng. Đừng nghĩ về những lỗi lầm của người khác, thay vào đó hãy nghĩ về những mặt tốt của họ.

 

Nếu con trở nên khoe khoang, khoác lác, kiêu mạn và suy nghĩ tự phụ rằng: “Tôi có những phẩm tính đặc biệt. Tôi đã chứng ngộ pháp tánh,” điều đó chỉ nói lên rằng con vẫn chưa chứng ngộ pháp tánh, vì vậy hãy từ bỏ nó. Tóm lại, vì khởi niệm là sinh tử và vô niệm là niết bàn nên khi hành giả yogi dừng lại ở giữa sự tán tâm và chệch hướng, thì đó chính là sinh tử; ngược lại, trong khi duy trì, an trụ dù chỉ là một thời khắc trong sự thong dong, điềm tĩnh, tự do khỏi sự tập trung, thì quãng thời gian ấy được gọi là niết bàn. 

Bà Tsogyal hỏi Đạo Sư: Thưa Thầy, sau khi đã thực hành theo lối này, làm thế nào để một người thức tỉnh tới sự giác ngộ?

 

Đạo Sư trả lời: Khi con đã huân tập trong bản tánh tự do khỏi niệm tưởng của pháp tánh, thì những ý niệm – nguyên nhân của sinh tử - sẽ yếu dần và im lặng hơn, trong khi sự tỉnh thức tự do khỏi niệm tưởng trở thành sự hiện diện tự nhiên. Sự tỉnh thức này thì trong sáng, bình thản, lĩnh vực kinh nghiệm của nó thì tuyệt đối thuần khiết; và ba thân cùng những phẩm tính giác ngộ khác xuất hiện tự nhiên, tựa như những tia sáng tỏa ra từ mặt trời.

 

Một khi con đã làm chủ được bản tánh này, thì thân thể con có thể ở trong thế giới của loài người nhưng tâm con ngự ở cảnh giới của một vị Phật. Và một khi con đã thực hành theo lối này, thì không còn nghi ngờ gì nữa rằng con sẽ thức tỉnh tới phật quả trong trung ấm bardo. Nói cách khác thì, bên trong thể nghiệm riêng tựa bầu trời của con, pháp thân tuyệt đối không được tạo ra – trong những nhận thức của người khác, báo thân và hóa thân tựa mặt trời sẽ làm lợi lạc cho chúng sinh như những tia sáng mặt trời. 

Bà Tsogyal hỏi Đạo Sư: Thưa Thầy, một người với căn cơ trung bình nên thực hành, huân tập trong thiền định như thế nào?

 

Đạo Sư trả lời: Dựa trên việc đã xác quyết được rằng mọi hiện tượng là tâm của chính mình, thì một người với căn cơ trung bình nên tập trung lên trạng thái liên tục, không ngừng dứt của pháp tánh, trạng thái mà những niệm tưởng không thể nắm bắt, và hãy huân tập trong trạng thái đó. Bằng cách làm vậy, người ấy không cần phải tránh việc trưởng dưỡng hay khởi niệm, vì sự chứng ngộ đã sẵn sàng được đảm bảo.

 

Nói cách khác, khi thấy mọi thứ là tâm, thì không còn gì khác nữa được thấy hết cả. Trong bất cứ trạng thái nào của tâm, tâm được thấy – không còn sự phân biệt nào nữa. Pháp tánh được thấy ngay cả khi có chủ tâm tác ý thiền định. Do nhận biết rằng những chuyển động ý niệm là bản tánh của tâm, nên dù Pháp tánh có xuất hiện trong bất cứ dạng thức nào của một niệm tưởng, thì bản tánh của tâm vẫn là sự tự sáng tỏ, hiển nhiên. Ý niệm tin rằng nó là bất cứ thứ gì khác thì không được hình thành. Dù cho như thế nào đi nữa thì tâm của một người vẫn an trụ và dù cho bất cứ cái gì được thấy, thì bản tánh của nó vẫn là sự tự sáng tỏ, hiển nhiên và không gián đoạn. Nó sáng tỏ, rõ ràng hiển nhiên ngay cả khi không được trau dồi, trưởng dưỡng và nó đã làm chủ ngay cả khi không cần thực hành, huân tập trong nó.

 

Trong khi duy trì, an trụ trong bản tánh này, dù cho bất kỳ những chi tiết của những đối tượng nào có thể xảy ra, nó cũng sẽ không làm hại cũng như không phân tán. Việc nhận thức về các thuộc tính nhờ chính chúng là minh chứng hiển nhiên của bản tánh tâm,vì không có sự sinh khởi về một khuôn mẫu ý niệm nào của tâm hết. Theo cách này, vạn pháp biểu lộ, phản ánh tâm thức, và không có chuyển động nào chạy ra khỏi trạng thái liên tục, không gián đoạn đó. Vì vậy, hãy tự do khỏi sự nỗ lực, một người được giải thoát mà không cần phải tiếp tục thực thực hiện bất cứ hoạt động nào. Dù cho các đối tượng giác quan có xuất hiện trong bất kỳ hình tướng nào, thì chúng đều được thấy là tâm thức, và thậm chí nếu có bất kỳ một ý niệm hay trạng thái tinh thần nào xảy đến, thì sự chứng ngộ của một người sẽ không bao giờ rời khỏi pháp tánh ở bất kỳ thời điểm nào.

 

Theo cách này, khi vạn pháp được thấy đều là tâm, và không có sự trượt rơi vào một trạng thái ý niệm – thì đó là sự tỉnh thức nguyên sơ. Đối với hành giả yogi đã chứng ngộ điều này thì đây là một thực tế, từng thể nghiệm giác quan dù là gì đi chăng nữa cũng được thấy là pháp tánh, và mọi nhận thức do đó đều là một dạng của sự huân tập, thực hành. Vì vậy vạn pháp không gì khác hơn là tâm và không có ý niệm nào sinh khởi. Vì chúng không sinh khởi, nên cả các đối tượng và những ý niệm đều là pháp tánh.

 

Nhờ sự chứng ngộ này, mọi sự được kinh nghiệm đều là tâm. Vì tâm này không thể nắm bắt được, nên một người không gán các suy nghĩ và những khái niệm là những lỗi lầm, và một người huân tập, thực hành trải qua trong chính những suy nghĩ ấy. Điều này là vậy, mọi kinh nghiệm, dù cho bất kỳ điều gì một người đang làm hay cảm nhận, thì không là gì khác hơn là sự huân tập, thực hành. Điều này chỉ ra nguyên lý chính, đó là cú chặt độc nhất của cái thấy và sự huân tập thiền định. 

Bà Tsogyal hỏi Đạo Sư: Thưa Thầy, làm thế nào để một người nhận diện được sự tỉnh thức nguyên sơ, cái là pháp tánh?

 

Đạo Sư đáp: Chỉ dẫn cốt lõi trong việc nhận ra, chứng ngộ sự tỉnh thức nguyên sơ thì giống như một y sĩ thiện nghệ chẩn đoán một căn bệnh nhờ phương tiện sắc diện, cách hành xử, nhịp xung động, nước tiểu của người bệnh. Tương tự, hành giả yogi nên sử dụng 3 điều – Lời dạy của Đức Phật, Chỉ dẫn của bậc thầy mình,và thể nghiệm của chính mình – để nhận ra, chứng ngộ sự tỉnh thức nguyên sơ, cái là sự tỏa khắp toàn triệt như hư không.

 

Sự trực diện tức thì toàn bộ của sự tỉnh thức nguyên sơ thì giống như mặt trời chiếu rọi vào một mặt gương. Tương tự, hành giả yogi nên an trụ, duy trì trong sự trực tiếp tức thì toàn bộ của sự tỉnh thức nguyên sơ và tự do khỏi bất kỳ hình ảnh sáng rõ nào.

 

Chỉ dẫn then chốt cho tính tự nhiên của 6 tập hợp (27) (27: 6 tập hợp liên hệ tới 5 đối tượng giác quan cộng với các đối tượng tinh thần) thì giống một người bị đánh bởi một căn bệnh, người không có những ý niệm về sự ngại ngùng hay rụt rè. Tương tự, hành giả yogi nên an trụ, duy trì không chút tạo dựng các ý niệm về bất kỳ đối tượng được nhận thức nào.

 

Cuộc chạm trán trực diện với sự tỉnh thức nguyên sơ thì giống như một người chữa lành tuyệt hảo, người có thể dùng mọi thứ người ấy chạm vào thành phương tiện để chữa bệnh. Tương tự, một khi thực phẩm linh thánh cõi trời của cái thấy được đạt tới, thì hành giả yogi nên dùng mọi thứ như phương tiện cho sự tỉnh thức nguyên sơ.

 

Chỉ dẫn cốt lõi cho việc làm yên lặng tâm thì giống như một chú rùa không thể chuyển động khi bị đặt vào trong một chiếc chậu. Tương tự, tâm của hành giả yogi thì không thể chuyển động một khi người ấy đã nắm lấy việc trì giữ nó nhờ chỉ dẫn huấn thị của bậc thầy. Tất cả những chỉ dẫn cốt tủy này là cách để nhận diện sự tỉnh thức nguyên sơ, cái là pháp tánh. 

Bà Tsogyal hỏi Đạo Sư: Thưa Thầy, phương pháp làm an định sự tỉnh thức tự hiện hữu này là gì?

 

Đạo Sư đáp: Có 3 phương pháp làm an định tâm con. Để an định tựa như một kim súy điểu garuda sải cánh vút lên trong bầu trời nghĩa là kim súy điểu sải cánh vút lên khi đôi cánh của nó được tận lực dốc hết sức; nó vút lên không chút nỗ lực hay thành quả; nó vút lên trong khi thấy rõ ràng vùng đất ở dưới; nó vút lên trong khi sở hữu những khả năng của mọi người bên dưới nó; và nó vút lên với sức mạnh đôi cánh phát triển trọn vẹn ngay từ khi ra khỏi trứng. Tương tự, khi an định vào sự thong dong, điềm tĩnh, hành giả yogi nên an định tâm nhờ sự tận lực dốc hết sức của mình mà không chút nỗ lực, trong khi thấy những nguyên lý của các thừa cao hơn, trong khi mang trong mình những khả năng của những thừa thấp hơn, và trong khi sở hữu trạng thái tỉnh giác,  thậm chí dù bản thân vẫn ở trong vòng sinh tử.

 

Để an định nó tựa như một chú chim nhạn đi vào tổ của mình nghĩa là để thực hiện như vậy mà không cần cân đo đong đếm xa xôi nào hết. Thì cũng vậy, hành giả yogi nên an định tâm mình mà không cần những ý niệm cân đo đong đếm xa xôi cả.

 

Để an định tựa như một người đã từ bỏ tất cả hoạt động nghĩa là không cần phải cân đối hay chỉnh sửa trạng thái tâm,dù cho nó có là gì đi nữa. Tương tự, hành giả yogi không nên cân chỉnh, chỉnh sửa hay nói cách khác làm hư hỏng, ô nhiễm trạng thái tâm của mình, dù cho nó có là cái gì đi nữa. 

* 

Bà Tsogyal hỏi Đạo Sư: Thưa Thầy, có bao nhiêu cách để bảo vệ tâm tỉnh giác?

 

Đạo Sư trả lời: Có 3 cách để bảo vệ nó.

 

Bảo vệ nó khi con có một chú ngựa hoang, phải được thuần hóa một cách không điên cuồng; tương tự, hành giả yogi nên an trụ không phân tán từ bản tánh của cái thấy.

 

Bảo vệ nó như con có một kho tàng ngọc quý, cái mà trừ khi con nỗ lực để giữ gìn nó không thì nó có thể bị tấn công, rồi bị cướp mất bởi kẻ cướp và những tên trộm. Tương tự, hành giả yogi nên an trụ trong cái không thể bị tấn công tới hôn trầm và trạo cử, vì nỗi sợ rằng người ấy cho phép đại định của mình đi lạc

 

Bảo vệ nó như một vị vua có một hoàng hậu, như vậy mọi người không thể gây tổn thương cho hoàng hậu, vì họ là tất cả đều là những thần dân của hoàng hậu. Tương tự, hành giả yogi nên an trụ như những niệm tưởng không thể gây hại vì người ấy đã nhận ra, chứng ngộ vạn pháp là tâm. 

* 

Bà Tsogyal hỏi Đạo Sư: Thưa Thầy, có bao nhiêu cách để hoàn thiện tâm tỉnh giác?

 

Đạo Sư trả lời: Có 3 cách để hoàn thiện tâm tỉnh giác.

 

Hoàn thiện nó như một tên trộm vào trong một căn nhà trống – tên trộm rời đi như không có gì để lấy cả. Tương tự, khi những niệm tưởng thô tháo hay vi tế xảy ra, hành giả yogi nên quan sát chúng và rồi đơn giản chỉ an trụ.

 

Hoàn thiện nó như một đám mây trên bầu trời. Đám mây hình thành trong bầu trời và rồi lại tự tan biến nhờ chính nó. Tương tự, một niệm tưởng nên được để lại đó và rồi lại tự lắng xuống nhờ chính nó.

Hoàn thiện nó như việc sử dụng một bùa chú để chống lại một độc dược. Một người biết một bùa chú làm mất tác dụng những độc dược thì có khả năng trụ vững, không bị tổn hại bởi những độc dược như thế. Tương tự, hành giả yogi sở hữu những chỉ dẫn cốt tủy có thể kinh nghiệm mọi sự như sự tỉnh thức nguyên sơ khi người ấy ôm ấp nó với cái thấy.

*

Bà Tsogyal hỏi Đạo Sư: Thưa Thầy, 3 cấp độ của sự tiến bộ trong pháp tánh là gì?

 

Đạo Sư trả lời: 3 cấp độ của tiến trình tiến bộ sau được dạy:

 

·       Thước đo sự trong sáng giống một ngọn đèn trụ lại vững vàng bất động trước cơn gió.

·       Thước đo sự bất động giống nước ở trong những chiều sâu của đại dương.

·       Thước đo của sự nhẹ nhàng, chiếu sáng và trôi chảy giống một hạt bông vải. 

* 

Bà Tsogyal hỏi Đạo Sư: Thưa Thầy, 3 dấu hiệu của tiến bộ là gì?

 

Đạo Sư trả lời: Chúng là 3 điều này:

 

·       Dấu hiệu bên ngoài của tiến bộ là khi con không để tâm việc có một thân vật lý.

·       Bên trong là khi những cảm xúc tiêu cực không khởi sinh.

·       Bí mật (bên trong tận cùng) là khi con không bị lôi kéo về bất kỳ đối tượng nào hết. 

* 

Bà Tsogyal hỏi Đạo Sư: Thưa Thầy, làm thế nào thành quả được đạt tới?

 

Đạo Sư trả lời: Hành giả yogi là sự nhận diện 3 thân và 4 trí tuệ đạt tới nó vào đúng thời điểm khi người ấy tự do khỏi sự giam cầm của thân (28) (28: Phiên bản Lama Gongdu ghi là 3 thân và 5 trí tuệ, khác với 4 trí tuệ ở đây. Chúng là pháp giới thể tánh trí, đại viên cảnh trí, bình đẳng tánh trí, diệu quan sát trí, và thành sở tác trí. Có thể có 4 trí tuệ là khi cái cuối cùng vẫn chưa được hiển lộ trọn vẹn, như trong phần đầu tiên của bardo pháp tánh. ) 

* 

Bà Tsogyal hỏi Đạo Sư: Thưa Thầy, làm thế nào một người với khả năng cao nhất xác quyết cái thấy?

 

Đạo Sư trả lời: Người ấy xác quyết cái thấy của sự tỉnh thức nguyên sơ nhờ phương tiện của 9 quá trình suy luận cho tâm bất nhị của cái bao la thênh thang:

·       Vạn pháp là tâm bao la thênh thang, bất biến, không biên kiến như một viên ngọc như ý.

·       Tâm là sự bao la thênh thang trải rộng không hình tướng, bất biến như kim cương.

·       Tâm này là một sự bao la thênh thang vượt lên các đặc tính ý niệm, một bản thể không thể xác định như khi nhìn vào màn đêm dày đặc.

·       Tâm là một sự bao la thênh thang chứa đựng tất thảy, rộng lớn như bầu trời.

·       Không có thứ gì khác hơn ngoài cái tâm bao la thênh thang này; như những phản chiếu trên một chiếc hồ lớn, mọi sự được trải nghiệm là không khác biệt từ tâm này.

·       Tâm này là một sự bao la thênh thang tỉnh giác từ nguyên sơ, như đứa con trai độc nhất của chính nhà vua, điều mà không ai cần phải nghi ngờ.

·       Tâm này là một sự bao la thênh thang mà từ đó bất kỳ thể nghiệm nào có thể được nảy sinh, như đá indranila có thể được nhận biết trong nhiều cách đa dạng.

·       Tâm là một sự bao la thênh thang bất biến, như vàng ròng tinh thuần, trong đó không có sự chuyển hóa của bản tánh tâm dù cho có trạng thái nào của tâm chính nó khởi sinh.

·       Sự bao la thênh thang thứ 9 là cái mọi sự được gom chứa bên trong tâm.

 

Đây là cái vị hành giả yogi xác quyết. 

* 

Bà Tsogyal hỏi Đạo Sư: Thưa Thầy, cái gì quyết định, xác thực đạo hạnh của hành giả yogi?

 

Đạo Sư trả lời: Hành giả yogi quyết định, xác thực đạo hạnh nhờ phương tiện của những quá trình suy luận lúc hưởng thụ, vui hưởng thứ gì đó mà với khả năng không bị ràng buộc:

 

·       Như những phản chiếu vui thú đầy thiện xảo trên bề mặt một chiếc hồ phẳng lặng

·       Như những ngôi sao vui thú đầy thiện xảo trong một bầu trời trong veo

·       Như vạn pháp sinh khởi và hiện hữu vui thú đầy thiện xảo bên trong tâm tỉnh giác

 

Như vậy, không có tổn hại trong việc vui thú 5 thú vui giác quan khi họ được ôm ấp lấy với cái thấy. 

* 

Bà Tsogyal hỏi Đạo Sư: Thưa Thầy, làm thế nào hành giả yogi an định vào trong trạng thái thong dong, điềm tĩnh?

 

Đạo Sư trả lời: Hành giả yogi nên an định vào trong trạng thái thong dong, điềm tĩnh nhờ phương tiện của 3 trạng thái không bị cản trở của sự bao la vô hạn:

 

·       Trạng thái thênh thang không bị cản trở, cái là sự bao la vô hạn của các giác quan

·       Trạng thái không bị ràng buộc, tự do khỏi bám chấp, cái là sự bao la vô hạn của pháp tánh chưa bao giờ sinh khởi

·       Trạng thái không có đối tượng, cái là sự bao la vô hạn chưa bao giờ chuyển động ra khỏi sự tỉnh thức tự nhận biết

 

Tất cả 3 điều này là để an định vào trong trạng thái thong dong, điềm tĩnh trong khi thấu hiểu sự vắng mặt của hư cấu. 

* 

Bà Tsogyal hỏi Đạo Sư: Thưa Thầy, làm thế nào hành giả yogi nên thành tựu sự xác tín vào quả?

 

Đạo Sư trả lời: Ở đây Ta sẽ dạy, nhờ phương tiện của các quá trình suy luận, rằng không có quả nào khác cần phải kiếm tìm mà chia tách khỏi việc thể nghiệm bất kỳ điều gì sinh khởi như bản tánh tâm. Vạn pháp thì như những phản chiếu xuất hiện trên bề mặt của một chiếc hồ cực lớn hay như những vì sao xuất hiện trong bầu trời, những cái mà không xuất hiện ở bất kỳ đâu khác lại xuất hiện trong chiếc hồ hay bầu trời của tự chính nó. Tương tự, nó là bản tánh tâm tự nhận biết của con, cái được thể nghiệm như quả; nó xuất hiện từ con, và bản tánh tâm tự nhận biết của con xuất hiện từ khởi thủy được thể nghiệm như là sự phô diễn của chính con. Vì vậy quả được thể nghiệm như là con, chính con.

* 

Bà Tsogyal hỏi Đạo Sư: Thưa Thầy, điều gì chặt đứt gốc rễ của những niệm tưởng?

 

Đạo Sư trả lời: Ở đây Ta sẽ dạy cách làm thế nào để những niệm tưởng có thể hóa tán, tan biến tự nhiên, nhờ phương tiện của 3 cách hoàn thiện, cái siêu vượt lên sự hoàn thiện:

 

·       Các giác quan không cần hoàn thiện vì chúng cảm thọ rõ ràng các đối tượng giác quan

·       Pháp tánh không cần hoàn thiện vì nó chưa bao giờ sinh khởi.

·       Những niệm tưởng không cần hoàn thiện vì chúng được thấy rõ ràng là sự tỉnh thức nguyên sơ.

 

Tại sao thế? Bởi vì nó nên được hiểu rằng mọi sự là sự tỉnh thức nguyên sơ vì không có gì khác hơn là tâm. Đây là cách những niệm tưởng tan biến, hóa tán tự nhiên, vì chúng được thấy rõ ràng là pháp tánh. 

* 

Bà Tsogyal hỏi Đạo Sư: Thưa Thầy, điểm then chốt nào giải thích bằng cách nào mà các đối tượng được kinh nghiệm không cần phải chối bỏ?

 

Đạo Sư trả lời: Ở đây Ta sẽ dạy nhờ phương tiện của 6 quá trình suy luận từ những kinh văn về tâm tự giải thoát mô tả bằng cách nào mà không có thứ gì cần phải chối bỏ vì nó được thấy rõ ràng:

 

·       Các giác quan không cần phải chối bỏ trong khi vui hưởng các đối tượng, vì chúng được thấy rõ ràng là pháp tánh, như một đảo vàng quý giá.

·       Những niệm tưởng không cần phải chối bỏ, vì chúng được thấy rõ ràng là sự tỉnh thức nguyên sơ, như việc bỏ gỗ vào một ngọn lửa.

·       Trong pháp tánh, những thứ vật chất không cần phải chối bỏ, vì chúng được giải thoát mà không cần sự chối bỏ, như chim thần kim súy điểu garuda vĩ đại ngay từ khi ra khỏi bọc trứng đã có đầy đủ đôi cánh phát triển.

·       Không có gì cần phải được an định vào trạng thái thong dong, điềm tĩnh cả, vì thong dong, điềm tĩnh và hậu thiền định là bất khả phân, như một chú chim bay liệng trong tầng không.

·       Không có cảm xúc tiêu cực nào để chối bỏ hết và không có che chướng nào để tịnh hóa cả, vì mọi thứ không chút ngoại lệ đều là tâm, cũng như không có bóng đêm tồn tại nào cần phải quét sạch từ khối cầu của mặt trời cả.

·       Không cần phải chia tách tâm và các đối tượng thành hai, vì chúng rõ ràng được thấy không phải là một thứ nhị nguyên, cũng như hư không thì không thể bị chia tách thành nhiều phần

 

Nói cách khác, đây là những thể nghiệm của 6 khía cạnh không cần sự đè nén, vì pháp tánh được thấy rõ ràng là không có sự đè nén và không thể bị đè nén ngay cả khi có ai đó thử làm vậy.

Bà Tsogyal hỏi Đạo Sư: Thưa Thầy, điểm then chốt nào giải thích bằng cách nào mà tâm và pháp tánh là bất khả phân?

 

Đạo Sư trả lời: Có 6 quá trình suy luận cho sự bất khả phân biểu lộ bằng cách nào mà tâm và pháp tánh là bất khả phân:

 

·       Nước và tính ẩm ướt là không thể bị phân tách.

·       Lửa và độ nóng là không thể bị phân tách.

·       Một vỏ ốc xà cừ và sắc trắng của nó là không thể bị phân tách.

·       Đường thêu kim tuyến và khuôn mẫu hình thêu kim tuyến là không thể bị phân tách.

·       Đảo Vàng và vàng trên đảo là không thể bị phân tách.

·       Sinh tử và Niết bàn là không thể bị phân tách.

 

Tương tự, mọi sự và tất cả chúng sinh không thể bị phân tách bên trong khối cầu pháp tánh vĩ đại đơn nhất. Hiện hữu và không hiện hữu không thể bị phân tách, mà được thấy rõ ràng là tâm và vì thế là sự tỉnh thức nguyên sơ, chân thực. Cũng vậy, mọi sự là tâm, trong khi tâm là mọi sự, và vì vậy là bất khả phân và không khác biệt. 

Bà Tsogyal hỏi Đạo Sư: Thưa Thầy, quá trình suy luận nào minh chứng rằng vạn pháp hiện hữu và tồn tại xảy ra từ chính một người?

 

Đạo Sư trả lời: 6 quá trình suy luận tương tự áp dụng cho sự vắng mặt chuỗi sự kiện, minh chứng làm thế nào mà vạn pháp hiện hữu và tồn tại là sự tỉnh thức nguyên sơ. 6 quá trình suy luận đơn giản được nhắc tới trước đó ở trên chỉ ra tính bất khả phân và một sự vắng mặt của chuỗi sự kiện. Trong cách này không có chuỗi sự kiện giữa pháp tánh và mọi sự xuất hiện và tồn tại (các pháp – dharma), vì chúng tất cả đều là sự tỉnh thức nguyên sơ vĩ đại, cái là sự tự nhận biết và đang diễn ra từ chính một người (29) (29: Thay vào đó, phiên bản Lama Gongdu đọc: “…vì tất cả chúng được thể nghiệm như là sự tỉnh thức nguyên sơ vĩ đại, tự tồn tại.” 

Bà Tsogyal hỏi Đạo Sư: Thưa Thầy, cái gì có thể quét sạch 8 trở ngại và những con hẻm trên con đường của tâm hành giả yogi?

 

Đạo Sư trả lời: Đây là cách để làm sạch 8 che chướng này cùng những con hẻm trên con đường của tâm hành giả yogi:

 

·       Chúng được làm sạch nhờ sự chứng ngộ, trong đó khi đã làm sạch con hẻm của nhận thức nhị nguyên, hành giả yogi trú xứ trong thành trì của cái thấy vượt lên khỏi tính nhị nguyên.

·       Đã làm sạch con hẻm của những niệm tưởng, hành giả yogi trú xứ trong thành trì của vô niệm

·       Đã làm sạch con hẻm của những quan điểm, hành giả yogi trú xứ trong thành trì vượt lên khỏi cái thấy.

·       Đã làm sạch con hẻm của chấp nhận và chối bỏ, hành giả yogi trú xứ trong thành trì của không có thứ gì cần phải chối bỏ hết.

·       Đã làm sạch con hẻm của một kẻ nhận thức và thứ gì đó được nhận thức, hành giả yogi trú xứ trong thành trì của việc siêu vượt lên người nhận thức và cái được nhận thức.

·       Đã làm sạch con hẻm của hy vọng và sợ hãi, hành giả yogi trú xứ trong thành trì của tâm tỉnh giác được thấy hiển nhiên trong chính người ấy.

·       Đã làm sạch con hẻm của bám chấp, hành giả yogi trú xứ trong thành trì của việc siêu vượt lên khỏi thứ gì có để bám nắm và trì giữ.

·       Đã làm sạch con hẻm của nỗ lực và cái gì cần phải đạt được, hành giả yogi trú xứ trong thành trì của sự viên mãn tự nhiên.

 

Như vậy, nhờ việc cư ngụ, trú xứ trong 8 thành trì này, mọi sự được mang lại cùng nhau vào bên trong tâm tỉnh giác để từng loại ngõ hẻm được làm sạch mà không cần phải chấp nhận hay chối bỏ. Vì người ấy thấy rõ ràng rằng mọi sự là tâm, sự nhỏ bé, hạn hẹp của hy vọng và sợ hãi được gỡ bỏ và phạm trù, lĩnh vực rộng mở, thênh thang được chạm tới.

 *

 

Bà Tsogyal hỏi Đạo Sư: Thưa Thầy, làm thế nào để một người nhận biết, phân biệt được những thể nghiệm là đáng tin cậy?

 

Đạo Sư trả lời: Những thể nghiệm được cho là đáng tin cậy nếu chúng có thể được xác minh nhờ 3 thước đo. Một khi con đã hiểu được những điểm trên, thì chúng được nhận ra, chứng ngộ nhờ việc đạt được niềm tin vào thể nghiệm từ: những tuyên bố siêu phàm, những chỉ dẫn cốt tủy và sự thông tuệ của chính con.

 

Hơn nữa, sau khi đã đạt được một niềm tin sâu sắc như thế bên trong chính mình, thì khi con tiếp tục huân tập, thể nghiệm của con sẽ trở nên rõ ràng rằng trong đó thân thể con cảm thấy nhẹ nhàng, tâm con trở nên sáng tỏ, con có thể nhìn được những gì được cất dấu, con có rất ít những niệm tưởng, v.v… hãy tiếp tục mà không tưởng tượng, tự mãn, hy vọng hay sợ hãi, ngay cả khi những dấu hiệu của tiến bộ tự nhiên xuất hiện, con sẽ không còn buông tuồng trong bất kỳ sự phóng dật, phấn khích, khoe khoang, hay khoác lác nào nữa cả.

Bà Tsogyal hỏi Đạo Sư: Thưa Thầy, làm thế nào để những niềm tin sai lệch và thái quá được loại trừ?

 

Đạo Sư trả lời: Một người không nên đi theo 8 loại sai lệch và 9 loại niềm tin. (30) (30: 8 loại niềm tin là những niềm tin của 6 loài chúng sinh cùng với những quan điểm cực đoan của chủ nghĩa vĩnh cửu và hư vô. 9 loại là những điều trên cùng với một sự thấu hiểu thông tuệ của những cái thấy trong 9 thừa). Đừng đi theo vết xe của 9 thừa hay của 6 loài chúng sinh cùng với những cái thấy cực đoan của chủ nghĩa vĩnh cửu và hư vô. Khi huân tập trong thiền định, hành giả yogi không nên coi các đối tượng và tâm như là tách biệt, hãy dồn nén hiện tượng, pháp duyên sinh tương thuộc lẫn nhau lại, hãy trưởng dưỡng tánh không, hoặc trưởng dưỡng bất kỳ sự nhị nguyên nào hay những điều tương tự…

 

Không cái nào của 9 thừa tiệm tiến nên trở thành một thái độ, quan điểm cố hữu hết cả. 6 loài chúng sinh không được chuyển hóa những nhận thức mà là những lập trường bình thường. Những quan điểm thái quá của chủ nghĩa vĩnh cửu và hư vô là những niềm tin méo mó. Hành giả yogi đơn giản là pháp tánh khi người ấy tránh đi theo bất kỳ niềm tin nào ở trên và thay vào đó, hãy duy trì sự tự do khỏi những biên kiến và định kiến.

Bà Tsogyal hỏi Đạo Sư: Thưa Thầy, điểm then chốt nào khiến một người tự nhiên được tự do khỏi ràng buộc, gắn kết?

 

Đạo Sư trả lời: Điểm then chốt rằng những sắc tướng xuất hiện là sự tự phô diễn và tan biến tự nhiên nhờ việc không bị ràng buộc. Những sắc tướng xuất hiện như sự phô bày từ tâm tỉnh giác của chính con. Như vậy đây là tình huống, khi bị ràng buộc và bám chấp, hãy thấy rằng sự ràng buộc, gắn kết của con sau đó sẽ tự nhiên biến mất. Các sắc tướng là sự tự phô diễn, tánh không của chúng là một tánh không tự nhiên, và bất kỳ ràng buộc, gắn kết nào được làm sạch cũng như không khí. 

* 

Bà Tsogyal hỏi Đạo Sư: Thưa Thầy, cái gì định nghĩa sự khác biệt giữa 9 thừa?

 

Đạo Sư trả lời: Những khác biệt giữa 9 thừa được định nghĩa bởi sự hiện diện hay vắng mặt từ những niềm tin sau đây:

 

·       Lập trường của các thanh văn shravaka là tin rằng trong khi các đối tượng và tâm là khác biệt, thì các đối tượng được tạo nên từ các nguyên tử và các nguyên tử của chất liệu vật chất.

·       Các vị Phật Bích Chi hay Độc Giác Pratyekabuddha tin rằng trong khi các đối tượng bên ngoài là những ảo huyễn, và những ảo huyễn này là không thực vì chúng là mối quan hệ duyên sinh tương thuộc, nhưng tâm lại nhận thức chúng là thực.

·       Lập trường Trung Đạo là hiện tượng duyên sinh tương thuộc đó là sự trống rỗng và sự trống rỗng thì tránh khỏi những cấu trúc, tạo dựng ý niệm (31) (31: Phiên bản Lama Gongdu thêm vào: “Những người theo Kinh giáo đồng ý rằng vạn pháp là sự trống rỗng một cách tối hậu, trong khi một cách tương đối, chúng giống như những ảo ảnh huyễn hóa.”

·       Trong cái đầu tiên của 3 tantra ngoại của Mật Chú, một người đạt chứng ngộ nhờ niềm tin rằng mọi sự một cách tối hậu là sự trống rỗng, trong khi một cách tương đối nó là sự thuần tịnh trong sự hiện diện của 3 bộ.

·       Trong lập trường tiếp theo, một người chứng ngộ nhờ một cái thấy như là cái cao hơn và một đạo hạnh như là cái thấp hơn, trong khi sử dụng những thực hành dựa trên cả hai (32) (32: Ba tantra ngoại của Mật Chú là Kriya, Upa và Yoga tantra.Vì Upa không có cái thấy của riêng nó nên nó sử dụng “cái thấy của cái cao hơn”, là Yoga Tantra, và “đạo hạnh, hành xử của cái thấp hơn”, là Kriya Tantra.)

·       Trong cái cuối cùng, một người chứng ngộ thân của bổn tôn nhờ việc chấp nhận và chối bỏ 4 ấn mudra (33) và đại định. (33: 4 ấn hay dấu ấn, là Pháp ấn, nguyện ấn, đại ấn và nghiệp ấn. Chúng liên hệ tới 4 khía cạnh của thực hành mật thừa và có thể được hiểu trên những cấp độ khác nhau.)

·       Giữa 3 tantra nội của Mật Chú, Mahayoga nắm giữ rằng hiện tượng một cách tối hậu là không sinh khởi, trong khi một cách tương đối chúng là những ảo ảnh huyễn hóa, được biết như là 4 cấp bình đẳng và ba cấp thanh tịnh (34) (34: Quan điểm chính của Mahayoga là sự thanh tịnh và bình đẳng vĩ đại của vạn pháp – tất cả trong thế giới và mọi loài chúng sinh. Ba cấp thanh tịnh có thể liên hệ tới sự thực rằng những sự tập hợp, các nguyên tố, và các nền móng giác quan, hoặc các sắc tướng, âm thanh, và sự nhận biết là sự thuần khiết và linh thiêng từ bản tánh. 4 cấp bình đẳng liên hệ tới sự thật rằng vạn pháp là sự trống rỗng, sự hợp nhất của sắc tướng và tánh không, vượt lên những cấu trúc, tạo dựng, và bình đẳng trong sự hiện hữu của cùng bản tánh.)

·       Anu Yoga coi nguyên nhân là bản tánh của hư không thuần tịnh, trong khi sự nỗ lực là mạn đà la trí tuệ, và rằng đứa con của đại lạc là khi sự tỉnh thức nhận ra, chứng ngộ hư không nền tảng này, cái trọn vẹn như mạn đà la của chư Tôn nam và nữ; hơn nữa, nó được trưởng dưỡng như sự trọn vẹn không cần phải phát triển.

·       Tất cả các thừa lên đến và bao gồm cả Anu Yoga đều có sự bám nắm trên những lập trường và có những ràng buộc, gắn kết, nhưng Ati Yoga thì không có lập trường cũng như không có ràng buộc, gắn kết.

·       Ati Yoga nghĩa là gì mà không có lập trường hay ràng buộc, gắn kết? Nó nghĩa là, vì nó được thấy rõ ràng ngay từ lúc bắt đầu, trạng thái tỉnh giác không được coi là được làm ra. Nhờ không bị gắn kết tới bất kỳ thứ gì được ý niệm nào, nên nó không có sự ràng buộc, gắn kết.

 

Con không thấy các cấp độ cao hơn hay thấp hơn trong các thừa trừ khi con nhận biết, phân biệt được những khác biệt này giữa chúng, như vậy đây là cách làm thế nào con nên phân biệt 9 thừa.

 

Đây là những huấn thị cực kỳ bí mật mà vị Minh Sư Padmasambhava Liên Hoa Sinh đã ban khẩu truyền vì lợi ích cho những người thuộc cấp độ cao nhất, tâm của người ấy được bảo vệ bởi Đức Shri Hayagriva:

 

·       Làm thế nào để tập hợp những điểm then chốt tất cả lại cùng nhau như vậy để xác quyết cái thấy nhờ phương tiện của 9 quá trình suy luận cho tâm thức về sự bao la thênh thang

·       Làm thế nào để quyết định, xác thực đạo hạnh nhờ phương tiện của thú vui với khả năng không bị ràng buộc

·       Làm thế nào để an định vào trạng thái thong dong, điềm tĩnh nhờ phương tiện của 3 trạng thái không bị ngăn che của sự bao la thênh thang

·       Làm thế nào nó được dạy, nhờ phương tiện của các quá trình suy luận, cái không có quả nào cần phải kiếm tìm mà chia tách khỏi việc thể nghiệm bất kỳ điều gì khởi sinh đều là bản tánh tâm

·       Làm thế nào những niệm tưởng có thể tan biến tự nhiên nhờ phương tiện của 3 cách hoàn thiện siêu vượt lên sự hoàn thiện

·       Làm thế nào, nhờ phương tiện của 6 quá trình suy luận từ những kinh văn về tâm tự giải thoát, không đối tượng được nhận thức nào cần phải chối bỏ vì mọi sự được thấy một cách rõ ràng

·       Làm thế nào 6 quá trình suy luận cho tính bất khả phân giải thích tâm và pháp tánh là bất khả phân như thế nào

·       Làm thế nào 6 quá trình suy luận cho không chuỗi sự kiện minh chứng làm thế nào mà vạn pháp sinh khởi và hiện hữu là sự tỉnh thức nguyên sơ

·       Làm thế nào để quét sạch 8 che chướng và các ngõ hẻm trên con đường của tâm hành giả yogi và làm thế nào việc trú xứ trong 8 thành trì mang con đường của hành giả yogi vào một điểm đơn nhất

·       Làm thế nào để tin tưởng 3 thước đo và như vậy để sản sinh tự nhiên những thể nghiệm và dấu hiệu của tiến bộ mà không có sự tự mãn khoe khoang, khoác lác

·       Làm thế nào để tránh đi theo các vết xe của 8 loại niềm tin

·       Làm thế nào các sắc tướng là sự tự phô diễn và tan biến tự nhiên nhờ việc không ràng buộc, gắn kết

·       Và làm thế nào những khác biệt giữa 9 thừa được định nghĩa, làm rõ nhờ sự hiện diện hay vắng mặt của những niềm tin

 

Ngài đã giải thích tất cả điều này cho những người thuộc cấp độ cao nhất nhờ việc để cho những giáo huấn này tuôn chảy tự nhiên từ sự chứng ngộ rộng mở của pháp tánh. 

Bà Tsogyal hỏi Đạo Sư: Thưa Thầy, con khẩn xin Ngài ban cho một cách để bất kỳ người nào – dù là khả năng cao nhất, trung bình hay thấp hơn – an định kiên cố, xác quyết lên trạng thái tỉnh giác ngay lúc này.

 

Đạo Sư trả lời: Gốc rễ của vạn pháp được gom chứa bên trong tâm chính con. Tâm tỉnh giác này hiện hữu trong từng thực thể sống của các loài chúng sinh. Hơn nữa, nó là khối cầu pháp tánh đơn nhất của pháp thân và nó không có hình dạng cũng không có màu sắc. Nó không có chất thể hay các đặc tính vật chất. Nó hiện diện như một sự nhận biết trống rỗng, mênh mông, nó không được tạo ra từ khởi thủy. Để nhận ra, chứng ngộ thể nghiệm này là sự tự tồn tại được biết như là Đức Phổ Hiền Samantabhadra của cái thấy hay khối cầu pháp tánh đơn nhất của pháp thân.

 

Khối cầu pháp tánh đơn nhất – pháp tánh là tâm tỉnh giác, thứ không được tạo nên bởi bất kỳ điều gì hết cả - thứ trống rỗng trong bản chất và có nhận thức bởi bản tánh. Để đơn giản duy trì, an trụ trong trạng thái liên tục này được biết như là sự thiền định kết hợp sự chứng ngộ của toàn thể chư Phật. Để an trụ trong trạng thái này – trong đó không có điều gì cần được vun trồng, trưởng dưỡng mà cũng không có thứ gì đi lạc cả - được biết như là đạo hạnh tự tồn tại vượt lên khỏi sự gặp gỡ và chia lìa.

 

Bên trong khối cầu pháp tánh đơn nhất của pháp thân này, không có thứ gì là không được tịnh hóa viên mãn cả, từ những mạn đà la của các đấng chiến thắng ở trên, cho tới các cõi địa ngục ở dưới – tất cả đều được tịnh hóa viên mãn một cách bình đẳng. Như vậy nó không khác dù cho ở trong những trạng thái khổ đau hay trạng thái tỉnh giác, cũng không khác giữa chư phật và chúng sinh.

 

Hơn nữa, đây không phải là thứ gì đó chỉ được tạo ra, mà hơn nữa đã sẵn sàng hiện diện tự nhiên từ khởi thủy, và như vậy thành quả pháp thân là sự tỉnh thức tự nhận biết. Nó được thấy ngay lúc này nhờ phương tiện từ chỉ dẫn của thầy con, và, vì nó không phải là thứ gì đó có thể được vun trồng, trưởng dưỡng hay đạt được, nó là một sự viên mãn đã tịnh hóa.

 

Ta không có điều gì để dạy ngoài điều này, vì thế hãy giữ nó trong tâm con, hỡi Công Chúa Xứ Kharchen.

Bà Tsogyal, Công Chúa xứ Kharchen, đã thỉnh cầu từ vị thầy Padmasambhava Liên Hoa Sinh những huấn thị, chỉ dẫn 3 cấp thiền định này vì lợi ích của những người thuộc khả năng cao nhất, trung bình và thấp hơn. Bà đã ghi nhớ chúng cho lợi lạc các thế hệ tương lai, và, vì chúng chưa thích hợp để phổ truyền vào thời điểm đó nên bà đã cất dấu chúng như những kho tàng đất quý giá. Cầu mong chúng gặp gỡ với hành giả yogi được trang hoàng với định mệnh tiền định khế hợp.

 

Trong những thời điểm tương lai, khi con, hỡi những người may mắn, gặp gỡ những giáo huấn này,

Sự chứng ngộ về bản tánh cái thấy của con có thể như một đại dương,

Nhưng hãy vẫn giữ gìn mối quan hệ nhân và quả xuống tới chi tiết tốt nhất

Con có thể đã hiểu đại dương mênh mông của bản tánh pháp tánh,

Nhưng hãy vẫn giữ một sự huân tập không lầm lẫn như một chiếc cột vàng ròng.

 

Con có thể đã chứng ngộ trạng thái tự nhiên của tâm rộng mở,

Nhưng hãy vẫn bảo vệ các samaya cùng giới luật của con, ổn định và không hư hại.

Con có thể đã đạt tới một sự chứng ngộ về bản tánh pháp tánh như đại dương

Nhưng hãy vẫn tôn kính các bậc thầy siêu phàm như con có vương miện trên đỉnh đầu mình.

 

Trái tim yêu thương của con có thể tự do vô tư, không thiên chấp,

Nhưng hãy vẫn hoàn thành những nguyện ước của những người bạn đồng hành với con và tất cả bạn Pháp của con.

Con có thể đã thấy bản tánh bình đẳng của chư Phật và tất cả chúng sinh,

Nhưng hãy vẫn tránh như tránh thuốc độc 10 hành vi không đức hạnh và kết quả của chúng.

Con có thể đã chứng ngộ sự thật rằng Phật là tâm con,

Nhưng hãy vẫn coi bổn tôn hóa thần siêu phàm gần gũi, thân thiết như chính trái tim con.

Con có thể đã hiểu được rằng khổ đau tự chính nó là sự an lạc vĩ đại nhất,

Nhưng hãy vẫn tránh việc tạo tác tới tất cả những nguyên nhân, hoạt động cùng sự dính líu tới nó.

Con có thể đã chuyển hóa những cảm xúc vào sự tỉnh thức nguyên sơ,

Nhưng hãy vẫn tránh việc đốt cháy tâm con với những ngọn lửa của ba và năm độc.

Con có thể đã thể nghiệm không hành động như trạng thái của sự thong dong, dễ dàng vĩ đại nhất,

Nhưng hãy vẫn đưa bản thân mình vào thiện hạnh với sự cực kỳ tinh tấn.

 

           Con – người của các thế hệ tương lai, những kẻ tuyên bố mình là các thiền giả,

             Nếu con giữ một cái thấy cao chót vót, đầy ngạo nghễ trong khi đạo hạnh, hành xử của con thì vẫn thô tháo,

Con liều lĩnh duy trì giới hạn trong cái thấy của chủ nghĩa khoái lạc.

Nếu con huyên thuyên về tánh không trong khi tin vào sự hư vô,

Con liều lĩnh lạc vào cực đoan hư vô.

 

Nếu con huân tập nhờ việc giam cầm tâm mình trong sự hôn trầm vô niệm,

Con liều lĩnh lạc vào sự mắc kẹt Thanh Văn.

Nếu con tuyên bố rằng tất cả là tâm trong khi hành động một cách nông nổi,

Con liều lĩnh lạc vào ba cõi thấp.

 

Nếu con bám chấp vào cái thấy cao nhất trong khi chế nhạo, báng bổ những thực hành Pháp khác,

Con liều lĩnh lạc vào các trạng thái địa ngục của nỗi đau đớn vô hạn.

Nếu con thất bại để nắm lấy thành trì của sự nhận biết không hư cấu,

Con liều lĩnh lạc vào 6 cõi sinh tử.

 

Nếu con thiền định trong khi tin rằng tâm là vĩnh cửu,

Con liều lĩnh lạc vào cái thấy cực đoan của chủ nghĩa vĩnh cửu.

Nếu con hành động như thể con thiền định trong khi con vẫn không hiểu tâm,

Con liều lĩnh lạc vào con đường sai lạc khi con chết.

 

Nếu, sau khi đã đi vào cánh cổng Pháp, ngọn đèn báu,

Mà con thất bại để đánh vào thành tựu vô thượng trong một đời duy nhất

Và thay vào đó tiếp tục hướng về thế tục, một cách vô nghĩa và chán ngắt,

Con liều lĩnh đi lạc nơi Pháp và tâm con bị chia tách.

Đừng lừa dối chính mình với sự huân tập khờ dại, thiếu cân bằng,

Mà hãy điểm tô chính con với mọi tài sản giàu có, thịnh vượng của việc học tập (văn), suy niệm (tư) và thiền định (tu) thực sự.

 

Ngài đã chỉ dẫn như thế.

 

”Tràng Hoa Vàng Ròng Quý Báu của Những Chỉ Dẫn Thiền Định” vì lợi ích của những người thuộc khả năng cao nhất, trung bình và thấp hơn đã được ban truyền trong Thung Lũng Đá Phiến ở Núi Đá Đỏ vào ngày thứ 8, tháng mùa thu thứ hai, Năm Con Rồng.

 

 

8_VÒNG GIÁO HUẤN NHỮNG ĐIỂM TRỌNG YẾU

 

 

Sự chứng ngộ của Đạo Sư Liên Hoa Sinh Padmasambhava xứ Uddiyana đồng đẳng với chư Phật, và thân Ngài siêu vượt lên khỏi sinh và tử. Hướng tới hóa thân này, Bà Tsogyal, Công Chúa xứ Kharchen, đã dâng lên câu hỏi này: Xin để tâm hỡi vị thầy vĩ đại, thưa Thầy, cái gì là đường chia tách giữa chư Phật và chúng sinh?

 

Đạo Sư đáp: Này Tsogyal, cái chúng ta gọi là Phật (sang-gye) liên quan tới sự viên mãn, hoàn hảo (gye) của trí tuệ và lòng bi mẫn sau khi cái không nhận biết được sáng tỏ (sang). Một chúng sinh xuất hiện do việc thất bại, lầm lạc để nhận ra, chứng ngộ rằng cái không nhận biết là cái không nhận biết. Vì vậy sự khác biệt nằm ở việc biết hay không biết. Khi áp dụng điều này tới dòng chảy hiện hữu của con, hãy nhìn vào tâm tưởng của con và thấy rằng tâm này thì trống rỗng và không bao gồm bất kỳ đặc điểm, nhân dạng nào cả. Việc thấy và nhận ra khía cạnh tỉnh thức đa dạng của nó là sự tự phô diễn thì là điểm trọng yếu của việc tịnh hóa tự nhiên từ một chúng sinh trở thành một vị phật. (36) (36: Cụm từ ở đây là từ phiên bản Lama Gongdu, trong khi phiên bản Mattri đọc: “Khi con thấy và nhận ra, chứng ngộ rằng ý nghĩ, tư duy theo cách này tan biến nhờ chính nó…”). Tsogyal, lời khuyên cực kỳ quan trọng này, Ta ban nó cho con. 

Bà Tsogyal hỏi Đạo Sư Liên Hoa: Thưa Thầy, cái gì là đường chia tách giữa sinh tử và niết bàn?

 

Đạo Sư đáp: Sinh tử, “đi vòng tròn” là sự lòng vòng từ một nơi này tới một nơi khác. Niết bàn là chặt đứt việc đi lòng vòng này. Khi áp dụng điều này tới dòng chảy hiện hữu của con, hãy thấy rằng trạng thái nền tảng của tâm con là một sự tự hiện hữu, cái chưa bao giờ sinh khởi (37) (37: Trong một nguồn văn bản khác, ngài Shri Singha định nghĩa Ati như là “sự tự hiện hữu không sinh khởi.”) và không bị nhiễm ô bởi những vết nhơ của bản chất cố hữu, vật chất. Khi con thấy điều này, thì sau đó không có nơi nào nữa để lòng vòng cả. Sinh tử được sáng tỏ, tịnh hóa từ khởi thủy, được gọi là niết bàn. Tsogyal, lời khuyên cực kỳ quan trọng này, Ta ban nó cho con. 

Bà Tsogyal hỏi Đạo Sư Liên Hoa: Thưa Thầy, cái gì là đường chia tách giữa không biết và biết?

 

Đạo Sư đáp: Không biết (marigpa) là không nhận biết chất liệu chính của tâm. Biết (rigpa) là thấy được chất liệu nền tảng này của tâm. (38) (38: Ngài Shri Singha nói : “Biết (rigpa) là việc biết sự tỉnh giác nguyên sơ, điều là thể nghiệm riêng cá nhân.”) Khi áp dụng điều này tới dòng chảy hiện hữu của con, hãy nhìn vào bản tánh tự nhiên này, chất liệu nền tảng của tâm con thì quang minh, sáng rỡ, yên tĩnh và tỉnh giác chói lọi. Hãy chỉ đơn giản thấy tâm thức trong cách này là điểm trọng yếu của việc sáng tỏ tự nhiên cái không biết. Tsogyal, lời khuyên cực kỳ quan trọng này, Ta ban nó cho con. 

Bà Tsogyal hỏi Đạo Sư Liên Hoa: Thưa Thầy, cái gì là đường chia tách giữa tâm và bản chất-tâm?

 

Đạo Sư đáp: Tâm (sem) là tư duy hình thành, cấu tạo nên. Bản chất-tâm (semnyi) là tự do khỏi tư duy và hoạt động tinh thần. Khi việc thể nghiệm bản chất này là dòng chảy hiện hữu của con, hãy phá vỡ, ngắt quãng hoạt động tư duy của tâm con và để yên nó như nó vốn là, không dự tính, trù liệu và như nó sẵn là một cách tự nhiên. Trạng thái tỉnh giác yên tĩnh và chói sáng này, tự do khỏi bất kỳ hoạt động tinh thần nào, là điểm trọng yếu của tâm sáng tỏ tự nhiên từ chính nó. Tsogyal, lời khuyên cực kỳ quan trọng này, Ta ban nó cho con. 

Bà Tsogyal hỏi Đạo Sư Liên Hoa: Thưa Thầy, cái gì là đường chia tách giữa mọi nền tảng và mọi nền tảng ý thức?

 

Đạo Sư đáp: Trong mọi nền tảng (kunzhi), tất cả liên quan tới sự chuyển động các ý niệm, cái định nghĩa, trong khi nền tảng là cái nhận biết cơ bản, nền móng được trộn lẫn với pháp thân và vì vậy một bình chứa cho các khuynh hướng tập quán quen thuộc của thiện và ác. Mọi nền tảng ý thức (kunzhi namshey) là tâm khuấy động từ mọi nền tảng và sinh khởi như ý niệm, tư duy. Khi áp dụng điều này vào thể nghiệm của con, hãy để trạng thái tự nhiên không trù liệu, bản tánh nền tảng đích thực của con, không bị rối loạn bởi niệm tưởng, tư duy, mà an trụ một cách tĩnh lặng, tự do khỏi niệm tưởng và tỉnh giác chói ngời. Hãy nhận ra rằng là trạng thái tự nhiên trong trường hợp cả mọi nền tảng, ý thức và bản tánh nền tảng của mọi sự. Như vậy đây là điểm trọng yếu của sự tan biến tự nhiên vào pháp thân. Tsogyal, lời khuyên cực kỳ quan trọng này, Ta ban nó cho con. 

Bà Tsogyal hỏi Đạo Sư Liên Hoa: Thưa Thầy, cái gì là đường chia tách giữa tâm trí và tâm thức?

 

Đạo Sư đáp: Tâm trí (yid) là nền tảng của tư duy, ý niệm, trong khi tâm thức (yidkyi namshey) là mọi hoạt động tư duy có thể làm, khí năng hay gió đặt nó vào sự chuyển động. Khi áp dụng điều này một cách kinh nghiệm trong dòng chảy hiện hữu của con, đừng để bị khuấy tung lên với gió khí năng, cái làm khơi dậy cảm xúc, mà hãy để tâm an trụ tự do khỏi tư duy, niệm tưởng và không mang theo bất kỳ sự xác định, định danh nào hết cả, chỉ như ngọn lửa của một cây đèn bơ không bị khuấy động bởi gió. Hãy duy trì sự tỉnh giác mà vẫn không hình thành các ý niệm. Đây là điểm trọng yếu của việc hóa tán, làm tan biến tự nhiên tâm trí và tâm thức vào bản tánh chói sáng của pháp tánh. Tsogyal, lời khuyên cực kỳ quan trọng này, Ta ban nó cho con. 

* 

Bà Tsogyal hỏi Đạo Sư Liên Hoa: Thưa Thầy, cái gì là đường chia tách giữa cái tối hậu và cái tương đối?

 

Đạo Sư đáp: Cái tối hậu là cái siêu vượt lên khỏi lãnh vực của tâm ý niệm. Cái tương đối là những thể nghiệm tự do, không chút cấm đoán, và sự định danh, xác định của cái là bất kỳ trạng thái lừa dối nào của tâm. Khi áp dụng điều này một cách kinh nghiệm trong dòng chảy hiện hữu của con, khi con nhìn vào cái tương đối, con thấy rằng cái tương đối không bao gồm bất kỳ lĩnh vực nào của tâm ý niệm, mà hơn nữa, nó trống rỗng trong khi thể nghiệm và không được tạo ra bởi bất kỳ điều gì cả. Đây là điểm trọng yếu của việc hóa tán, làm tan biến tự nhiên cái tương đối vào cái tối hậu. Tsogyal, lời khuyên cực kỳ quan trọng này, Ta ban nó cho con. 

* 

Bà Tsogyal hỏi Đạo Sư Liên Hoa: Thưa Thầy, cái gì là đường chia tách giữa bến bờ này và bến bờ khác?

 

Đạo Sư đáp: Giới hạn bến bờ này liên hệ tới hiện tượng sinh tử, bến bờ khác liên hệ tới cái vượt lên khỏi vòng sinh tử. Khi áp dụng điều này một cách kinh nghiệm trong dòng chảy hiện hữu của con, hãy nhìn vào tâm ý niệm bình thường thuộc về bến bờ này, và theo cách ấy hãy thấy rằng nó tuyệt đối không chất thể, một nhận thức không thể được nắm bắt. Điều này được biết như tới bến bờ khác và là điểm trọng yếu của việc hóa tán, làm tan biến bến bờ này vào việc đi tới bến bờ khác (39) (39: Cụm “tới bến bờ khác” là một phiên dịch theo nghĩa của paramita (bát nhã)). Tsogyal, lời khuyên cực kỳ quan trọng này, Ta ban nó cho con. 

* 

Bà Tsogyal hỏi Đạo Sư Liên Hoa: Thưa Thầy, cái gì là đường chia tách giữa hôn trầm và tỉnh thức?

 

Đạo Sư đáp: Hôn trầm là thất bại, lầm lạc để lĩnh hội, thấu suốt bất kỳ điều gì, do một tấm màn tinh thần dày đặc. Tỉnh thức là để thấy biết rõ ràng trạng thái nguyên sơ, tự nhiên như nó là. Khi áp dụng điều này một cách kinh nghiệm trong dòng chảy hiện hữu của con, hãy nhìn vào cái không biết này, cái không thấu suốt tâm tự chính nó – không cần đặt câu hỏi dù cho tâm có hiểu hay không – và theo cách này hãy thấy rằng nó không mang bất kỳ sự định danh, xác định nào cả mà chói sáng và không bị ngăn che. Đây là điểm trọng yếu của việc hóa tán, làm tan biến tự nhiên hôn trầm. Tsogyal, lời khuyên cực kỳ quan trọng này, Ta ban nó cho con. 

* 

Bà Tsogyal hỏi Đạo Sư Liên Hoa: Thưa Thầy, cái gì là đường chia tách giữa yêu và ghét?

 

Đạo Sư đáp: Ghét là sự ghê tởm, ghét bỏ một đối tượng khác; Yêu là sự say mê, thích thú, tôn sùng một đối tượng khác. Khi áp dụng điều này một cách kinh nghiệm trong dòng chảy hiện hữu của con, hãy nhìn vào đối tượng làm bộc phát sự ghét và hãy thấy rằng nó trống không và không có bất kỳ sự cụ thể, định danh nào hết cả. Hãy nhìn vào đối tượng khơi gợi lòng bi mẫn và hãy thấy rằng nó cũng trống không và cũng không có bất kỳ sự cụ thể, định danh nào hết cả. Kẻ thù đáng căm hận của con là tâm, và thân hữu yêu dấu của con thì cũng là tâm. Hiểu được rằng tâm này là trống rỗng và không được tạo bởi bất kỳ thứ gì hết cả là điểm trọng yếu của việc hóa tán, làm tan biến tự nhiên yêu và ghét. Tsogyal, lời khuyên cực kỳ quan trọng này, Ta ban nó cho con. 

* 

Bà Tsogyal hỏi Đạo Sư Liên Hoa: Thưa Thầy, cái gì là sự khác biệt giữa tham muốn và vui thích?

 

Đạo Sư đáp: Tham muốn là bị ràng buộc, gắn kết và khao khát vào một thứ gì đó cụ thể. Vui thích là khi niềm vui được sản sinh trong tâm. Khi áp dụng điều này một cách kinh nghiệm trong dòng chảy hiện hữu của con, hãy nhìn vào cái tâm cảm nhận sự tham muốn, và hãy thấy rằng vui thích khi trông thấy một đối tượng thu hút, hấp dẫn hay một chút giàu có, thịnh vượng thì chỉ như một thể nghiệm của việc hài lòng, thỏa mãn. Cả tham muốn và vui thích đều là tâm. Vì tâm này không gom chứa bất kỳ điều gì hết cả, nên đó là điểm trọng yếu của việc hóa tán, làm tan biến tự nhiên tham muốn và vui thích. Tsogyal, lời khuyên cực kỳ quan trọng này, Ta ban nó cho con. 

* 

Bà Tsogyal hỏi Đạo Sư Liên Hoa: Thưa Thầy, cái gì là đường chia tách giữa tự ngã (tôi) và tha ngã (người khác)?

 

Đạo Sư đáp: Tự ngã là một sự bám chấp hiển nhiên; tha ngã là một sự phân biệt thiên kiến. Khi áp dụng điều này một cách kinh nghiệm trong dòng chảy hiện hữu của con, hãy nhìn vào tự ngã và hãy thấy rằng nó không có một tự ngã nào để con có thể chấp chặt vào. Hãy nhìn vào tha ngã và hãy thấy rằng nó không có một phạm trù một chiều, phiến diện nào để con có thể chấp chặt vào. Cả tự ngã (tôi) và tha ngã (người khác) đều là tâm. Phẩm chất trống rỗng này của tâm là điểm then chốt của việc hóa tán, làm tan biến tự nhiên tự ngã và tha ngã không chút chia tách. Tsogyal, lời khuyên cực kỳ quan trọng này, Ta ban nó cho con. 

* 

Bà Tsogyal hỏi Đạo Sư Liên Hoa: Thưa Thầy, cái gì là đường chia tách giữa khổ đau và mãn nguyện?

 

Đạo Sư đáp: Khổ đau là một sự không dễ dàng, thoải mái của tâm, trong khi mãn nguyện là sự dễ dàng, thoải mái tinh thần. Khi áp dụng điều này một cách kinh nghiệm trong dòng chảy hiện hữu của con, hãy nhìn vào trạng thái khổ sở của cái không dễ dàng, thoải mái và hãy thấy rằng nó không có bất kỳ chất thể cứng đặc nào cả mà đúng hơn là tâm. Tâm thì trống rỗng, và phẩm chất trống rỗng này là một trạng thái của thong dong, thoải mái – đây là điểm trọng yếu của việc thay đổi khổ đau thành thoải mái, dễ dàng. Tsogyal, lời khuyên cực kỳ quan trọng này, Ta ban nó cho con. 

* 

Bà Tsogyal hỏi Đạo Sư Liên Hoa: Thưa Thầy, cái gì là đường chia tách giữa thiện hạnh và ác hạnh?

 

Đạo Sư đáp: Thiện là bất kỳ hành động nào lành mạnh, không gây hại, trong khi ác là hành động mang lại sự chín mùi nghiệp không lành mạnh. Khi áp dụng điều này một cách kinh nghiệm trong dòng chảy hiện hữu của con, mọi hoạt động nghiệp quả và sự chín mùi của chúng là một bên trong trạng thái của tâm tỉnh giác, và tâm này từ khởi thủy đã không bị nhiễm ô bởi những đức hạnh của các hành động lành mạnh hay những ô nhiễm của những hoạt động không lành mạnh. Vì tâm trống không này không tích tập sự chín mùi nghiệp, đây là điểm trọng yếu của việc xoay chuyển những ác hạnh thành thiện hạnh, cát tường. Tsogyal, lời khuyên cực kỳ quan trọng này, Ta ban nó cho con. 

* 

Bà Tsogyal hỏi Đạo Sư Liên Hoa: Thưa Thầy, cái gì là đường chia tách giữa tâm chư Phật và tâm chúng sinh?

 

Đạo Sư đáp: Tâm Phật chưa bao giờ chuyển động khỏi bản tánh tinh yếu, trong khi tâm chúng sinh thì ở trong sự chuyển động. Khi áp dụng điều này một cách kinh nghiệm, hãy để tâm chúng sinh này cùng với sự chuyển động tư tưởng của nó được tự nhiên, không chút dự tính, trù liệu nào, nền tảng của nó không được tạo dựng bởi bất kỳ sự xác định, định danh nào cả. Đó là tâm tự nhiên bổn nguyên, trạng thái tự hiện hữu vĩ đại, và được biết như việc an trụ trong tâm phật. Đây là điểm trọng yếu của việc hóa tán, làm tan biến một tâm chúng sinh thành tâm phật. Tsogyal, lời khuyên cực kỳ quan trọng này, Ta ban nó cho con.

* 

Bà Tsogyal hỏi Đạo Sư Liên Hoa: Thưa Thầy, cái gì là đường chia tách giữa chư thiên và quỷ ma?

 

Đạo Sư đáp: Một vị thiên là người đã từ bỏ mọi ý chí tiêu cực; một quỷ ma là người giữ lại ý chí tiêu cực. Khi áp dụng điều này một cách kinh nghiệm trong dòng chảy hiện hữu của con, nhận thức về chư thiên và qủy ma là chính tâm ý niệm của con. Hãy nhìn thẳng vào ngay ý niệm này và hãy thấy rằng nó không có bất kỳ thuộc tính rắn đặc nào cả mà trống rỗng. Trong thời khắc đó, ý niệm về chư thiên và quỷ ma bị gián đoạn, như vậy đây là điểm trọng yếu của việc hóa tán, làm tan biến tự nhiên chư thiên và quỷ ma. Tsogyal, lời khuyên cực kỳ quan trọng này, Ta ban nó cho con. 

* 

Bà Tsogyal hỏi Đạo Sư Liên Hoa: Thưa Thầy, cái gì là đường chia tách giữa một kẻ thù và đứa con độc nhất của một người?

 

Đạo Sư đáp: Một kẻ thù là người được xem như là một sự chống đối, trong khi đứa con độc nhất của một người là người quý giá, trân quý với cảm giác yêu mến. Khi áp dụng điều này một cách kinh nghiệm trong dòng chảy hiện hữu của con, hãy nhìn về bên phải của con và thấy kẻ thù; hãy nhìn vào bên trái của con và thấy đứa con một của con; hãy nhìn vào tâm thức con và thấy rằng nó là tâm này, cái nhìn thấy một ai đó như là một kẻ thù và cũng chính tâm này nâng niu, yêu mến một ai đó như đứa con một của mình. Hãy nhìn vào nhận thức nhị nguyên này và thấy rằng nó gom chứa không nền tảng nào cũng không chất thể cứng chắc nào. Sự không chất thể tự nó là điểm trọng yếu của việc hóa tán, làm tan biến tự nhiên ý niệm về kẻ thù. Tsogyal, lời khuyên cực kỳ quan trọng này, Ta ban nó cho con. 

* 

Bà Tsogyal hỏi Đạo Sư Liên Hoa: Thưa Thầy, cái gì là đường chia tách giữa đáng giá và vô dụng?

 

Đạo Sư đáp: Đáng giá nghĩa là thứ gì đó được trân trọng, tôn quý với sự thiếu thốn và ràng buộc; vô dụng nghĩa là không bị dính mắc vào túng thiếu và ràng buộc. Khi áp dụng điều này một cách kinh nghiệm trong dòng chảy hiện hữu của con, hãy nhìn về bên phải của con và thấy vàng ròng;  hãy nhìn vào bên trái của con và thấy rác rưởi bẩn thỉu. Vàng ròng và sự bẩn thỉu là đồng đẳng như nhau vì tâm này là sự trống rỗng nguyên thủy và không có chất thể rắn chắc nào. Đó là điểm trọng yếu của việc nhận ra rằng vàng ròng và đất đá bẩn thì không khác biệt. Tsogyal, lời khuyên cực kỳ quan trọng này, Ta ban nó cho con. 

* 

Bà Tsogyal hỏi Đạo Sư Liên Hoa: Thưa Thầy, cái gì là đường chia tách giữa người nhận thức và cái được nhận thức?

 

Đạo Sư đáp: Được nhận thức là coi những đối tượng vật chất bên ngoài như là thật; người nhận thức là hiểu lầm tâm thức bên trong như là thật. Khi áp dụng điều này một cách kinh nghiệm trong dòng chảy hiện hữu của con, hãy nhìn vào các đối tượng được nhận thức bên ngoài và nhận ra rằng mọi hình tướng hiện hữu là trống không trong chính chúng. Hãy nhìn vào tâm nhận thức bên trong và thấy rằng tâm thì không thể nắm bắt và trống rỗng. Việc chứng ngộ điều này là điểm trọng yếu của việc nhận ra rằng người nhận thức và cái được nhận thức là bất khả phân như một tánh không đang xuất hiện. Tsogyal, lời khuyên cực kỳ quan trọng này, Ta ban nó cho con. 

* 

Bà Tsogyal hỏi Đạo Sư Liên Hoa: Thưa Thầy, cái gì là đường chia tách giữa chấp nhận và chối bỏ?

 

Đạo Sư đáp: Chấp nhận là giữ lấy trong tâm mà không từ bỏ; Chối bỏ là sự loại bỏ trong tâm. Khi áp dụng điều này một cách kinh nghiệm trong dòng chảy hiện hữu của con, hãy chấp nhận sự thật rằng khổ đau của sinh tử là tâm nhị nguyên. Hãy hiểu thấy bản chất phù phiếm, vô ích của nó và tự do khỏi những ham muốn, thôi thúc mạnh mẽ của những đeo đuổi thế tục. Nhờ việc xoay chuyển tâm con ra khỏi vòng sinh tử, con được tự do trong việc không cần đến bất kỳ điều gì cả. Như vậy, để nhận ra sự vắng mặt của thứ gì đó cần phải chấp nhận hay từ bỏ này là điểm trọng yếu của việc hóa tán, làm tan biến tự nhiên của chấp nhận và từ bỏ. Tsogyal, lời khuyên cực kỳ quan trọng này, Ta ban nó cho con. 

* 

Bà Tsogyal hỏi Đạo Sư Liên Hoa: Thưa Thầy, cái gì là đường chia tách giữa khởi niệm (nghĩ) và vô niệm (không nghĩ)?

 

Đạo Sư đáp: Khởi niệm (nghĩ) là suy tư và cân nhắc. Vô niệm (không nghĩ) là sự thiếu vắng đi hoạt động tinh thần, và an trụ để những chuyển động tư duy tan hòa, tan biến nhờ chính chúng. Khi áp dụng điều này một cách kinh nghiệm trong dòng chảy hiện hữu của con, dù cho bất kỳ loại niệm tưởng nào khởi sinh, hãy không chối bỏ mà cũng không sửa trị nó. Thay vào đó hãy để nó sáng tỏ một cách tự nhiên, tự do khỏi hư cấu tinh thần. Khi nó không có định tính cứng chắc, thì không có dấu vết nào được để lại đằng sau cả. Điều này được gọi là mang niệm tưởng vào điểm trọng yếu của vô niệm. Tsogyal, lời khuyên cực kỳ quan trọng này, Ta ban nó cho con. 

* 

Bà Tsogyal hỏi Đạo Sư Liên Hoa: Thưa Thầy, cái gì là đường chia tách giữa sự tích tập công đức như là nhân và sự tích tập trí tuệ như là quả?

 

Đạo Sư đáp: Nhân - sự tích tập công đức – liên quan tới giai đoạn phát triển, tụng và niệm, tán thán, tôn kính và dâng cúng torma, bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn v.v… Quả - sự tích tập trí tuệ - liên quan tới việc huân tập, rèn luyện trong sự tập trung, suy niệm, thiền định và trong cái thấy biết thấu suốt bên trong bản tánh nền tảng của tánh không. Dù cho bất kỳ cái gì con đào luyện, huân tập, thì điểm trọng yếu của sự viên mãn công đức như là trí tuệ kết quả là để niêm ấn nó với sự vắng mặt tuyệt đối của việc khái niệm, ý niệm hóa kẻ hành động và hành động. Tsogyal, lời khuyên cực kỳ quan trọng này, Ta ban nó cho con. 

* 

Bà Tsogyal hỏi Đạo Sư Liên Hoa: Thưa Thầy, cái gì là đường chia tách giữa shamatha (thiền chỉ hay thiền định) và vipashyana (thiền quán hay minh sát)?

 

Đạo Sư đáp: Shamatha là khi hoạt động tư tưởng lắng xuống toàn bộ và sự chú tâm của con an trụ bất động; Vipashyana là khi con thấy một cách chói lọi bản tánh của pháp tánh tất cả trong một. Khi áp dụng điều này một cách kinh nghiệm trong dòng chảy hiện hữu của con, thì sau đó con đã an trụ vào bản tánh của pháp tánh của sự bình đẳng, con thể nghiệm tánh không một cách chói lọi, bản tánh của mọi sự, trong bất kỳ điều gì con thấy và bất kể điều gì con nghĩ – đây được gọi là điểm trọng yếu của việc chứng ngộ shamatha và vipashyana là bất nhị. Tsogyal, lời khuyên cực kỳ quan trọng này, Ta ban nó cho con. 

* 

Bà Tsogyal hỏi Đạo Sư Liên Hoa: Thưa Thầy, cái gì là sự khác biệt giữa phương tiện và trí tuệ?

 

Đạo Sư đáp: Phương tiện thiện xảo là khéo léo và sâu sắc, trong khi trí tuệ là nhận biết và thấy được thực tại. Khi áp dụng điều này một cách kinh nghiệm trong dòng chảy hiện hữu của con, bản tánh không sinh khởi của tâm con – thì tánh không của nó không chứa đựng bất kỳ định tính nào cả - mà được thấy nhờ sử dụng phương tiện thiện xảo, trong khi nó được nhận biết và được thấy nhờ phương tiện của trí tuệ. Đây là điểm trọng yếu của việc nhận ra tánh không không sinh khởi và trí tuệ của pháp tánh như là bất khả phân. Tsogyal, lời khuyên cực kỳ quan trọng này, Ta ban nó cho con. 

* 

Bà Tsogyal hỏi Đạo Sư Liên Hoa: Thưa Thầy, cái gì là đường chia tách giữa sự điềm tĩnh và hậu thiền định?

 

Đạo Sư đáp: Sự điềm tĩnh là để an định thân, khẩu và tâm con trong sự thư thái, trầm lắng, để bình ổn sự chú tâm không ngơi nghỉ của con và ổn định sự bình ổn này. Hậu thiền định là, sau khi sinh khởi từ sự điềm tĩnh, đặt nguyên lý đã đề cập trước đó để sử dụng và xa hơn là để tăng cường nó. Khi áp dụng điều này một cách kinh nghiệm trong dòng chảy hiện hữu của con, trong suốt quá trình điềm tĩnh mà con huân tập trong mọi thứ được tự do khỏi cấu trúc, tạo dựng như hư không. Điều này được biết như là điểm trọng yếu của việc nhận ra tính bất nhị của điềm tĩnh và hậu thiền định. Tsogyal, lời khuyên cực kỳ quan trọng này, Ta ban nó cho con. 

* 

Bà Tsogyal hỏi Đạo Sư Liên Hoa: Thưa Thầy, cái gì là đường chia tách giữa hư không và sự tỉnh thức?

 

Đạo Sư đáp: Hư không là bản tánh của tâm, bản chất tinh khiết của pháp tánh được hiển lộ tới chiều sâu của nó. Sự tỉnh thức là việc nhận biết rằng không gian hư không này là ở bên trong con. Khi áp dụng điều này một cách kinh nghiệm trong dòng chảy hiện hữu của con, bản tánh tâm – pháp tánh chân thực, thì cái không có bất kỳ chất thể cố hữu nào – là thuần tịnh và khó để thăm dò, đong đếm. Để thấy được pháp thân này nhờ phương tiện của sự tỉnh thức tự nhận biết là pháp tánh được hiển lộ tới chiều sâu của nó. Để duy trì, an trụ trong tính liên tục của nó được biết như là đã đem hư không và tỉnh thức tới điểm trọng yếu của việc nhận ra tính bất khả phân. Tsogyal, lời khuyên cực kỳ quan trọng này, Ta ban nó cho con. 

* 

Bà Tsogyal hỏi Đạo Sư Liên Hoa: Thưa Thầy, cái gì là đường chia tách giữa các pháp (dharmas) và pháp tánh (dharmata)?

 

Đạo Sư đáp: Các pháp là hiện tượng lành mạnh, hiện tượng không lành mạnh, và hiện tượng trung tính – mọi sự có thể được mô tả và chỉ định trong cách này. Pháp tánh mang ý nghĩa tất cả chúng là trống rỗng trong bản chất, trống rỗng trong bản tánh và trống rỗng trong thuộc tính. Khi áp dụng điều này một cách kinh nghiệm trong dòng chảy hiện hữu của con, thì pháp tánh là để nhận ra, chứng ngộ rằng vạn pháp sinh khởi từ tâm này, đó là tánh không. Điều này được biết như là điểm trọng yếu của việc nhận ra tính bất nhị của các pháp và pháp tánh. Tsogyal, lời khuyên cực kỳ quan trọng này, Ta ban nó cho con. 

* 

Bà Tsogyal hỏi Đạo Sư Liên Hoa: Thưa Thầy, cái gì là đường chia tách giữa cái thấy và kẻ thấy?

 

Đạo Sư đáp: Cái thấy là tâm phật không méo mó, xuyên tạc; kẻ thấy là tâm một chúng sinh. Khi áp dụng điều này một cách kinh nghiệm trong dòng chảy hiện hữu của con, thì cái thấy thì không ở nơi nào khác. Cái thấy là một sự tỏa khắp không biên kiến và bất tận, tự do khỏi trung tâm và các góc cạnh, vì vậy hãy để bản chất tâm của con được an nhiên, không trù liệu, tính toán. Trong khi tâm con nhìn vào đó, đừng coi nó như là cái khác, mà thay vào nó hãy coi nó như là sự hiện diện nguyên sơ bên trong con. Đó là để nhận ra, chứng ngộ điểm trọng yếu của tính bất nhị của cái được thấy và kẻ thấy. Tsogyal, lời khuyên cực kỳ quan trọng này, Ta ban nó cho con. 

* 

Bà Tsogyal hỏi Đạo Sư Liên Hoa: Thưa Thầy, cái gì là đường chia tách giữa thiền định và kẻ thiền định?

 

Đạo Sư đáp: Thiền định là đặt bản thân con vào trạng thái tự nhiên, không dự tính của pháp tánh tự do khỏi niệm tưởng; kẻ thiền định là tâm thức của hành giả yogi. Khi áp dụng điều này một cách kinh nghiệm trong dòng chảy hiện hữu của con, thì hãy thư giãn thân và tâm vào trong trạng thái không hư cấu của bản chất tâm bình thường của con, và để yên nó trong trạng thái tự hiện hữu, tự thấu suốt, điều không bị nhiễm ô bởi những ý niệm. Vì không có sự chia tách hành giả có thể tìm thấy trong trạng thái này, nên nó được biết như là điểm trọng yếu của việc nhận ra kẻ thiền định và thiền định là bất khả phân. Tsogyal, lời khuyên cực kỳ quan trọng này, Ta ban nó cho con. 

* 

Bà Tsogyal hỏi Đạo Sư Liên Hoa: Thưa Thầy, cái gì là đường chia tách giữa đạo hạnh và ứng dụng?

 

Đạo Sư đáp: Đạo hạnh là bất kể điều gì con làm; ứng dụng là để dùng mọi hoạt động của con đi tới xa hơn vào việc thực hành của con. Khi áp dụng điều này một cách kinh nghiệm trong dòng chảy hiện hữu của con, hãy ôm ấp lấy bất kể điều gì con làm – đi, đứng, nằm, ngồi và v.v… - với sự tỉnh giác của chánh niệm. Đừng để bị cuốn vào (sự vô tâm) công việc thường ngày. Hãy ôm lấy đạo hạnh của con và ứng dụng của nó với pháp tánh. Điều này được biết như là điểm trọng yếu của việc nhận ra đạo hạnh và ứng dụng như là bất khả phân. Tsogyal, lời khuyên cực kỳ quan trọng này, Ta ban nó cho con. 

* 

Bà Tsogyal hỏi Đạo Sư Liên Hoa: Thưa Thầy, cái gì là đường chia tách giữa thành quả được đạt tới và kẻ đạt tới?

 

Đạo Sư đáp: Thành quả được đạt tới là 3 thân; kẻ đạt tới là tâm thức có ý định để chứng ngộ, nhận ra chúng. Khi áp dụng điều này một cách kinh nghiệm trong dòng chảy hiện hữu của con, thì 3 thân thì không ở nơi nào khác. Bản tánh tâm và bản tánh của mọi sự là trống rỗng, bất khả phân và là pháp thân. Việc thể nghiệm điều này như sự nhận thức không bị giam cầm là báo thân. Vở kịch của giác tánh hóa hiện trong vô số cách thế là hóa thân. Hãy nhận ra, chứng ngộ rằng thành quả được đạt tới thì hiện hữu ngay bên trong con hơn là thứ gì đó cần phải được đạt đến ở đâu đó bên ngoài. Đó là được biết như là điểm trọng yếu của việc nhận ra thành quả như sự hiện diện bên trong con ngay lúc này và không phải là một đối tượng cần phải được đạt tới. Tsogyal, lời khuyên cực kỳ quan trọng này, Ta ban nó cho con. 

* 

Bà Tsogyal hỏi Đạo Sư Liên Hoa: Thưa Thầy, cái gì là đường chia tách giữa các giới nguyện mật thừa samaya cần được tuân thủ và sự tuân thủ chúng?

 

Đạo Sư đáp: Các giới nguyện mật thừa samaya cần được tuân thủ là gốc rễ và các nhánh v.v…; Sự tuân thủ chúng là tỉnh giác thân, khẩu và ý của con chống lại việc gây tổn hại chúng. Khi áp dụng điều này một cách kinh nghiệm trong dòng chảy hiện hữu của con, các giới nguyện mật thừa samaya cần được tuân thủ và sự tuân thủ chúng – tất cả gốc rễ của thân, khẩu và ý, cùng với 4 nhánh chính – thì không gì khác hơn bản tánh tương tục, không ngừng dứt của tâm con. Nhận ra, chứng ngộ tâm không hoen ố, rạn nứt này thì được biết như là điểm trọng yếu của việc nhận ra các samaya. Tsogyal, lời khuyên cực kỳ quan trọng này, Ta ban nó cho con. 

* 

Khi Tôi, cô gái Tsogyal, với một tâm thức thấp kém,

Đã thỉnh cầu Đức Liên Hoa Sinh, một bậc Minh Sư hóa thân,

Với sự sùng mộ của thân, khẩu, và ý,

Tôi đã nhận lãnh lời khuyên này, sự minh giải về những điểm trọng yếu.

 

Cho những người trong tương lai, Tôi đã viết nó xuống thành văn bản.

Vì chưa thích hợp để phổ truyền, Tôi đã cất giấu chúng trong một kho tàng

Cầu mong chúng gặp gỡ một người tiền định, sở hữu những mối nối kết nghiệp,

Và tịnh hóa bức màn che chướng của người ấy để người ấy

thành tựu trạng thái của một bậc Trì Minh Vương. 

Đây là một lời khuyên tinh yếu, cốt tủy về những điểm trọng yếu, vòng  giáo huấn phó thác được ấn niêm Tôi đã viết trên Chỏm Núi Bách Xù của Những Viên Ngọc Trai Pha Lê vào ngày 25, tháng mùa hạ thứ ba, Năm Thỏ Non. 

 

DẤU ẤN CỦA KHO TÀNG. :

DẤU ẤN CỦA CẤT DẤU. :

DẤU ẤN CỦA PHÓ THÁC. : 


 

9_LỜI KHUYÊN VỀ VIỆC KẾT HỢP GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN VÀ HOÀN THIỆN,

NHỮNG THỰC HÀNH VỚI Ý NIỆM VÀ KHÔNG VỚI NHỮNG Ý NIỆM

 

 

Vua Lhasey đã hỏi Đạo Sư Liên Hoa Sinh Padmasambhava: Hỡi Đạo Sư vĩ đại, con khẩn xin Ngài ban cho chúng con một lời chỉ dẫn trực chỉ về việc kết hợp những thực hành với và không với những ý niệm.

 

Sau khi dâng lên lời thỉnh cầu này, nhà vua đã dâng lên một mạn đà la vàng ròng và đi cùng với thỉnh cầu của mình với một lễ tiệc cúng dường. Đạo Sư sau đó ban cho những huấn thị sau đây.

 

OM AH HUNG

 

Đây là chỉ dẫn để nhận ra rằng 3 chủng tự là đại ấn của Thân, Khẩu và Tâm.

 

Bất kỳ nơi đâu con ở là chốn nhập thất, ngọn núi của thân con. Đây những kiếp sống tâm con, người thiền giả ẩn dật.

 

Đầu tiên, hãy quán tưởng bản thân con như là bổn tôn hóa thần, hoàn thành trong một chốc lát hồi tưởng. Hãy nhận ra rằng sự hiện diện chói ngời của sắc thân bổn tôn là báo thân, với màu sắc, pháp khí, những trang sức, và y phục. Hãy nhận ra rằng sắc thân của nó là hóa thân, được thấy mà vẫn không có chất thể và không mang bản chất cố hữu nào của vật chất.

 

Trong khi quán tưởng điều này, con hãy nhận ra rằng tâm con thì không phải là những hình thành từ vô số niệm tưởng mà là pháp thân, và hãy nhận ra nó an trụ quang minh ngời sáng và tự do khỏi niệm tưởng như ngọn lửa của một ngọn đèn bơ bất động trước gió. Hãy nhận ra rằng vị bổn tôn được quán tưởng này thì không được tìm thấy ở bất kỳ đâu khác ngoài trong tâm thức của chính con được thấy như là đặc tính xác định của bổn tôn.

 

Sau đó hãy dâng lên vị bổn tôn này với những ban phước của Thân, Khẩu và Tâm. Hãy nhận ra rằng chữ OM màu trắng, được quán tưởng ở trên một bánh xe 4 nan ở vương miện trên đỉnh đầu con, là bản thể Thân của tất cả các Đấng Thiện Thệ. Hãy nhận ra rằng chữ AH màu đỏ, được quán tưởng ở trên một hoa sen 4 cánh ở cổ họng con, là bản thể Khẩu của tất cả các Đấng Thiện Thệ. Hãy nhận ra rằng chữ HUNG màu xanh dương đậm, được quán tưởng trong tâm một chày kim cang kép ở luân xa tim của con, là bản thể Tâm của tất cả các Đấng Thiện Thệ.

 

Hãy nhận rằng vị bổn tôn của Thân, Khẩu và Tâm này, hiện diện chói lọi như đại ấn, sự viên mãn tự nhiên từ khởi thủy mà không cần phải tìm kiếm, là bản thể của trạng thái tỉnh giác. Hãy nhận ra rằng để huân tập sau khi chấp nhận đây là sự trưởng dưỡng của toàn thể chư Phật nhờ việc trưởng dưỡng một vị bổn tôn hóa thần duy nhất. Hãy nhận ra rằng sắc thân của nó, khi sự hiện hữu chói lọi, là chủ thể không suy tàn cũng không hoại diệt, và vượt lên khỏi sinh và tử. Những điều này là những huấn thị trực chỉ cho đại ấn của Thân.

 

Bây giờ Ta sẽ ban huấn thị trực chỉ cho 3 chủng tự của Khẩu. Hãy nhận ra rằng chữ OM màu trắng ở vương miện trên đỉnh đầu con là bản thể Thân của các Đấng Thiện Thệ, chữ AH trong cổ họng con là bản thể Khẩu của các Ngài, và chữ HUNG trong tâm con là bản thể của tâm các Ngài. Hãy nhận ra rằng chữ OM tịnh hóa những che chướng thuộc thân của tất cả chúng sinh 3 cõi, chữ AH tịnh hóa những che chướng thuộc khẩu của họ và chữ HUNG tịnh hóa những che chướng thuộc tâm của họ.

 

3 biểu tượng của thành tựu này là kết quả từ việc tịnh hóa những che chướng của thân, khẩu và tâm:

 

·       An lạc phát khởi trong thân con nhờ việc thành tựu THÂN bởi phương tiện của chữ OM, vì vậy hãy nhận ra điều này như pháp thân đại lạc.

·       Năng lực sinh khởi trong khẩu của con nhờ việc thành tựu KHẨU bởi phương tiện của chữ AH, vì vậy hãy nhận ra điều này như âm thanh pháp tánh của tánh không có thể nghe được.

·       Sự chứng ngộ phát sinh trong tâm con nhờ việc thành tựu TÂM bởi phương tiện của chữ HUNG, vì vậy hãy nhận ra điều này như sự hiện diện tự do khỏi niệm tưởng của pháp giới.

 

Bộ Ba liên tục không gián đoạn xảy ra một khi những (dấu hiệu) này là sự hiện hữu chói sáng:

 

·       Chữ OM là hơi thở hít vào và xuất hiện từ vương miện trên đỉnh đầu con.

·       Chữ AH là hơi thở ngưng trụ lại ở khoảng giữa, cái xuất hiện từ cổ họng con.

·       Chữ HUNG là hơi thở ra, cái xuất hiện từ luân xa tim của con.  

 

Hãy nhận ra 3 chủng tự này, không ngừng dứt như hơi thở vào và ra của con, là sự tụng niệm kim cương. Đây là huấn thị trực chỉ cho 3 chủng tự của Khẩu.

 

Bây giờ Ta sẽ ban huấn thị chỉ ra Thân, Khẩu và Tâm: Hãy nhận ra rằng chữ OM, bản  thể của hóa thân, là tâm hiện tiền của con với vô số những hình thành niệm tưởng của nó. Hãy nhận ra rằng chữ AH, bản thể của báo thân, là giác tánh hiện tiện tự nhiên của con, nhận biết và không bị giam hãm. Hãy nhận ra rằng chữ HUNG, bản thể của pháp thân, là tâm con, cái không được tạo dựng và không được làm từ bất kỳ điều gì hết cả. 

 

Hơn nữa, vì chữ OM là bản thể của hóa thân, nên hãy nhận ra rằng nó là đạo hạnh – thể nghiệm trong tất cả các cách có thể nhờ việc tự do khỏi sự ràng buộc, gắn kết tới vô số thứ. Vì chữ AH là bản thể của báo thân, nên hãy nhận ra rằng nó là sự thiền định – được hiện diện trong khi không bám chấp. Vì chữ HUNG là bản thể của pháp thân, nên hãy nhận ra rằng nó cái thấy – đại lạc vô hạn tuyệt đối tự do khỏi sự ao ước, khao khát.

 

Hãy nhận ra rằng chữ OM, bản thể của hóa thân, là sự sinh khởi của những niệm tưởng từ pháp tánh bởi vì những chuyển động của những niệm tưởng và những ký ức tan biến, hóa tán vào chính chúng. Hãy nhận ra rằng chữ AH, bản thể của báo thân, là sự thiền định siêu vượt lên khỏi các thời khóa và những thời gian nghỉ giữa bởi vì bản thể này hóa hiện như pháp tánh tỉnh giác tự nhiên. Hãy nhận ra rằng chữ HUNG, bản thể của pháp thân, là cái thấy của pháp tánh không nền tảng, tự do khỏi việc đi lạc. Đây là huấn thị trực chỉ cho 3 cấp Thân, Khẩu và Tâm.

 

Để kết hợp những chỉ dẫn, huấn thị này vào một điểm, hãy coi thân con như là tánh không hiện hữu bất nhị, có thể nhìn thấy được mà vẫn không có chất thể; khẩu của con như 3 chủng tự; và nhờ việc tạo ra âm thanh của chúng một cách rõ ràng trong tâm con, chúng là sự nhận biết trống rỗng bất nhị. Để nắm được 3 điểm này là sự kết hợp của những thực hành với và không với những khái niệm. Hỡi Nhà Vua Vĩ Đại, chúng sẽ khiến con đạt tới phật quả không chút lầm lẫn, thất bại, vì vậy hãy nhận lấy chúng như thực hành hàng ngày của mình. Ta thề rằng Ta, Padma, không có huấn thị cao hơn huấn thị này. 

* 

Nhờ việc nhận lãnh huấn thị này, nhà vua đã vô cùng hoan hỷ. Ông đảnh lễ và sau đó tung rải bụi vàng. 

Đây là huấn thị về việc kết hợp giai đoạn phát triển và hoàn thiện. 

 

 

10_CHỈ DẪN CHO NGƯỜI NỮ VỀ VIỆC THÀNH TỰU GIÁC NGỘ

MÀ KHÔNG CẦN TỪ BỎ CÁC CÔNG VIỆC THƯỜNG NGÀY

 

 

Bậc Minh Sư vĩ đại được biết đến như là Đức Padmasambhava Liên Hoa Sinh, không bị nhiễm trước bởi một tử cung thai tạng, được hóa sinh kỳ diệu từ một bông hoa sen. Đức vua uy quyền Tây Tạng đã thỉnh mời Ngài tới Xứ Tuyết. Sau đó Ngài đã thuần hóa xứ này cho Samaye, Ngài đã ở lại tại Chỏm Núi Bách Xù của Những Viên Ngọc Trai Pha Lê. Vào một dịp, 7 người phụ nữ phi thường - Công Nương Tsogyal xứ Kharchen, Công Nương Hồ Kim Cương xứ Shelkar, Công Nương Sự Thờ Phượng Huy Hoàng xứ Chokro, Công Nương Matingma xứ Dro, Công Nương Biểu Tượng Châu Báu xứ Margong, Công Nương Ánh Sáng Lấp Lánh xứ Chim Công Nương Mati xứ Ruyang – đã sắp xếp một mạn đà la bằng vàng ròng, kích cỡ 1 cubit, với những bông hoa lam ngọc như những sở hữu bảy báu (7 báu vật vương quyền của vua Chuyển Luân Thánh Vương).

 

Sau đó họ đã làm một lễ tiệc cúng dường với rượu gạo và các chất liệu tao nhã khác nhau, rồi họ dâng lên thỉnh cầu này: Hỡi Đạo Sư Vĩ Đại, xin hãy lắng nghe! Xin chia sẻ với chúng con sự hiện hữu vật lý không hoen ố của Ngài, khẩu ngữ tinh khôi nguyên thủy của Ngài, và tâm thức siêu vượt lên khỏi mọi cấu trúc, tạo dựng ý niệm của Ngài! 

Công Nương Tsogyal, Công Chúa xứ Kharchen, đã tác bạch với Đạo Sư Liên Hoa theo cách này: Xin hãy ban phát một lời chỉ dẫn cho việc tỉnh giác tới sự giác ngộ ở ngay trong đời này, trong khi ở trong thân nữ, với một người nữ như con, kẻ kém thông tuệ và tối dạ, vô học và thiển cận này. Xin hãy ban một lời chỉ dẫn dễ hiểu và dễ nhớ, đơn giản để nắm bắt và chứng ngộ.

 

Đạo Sư sau đó đã chỉ cho bà những lời này: Công Chúa xứ Kharchen, hãy nghe đây! Bản tánh đích thực của pháp tánh thì không phải là một đối tượng mà tâm thức có thể nắm bắt; nó không có chiều không gian và không thuộc về phạm trù nào cả. Nó là một bản tánh không thể được xác định theo bất kỳ cách thức nào, và như vậy nó không cần phải được phân tích nhờ trí năng thông tuệ. Nó đơn giản là một vấn đề của việc nhận biết tâm thức, cái thì luôn luôn hiện diện bên trong con từ khởi thủy, vì vậy sự thông tuệ là không cần thiết. Hãy quên những cái về sự khéo léo đi, và hãy chỉ đơn giản an trụ, duy trì.

 

Bản tánh chân thực này thì không ở trong lĩnh vực của trí năng. Vì nó là một sự thuần khiết tự hiện hữu, không sinh khởi và hiện diện tự nhiên, vì vậy không cần thiết phải cố ý cẩn trọng trưởng dưỡng, vun trồng nó. Nó được thể nghiệm đơn giản chỉ như là một sự hiện hữu tự nhiên; vì vậy nó không cần phải nắm giữ trong tâm, cũng không cần thiết phải thông minh, lanh lợi. Hãy chỉ để lại trí năng tới chính nó.


Tâm thức bình đẳng thì không rộng cũng không hẹp. Tâm Phật và tâm của chúng sinh đều bắt nguồn từ một nền tảng duy nhất, cái là tâm tỉnh giác. Nó trở nên được giác ngộ nhờ việc nhận ra, chứng ngộ nó, và một người lang thang trong sinh tử khi không chứng ngộ, nhận ra nó. Bản thể của tâm này, bất chấp và không tuân theo những cấu trúc, tạo dựng ý niệm, nó là sự chói sáng quang minh, một sự trống rỗng tuyệt đối không được tạo nên từ bất cứ thứ gì cả, một sự hiện hữu chói sáng, không ngăn ngại – đó là tâm của một vị phật. Không có gì khác con cần phải chứng ngộ mà tách lìa khỏi nó cả, vì vậy hãy an định cái này nhờ việc chứng ngộ, nhận ra nó.  

 

Bản tánh của pháp tánh thì không bị mắc kẹt vào các danh tánh hay sự định danh, và như vậy siêu vượt lên khỏi những sự bó hẹp, giam hãm của các cấu trúc, tạo dựng ý niệm. Chỉ dẫn này không có bản văn cũng không có văn bản. Không có những chi tiết phức tạp cần được phân biệt. Ngay sau khi con hiểu được điều này thì nó không phải là vấn đề nếu con tối dạ hay vô học – nó không yêu cầu, đòi hỏi việc có học thức sâu rộng.

 

Đây là sự chứng ngộ mà con nên an định lên. Đây cũng là dòng truyền thừa phù hợp với kinh điển vĩ đại. Cái này sẽ xác quyết toàn bộ phạm vi của việc học và phản ứng ngược lại. Đây cũng là những gì sẽ khiến con thức tỉnh tới sự giác ngộ bên trong ngay trong đời này, trước khi con bỏ lại thân thể. Vì vậy, hãy rèn luyện, huân tập trong nó.

 

Tuy nhiên, con - người phụ nữ đã không hiểu khi nó được giải thích; con không thấy nó khi nó được chỉ ra; con không chịu nghe khi nó được nói tới; và con không thể giữ những bí mật mà vẫn khăng khăng đòi hỏi thêm những giáo huấn. Trong khi Giáo Pháp thì không có trong tâm con, mà con thì vẫn nghênh ngang cứ như nó có. Giáo lý này cho người phụ nữ như con sẽ khó khăn để thành công, vì vậy đừng lừa dối bản thân mình, mà hãy mang vào sự thực hành của con sự cực kỳ chú tâm. 

Công Nương Hồ Kim Cương xứ Shelkar sau đó hỏi: Hỡi Đạo Sư vĩ đại, xin hãy nghe con! Một người phụ nữ như con với thiên hướng nghèo nàn, kẻ không thể thực hành với sự tinh tấn, chuyên cần, con thỉnh cầu Ngài ban cho một huấn thị, để thức tỉnh tới sự giác ngộ nhờ sự lười nhác. 

Đạo Sư sau đó đã chỉ cho bà những lời này: Công Nương xứ Shelkar, hãy nghe đây! Bản tánh của pháp tánh là sự hiện hữu tự nhiên trong tâm con, vì vậy nó thật tốt để lười nhác.

 

Cái gì được mang ý nghĩa bởi bản tánh đích thực của pháp tánh? Nó là sự tỉnh thức chói sáng không chút giam hãm này, cái là sự hiện hữu tự nhiên. Nó không cần phải được tìm kiếm ở bất kỳ đâu. Khi con nhận ra tâm thức bình đẳng này, sự tự hiện hữu và không ngừng dứt, thì thật tốt để lười nhác. Vì từng loại nhận thức xuất hiện như sự biểu lộ từ bản tánh tỉnh giác của tâm này, nên dù cho bất kỳ chuyển động niệm tưởng nào diễn ra, nó sinh khởi từ pháp tánh và lại tan biến vào bản tánh của pháp tánh, như vậy sự tỉnh thức nguyên sơ là không hề ngừng dứt.

 

Bản tánh này được chứng ngộ, nhận ra là thứ không cần phải trưởng dưỡng, vun trồng hay thành tựu, vì vậy thật tốt để lười nhác. Bên trong bản tánh như pháp tánh như vậy, không có bất cứ thứ gì cần phải được trưởng dưỡng, vun trồng hay để đạt tới hết, nó hiện diện như sự sở hữu tự nhiên của con từ khởi thủy. Từng loại hoạt động hay nỗ lực thì cột trói con vào sợi dây của tham vọng. Không có thành quả chia tách để đạt tới nhờ phương tiện của nỗ lực và dụng công. Hãy để tâm bình đẳng của con thư giãn, thong thả không điểm nâng đỡ trong trạng thái chứng ngộ của pháp tánh.

 

Nếu con có thể lười nhác sau khi chứng ngộ bản tánh này thì tự chính nó là trạng thái tỉnh giác của một vị Phật. Con sẽ không có nỗi sợ hãi bị tái sinh trôi lăn xa hơn trong sinh tử.

 

Nhưng, tuy nhiên, một người phụ nữ như con không thể lên đường và không thể an trụ lại. Con luôn luôn có những kế hoạch, dự định phức tạp dành cho những hoạt động không cần thiết và không có giây phút nào nghĩ rằng thực hành Giáo Pháp là cần thiết cả. Khi con bắt đầu nhìn vào bản tánh tâm, con sẽ không thể tìm thấy thậm chí một khoảnh khắc; thay vào đó con giữ một đôi mắt không mệt mỏi, chán chường lên những cái nhìn của riêng mình, những thứ không cần thiết. Không có sự tăng trưởng, thành tựu sức mạnh nào trong thực hành thiền định, con chỉ mang lại sự nhấn mạnh vào những lời nói líu lo, huyên thuyên vô nghĩa, như nước miếng chảy ra không ngớt từ một con bò già.

 

Ta chưa thấy bất kỳ thành công nào từ việc dạy cho những người phụ nữ như thế. Nếu con muốn tinh tấn, kiên trì, hãy thực hành như vậy với thực hành Pháp xa hơn. 

Công Nương Sự Thờ Phượng Huy Hoàng xứ Chokro sau đó hỏi Đạo Sư: Hỡi Đạo Sư vĩ đại, xin hãy nghe con! Với người phụ nữ như con, sở hữu 5 xúc tình độc hại mạnh mẽ, xin hãy ban cho con một huấn thị tới việc thức giác sự giác ngộ mà không cần phải từ bỏ 5 độc này?

 

Đạo Sư sau đó đã chỉ cho bà những lời này: Công Nương xứ Chokro, hãy nghe đây! Những xúc tình 5 độc là sự sở hữu tự nhiên bên trong con từ khởi thủy và vì vậy chúng không thể được loại bỏ nhờ chối bỏ. Chúng không được chuyển hóa nhờ việc chuyển hóa hay không được tịnh hóa nhờ sự tịnh hóa. Vì 5 độc này là bản tánh của pháp tánh, nên chúng cần được giải thoát vào ngay nơi chúng là nhờ sự tan biến tự nhiên.

 

Bản thể của giận dữ, sân hận là trống rỗng. Vào đúng thời khắc sau khi cơn giận dữ, sân hận nảy sinh, chín quả vào một địa ngục thì không có gì hơn nữa để cơn giận dữ, sân hận đó lớn mạnh thêm, vì vậy không có gì hơn nữa được tăng lên. Đối tượng của sân hận, giận dữ là trống rỗng, vì vậy cũng không có gì trưởng thành, tăng lên từ cái cũng trống rỗng đó cả. Giận dữ, sân hận là trống rỗng về bản thể riêng biệt và vì vậy nó cũng không có hình dạng, màu sắc, không có chất thể cũng như không chất liệu, và vì vậy nó hóa tán, tan biến vào tự chính nó mà không cần phải chối bỏ. Sự sân hận, giận dữ không gây hại khi nó sinh khởi, và không có lợi ích nào từ việc nó không sinh khởi. Sự sân hận, giận dữ tan biến tự nhiên bên trong sự rộng mở của pháp tánh.

 

Nó cũng tương tự như vậy với tham dục, bảo thủ, kiêu mạn, và đố kỵ - chúng là trống rỗng trong những sự định vị và như vậy không có nguồn gốc; kế đó, chúng không nơi chốn và cũng không có điểm tựa cũng như không chất thể; và cuối cùng chúng trống rỗng về bản thể, và không có màu sắc cũng như hình dạng. Những xúc tình 5 độc tan biến vào nơi chúng là, mà không để lại dấu vết nào. Sự tỉnh thức nguyên sơ ló rạng một cách có ý thức. Những niệm tưởng được tự do, giải thoát như pháp tánh. Sợi dây của nhị nguyên bị cắt đứt.

 

Khi con thực hành sau khi chứng ngộ điều này, thì dù bất cứ loại xúc tình 5 độc nào có sinh khởi đi chăng nữa, thì chúng sẽ được ló rạng như pháp tánh. Chúng không cần phải chối bỏ. Sự tỉnh thức nguyên sơ không cần được sản sinh ra. Đây là huấn thị trong việc để cho 5 độc được tự nhiên giải thoát. Khi con thực hành phù hợp với nguyên lý này, thì con không thể nào tránh được việc thành tựu Phật Quả.

 

Tuy nhiên, người phụ nữ như con làm kích động những tâm thức của chúng với những xúc tình 5 độc. Chúng tự thấm đẫm bản thân mình trong các khuynh hướng không lành mạnh và cho phép buông thả trong những ham hố, tham dục của chúng. Sự thèm khát của chúng cho một người đàn ông thì giống như những trận cuồng phong của nhị nguyên. Bẩn thỉu và hôi hám, những người phụ nữ như thế giữ lấy kho tàng rác rưởi. Không nghĩ về Giáo Pháp mà chỉ nghĩ về bản thân chúng, chúng chai lỳ và cứng đầu. 5 độc giữ lấy mối hiểm nguy của cuộc đua hoang dại, vì thế hãy áp dụng chính con tới việc thực hành. 

Công Nương Matingma xứ Dro sau đó đã hỏi Đạo Sư Liên Hoa: Hỡi Đạo Sư vĩ đại, xin hãy nghe con! Với người phụ nữ như con, kẻ có nhiều dự định, kế hoạch và nhiều sự cuốn hút, lôi kéo, xin hãy ban cho con một huấn thị để thức giác tới sự giác ngộ mà không cần phải từ bỏ các hoạt động.

 

Đạo Sư sau đó đã chỉ cho bà những lời này: Công Nương Matingma xứ Dro, hãy nghe đây! (40) (40: Từ thay thế cho Công Nương Matingma là “Tingpangma” và “Mapema”). Pháp tánh hóa hiện trong vô số cách thế, và mọi sự như vậy là trạng thái tỉnh giác. Để vui hưởng không bám chấp vào bất kỳ thú vui, thỏa mãn 5 giác quan nào thì giống như vui hưởng một đĩa thức ăn. Không ràng buộc, gắn kết là cách hoạt động của một vị Phật.

 

Vì sự tỉnh thức tự hiện hữu được nảy sinh từ chính một người, nên từng sự hồi tưởng là sự tỉnh thức. Dù cho bất kỳ điều gì xảy ra trong tâm con, hãy đừng chạy theo nó; mà hãy để nó sáng tỏ vào nơi nó xảy ra – cái đó chính nó là trạng thái tỉnh giác. Nó giống như bong bóng nước xuất hiện từ nước và lại tan biến trở lại vào nước.

 

Việc lòng vòng qua sinh tử là tạm thời, vì nó không có chất thể cố hữu nào hết cả. Dù cho con có thể đi lòng vòng bằng bất kể cách nào qua sự sinh ra không ngừng của sinh, lão, bệnh, tử như sự hiện hình huyễn thuật, thì không cái nào trong những thứ này là có bất kỳ chất thể cố hữu nào hết,vì chúng tất cả xảy ra từ chính tâm con. Thấu hiểu chúng là những ảo ảnh huyễn thuật; thì chúng được thể nghiệm mà vẫn không thực có.

 

Niềm tin vào một bản ngã là một sự lừa dối, vì thế đừng tin rằng có một cái tôi hay một cái ngã có bất kỳ chất thể cố hữu nào cả. Nhà cửa và tài sản, chồng và con, giàu có và những sở hữu thì tất cả chỉ giống như những đối tượng trong một giấc mộng; hãy đối xử với chúng như những hình ảnh tưởng tượng, vì chúng không thực và ảo huyễn.

 

Mọi hoạt động thế tục là đầy ắp đau khổ trong bản tánh. Như sợi tơ từ nước miếng con tằm, chúng nảy sinh từ con, và rồi chính chúng lại xích con lại. Bất kể điều gì con làm, hãy trao cho nó dấu ấn của không ý niệm, và hồi hướng những hoạt động của con như sự tích tập công đức. Nếu con thực hành theo cách này, từng hoạt động con làm trở thành một pháp dẫn tới việc thành tựu phật quả.

 

Tuy nhiên, đơn giản người phụ nữ như con có ít sự kiên cường và can đảm. Có những kẻ thù vật lý, con không thể thực hành Pháp mà lại tập trung vào hôn nhân. Khoản nghiệp xấu của con bám lấy con trong vô số hoạt động, nhiệm vụ, vì vậy con không bao giờ nghĩ về Pháp. Rất ít phụ nữ thành tựu trong thực hành Pháp, vì vậy hãy khuyến khích bản thân con với sự tinh tấn, bền chí. 

Sau đó Công Nương Biểu Tượng Châu Báu xứ Margong hỏi Đạo Sư: Với một phụ nữ như con, kẻ với ác nghiệp, xin ban cho con một huấn thị để không phải tái sinh trở lại trong thân nữ ở tương lai.

 

Đạo Sư đáp: Công Nương xứ Margong, hãy nghe đây! Tâm tỉnh giác, cái là sự nhận biết tự hiện hữu thì không được hình thành trong quá khứ, hiện tại hoặc vị lai, cũng vậy, nó cũng không là nam, không là nữ, không trung tính và không có sự khác biệt trong phẩm tánh. Sự hiện diện tự nhiên tự hiện hữu và tự sinh khởi của nó, pháp tánh, cái không sinh khởi, thì tự do khỏi cái chết, luân hồi và hoại diệt. Trong nó, không có nỗi khiếp sợ của đổi thay, vô thường.

 

Vì sự nảy sinh các niệm tưởng từ tâm này là sự tỉnh thức, nên nó không có nhu cầu để nỗ lực hay trưởng dưỡng. Niệm tưởng sinh khởi bên trong nó và lại tan biến trở lại vào trong nó, tựa như những đám mây trong bầu trời.

 

Pháp thân thì hiện diện bên trong con. Vì nó chưa bao giờ được hình thành, nên sinh tử là thuần tịnh từ lúc khởi thủy. Nó không hóa thân vào một thân thể. Vở kịch của pháp tánh là bản tánh của năng lực thấu thị thông suốt bên trong thông tuệ, và một khi con hiểu điều này, thì không có gì là thấp kém trong một thân nữ cả. Trong khi việc thất bại, lầm lạc để nhận biết bản tánh của pháp tánh, thì dẫu cho sinh ra như một vị vua quyền năng thì con cũng không thể làm ngưng lại được dòng chảy sinh tử.

 

Trong bất kỳ trường hợp nào, không một thứ gì có thể giúp con trừ khi con nhận ra, chứng ngộ pháp tánh, cái không sinh khởi, thì cũng giống như không có một đứa trẻ nào lại có thể được sinh ra từ một người phụ nữ vô sinh cả. Vì thế ngay sau khi con chứng ngộ pháp tánh là chưa từng bao giờ sinh khởi, thì đó cũng là lúc không cần thiết để nhận lấy sự tái sinh.

 

Tuy nhiên, người phụ nữ như con không đủ khéo léo để thực hành Pháp. Con thiếu bộ áo giáp của tinh tấn, bền bỉ và do đó không thể thực hành. Trí năng nhút nhát của con làm nó khó khăn để chỉ ra cho con bản tánh của pháp tánh; sự can đảm yếu ớt của con ngăn cản con tới việc chứng ngộ nó. Rất ít phụ nữ thành tựu trong thực hành Pháp, vì vậy hãy cố gắng tốt nhất có thể trong khả năng của con để nỗ lực và áp dụng tâm con vào sự thực hành. 

Công Nương Ánh Sáng Lấp Lánh xứ Chim sau đó đã hỏi Đạo Sư Liên Hoa: Với một người phụ nữ ngu ngốc như con, xin hãy ban cho con một huấn thị thức tỉnh tới sự giác ngộ nhờ một cụm từ duy nhất.

 

Đạo Sư trả lời: Công Nương xứ Chim, hãy nghe đây! Từ khởi nguyên, tâm con đã là một sự hiện hữu tự nhiên tự hiện hữu, thứ mà chưa từng bao giờ sinh khởi và là sự hiện hữu nguyên sơ bên trong dòng hiện hữu của con. Nó không phải là thứ gì đó cần được thu nhận, thành tựu nhờ nỗ lực. Vì bản tánh tâm này không phải là một thứ gì rắn đặc, nên việc huân tập, đào luyện trong nó nghĩa là không có thứ gì cần phải được trưởng dưỡng, vun trồng hết. Nó không phải là một đối tượng cần được vun trồng, cũng không có bất kỳ ai để trưởng dưỡng cả.

 

Vì tư duy, ý niệm của con là một sự tỉnh thức nguyên sơ, do vậy đừng coi hôn trầm và trạo cử như là những khuyết điểm. Vì chúng không có định tính xác định nào, nên những niệm tưởng của con tan biến tự nhiên và sự hiện diện tự nhiên của pháp tánh thì xuất hiện từ trước đó rồi. Hôn trầm thông suốt như nó sinh khởi và tan biến vào bản tánh này. Trạo cử cũng sáng tỏ vào trong hư không nền tảng như nó sinh khởi từ bản tánh này.

Vì quả không phải là thứ gì đó cần phải đạt tới, nên nó đơn giản và đầy đủ là hãy chỉ cần nhận ra và chứng ngộ chính tâm con. Vì tâm con không chết cũng không luân hồi nên nó là khối cầu pháp tánh đơn nhất của pháp thân. Một khi con thấu hiểu được ý nghĩa này, thì sự chứng ngộ của cú chặt độc nhất, cái chính nó là trạng thái tỉnh giác của một vị phật.

 

Tuy nhiên, người phụ nữ thiếu kiên định và hoài nghi như con thì không thể nào tuân theo lời khuyên từ bậc thầy của mình với những cảm xúc thô tháo và khó điều phục. Chỉ một vài trong số các con có thể chạm tới điểm cuối cùng của thực hành Pháp; nhưng nếu con thực hành, hãy trân trọng và gìn giữ những huấn thị của thầy con. Hãy sẵn sàng đối diện với ít nhất là một chút khó khăn, thử thách gian khổ. 

Công Nương Mati xứ Ruyang sau đó đã hỏi Đạo Sư Liên Hoa: Vì sự siêng năng, cần cù của con thì yếu kém, xin ban cho con một huấn thị về việc không hành động.

 

Đạo Sư đáp: Công Nương Mati xứ Ruyang, hãy nghe đây! Bản tánh của pháp tánh thì không phải là chất liệu cứng đặc, và vì vậy không phải là thứ gì đó có thể được làm ra. Vì bản tánh pháp tánh này hiện hữu từ lúc khởi đầu, nên nó không có kết quả từ việc cúi đầu đảnh lễ. Bản tánh của pháp tánh thì ở bên trong con, hiện hữu và không che chướng. Một khi con nhận ra rằng tâm con không có định tính xác định, cái tự chính nó là trạng thái tỉnh giác. Thì nó không phải là thứ gì đó cần phải được đạt tới. Mọi nỗ lực và dụng công thì chỉ đơn thuần xích con vào sự khao khát, thèm muốn. Hãy để nó là như vậy, không dự trù và không chút thiền định.

 

Tuy nhiên, người phụ nữ vô cảm và dại dột như con không hiểu, dù cho có nhiều giáo huấn như thế nào con được dạy. Thậm chí khi pháp thân được chỉ ra, con không nhận ra nó. Khi được giới thiệu vào trạng thái tỉnh giác, con vẫn không thấy nó. Thậm chí khi được dạy, nó khó cho con để nhận ra, chứng ngộ cú chặt độc nhất của không hành động. Hầu hết các con sẽ bóp méo, xuyên tạc giáo huấn này cho người nữ, vì thế hãy mặc một bộ áo giáp mạnh mẽ hơn và cảnh giác trong việc bị tóm lấy bởi ma vương mara từ việc lấy một người chồng. Đừng sinh con; thay vào đó hãy thực hành trong sự cô tịch, mặc dù nó khó.

*

Một lần nữa, Đạo Sư Liên Hoa trao cho những người phụ nữ vài lời khuyên: Hãy nghe đây, các con – những thiếu nữ tín tâm. Như suối nguồn quy y của các con, tối hảo là Tam Bảo, vì vậy hãy đưa bản thân các con vào những phương pháp để quy y. Đời này sẽ là may mắn, diễm phúc và sẽ ngăn các con khỏi việc sinh ra trong các cõi thấp ở tương lai.

 

Như đối tượng tín tâm của các con, tối hảo là bậc Guru, vì vậy hãy tôn kính Ngài ở vị trí cao nhất trên vương miện ở đỉnh đầu con. Đời này sẽ được ban phước, và Ngài sẽ chỉ dẫn, dìu dắt các con dọc theo con đường trong những kiếp sống tương lai.

Như nơi tín ngưỡng, thờ phượng của các con, tối hảo là Bổn Tôn, vì vậy hãy dâng cúng dường những lễ tiệc và dâng lên các torma. Điều này sẽ hoàn thành những ý định của con trong đời này và mang lại sự thịnh vượng cho con vào những kiếp sống tương lai.

 

Như những đối tượng tôn kính của các con, tối hảo là những bậc cha mẹ, vì vậy hãy phụng dưỡng và quan tâm tới họ. Nó sẽ mang lợi ích ngay lập tức trong đời này và đảm bảo sự hỗ trợ của họ trong tương lai.

 

Như một người đồng hành của các con, tối hảo là người chồng, vì vậy hãy trân trọng người ấy như gìn giữ đôi mắt của mình. Nó sẽ khiến đời này đức hạnh và đảm bảo một kiếp sống có vị thế tốt lành trong đời kế tiếp của các con.

 

Vì phụ nữ có sự kiểm soát hầu hết lên những hoàn cảnh xảy ra tức thời, do đó hãy hào phóng, cởi mở với những bữa ăn của các con. Điều này sẽ đảm bảo cho các con, những người phụng sự tốt lành, đáng yêu trong kiếp này, sung túc thực phẩm và giàu có trong những đời sống tương lai.

 

Vì họ là những chủ nợ từ quá khứ, nên hãy chắc chắn rằng con cái của các con ôm ấp lấy Giáo Pháp. Điều này sẽ giúp các con trong đời này và giúp họ trong tương lai.

 

Sau đó Đức Liên Hoa Sinh tiếp tục: Hãy nghe đây, những thiếu nữ! Tâm tỉnh giác của việc nhận biết là không nam cũng không nữ. Pháp tánh của sự tỉnh thức tự hiện hữu thì không ngạo mạn cũng không khiêm nhường. Pháp thân tự hiện hữu thì không cao cũng không thấp. Bản tánh của khối cầu pháp tánh đơn nhất thì vượt lên tăng và giảm. Tâm phật thì an trụ, cư ngụ vượt lên khỏi chiều không gian. Mọi sự và bản tánh của chúng thì không phải là một thứ nhị nguyên.

 

Một khi các con nhận ra, chứng ngộ rằng tâm các con là phật, thì phật không cần phải kiếm tìm ở đâu đó khác. Hãy chứng ngộ bản tánh tâm các con và huân tập trong đó. Hãy tôn kính bậc guru của các con và Những Đấng Tôn Quý, hãy sống hòa hợp với Pháp theo khả năng tốt nhất của mình. Sau đó, dù cho sinh ra như những người nữ, các con vẫn có cả sự thông tuệ và tráng lệ.

*

7 người phụ nữ đã đạt đến sự chứng ngộ và hoan hỷ trong những lời dạy của vị thầy. Họ đảnh lễ Ngài, đi nhiễu quanh Ngài, và thực hiện một lễ tiệc cúng dường phong phú, dồi dào. Bà Tsogyal, Công Chúa xứ Kharchen, vì sự cân nhắc tới những người trong tương lai, đã viết lại những lời dạy của Ngài vào ngay lúc đó, tại Chỏm Núi Bách Xù của Những Viên Ngọc Trai Pha Lê.

 

ẤN, ẤN, ẤN :

  

 

11_QUÁN ĐẢNH CHO GIÁC TÁNH – PHÔ DIỄN

 

“MINH GIẢI VỀ SỰ QUÁN ĐẢNH CHO GIÁC TÁNH – PHÔ DIỄN” TỪ

Sự Chứng Ngộ Không Ngăn Che của Đức Phổ Hiền Samantabhadra 

 

       Tới Đức Phổ Hiền Samantabhadra và Đức Kim Cang Tát Đỏa Vajrasattva,

       Tới Đức Kim Cang Cực Hỷ Prahevajra và Đức Diệu Đức Hữu Manjushrimitra,

       Tới Đức Cát Tường Sư Tử Shri Singha và tất cả các bậc Minh Sư khác,

       Tới các bậc Minh Sư dòng truyền thừa 3 thân, con xin đảnh lễ!

 

Bậc Minh Sư vĩ đại, mang danh Liên Hoa Sinh Padmasambhava, thân Ngài không bị nhiễm trước bởi những uế cấu của một thai tạng tử cung, hóa thân chói sáng của Ngài được sinh ra từ một bông hoa sen tự xuất hiện, là bậc đế vương chiến thắng của các đấng phẫn nộ, bậc chinh phục 4 Ma, sắc thân của Ngài thì tựa một chày kim cang, bất biến và bất hoại.

 

Bậc đế vương quyền uy này, đấng đạt được thành tựu vô thượng phi thường, được khẩn thỉnh nhờ lòng bi mẫn của pháp thân chư Phật và được quán đảnh, trao quyền bởi tất cả báo thân chư Phật. Và rồi khi tất cả hóa thân chư Phật đã cùng hội ý, Ngài đã xuất hiện như bậc nhiếp chính của Đức Phật Shakyamuni trên lục địa Nam Diêm Phù Đề nằm ở phía Nam của Núi Tu Di Sumeru. Ngài đã dạy những giới luật trong 8 mộ địa, phụng sự như bậc nhiếp chính ở Ngai Kim Cương xứ Ấn, và, nhờ năng lực của những thệ nguyện từ xa xưa, Ngài đã tới xứ tuyết Tây Tạng khiến cho những giáo lý của Đức Phật được lan tỏa và hưng vượng.

 

Sau đó, trong Hang Động Lớn của Samye Chimphu, Ngài đã ban 4 quán đảnh trong sự trọn vẹn lên Đức Vua Trisong Deutsen cùng Bà Tsogyal, Công Chúa xứ Kharchen. Vào lúc đó nhà vua và công chúa đã thấy những dấu hiệu kỳ diệu và thành tựu hơi ấm của thực hành, vì vậy từ lòng tín tâm và sùng mộ, họ đã dâng lên thỉnh cầu này: Xin hãy lắng nghe, hỡi đạo sư vĩ đại! Điều gì là ý nghĩa khi, vào lúc khởi nguyên, một người được ban quán đảnh với những biểu tượng và dấu hiệu, bao gồm chiếc bình, bên trong mạn đà la bột màu?

 

Đạo Sư đáp: Hãy nghe đây, Nhà Vua và Công Chúa xứ Kharchen. Mọi giáo huấn của những bậc tỉnh giác trọn vẹn và chân thực được dạy trong 3 cách: ý nghĩa thiết thực khế hợp, mục đích ẩn tàngý nghĩa xác quyết đáng tin cậy. Giữa những cách này, ý nghĩa thiết thực khế hợp có mục tiêu chỉ bày, dẫn lối thiện xảo chúng sinh với nhận thức sai lầm tới các cõi giới cao hơn.

 

Mục đích ẩn tàng là khi một bậc bồ tát sử dụng năng lực khéo léo của mình như một pháp môn để giải thoát chúng sinh khỏi những khổ đau của sinh tử.

 

Ý nghĩa xác quyết đáng tin cậy có 3 giai đoạn tịnh tiến. Như là thành quả của tất cả giáo huấn từ các thừa thấp hơn, cái thấy Trung Đạo tự do khỏi sự tập trung để nhằm an định vào một trạng thái tự do của những giới hạn. Những gì mà những người đi theo Kinh giáo gọi là sự thiếu vắng của cái ý niệm hóa là để nhằm an định vào trạng thái tự do của người nhận thức và cái được nhận thức. Lên đến điểm này thì không có sự ban truyền quán đảnh thực sự nào khác hơn là một dấu hiệu đơn thuần hay sự chỉ định.

 

Theo tất cả các Mật điển của Mật Chú, một người được ban quán đảnh cái bình. Để nhận lãnh cái thấy của tánh không như thành quả tịnh hóa che chướng của nghiệp, và việc được ban cho quán đảnh cái bình nhằm mở ra cánh cửa đi vào phần bên trong của Mật Chú, 5 trí tuệ được chỉ định nhờ những ngôn từ. Như vậy nó là một quán đảnh biểu tượng.

 

Quán đảnh cái bình này là quán đảnh đầu tiên trước hết. Nó có thể khiến con tịnh hóa che chướng của những xúc tình rối loạn, mở ra cánh cửa đi vào các giáo lý thâm sâu, và là cơ hội để được nhận quán đảnh nhằm vun trồng, trưởng dưỡng bổn tôn hóa thần và thực hành nghi quỹ sadhana. Quả của nó là trở nên có thể làm chủ mọi sự thuộc về bình chứa và những thành phần của nó.

 

Ngài đã nói như vậy. 

Một lần nữa họ hỏi: Xin hãy lắng nghe, hỡi đạo sư vĩ đại! Vào lúc quán đảnh bí mật, tại sao một người cần huân tập, rèn luyện trong các kinh mạch và các gió khí năng?

 

Đạo Sư trả lời: Hãy nghe đây, Nhà Vua và Tsogyal. Bên trong pháp giới của Sắc Cứu Cánh Vô Thượng Akanishtha, pháp thân và báo thân cùng cái chúng ta gọi là mạn đà la trí tuệ thể nghiệm không bao gồm một thân vật chất, vì vậy chúng không có kinh mạch dựa trên sự tự hiện hữu thân trí tuệ mà cũng là một khối cầu pháp tánh của 5 ánh sáng tỏa chiếu tự nhiên. Chúng không có các loại gió khí năng nghiệp mà được trang hoàng với 4 loại gió khí năng trí tuệ. Sắc thân của chúng là sự bất biến; khẩu của chúng là sự liên tục, không ngừng dứt; và tâm của chúng an trụ trong trạng thái bất động của sự bình đẳng. Với chúng, không cần tới quán đảnh bí mật, vì phương tiện và trí tuệ là bất nhị.

 

Trong hóa thân, mặc dù nó có một sắc tướng vật lý, cái giống như một ảo ảnh huyễn thuật, nhưng kinh mạch trí tuệ lại có sức mạnh lớn lao, và gió khí năng trí tuệ thì có lực lượng vĩ đại. Vì vậy hóa thân không có sự nhiễm ô của các xúc tình loạn động. Như vậy nó chuyển thành một thân trí tuệ nhờ đơn giản được chỉ cho quán đảnh bí mật biểu tượng.

 

Với chúng sinh, những người có một thân tướng được sinh ra bởi vô minh, các kinh mạch của các xúc tình loạn động có sức mạnh lớn lao, gió khí năng trí tuệ có lực lượng vĩ đại, và các kinh mạch cùng các gió khí năng trí tuệ phải yêu cầu có khả năng, cách thức và kĩ thuật mới thấy được; do vậy, thật là tối quan trọng để huân tập, rèn luyện trong các kinh mạch và các loại gió khí năng. Khi một người đã huân tập, thì vô minh lắng xuống vào một trạng thái ngầm, ẩn tàng và các kinh mạch của các xúc tình loạn động trở nên được tinh lọc; và khi các gió khí năng nghiệp được tịnh hóa, thì toàn bộ thân thể trở thành mạn đà la trí tuệ. Như vậy, sự huân tập trong các kinh mạch và khí năng này là rất quan trọng. Huân tập trong các kinh mạch và khí năng trong khi ở trong thân người làm chuyển hóa nó thành thân trí tuệ.

 

Trong 3 cõi thấp hơn, kinh mạch trí tuệ và khí năng trí tuệ nằm ngự một cách ẩn tàng, ngầm vì vậy không có con đường để giải thoát. Các thân của hầu hết các loài động vật đều hướng mặt xuống dưới, và vì vậy chúng có những kinh mạch và khí năng bị u tối và câm. Các thân của hầu hết các ngạ quỷ thì nằm ngang, và vì vậy họ có những kinh mạch và khí năng thèm khát. Các thân của hầu hết chúng sinh địa ngục đều có đầu hướng xuống, vì vậy họ có những kinh mạch và khí năng đau đớn cực độ về thể xác hoặc tinh thần. Như vậy, chúng sinh trong ba cõi thấp hơn không phải là các bình chứa thích hợp cho các huấn thị cốt tủy.

 

Trong thân người, một phần tư các kinh mạch và khí năng thuộc về dạng trí tuệ, vì vậy hãy kiên trì trong việc huân tập các kinh mạch và khí năng của các con!

 

Ngài đã nói như vậy. 

Họ lại hỏi: Xin hãy lắng nghe, hỡi đạo sư vĩ đại! Vào lúc được ban quán đảnh tri thức trí tuệ, điều gì là ý nghĩa của việc nâng cấp tinh chất thuần tịnh các đại?

 

Đạo Sư nói: Hãy nghe đây, Nhà Vua và Tsogyal. Ý nghĩa của tri thức trí tuệ là cái mà các khí năng nghiệp quả của các xúc tình loạn động được tịnh hóa nhờ sự huân tập các kinh mạch và khí năng, nhờ vậy các khí năng chuyển động đều bên trong các kinh mạch trống rỗng, điều mang lại sự gia tăng thể nghiệm tánh không. Đó được gọi là tri thức.

 

Vào lúc đó, có nhiều loại phương pháp khác nhau để làm nâng cấp tinh chất các đại, như dựa vào thực phẩm bổ dưỡng, mặc quần áo mềm và ấm, sử dụng niềm vui thú của các trang sức đẹp, dùng các loại đá quý cát tường, và giữ một người đồng hành tuyệt đẹp. Nhờ phương tiện của những điều này, một người nên, cũng như dòng suối chảy về phía trước, đi vào trong bất kỳ thung lũng khô hạn nào, hãy đặt một người vào các phương pháp làm nâng cấp tinh chất thuần tịnh của các đại.

 

Không để nó tiêu tán như nước ở trong một nơi tồi tệ, mà thay vào đó, một người nên, giống như để cho nước chảy cùng nhau vào làm lấp đầy một hồ nước đẹp và rồi từ đó, một người có thể tưới nước ra 4 phương, thì cũng vậy, hãy hướng tinh chất thuần tịnh các đại đi lên. Điều này sẽ ngăn chặn các kinh mạch của các xúc tình tiêu cực, ngăn chặn, triệt tiêu các khí năng nghiệp, và thúc đẩy tất cả kinh mạch và khí năng trí tuệ.

 

Hạt bindu bất hoại của sinh lực trong trung tâm luân xa tim thì hỗ trợ, nâng đỡ mạn đà la trí tuệ. Khi dẫn dắt các tinh chất thuần tịnh, nó sẽ nâng cấp mọi phẩm tánh tốt lành nhờ vậy thân thể con sẽ đầy màu sắc và tỏa sáng, khẩu ngữ của con phát ra trong một cách làm phát sinh hỷ lạc, và tâm con trở nên trong sáng, yên tĩnh, tự do khỏi niệm tưởng. Vào lúc đó, nếu con nối kết điều này tới những giáo huấn cốt tủy thâm sâu, thì trạng thái bất thoái chuyển là không đòi hỏi nỗ lực. Thậm chí nếu con để lại nó vào chính nó, thì ngay khi rời bỏ cuộc đời này, con sẽ tái sinh trong Cõi Trời Ba Mươi Ba.

 

Trong cách này, con trở nên có thể hành động và hoạt động mang lại về phía trước trí tuệ nhờ phương tiện các giọt binđu. Nếu hành giả yogi thực hành con đường quán đảnh trí tuệ tri thức này mà không sở hữu sự quán đảnh và thực hành, người ấy sẽ không viên mãn những phẩm tánh của con đường và các cấp độ.

 

Ngài đã nói như vậy.

*

 

Họ lại hỏi: Xin hãy lắng nghe, hỡi đạo sư vĩ đại! Xin hãy giải thích chi tiết ý nghĩa của việc chỉ ra bản tánh tâm của một người là pháp thân, khi ban truyền tất cả 4 quán đảnh trong sự trọn vẹn.

 

Đạo Sư nói: Hãy nghe đây, Nhà Vua và Tsogyal. Thông thường, mọi thể nghiệm, cái thuộc về sinh tử và niết bàn là sự hợp nhất của sắc tướng và tánh không, trong khi phẩm chất trống rỗng là vượt trội. Toàn thể thế giới này - ở trên, ở dưới và trong 4 hướng chính Đông Tây Nam Bắc và các hướng phụ - thì ở trong sự rộng mở trống rỗng của hư không. Ở giữa, đất, đá và núi, tất cả thì hoại diệt và trở nên trống rỗng vào lúc cuối. Các chu kỳ của mặt trăng và sự thay đổi biến thiên của 4 mùa cũng là những dấu hiệu của việc trở nên trống rỗng.

 

Mọi chúng sinh và các dạng thức sống được sinh ra và chết đi như nhau. Hãy so sánh tới những chúng sinh có được một thân vật lý, một sự vĩ đại hơn những người không có. Hơn nữa, việc đạt được niết bàn nghĩa là trở nên được giải thoát bên trong pháp giới hư không của tánh không. Trong cách này, mọi sự trở nên trống không, và như vậy, mọi thứ xuất hiện và hiện hữu là trạng thái của tánh không. Vì vậy, đừng bị gắn kết và bám chấp vào nhị nguyên. Không cần phải bị bám chấp vào bất kỳ điều gì hết cả, mà hãy an trụ trong tính tương tục, tiếp diễn không ngừng của trạng thái tỏa khắp toàn triệt vĩ đại của việc chứng ngộ tánh không, cái không thuộc vào phạm trù nào hết. Hãy để yên trong trạng thái tự do khỏi những cấu trúc, tạo dựng tinh thần.

 

Hãy chắc chắn rằng tánh không là bản chất của hầu hết giáo huấn. Từ ngay lúc khởi thủy, đó là phẩm chất đặc biệt của cái thấy có chủ ý. Nếu con thất bại, lầm lạc để hiểu ý nghĩa của tánh không, con sẽ mang bản thân mình vào sự chấp chặt các đối tượng được nhận thức của 6 tập hợp và tiếp tục lang thang trong vòng sinh tử. Nếu con có được thành tựu sự xác quyết về bản tánh của tánh không, con làm gián đoạn, ngưng lại dòng chảy của sinh tử, và sự lừa dối hoàn toàn được tịnh hóa. Mặt khác, nếu, không phải là tánh không thực sự, con lại đi lạc vào ý niệm của tánh không, hoặc sai lầm, thất bại để hiểu trạng thái bình đẳng và thay vào đó lại xao lãng vào một trạng thái biếng nhác thì không có sự lạc đường nào tồi tệ và xấu xa hơn sự hiểu làm tánh không như vậy. Vậy, phải nhờ vào một vị thầy với điểm then chốt của các huấn thị thâm sâu, và sự tinh tấn, bền bỉ trong thực hành.

 

Ngài đã nói như vậy.

*

 

Họ lại hỏi: Xin hãy lắng nghe, hỡi đạo sư vĩ đại! Xin hãy giải thích cho chúng con chi tiết ý nghĩa của việc ban truyền tối thượng nhất giữa tất cả các quán đảnh – sự quán đảnh tới giác tánh – phô diễn – cũng như những điểm then chốt của thực hành cùng ý nghĩa của thành tựu quyền làm chủ nắm vững lên giác tánh.

 

Đạo Sư nói: Hãy nghe đây, Nhà Vua và Tsogyal. Một người thọ nhận 4 quán đảnh được nhắc tới ở trên một cách tuần tự. Một người hành trình qua các cấp độ và con đường trong thành tựu và không thể thức tỉnh ngay tức khắc. Những giáo huấn trên con đường tịnh tiến được dạy bởi các hóa thân vì lợi lạc chúng sinh.

 

Sự quán đảnh cho giác tánh – phô diễn được dạy bởi chư Phật, những bậc được viên mãn tự nhiên nhờ bản tánh và, lưu xuất ra các hóa thân bi mẫn từ pháp giới của Sắc Cứu Cánh Vô Thượng Akanishtha, các Ngài dạy nó vì lợi ích của sự thức tỉnh tức khắc tới những người có định mệnh, vận may cao nhất. Vì vậy không thể đạt được phật quả mà không được nhận lãnh quán đảnh tới giác tánh – phô diễn.

 

Tất cả chư Phật của quá khứ đã thức tỉnh sau khi nhận lãnh quán đảnh tới giác tánh – phô diễn. Tất cả những ai thành tựu giác ngộ trong hiện tại cũng thức tỉnh sau khi nhận lãnh quán đảnh tới giác tánh – phô diễn. Và từng vị Phật đạt giác ngộ trong tương lai cũng sẽ thức tỉnh sau khi nhận lãnh quán đảnh tới giác tánh – phô diễn. Không thể nào đạt tới giác ngộ trừ khi con đã nhận được nó. 

 

SAMAYA. :   ẤN, ẤN, ẤN. :

 

  

12_NHỮNG DẤU HIỆU VÀ CÁC CẤP ĐỘ CỦA TIẾN BỘ

 

TỪ CÚ CHẶT ĐỘC NHẤT VĨ ĐẠI GIẢI THOÁT HOÀN TOÀN

CỦA ĐỨC LIÊN HOA SINH PADMASAMBHAVA

 

ĐƯỢC HIỂN LỘ BỞI RINCHEN LINGPA.

 

 Xin đảnh lễ bổn tôn trí tuệ giác tánh ân phước! 

 

Không có những dấu hiệu và cấp độ của sự tiến bộ trên con đường,

Cái chắc chắn hiển lộ khi những kết quả đã được đạt tới,

Ở bên trong tận cùng của Đại Viên Mãn và sự tự do toàn triệt,

Con không có sự khác biệt với một kẻ bình phàm và thực hành của con bị lãng phí,

Bởi sự tinh tấn của con suy giảm khi những dấu hiệu của thực hành thất bại để xuất hiện,

Văn bản này mô tả chúng là vô cùng quan trọng.

Con của Ta, đây là những dấu hiệu của con đường

Cho những ai huân tập, rèn luyện trong pháp tánh. 

 

Khi một người thực hành với sự bền bỉ, kiên trì, có 2 loại dấu hiệu của con đường, cái không rõ ràng và cái rõ ràng, những điều chỉ ra rằng kết quả sẽ nhanh chóng được thành tựu. Cái không rõ ràng được biết như là những dấu hiệu cơ bản và xuất hiện nhờ mối nối kết trước đó của một người, cái thì thậm chí không cần phải thực hành cũng xuất hiện. Vì chúng không xác thực và không đáng tin cậy, nên Ta sẽ không mô tả chúng ở đây.

 

Các dấu hiệu rõ ràng xuất hiện là nhờ sự thực hành, và chúng nằm trong 2 diện: tạm thời và bất biến. Các dấu hiệu tạm thời có thể xuất hiện trong thực tế hoặc như những cảm xúc, tâm trạng, cảm nhận. Loại đầu tiên xảy ra khi thực hành các tiền hành pháp chuẩn bị cùng các thực hành chia tách, và thân con cảm thấy như ở bờ vực của sự sụp đổ tựa như những bức tường của một ngôi nhà trong tình trạng liêu xiêu, giọng nói của con cảm thấy yếu ớt như khi kiệt sức, mệt lả đi, hoặc con bị chấn động mạnh giống như ai đó bị ma ám. Những điều này chỉ ra rằng con đã chia tách sinh tử và niết bàn. Các tâm trạng là sự tỉnh ngộ, thoát ra khỏi ảo mộng với thân, khẩu và tâm sinh tử. Chúng nói lên rằng đã tịnh hóa những che chướng của 3 cõi và đã tách ra khỏi vòng sinh tử. Sự vắng mặt, thiếu đi của chúng nói rằng con đã không thành tựu thể nghiệm, do vậy hãy lặp lại thực hành.

 

Các dấu hiệu thực tế - dựa trên sự mệt mỏi của thân, khẩu và ý  - là cái mà thân thể con tràn đầy phúc lạc; giọng nói của con muốn nói ra; và tâm con thể nghiệm mọi thứ đều như hư không. Con cảm thấy, “lúc này chẳng có gì tồn tại cả!” cũng như lòng bi mẫn cho chúng sinh - những người thất bại, lầm lạc để nhận ra điều giống như con; và lòng nhiệt tình với Giáo Pháp cũng sẽ tăng trưởng. Như những tâm trạng, con quên mất rằng con có một thân thể, con không để ý tới hơi thở của mình, về mặt tinh thần con không muốn chia tách khỏi trạng thái vô niệm, và nghĩ rằng: “Đây là nó!” Đây là những dấu hiệu của việc đã nắm giữ được dạng niết bàn của sự ổn định tinh thần. Sự thiếu vắng của chúng nói rằng con đã không tu tập tốt, vì thế hãy đưa bản thân con vào thực hành và tiếp tục.

 

Tất cả những điều này chỉ là những dấu hiệu tạm thời; chúng thay đổi và không đáng tin cậy.

 

Tiếp theo là những dấu hiệu của thực hành chính, cụ thể là những dấu hiệu của việc được thiết lập giác tánh rigpa trong thực tế nhờ cái thấy. Những dấu hiệu thực tế là cảm nhận thức tỉnh, tỉnh ngộ khỏi ảo mộng với thân, khẩu và tâm trong một cách có thể trông thấy tới cả con và những người khác, và cũng không có sự quan tâm, vui thích trong các hoạt động của đời này. Giọng nói của con thì giống như một người câm. Về tinh thần, con mệt mỏi với những công việc sinh tử; con cảm thấy một lòng sùng mộ sâu sa với bậc thầy của con, và một lòng bi mẫn dành cho chúng sinh lớn lao tới nỗi rơi lệ. Có sự tin tưởng trong kết quả của các hành động, và con đưa bản thân mình vào việc từ bỏ những ác hạnh và thực hành đức hạnh. Các dấu hiệu tâm trạng bao gồm sự nhẹ nhàng của thân thể, có những lúc thậm chí con quên mất rằng con có một thân thể, không để ý tới sự chuyển động từ hơi thở của mình, và về tinh thần con cảm nhận rằng mọi thứ thì không chất thể và vô thường, chóng vánh như phù du. Tất cả những dấu hiệu này thì thay đổi và không kéo dài.

 

Các dấu hiệu có giá trị lâu dài là những dấu hiệu sau. Bên trong hư không rộng mở của cái thấy, khi giác tánh nằm trần trụi một cách tuyệt đối, không chút xao động, không thay đổi thất thường, và không phóng chiếu thể nghiệm như là “cái khác,” đó là dấu hiệu của việc đã thả neo giác tánh vào bên trong pháp tánh. Các dấu hiệu tâm trạng của việc đã hiểu được điều này là, dù ở bất kỳ đâu thì dù khi sự chú tâm của con chuyển động, nhưng con hiểu và nhận ra rằng nó là chính tâm con, con thấy rằng những niệm tưởng được phóng chiếu và thu rút trở lại như sự tự phô diễn, và con hiểu rằng chúng hoàn toàn không có chất thể tựa như hư không. Đây là những dấu hiệu của việc nhờ cái thấy mà con đã được thiết lập rằng: mọi hiện hữu là tâm.

 

Nhận ra điều này thậm chí ngay cả trong khi đang mơ là dấu hiệu đã đạt đến cấp độ đầy đủ nhất của sự kiên cố, ổn định. Nếu con duy trì, giữ vững điều này, thì trong 7 năm con sẽ giác ngộ tới trạng thái của hóa thân cùng với việc làm tan biến thân vật lý của mình. Nếu con không nhận ra trong khi mơ, thì con sẽ giác ngộ vào lúc chết. Như vậy, hãy kiên trì trong thực hành là đạo hạnh của loại hành giả cao nhất.

 

Bây giờ tới những dấu hiệu thể nghiệm trạng thái chứng ngộ trong thực tế. Trong thân, khẩu và tâm của con, những dấu hiệu thực tế là thân con nhẹ nhàng, sáng sủa và mạnh mẽ, đầy năng lực, giọng nói của con rõ ràng và có thể diễn đạt những giáo huấn như con chưa từng nghe thấy trước đây, và có những lúc tâm con có vài cấp độ của việc nhìn thấy trước tương lai. Con thấy mọi thứ chói sáng như những cầu vồng, thỉnh thoảng đầy tràn các sắc thân và những vòng tròn, đôi lúc lại trở nên trống không và không có điểm quy chiếu nào. Khi lòng sùng mộ tới vị thầy của con trưởng thành trước sau như một được sâu đậm hơn và mối bận tâm của con với các kết quả nghiệp trở nên thư thái hơn, con cảm thấy rằng thân thể con phát ra ánh sáng, có những lúc thân thể con không tồn tại, giọng nói của con phát ra dù không chủ định thì cũng giống như một tiếng vang, và tâm con sáng tỏ và tràn đầy an lạc, nó không phóng chiếu bất kỳ thứ gì cả; bây giờ và sau đó nó chuyển thành tánh không và những sắc tướng không niệm tưởng. Tất cả những sự kiện này thì thay đổi và không thể tin cậy vào.

 

Các dấu hiệu bất biến là những điều sau. Không còn bất kỳ thể nghiệm nào khiến con bám chấp vào một thực tại rắn chắc cả; thay vào đó, mọi thứ thì hoàn toàn là sự phô diễn chói sáng. Mọi thứ xuất hiện, mà không có điểm quy chiếu hay bám chấp rắn chắc nào. Nhận ra, chứng ngộ điều này là dấu hiệu của việc thể nghiệm trong tâm con được thiết lập rằng tâm chính nó là trống rỗng. Thể nghiệm điều này thậm chí ngay cả trong khi mơ là đã chạm tới cấp độ đầy đủ nhất của sự ổn định, vững vàng. Nếu con giữ vững điều này trong 3 năm thì thân vật chất của con sẽ tan biến và con sẽ giác ngộ tới trạng thái thân trí tuệ bất khả tư nghị của báo thân.

 

Tiếp theo là tới dấu hiệu rằng tánh không này là tự nhiên và được giải thoát một cách không nỗ lực trong chính nó. Liên quan tới thân, khẩu và tâm, các dấu hiệu trong thực tế là cái không có ràng buộc tới một thân thể, như không sợ nước. Hơn nữa, các dấu hiệu tuyệt diệu không thấy được trước đó có thể được kiểm chứng bởi cả con và những người khác. (41) (41: Các dấu hiệu tuyệt diệu liên hệ tới 32 hảo tướng chính và 80 hảo tướng phụ của một hóa thân đẹp đẽ vô thượng của một vị Phật). Giọng nói của con có thể diễn bày các Giáo Pháp lợi lạc nhờ việc đơn giản hướng ý chí của con về người khác. Trong tâm con, các linh kiến siêu nhiên không nhiễm ô được phát sinh.

 

Các dấu hiệu như là các trạng thái cảm thọ thiền định là cái con không nghĩ nhớ tới thậm chí cũng không nghĩ về việc bám chấp tới thân, khẩu và tâm của con; cái mà bất kỳ điều gì con thể nghiệm đều bao la như hư không và không được tiếp nhận như là thật; và con cảm thấy dường như là mình có thể di chuyển tự do xuyên qua đá, núi cùng những thứ tương tự…

 

Những dấu hiệu bất biến là như sau. Dù cho bất kể thứ gì con thể nghiệm, thì không có bất kỳ sự tập trung ý niệm nào cũng không có bất kỳ thứ gì để chấp nhận hay chối bỏ cả. Hơn nữa nó được giải thoát mà không bị quy kết cho rằng là thật, như vậy, dù cho là ngày hay đêm và không cần để nhớ tới nó, thì sắc tướng và tánh không đã được giải thoát tự nhiên vào sự bất nhị. Đó là dấu hiệu của việc đã được thiết lập vào sự tự giải thoát nhờ đạo hạnh tự nhiên.

 

Khi sự lừa dối của giấc mộng kết thúc, con đã đạt tới cấp độ đầy đủ nhất của sự vững chắc, kiên cố. Nếu con giữ vững và duy trì điều này trong một năm thì thân vật chất của con sẽ tan biến và con giác ngộ tới trạng thái của pháp thân mà không gì còn sót lại.

 

Sau đó, dấu hiệu rằng sự tự giải thoát này được mang tới sự kết thúc hoàn hảo, thành quả của sự hiện hữu tự nhiên, xuất hiện chỉ trong nhận thức của những người khác, trong khi ở trong nhận thức của riêng con, tất cả các loại dấu hiệu và dấu chỉ của sự tiến bộ trên con đường đã ngừng dứt. Trạng thái này, được biết như là linh kiến cạn kiệt trong pháp tánh, nghĩa là các lực chuyển động của các sắc tướng đã ngưng lại, trong khi phẩm chất tĩnh tại của tánh không không còn. Như vậy, bản tánh bất nhị của sắc tướng và tánh không không xao động cũng không thay đổi trong bất kỳ cách thức nào nữa cả. Thay vào đó có một phẩm chất giác ngộ tự nhiên, siêu vượt lên khỏi sự gặp gỡ và chia tách – một sự hiện hữu không hư cấu, một sự vắng mặt không có sự che đậy nào cả - cái là một trạng thái trần trụi tuyệt đối của tánh không tỉnh giác, cái tự do khỏi bám chấp. Trong nhận thức của những người khác, vì một tri thức không che chướng – sự tỉnh thức nguyên sơ như một năng lực tỏa khắp toàn triệt – thì cũng hiện diện, nhưng có một sự nảy sinh phi nỗ lực của các sắc thân (rupakayas) cho lợi ích của chúng sinh.

 

Theo đó, như bản tánh nền tảng của mọi sự là sự tỏa khắp toàn triệt, trừ khi những dấu hiệu trên con đường của sự tỉnh thức tự hiện hữu đã đạt đến cấp độ đầy đủ nhất của chúng, còn không thì không có sự thấu hiểu khi thời gian của thành quả hiện diện tự nhiên tới và sự thực hành trở nên tự mãn và lười nhác. Chỉ dẫn về những dấu hiệu và các cấp độ của sự tiến bộ này như vậy là vô cùng quan trọng. 

Không có nó, sự ràng buộc, gắn kết của con vào tánh Không thì không có sự khác biệt với các thừa thông thường.

Với nó, thành quả sẽ nhanh chóng được đạt đến nhằm hoàn tất những mục đích của con và những người khác.

       Nhờ những ân phước của Đức Kim Cương Tát Đỏa Vajrasattva,

nó xuất hiện trong tâm Đức Kim Cương Cực Hỷ Prahevajra.

       Ngài đã chấp nhận Đức Shri Singha, bậc mà sau đó đã giao phó nó cho Ta, Padmasambhava Liên Hoa Sinh.

       Cầu mong nó gặp gỡ với một người xứng đáng của định mệnh tiền định.

Hãy che dấu nó khỏi một người không xứng đáng với những tà kiến.

Khi một người thọ nhận phù hợp xuất hiện, hãy ban dòng truyền thừa tối hậu.

Kinh văn dòng truyền thừa có dấu ấn của sự chính xác, nghiêm ngặt.

 

Ema, giáo huấn siêu phàm và đáng ngạc nhiên này,

Chiết xuất tinh túy của terma tâm, được cất dấu ở khoang trong của Ludu,

Được giao phó tới sự giữ gìn của Gonpo Nagpo, Palchen, các Dakini,

Và tới chư Hộ Pháp phẫn nộ, các hộ thần giáo lý và các chúa tể kho tàng.

Hãy canh giữ, bảo vệ nó; Hãy đảm bảo chắc chắn các con bảo hộ những giáo huấn này!

 

SAMAYA. :   ẤN, ẤN, ẤN. :

SARVA MANGALAM. :


13_LỜI KHUYÊN VỀ VIỆC THÀNH TỰU GIÁC NGỘ VÀO LÚC CHẾT

 

Một lần nữa, vào cùng thời điểm, nhà vua đảnh lễ Ngài và đi nhiễu quanh Đức Liên Hoa Sinh Padmasambhava. Sau đó ông đã hỏi Đạo Sư: Hỡi đạo sư vĩ đại, con là một vị vua tín tâm ít ỏi nhưng danh tiếng và của cải lớn lao, và (bị bao quanh bởi những bộ trưởng là những kẻ) chống đối và thù địch tới Giáo Pháp. Con không phải là một người tốt, mà hơn nữa là ma quỷ. Con thích tiêu khiển, hưởng thụ và không tâm linh dù chỉ là ít ỏi nhất. Con chỉ hăng hái, ưa thích những thứ trong đời này và thậm chí không sợ hãi viễn cảnh của việc đi vào những cõi thấp trong đời kế tiếp. Xin hãy chấp nhận sự hối hận của con! Con cầu xin Ngài hãy ban cho con một huấn thị để thành tựu giác ngộ vào lúc chết.

 

Sau khi nói như thế, ông dập đầu xuống đất với lòng sùng mộ to lớn và khóc. Đạo Sư nhìn ông và, chiết xuất lời khuyên thiết yếu nhất của Ngài, được ban cho sau đây: Emaho! Thật là tuyệt vời vô cùng khi con có sự tín tâm được rung cảm từ đáy sâu trong trái tim. Nhà Vua Vĩ  Đại, đừng sợ hãi về thời điểm của cái chết. Ta có một huấn thị cho con đường tắt của Mật Chú, nhờ nó, thậm chí ngay cả một kẻ tội đồ vĩ đại cũng có thể giác ngộ trước những người khác. Nó là một chỉ dẫn để tránh trạng thái trung ấm bardo, vì vậy hãy nghe đây, Nhà Vua Vĩ Đại.

 

Đầu tiên, chúng ta đi vào thai tạng tử cung do sự tác động của vô thức không nhận biết của chúng ta và do năng lực của nghiệp quả. Tiếp đó, chúng ta ở lại một thời gian ngắn trên cõi đất này. Vào lúc cuối, chúng ta sẽ chết và thân thể này sẽ nằm trên nền đất trong khi tâm thức thì đi du ngoạn đó đây bởi nghiệp lực. Tâm thức sẽ nhận lấy một thân thể khác giữa sáu loài chúng sinh, và như vậy tiếp tục trôi lăn trong sinh tử.

 

Thậm chí nếu chúng ta thành công trong việc sống trọn vẹn tới tận 100 năm cuộc đời, thì chúng ta cũng trải qua một nửa số thời gian này cho việc ngủ vào ban đêm như một xác chết. Trong khi mơ, chúng ta trải qua vô số niềm vui và đau khổ. Như vậy, tốt nhất đi chăng nữa thì thời gian thức của chúng ta nhiều lắm cũng không hơn 50 năm.

 

Trước khi chúng ta nhận lấy sự tái sinh từ người mẹ, cái chết là tài sản tự nhiên của chúng ta. Tuy thế mà con người không nhớ tới cái chết của họ và can dự vào các loại hoạt động khác nhau của dục vọng và tranh đấu cứ như thể là họ bất tử vậy.

 

Cái chết không đến vào một thời điểm ấn định; khi nó xảy đến với con vào lúc nào là điều không chắc chắn được. Có nhiều cách để chết, vì vậy ngày đó sẽ tới khi cái chết là không thể tránh khỏi.

 

Hãy nghe đây, Nhà Vua Vĩ Đại. Có 3 cách để chết: Thượng, trung và hạ.

 

·       Chết như một vị vua là khi ai đó như con, chết mà vẫn bị ràng buộc, gắn chặt vào những tài sản và sở hữu của mình; đó là cách chết hạ cấp . Do đó, vào lúc chết, hãy trở nên tự do khỏi những ràng buộc.

·       Chết như một hành khất là chết mà không có chút ràng buộc mong manh nhất nào vào của cải và các vật dụng. Đó là cách chết trung cấp. Cũng có cách được biết như cái chết giống như một con nai núi.

·       Chết trong sự cô tịch, tự do một cách tuyệt đối với ngay cả ý niệm của ràng buộc hay bám chấp, là cách cao nhất để chết.

 

Hãy nghe đây, Nhà Vua Vĩ Đại. Vào lúc chết, có 3 cách để đạt tới giác ngộ.

 

·       Người ít khả năng hơn đã thu gom các tích tập (công đức và trí tuệ) và đạt giác ngộ trong đời sau đó.

·       Người có khả năng trung bình đã trở nên quen thuộc với việc tu tập và đạt tới giác ngộ trong bardo.

·       Người với khả năng cao nhất đã thành tựu chứng ngộ và thức tỉnh tới sự giác ngộ mà không cần đi qua bardo.

 

Chỉ dẫn đặc biệt này là để đạt tới giác ngộ mà không cần đi qua bardo; nó là con đường tắt của Mật Chú. Ta sẽ dạy con chỉ dẫn gốc rễ này trong 3 điểm:

 

·       Hãy xác quyết gốc rễ bản thể của mọi đối tượng được nhận thức bên ngoài là bản thể của hư không. Như vậy con làm trống rỗng 6 cõi giới bên ngoài và tự do khỏi gốc rễ của nơi tái sinh giữa 6 loài chúng sinh.

·       Hãy xác quyết gốc rễ bản thể của kẻ nhận thức bên trong là bản thể của rỗng không và tâm nhận biết. Như vậy con làm trống rỗng những cánh cửa tử cung thai tạng của vật chứa bên trong của chúng sinh và tự do khỏi gốc rễ của từng loại tái sinh.

·       Hãy xác quyết gốc rễ của hiện tượng nhờ việc chứng ngộ, nhận ra rằng nó chưa bao giờ sinh khởi. Như vậy con sẽ tự do khỏi gốc rễ của thiện và ác.

 

Đây là huấn thị, chỉ dẫn trong 3 điểm. 

Nhà vua hỏi: Hỡi đạo sư vĩ đại, làm thế nào để con xác quyết rằng gốc rễ của các đối tượng được nhận thức bên ngoài là bản thể của hư không? Làm thế nào để con trở nên tự do khỏi gốc rễ của nơi tái sinh giữa 6 loài chúng sinh trong bình chứa bên ngoài như thế gian?

 

Đạo Sư đáp: Nhà Vua Vĩ Đại, hãy nghe đây. Cái gì là “các đối tượng được nhận thức bên ngoài” ám chỉ tới? Những hình tướng hiện hữu bao gồm 10 triệu lần một tỷ thế giới của Đỉnh Tu Di Sumeru với 4 lục địa. Trong thể nghiệm của chúng ta, chúng được thấy như đất và đá, núi, cây, cành, và những khu rừng. Chúng thuộc về những nhận thức lầm lạc của những chúng sinh chưa chứng ngộ.

 

Kinh văn Hiện Thân của Chứng Đắc nói:  

Ngay cả bản thể độc nhất của một thứ

Có thể được thấy trong 6 lầm lạc và một cách đúng đắn

Sai lầm là của 2 loại.

 

Lấy ví dụ nước: Các chư thiên thấy nước như mật hoa cam lồ, các bán thiên atula thấy như các vũ khí, loài người thấy là nước, các loài súc sinh thấy như đồ uống, các ngạ quỷ thấy như mủ và máu tanh hôi, và các chúng sinh địa ngục thấy như nước đồng sôi. Trong thực tế thì không có những thứ này, vì vậy có 6 cái thấy lầm lạc.

 

2 kiểu nhận thức là được xem là như sai lầm. Những kẻ chủ nghĩa vĩnh cửu cực đoan  tuyên bố rằng nhân và quả cả hai đều vĩnh cửu, vì vậy một người chết được tái sinh thành một người, một con ngựa lại thành ngựa, và cứ thế… Những kẻ chủ nghĩa hư vô cực đoan lại nói rằng thân thể được tiêu tan với tứ đại và tâm đó tiêu tan vào hư không, rằng những sự kiện hiện hữu là không có lô-gic, và rằng không có sự tái sinh sau khi chết. Cả hai cái nhìn này đều là những ý niệm sai lầm.

 

Và, vậy thì cái gì là trường hợp thực sự? Nó là hiện tượng đó là không có gì hết cả và hoàn toàn tự do khỏi bất kỳ điều gì được nắm giữ trong tâm. Vì với những sắc tướng hiện hữu của đá, đất, núi và các khu rừng, cây, cành v.v… này, đừng tin chúng là thứ gì hết cả, và đừng quả quyết cho rằng chúng là hay không là. Sự hiện diện của chúng là sự hiện diện tự nhiên, và tánh không của chúng là tánh không tự nhiên. Như bản thể của hư không, hãy để bản thể của chúng được trống rỗng tự nhiên, và hãy để sắc tướng hiện hữu của chúng được thoát khỏi một tự tánh.

 

Khi con không bám lấy sắc tướng của những đối tượng này, con làm tăng lên cái không bám chấp cũng như cái không ràng buộc. Như vậy, con chặt ngang gốc rễ của thế giới như bình chứa bên ngoài. Trở nên tự do khỏi sự tái sinh bên trong sáu loài chúng sinh, con làm trống không 6 nguyên nhân. Tại sao thế? Đó là vì thể nghiệm của sáu loài chúng sinh là một sự lừa dối. Trở nên tự do khỏi sự lừa dối này, sắc tướng hiện hữu từ các đối tượng của chúng sẽ không còn thấy đâu nữa cả. 

Nhà vua hỏi: Cái gì được mang ý nghĩa bởi việc xác quyết gốc rễ của tâm nhận thức bên trong như bản thể của nhận thức trống không?

 

Đạo Sư đáp: Nhà Vua Vĩ Đại, hãy nghe đây. Đã xác quyết được rằng gốc rễ của tâm nhận thức bên trong là sự nhận thức trống không và làm trống rỗng cửa tử cung thai tạng cho tâm thức thì được biết đến như là trở nên tự do khỏi gốc rễ của tái sinh.

 

Cái gì có nghĩa là “tâm nhận thức bên trong”? Nó bao gồm (tâm bên trong), cha mẹ và những người đồng hành, anh em và con cái, kẻ thù cùng bạn hữu. Và như vậy thì cái gì là kẻ nhận thức chính nó? Nó là tâm thức được trang hoàng với những cảm xúc. Khi xác quyết nó là gì, thì tâm thức không thể được chứng minh nó là bất cứ thứ gì hết cả, và nó cũng không phải là sự hư vô hoàn toàn.

 

Khi không được chứng ngộ, tâm thức hành động tất cả này khiến con mang họa. Khi tâm này – kẻ nghĩ về những ý nghĩ phá hoại – được nhận ra, chứng ngộ và xác quyết, thì nó là nhận thức không bị hạn chế, giam hãm. Điều này được biết như là sự chứng ngộ bản tánh tâm. Cái mà không thể được chứng minh là bất thứ thứ gì cả thì được biết như là pháp giới, hư không nền tảng của mọi sự. Dù nhận thức, nhưng nó là một nhận thức không bị giới hạn, giam cầm. Dù ý thức được, nhưng nó là trống rỗng và không thể được chứng minh là bất thứ thứ gì cả.

 

Khi con không nắm bắt các đối tượng được nhận thức như cha hay mẹ, con đã buông xả được sự bám chấp (như là nguyên nhân) và ràng buộc, gắn kết (như là điều kiện, nhân duyên). Như vậy con không còn sợ hãi việc tái sinh qua các cửa tử cung thai tạng của sáu loài chúng sinh. 

Nhà vua hỏi: Thật cần thiết để chứng ngộ sự không sinh khởi của vô minh.Vậy ý nghĩa của “không sinh khởi” là gì?

 

Đạo Sư trả lời: Để biết bản chất tâm không thể được chứng minh là có bất kỳ thuộc tính xác định nào cả và hoàn toàn tự do khỏi những biểu tượng, đặc tính bị cấu trúc, tạo dựng thì được gọi là nhận biết sự sinh khởi như là tri thức, trí tuệ. Điều này cũng được gọi là chứng ngộ bản thân mình nhờ chính mình. Điều này cũng được gọi là chứng ngộ chân lý của không sinh khởi. Thực tế, nó được xác quyết về bản chất chân thực của con. Như vậy, con tự do khỏi hiện tượng thiện và ác thuộc về nghiệp quả. Dù cho có nhiều điều thiện nào con đã tạo ra, thì con tự do khỏi hy vọng cho quả vị của phật quả; dù cho có nhiều điều ác nào con đã làm, thì con tự do khỏi sợ hãi của các cõi thấp cùng địa ngục. Trong đó (sự chứng ngộ), không có nghiệp cũng không có sự chín mùi của nghiệp.

 

Đây không phải là một sự điều tưởng tượng, một niềm tin hay một điều hư cấu; nó được khẳng định, xác nhận trong tất cả tuyên bố cao quý, như Bát Nhã (Prajnaparamita Mở Rộng): “Trong bản tánh trống rỗng đó của vạn pháp thì không có nghiệp cũng không có sự chín mùi của nghiệp,” Hơn nữa, Một Trăm Năm Mươi Phương Thức phát biểu:

 

       Cũng như hoa sen màu đỏ sáng

       Không bị nhiễm ô bởi bất kỳ điều bất tịnh nào,

Bản tánh trống rỗng của mọi sự

An trụ không nhiễm ô bởi khiếm khuyết của nhân quả.

 

Sự Rộng Mở Vĩ Đại đề cập: 

       Nếu nó là chủ thể tới nghiệp quả,

Nó không phải là trí tuệ tự hiện hữu. 

Lâu Đài Tu Di Kim Cương tuyên bố:

 

Tự ngã là không có bản ngã. Cái khác là không có cái khác. “Cả hai” là không có cả hai. “Cũng không” thì không có cũng không có. “Không có” là không có giới hạn. Điều này là do chúng là không thực và hư cấu về tinh thần.

 

Kinh Được Thỉnh Cầu Bởi Đại Dương Trí Tuệ phát biểu:

 

Những Kinh điển Đại Thừa này không giống như các con đường, cách thế của thế gian. Tại sao vậy? Nó là bởi vì tất cả chúng sinh thì không có khoảng thời gian tồn tại liên tục.

 

Nó là như vậy, khi con nhận ra, chứng ngộ rằng mọi thứ là sự lừa dối của tâm con, thì con đã xác quyết bản tánh của mọi sự và tự do khỏi gốc rễ của thiện và ác. 

Nhà vua hỏi: Hỡi Đạo Sư vĩ đại, làm thế nào để con thức giác tới trạng thái giác ngộ vào lúc chết mà không cần đi qua bardo.

 

Đạo Sư đáp: Nhà Vua Vĩ Đại, hãy nghe đây. Vị yogi của sự nhạy bén tinh thần cao nhất không nắm bắt các đối tượng được nhận thức bên ngoài; như vậy người ấy chặt ngang những quan niệm sai lầm về các sắc tướng, và, để cho mọi hiện hữu sắc tướng tan biến vào chính chúng, người ấy thể nghiệm không có các đối tượng được nhận thức trong bardo. Như vậy, một thế giới như bình chứa bên ngoài không sinh khởi.

 

Vì tâm nhận thức bên trong không có bản thể xác định để có thể được chứng minh trong bất kỳ cách nào cả, nên sinh tử tan biến vào chính nó. Không có thân tinh thần trong bardo, những cánh cửa tử cung thai tạng của sáu loài chúng sinh được làm trống rỗng. Trở nên tự do khỏi những nguyên nhân cho sự tái sinh, pháp tánh được tan biến vào chính nó.

 

Khi bậc hành giả yogi này rời bỏ thân xác, người ấy gặp gỡ với không gian của giác tánh. Với người ấy, các lực đẩy của các thiện hạnh và ác hạnh bị cạn kiệt. 

* 

Nhà vua hỏi: Hỡi Đạo Sư vĩ đại, làm thế nào mà thành quả của 3 thân hóa hiện cho một hành giả yogi như vậy?

 

Đạo Sư đáp: Vì nền tảng của pháp tánh không nằm trên lĩnh vực của những ngôn từ và mô tả, nên tính tương tục không gián đoạn như không gian là không thứ gì hết được đặt tên cho thành quả của pháp thân. Từ tính tương tục không gián đoạn như không gian này, cái là pháp thân, những báo thân tựa như những đám mây xuất hiện được trang hoàng với những hảo tướng chính và phụ bên trong thể nghiệm của các vị bồ tát trên 10 cấp độ thập địa. Như cơn mưa, các hóa thân làm lợi lạc cho bất kỳ ai cần tới được lưu xuất ra trong bất kỳ hình thức nào cần thiết nhờ phương tiện vô số các hóa thân. Mật Điển Bản Chất Ẩn Mật đề cập tới điều này:

 

       Bên trong tính tương tục của bầu trời trống rỗng,

       Chúng nhận lấy hình dạng, như cơn mưa những đám mây.

Nhờ việc tuôn chảy xuống như cơn mưa,

Chúng nuôi dưỡng cây xanh và những khu rừng.

Cũng vậy, từ pháp thân phi thường bất khả tư nghị,

Lĩnh vực được chứng ngộ, nhận ra nhờ 3 yoga,

Xuất hiện như những báo thân,

Lĩnh vực của chư bồ tát của thừa vĩ đại hơn.

Từ đó xuất hiện các hóa thân,

Lĩnh vực của tất cả chúng sinh may mắn, tiền định.

 

Đây là cách trong đó thành quả của 3 thân hóa hiện. 

Đạo Sư đã kết thúc với chỉ dẫn này tới nhà vua: Nhà Vua Vĩ Đại, hãy thấu hiểu điều này. Không có thời gian để lãng phí nữa! Hãy huân tập trong thể nghiệm bản tánh của pháp tánh thâm sâu này! Thậm chí dù con đã hiểu được ý nghĩa thâm sâu này, thì cũng đừng dừng lại việc thực hiện các hoạt động đức hạnh có điều kiện. Hãy đóng dấu bất kỳ điều gì con làm với dấu ấn của việc trì giữ không ý niệm, khái niệm.

 

Nếu con hiển lộ giáo lý này cho những người khác, nó sẽ trở thành một nền tảng làm cơ sở cho những hiểu lầm, vì vậy đừng phổ truyền nó mà hãy cất dấu nó như một kho tàng terma. Vào lúc cuối cùng của thời kỳ này, Nhà Vua, con sẽ gặp lại nó lần nữa. 

Như vậy Đức Liên Hoa Sinh Padmasambhava đã ấn niêm giáo lý này với mệnh lệnh được tuyên bố của mình. Nhà vua vô cùng hoan hỷ, hạnh phúc, và vào đúng lúc đó, giác tánh của ông được giải thoát trạng thái tự nhiên của nó. Ông tràn ngập lòng biết ơn tới Đạo Sư.

 

Đây là con đường tắt của Mật Chú, huấn thị cho một kẻ tội đồ vĩ đại được thức tỉnh tới sự giác ngộ trước những người khác. 

  

14_NĂM BARDO

 

 

NAMO GHURU!

 

Vị minh sư vĩ đại được biết tới như là Đức Liên Hoa Sinh Padmasambhava đã không được sinh ra từ một tử cung thai tạng mà hóa hiện ra từ một bông hoa sen. Tự do khỏi những nỗi khiếp sợ của cái chết và vòng luân hồi, Ngài đã cắt đứt dòng sinh và tử. Sự chứng ngộ của Ngài ngang bằng với sự chứng ngộ của Đấng Phổ Hiền Samantabhadra vinh quang.

 

Bà Tsogyal, Công Chúa xứ Kharchen, người đệ tử đã đi theo và phụng sự Ngài. Một lần, trong khi ngự tại Chỏm Núi Bách Xù của Những Viên Ngọc Trai Pha Lê, bà đã hỏi Đạo Sư: Hỡi đạo sư vĩ đại, chúng sinh bị trói buộc vào 4 dòng sông vĩ đại của sinh, lão, bệnh, tử do thất bại để vượt qua những trạng thái bardo. Thưa Thầy, vậy có bao nhiêu loại trạng thái bardo tồn tại?

 

Đạo Sư đã ban huấn thị này: Tsogyal, chúng sinh của 3 cõi sinh tử không chặt ngang qua được các trạng thái bardo, vì vậy họ nhận lấy sự tái sinh và đi lòng vòng qua 3 cõi.

 

Trong suốt 5 loại trạng thái bardo con nên:

 

·       Nhận ra khối cầu pháp tánh tối hậu trong suốt bardo của đời này, như một đứa con một bị thất lạc nay được đoàn tụ với bà mẹ của mình.

·       Làm sáng tỏ những gì không được sáng tỏ nhờ việc chứng ngộ bản tánh của con trong suốt bardo của đại định (samadhi), như một cô gái kiêu hãnh nhìn vào một tấm gương.

·       Nối kết những khuynh hướng quen thuộc (với đại định) trong suốt bardo trong mộng, như dòng chảy của một con sông.

·       Tiếp tục thể nghiệm trong suốt bardo sinh và tử, như việc nối lại một ống nước bị bể.

·       Nối kết với nghiệp quả còn lại trong suốt bardo trở thành, như ánh sáng một ngọn đèn trong một căn phòng tối.

 

Trừ khi con cắt ngang được 5 bardo này, không thì con sẽ không tìm ra cơ hội để cắt đứt gốc rễ của sinh tử. 

Bà Tsogyal hỏi Đạo Sư: Thưa Thầy, trong suốt bardo của đời này, làm thế nào một người đạt đến sự chắc chắn trong việc nhận ra khối cầu pháp tánh tối hậu, cái giống như một đứa con một bị thất lạc nay được đoàn tụ với bà mẹ của mình?

 

Đạo Sư đáp: Để nhận ra, chứng ngộ khối cầu pháp tánh trong suốt bardo của đời này tựa như khi một đứa con một bị lạc mất bà mẹ của mình và đứa trẻ ấy nhận ra người ấy là mẹ của mình. Thi trong cùng cách như vậy, hãy nhận ra bản tánh của chính con là pháp thân.

 

Có 3 phương tiện cho việc đạt tới sự chắc chắn trong điều này:

 

·       Đầu tiên, hãy thiết lập pháp thân như bản tánh tự nhiên nhờ bản chất trống rỗng bất biến.

·       Thứ hai, hãy thiết lập sự tỉnh thức như trạng thái hóa hiện nhờ thể nghiệm cá nhân không biên kiến, thiên vị.

·       Thứ ba, hãy thiết lập sự tỉnh thức nguyên sơ như tính bất nhị của chúng nhờ đại lạc của không hành động.

 

Đầu tiên, [để thiết lập pháp thân như trạng thái tự nhiên nhờ bản chất trống rỗng bất biến,] có 7 phẩm chất. Để bắt đầu với, nó không được sản sinh nhờ các nguyên nhân. Kế đó, nó không bị hoại diệt bởi duyên, mà là sự tự hiện hữu. Không được tạo ra bởi những cái khác, nó không có chất thể. Không là sự kiện tạm thời, nó vượt thoát lên khỏi sự vĩnh cửu và hư vô.

 

Thứ hai, sự tỉnh thức như là trạng thái hóa hiện, có 2 lĩnh vực: các hóa hiện bên ngoài của sự lừa dối và các hóa hiện bên trong của sự tỉnh thức.

 

Làm thế nào mà các hóa hiện bên ngoài của sự lừa dối khởi sinh? Từ trạng thái tự nhận biết của tâm tỉnh giác – trạng thái tự nhiên không hư cấu tựa bầu trời – xuất hiện những đám mây của khát khao và bám víu do vô minh. Sở hữu sự trượt rơi này, một người đi vào một tử cung thai tạng và từ đó sinh khởi những xúc tình 5 độc. Từ 5 độc này hóa hiện 5 loại bệnh, cái sau đó khiến một người chết. Do cái chết, một người đi lòng vòng qua sáu loài chúng sinh.

 

Làm thế nào để các hóa hiện bên trong của sự tỉnh thức xuất hiện? Chúng xuất hiện như sự tự giải thoát, không bị nắm giữ trong tâm, không chất thể, và tự do khỏi bám chấp, vì thế vô minh ló rạng như giác tánh, 5 độc khởi sinh như 5 trí tuệ, và 5 đại ở trong sự quân bình. Nhờ việc chặt ngang những lầm lạc về các đối tượng 5 giác quan, con thoát khỏi bám chấp vào 5 bardo, chứng ngộ bệnh tật và khổ đau được làm lắng dịu, xoay chuyển 5 thế lực tiêu cực trở thành người giúp đỡ, hỗ trợ, chặn đứng những cánh cổng vào các địa ngục, và băng qua vực sâu của sáu loài chúng sinh, tất cả cùng lúc.

 

Điểm thứ 3 là thiết lập sự tỉnh thức nguyên sơ như tính bất nhị nhờ đại lạc của không hành động. Con có thể tự hỏi dù có hay không chư Phật và chúng sinh, niết bàn và sinh tử, sắc tướng và tánh không, là trở nên tách biệt. Chư Phật và chúng sinh không có nhị nguyên vào thời điểm trước đó và sau đó. Sinh tử và Niết bàn không có nhị nguyên của bản thể xác định là thiện và ác. Sắc tướng và tánh không không có nhị nguyên trong bản tánh, vì chúng là bất khả phân. Chúng như vậy là đại lạc của không hành động.

 

Ở điểm này thật quan trọng để được giải thoát nhờ chỉ dẫn cốt tủy về 4 giải thoát từ sự bám chấp:

 

·       Thể nghiệm cá nhân không bị biên kiến sẽ giải thoát con khỏi bám chấp từ việc phỉ báng, xem thường thái cực của tánh Không.

·       Bản chất trống rỗng bất biến sẽ giải thoát con khỏi bám chấp tới sự vĩnh cửu của chủ nghĩa vĩnh cửu.

·       Sự hợp nhất bất khả phân của chúng sẽ giải thoát con khỏi bám chấp tới sự qua lại của đúng và sai.

·       Nền tảng công bằng, không thiên vị của chúng sẽ giải thoát con khỏi bám chấp tới sự trượt ngã đột ngột vào tính một chiều.

 

Đây là chỉ dẫn của việc thực hành nhờ 6 cấp chứng ngộ:

 

·       Chứng ngộ các sắc tướng hiện hữu là tâm.

·       Chứng ngộ tâm là trống rỗng.

·       Chứng ngộ sắc tướng và tánh không thì siêu vượt lên nhị nguyên.

·       Chứng ngộ sự bất nhị này là đại lạc.

·       Chứng ngộ đại lạc là vô niệm.

·       Chứng ngộ vô niệm là pháp thân.

 

Bây giờ, đây là chỉ dẫn của việc gặp gỡ với bà mẹ pháp tánh nhờ 6 cấp ấn niêm:

 

·       Đóng dấu lên sắc tướng ấn niêm của tánh Không.

·       Ấn niêm tánh không với các sắc tướng.

·       Ấn niêm cả hai điều này của chúng với sự bất nhị của Sắc tướng và tánh Không.

·       Ấn niêm sự bất nhị này với Đại Lạc.

·       Ấn niêm Đại Lạc với Vô Niệm.

·       Đóng dấu lên vô niệm ấn niêm của pháp tánh bất biến.

 

Đây là cách để xác quyết nhờ chỉ dẫn của 5 cấp quyết định:

 

·       Quyết định rằng pháp thân là sự hiện hữu nguyên thủy trong chính con và như vậy không phải là thứ gì đó để kiếm tìm hay đạt được.

·       Quyết định rằng sự thoải mái và đau đớn là pháp thân và như vậy không phải là thứ gì đó để chối bỏ hay chấp nhận.

·       Quyết định rằng pháp thân không sinh khởi cũng không ngừng dứt và như vậy vượt thoát lên khỏi nhân và quả.

·       Quyết định rằng nó vượt lên khỏi điểm quy chiếu của “là” và “không là” và như vậy không có chủ thể để phóng đại lên và phỉ báng, coi thường.

·       Quyết định rằng nó không được tạo ra, mà nó hiện hữu liên tục và như vậy không phải là thứ gì đó được sinh ra nhờ niệm tưởng.

 

Bây giờ, những phẩm tánh của chứng ngộ cái thấy là những điều sau:

 

·       Con giành lại trú xứ tự nhiên của trí tuệ và gặp gỡ bà mẹ pháp tánh của con.

·       Những ý niệm, khái niệm của con tan biến tự nhiên nhờ việc chứng ngộ sự an lạc của hoạt động sáng suốt, sâu sắc.

·       Con đạt tới sự viên mãn tự nhiên của tri thức, trí tuệ.

·       Cái thấy của con được tự do khỏi những giới hạn.

 

Nhờ việc giành lại trú xứ tự nhiên của trí tuệ, dù cho có nhiều thế nào giáo lý con được nghe, thì con sẽ hiểu rằng không có gì khác xa xôi hơn là việc làm tăng cường [sự hợp nhất] của sắc tướng và tánh không. Sự chứng ngộ và thấu hiểu điều này là không gì khác hơn là chính bản thân con, con đi tới việc nhận biết điều này là không gì hơn thể nghiệm của chính mình. Nhờ việc chứng ngộ cái gì là như nó vốn là, con gặp gỡ bà mẹ pháp tánh.

 

Trong khi những đối tượng trước mắt con xuất hiện như những sắc tướng trông thấy được, thì vào thời điểm con thể nghiệm chúng tự do khỏi bám chấp, mặc dù con thấy được chúng, nhưng những ý niệm, khái niệm của con tan biến một cách tự nhiên. Thời điểm con thể nghiệm mọi thứ trong cách này, sự tỉnh thức nguyên sơ, pháp tánh, và an lạc là tất cả được thấy từ bên trong; và con lãnh hội được an lạc của hoạt động chứng ngộ.

 

Chỉ dẫn này trong cái thấy của sự xác quyết tự tin vĩ đại thì cũng được biết đến như cái thấy của các trưởng tử bất biến từ các đấng chiến thắng, như nền tảng cơ sở cho sự lừa dối, cái xác định những ma quỷ và tên trộm, như chỉ dẫn cho việc xác nhận sự khởi đầu và kết thúc của sinh tử, và như chỉ dẫn cho việc chứng ngộ bản tánh của tâm con như là pháp tánh.

 

Tất cả những chỉ dẫn này trong cái thấy thì giống như ví dụ về một đứa bé con một của một bà mẹ bị lạc mất và đi lang thang, lạc lõng. Sau cái chết của cha đứa bé, người mẹ đi bước nữa với một người chồng khác. Sau đó, khi đứa bé được tái hợp với mẹ nó, người mẹ nhận ra đứa con của mình và người con nhận ra mẹ mình. Tương tự như thế, vào thời điểm của sự chứng ngộ bản tánh của pháp tánh, con chứng ngộ rằng cả chư Phật và chúng sinh, cả sinh tử và niết bàn, cũng như cả sắc tướng và tánh không, là bất khả phân từ khởi thủy như khối cầu đơn nhất của pháp tánh. Để xác quyết một cách rạch ròi, dứt khoát điều này trong suốt bardo của đời này là huấn thị trong việc chứng ngộ khối cầu pháp tánh tối hậu và huấn thị cho đứa con bị thất lạc tái hợp, hội ngộ với mẹ của nó.

 

Ngài đã nói như thế. 

*

Bà Tsogyal hỏi Đạo Sư: Thưa Thầy, trong suốt bardo của đại định samadhi, làm thế nào để một người làm sáng tỏ tâm thức không sáng rõ?

 

Đạo Sư trả lời: Để làm sáng tỏ tâm thức không sáng rõ như một cô gái kiêu hãnh nhìn vào một tấm gương là chỉ dẫn, huấn thị trong thiền định. Ví dụ, cũng như cô gái kiêu hãnh soi gương vào buổi sáng, buổi trưa và buổi đêm, hành giả yogi nên nhìn vào tâm thức của mình và huân tập trong suốt 3 thời như thế.

 

Về điều này có 2 điểm: Tư thế của thân và cách đặt sự chú tâm của con.

 

Đầu tiên, khi thực hành một thời khóa tu tập, hãy giữ thân con thẳng đứng. Giữ tư thế thiền định quân bình. Hơi gập đầu con về phía trước. Hạ thấp cái nhìn đăm đăm của con vào góc của đầu mũi. Đặt lưỡi con lên hàm ếch. Che hai đầu gối của con với hai tay. Trong suốt những hoạt động thường nhật, hãy kết hợp [chỉ dẫn sau đây] với đi, đứng, nằm, ngồi.

 

Thứ hai, cách để đặt tâm con là sự sắp xếp vĩ đại vượt lên thứ gì đó cần phải được sắp đặt. Trong tính tương tục của sự chứng ngộ cái thấy, hãy để các giác quan của con thả lỏng, không kiểm soát. (42) (42: “trong tính tương tục của sự chứng ngộ cái thấy” có thể cũng được diễn đạt như “trong khi cái thấy là một thực tế”) Hãy để thân và tâm lại như nó vốn là mà không chút sáng chế, tạo tác hay phải dùng tới một cách khéo léo, khôn khéo nào, mà hãy chỉ đơn thuần để thân và tâm lại, hãy chấp nhận không bám chấp. Hãy nhận ra pháp thân, việc an trụ không chút bám nắm tự nó là pháp thân. Hãy huân tập trong việc không lầm lẫn trong chánh kiến. Hãy huân tập trong một thời gian dài. Hãy huân tập liên tục, không gián đoạn. Hãy huân tập một cách hăng say, vui vẻ.

 

Không lầm lẫn trong chánh kiến” nghĩa là, trong tính tương tục của việc nhận ra, chứng ngộ cái thấy, để huân tập trong việc thừa nhận, chấp nhận cái gì là trong khi không làm gia tăng tới việc nắm giữ nó là như vậy. Nếu điều là như vậy; thì nó là trạng thái của sự bình đẳng không dao động.

 

Để chấp nhận cái gì là nghĩa là để thừa nhận, chấp nhận rằng đó là an lạc, tỉnh thức, giác tánh tự do khỏi niệm tưởng, và vở kịch của sự tỉnh thức, trong khi không nắm giữ rằng đó là an lạc, tỉnh thức, giác tánh tự do khỏi niệm tưởng, và vở kịch của sự tỉnh thức. Như vậy, hãy tự do khỏi bám chấp, tỉnh giác rằng không bám nắm bất kỳ điều gì  để sự xuất hiện ló rạng một cách tự nhiên.

 

Có 6 kẻ thù (43) tới loại huân tập thiền định này. (43: Nó xuất hiện rằng có một sự không nhất quán trong Tạng ngữ ở đây, là sáu cái được viết nhưng lại có 8 được đề cập thực sự.) Hôn trầm và trạo cử, [4 loại đi lạc], và vĩnh cửu và hư vô. Nếu hôn trầm xảy ra, để kìm hãm hoàn toàn từ việc nắm giữ nó trong tâm thì được biết đến như là chỉ dẫn trong [việc hóa tán, làm tan biến] hôn trầm và uể oải vào pháp thân. Nếu điều đó không xảy ra, thì hãy tiếp tục huân tập trong khi đánh thức, làm mạnh năng lượng của con.

 

Trạo cử bao gồm nỗi sợ lớn trong việc bị kích động, ý niệm “Ta phải kiểm soát kích động trạo cử này”, “Ta phải an trụ bình thản, không xáo trộn,” và v.v… Một khi con nhận ra rằng trạo cử là chính tâm của con, nó được biết như là ấn niêm trạo cử bên trong pháp tánh.

 

Thất bại để thấy điều gì đó là bị kích động, trạo cử - thứ gì đó cần phải được dừng lại, được giữ hay được tịnh hóa – và sự chứng ngộ, nhận ra điều này là chính con thì được biết như là mang những ý niệm, niệm tưởng vào pháp tánh. Đó là cách để vượt qua những niệm tưởng, ý niệm.

 

Nếu con không thể làm điều đó, thì đây là chỉ dẫn trong việc tập hợp trạng thái bị phân tán: hãy đơn giản huân tập trong việc đặt tâm con trong sự liên tục, tiếp diễn tương tục từ bản chất không dự trù, tính toán nào của nó.

 

Hơn nữa, trong khi huân tập, 4 loại đi lạc sẽ xảy ra:

 

·       Đi lạc vào việc làm yên lặng, làm phẳng các ý niệm, khái niệm nghĩa là để tâm con đi lạc vào việc ù lỳ, không nhớ tới điều gì, như bị lãng trí, quên đi mọi thứ.

·       Đi lạc vào shamatha thiền chỉ hay thiền định đãng trí nghĩa là tâm con đi vào sự trì trệ, mụ mẫm và như vậy con không tỉnh giác về bản tánh của pháp tánh.

·       Đi lạc vào một khuôn mẫu báo trước của tâm nghĩa là con mong ước, tham muốn nhằm duy trì một trạng thái của không suy nghĩ.

·       Đi lạc vào những ý niệm khó chịu nghĩa là tâm con vẫn giữ những vấn đề và thoái lui.

 

Đây là 4 loại đi lạc. Để quét sạch những lỗi của chúng, đừng hướng tâm của con vào bất kỳ cách nào đi lạc trong này.

 

Bản tánh, bản chất của con thì không vĩnh cửu, khi nó được đóng dấu với tánh không. Nó không phải là chủ nghĩa hư vô không có gì cả, vì nó tỉnh giác và tự do, không bị hạn chế, giam cầm. Nó không phải là thứ gì đó trở thành được giác ngộ, vì nó an trụ, duy trì như pháp thân tự chính nó. Không có nỗi sợ của [việc tiếp tục trong] sinh tử, vì sinh tử được giải thoát vào trong pháp thân. Một khi những ý niệm được tận dụng, sử dụng như sự tỉnh thức và đau khổ được ló rạng như trí tuệ, thì không có gì cần phải được tịnh hóa cả.

 

Khi con biết cách để thực hành trong cách này, thì con không lầm lạc trong quan kiến. Hãy huân tập trong việc kéo dài điều này. Không chút gián đoạn, hãy huân tập một cách hoan hỷ. Một khi con đã huân tập trong cách này, những khuynh hướng hình mẫu trước đó của con tới sự bám chấp được giảm thiểu. Nhờ năng lực của việc huân tập này, sự sáng tỏ, an lạc và cảm giác không có thân thể sẽ xảy ra.


Không có sự huân tập này, con sẽ không chặt ngang được suy nghĩ lừa dối tạm thời, và con sẽ không làm gian đoạn được những khuynh hướng hình mẫu trước đó của mình tới sự bám chấp. Như vậy, hãy huân tập triệt để trong việc không bao giờ chia tách tâm con khỏi pháp tánh, như một dải lụa vĩ đại không gợn sóng trước gió.

 

Xa hơn nữa, cũng như một thiếu nữ kiêu hãnh nhìn vào tấm gương để thấy nếu có thể có bất kỳ khiếm khuyết nào trên khuôn mặt của mình, hãy luôn luôn rèn luyện, nhờ phương tiện của đại định, trong việc xem xét dù có thể có hay không bất kỳ vết rạn nhiễm ô của hôn trầm hay trạo cử nào trong cái thấy và đạo hạnh của con. Điều này là chỉ dẫn cho việc huân tập trong bardo của đại định samadhi.

 

Ngài đã nói như vậy. 

Bà Tsogyal hỏi Đạo Sư: Thưa Thầy, trong suốt bardo của giấc mộng, làm thế nào để một người kết nối những khuynh hướng quen thuộc [với đại định], như dòng chảy của một dòng sông?

 

Đạo Sư trả lời: Đây là chỉ dẫn trong đạo hạnh. Như ví dụ của một dòng sông chảy bất tận, không ngừng, nó là huấn thị trong việc trộn lẫn vào trong một trạng thái hiện diện đại định của con với tâm thức vào thời điểm giấc mộng.

 

Về điều này, có 3 điểm:

 

·       Trộn lẫn nhờ phương tiện của chỉ dẫn,

·       Trộn lẫn nhờ phương tiện của các hoạt động,

·       Và trộn lẫn nhờ phương tiện của các nguyên tố (các đại).

 

Đầu tiên, với việc trộn lẫn nhờ phương tiện của chỉ dẫn, hãy huân tập trong thể nghiệm giấc ngủ như an lạc và tánh không bất khả phân. Điều này cũng có 3 điểm:

 

·       Tập trung giác tánh nhờ thu rút nó vào. (44) (44: Thường thường lời khuyên là để kết hợp với một sự tập trung vào một trong các luân xa.)

·       Tập trung thân nhờ việc uốn cong 4 chi.

·       Hãy tập trung cả hai, trong suốt một lô các khuynh hướng quen thuộc, nhờ việc chưa bao giờ chia tách sự mơ hồ của những giấc mộng khỏi thể nghiệm của tánh không tràn ngập phúc lạc. Khi không bị dính mắc vào những khuynh hướng quen thuộc, đừng bao giờ chia tách thể nghiệm của trạng thái ngủ khỏi thể nghiệm của sự huân tập thiền định.

 

Khi đó là tình huống, con đã làm chủ được bardo này.

 

Với việc trộn lẫn nhờ phương tiện của các nguyên tố (các đại), khi con đầu tiên tiếp cận giấc ngủ, sự tan biến này là đất (địa đại) tan hòa vào nước (thủy đại). Khi ý thức bắt đầu đi xuống; nó là nước (thủy đại) tan vào lửa (hỏa đại). Trong suốt thời gian này, hãy huân tập trong tánh không tràn ngập phúc lạc.

 

Khi ý thức trở nên mơ hồ, mù mịt, nó là lửa đang được tan vào gió (phong đại). Vào lúc này cũng vậy, hãy huân tập trong sự an lạc bất khả phân khỏi tánh không.

 

Khi hoàn toàn đi vào giấc ngủ, gió sẽ được tan vào ý thức. Vào lúc này, hãy huân tập trong trạng thái bất khả phân của an lạc và tánh không.

 

Khi có sự yên tĩnh mà không có những giấc mộng, nó là ý thức đang được tan biến vào sự tỉnh thức chói sáng. Đó là thời điểm khi con duy trì, an trụ như tánh không đầy tràn phúc lạc, trong sáng, thư thản, như trạng thái không sinh khởi, tự do khỏi niệm tưởng. Khi đó là tình huống, thì con đã làm chủ được bardo này.

 

Với việc trộn lẫn nhờ phương tiện của các hoạt động, hãy tập trung một cách mãnh liệt lên ý định rằng: ”Ta sẽ nhận ra, chứng ngộ giấc mộng chỉ là những giấc mộng!” Cũng vậy trong khi thực hành suốt cả ngày, hãy giữ ý niệm mọi thứ chỉ như mộng huyễn. Hãy chấp nhận rằng vạn pháp là những giấc mộng và rằng mọi sự hài lòng mãn nguyện và đau đớn là sự lừa dối. Hãy mang tới tâm thức thể nghiệm thiền định trước đó.

 

Bây giờ, khi sự rèn luyện, huân tập của con đã phát triển tới điểm nơi mà không có sự khác biệt giữa những giấc mộng và lúc thức, thì sau đó, vì việc nằm mộng thì tương tự, giống với bardo nên con sẽ có thể cắt ngang những trạng thái bardo nhờ việc rèn luyện, huân tập trong ý nghĩa ở trên.

 

Hơn nữa, cũng như dòng chảy của một dòng sông không bị gián đoạn, hãy tiếp tục sự huân tập mà không chút ngơi nghỉ trong suốt thời gian cả ngày, các giấc mộng, và vào tất cả những thời điểm khác. Đây là một tuyên bố chỉ dẫn về đạo hạnh trong suốt bardo của giấc mộng.

 

Ngài đã nói như thế. 

Bà Tsogyal hỏi Đạo Sư: Thưa Thầy, trong suốt bardo của sinh và tử, làm thế nào để một người tiếp tục duy trì nghiệp quả của họ như việc nối lại một ống nước bị bể?

 

Đạo Sư đáp: Chỉ dẫn về việc tiếp tục sự duy trì nghiệp của một người trong suốt bardo của sinh và tử như việc nối lại một ống nước bị bể có 2 phần – được nhắc nhở, gợi mở nhờ một tác động khác và một người đã chứng ngộ tự nhắc nhở bản thân mình.

 

Cái trước là vị thầy hoặc những bạn Pháp của người đó trao cho họ những lời nhắc nhở, gợi mở sau đây:

 

Bản tánh tâm thì không sinh ra cũng không chết đi; nó là chính tâm con. Trong khi đất đang hòa tan, thân con không thể nâng đỡ chính nó và cảm thấy nặng nề. Trong khi đất tan hòa vào nước, những hơi thở ra của con thì dài ra và những hơi thở vào thì ngắn lại. Trong khi nước tan hòa vào lửa, miệng và mũi con khô dần. Cả hơi thở vào và ra của con ngắn đi. Trong khi lửa tan hòa vào gió, ý thức của con trở nên dần không sáng tỏ. Trong khi gió tan hòa vào ý thức, hơi thở của con ngừng lại. Đây là thời lúc con nên gợi nhớ bản thân mình để hỗ trợ sự chú tâm của con. Như vậy, hãy tập trung cả thân và tâm như thế như việc không bị bất ngờ bởi những hoàn cảnh.

 

Cái được gọi là chết như thế là chính ý niệm của con. Dù con tách ra khỏi thân với thịt và máu, nhưng tâm thức thì không phải là thứ con có thể từng chia tách. Hãy nhắc nhở bản thân con về ý nghĩa của cái thấy trước đó và sự huân tập thiền định.

 

Đây là lúc, như việc nối lại một ống nước bị bể, sau giây phút trước đó đã qua đi, năng lực từ sự huân tập của con sẽ nối con lại với thời khắc trước đó.

 

Đó là chỉ dẫn trên kinh nghiệm cho việc tiếp tục sự quen thuộc, nắm rõ của con với thực hành trong suốt bardo của sinh và tử.

 

 Ngài đã nói như thế. 

Bà Tsogyal hỏi Đạo Sư: Thưa Thầy, trong suốt bardo của trở thành, điều gì là chỉ dẫn trong việc nối kết với nghiệp quả còn lại, điều mà giống như ánh sáng một ngọn đèn trong một căn phòng tối?

 

Đạo Sư trả lời: Về điều này, nếu con là người đã rèn luyện, tu tập trong một bổn tôn của Mật Chú, thì con sẽ xuất hiện trong hình dạng, sắc tướng của bổn tôn trong suốt bardo và nhờ đó thành tựu cấp độ của một trì minh vương Đại Ấn. Nếu con là người đã tu tập, rèn luyện trong bản tánh không lầm lạc của pháp tánh, thì con sẽ chứng ngộ, nhận ra trạng thái tự do niệm tưởng như là pháp thân và nhờ vậy đạt đến pháp thân cho chính mình và những người khác nhờ sự hóa hiện như báo thân và hóa thân để làm lợi lạc cho chúng sinh.

 

Hơn nữa, bardo của trở thành thì tương tự, giống với giấc mộng sau khi rơi vào giấc ngủ; khi hơi thở của con ngừng lại, ý thức của con lập tức đi vào bardo. Trong trường hợp này, không cần phải thay đổi trạng thái bardo, mà những khuynh hướng trước đó của con khiến con nghĩ rằng con có một thân thể, vì vậy – trừ khi được mang tới một sự chứng ngộ tối hậu – nếu không con sẽ rơi vào vực thẳm của sáu loài chúng sinh.

 

Nếu con làm gián đoạn bardo, thì dù con có mang một bổn tôn hay pháp tánh tới tâm thức nhờ năng lực từ sự tu tập của mình, con sẽ phong tỏa những thành thị của 6 loài chúng sinh. Khi con không có những cảm giác của thịt và máu, con sẽ trở thành bất cứ thứ gì được mang tới tâm thức và như vậy cắt ngang dòng sinh tử.

 

Như ví dụ của ánh sáng một ngọn đèn trong một căn phòng tối, mỗi khi tâm thức của hành giả yogi tách ra khỏi thân thể của mình, người ấy sẽ không ở trong sắc thân của đời trước, mà thay vào đó, vào đúng lúc tâm thức người ấy chia tách khỏi thân thể, người ấy đạt đến pháp thân, cái như vậy được biết như là sự thức tỉnh tới phật quả trong bardo.

 

Xa hơn nữa, lục thông – 6 tri giác nhận biết siêu nhiên xuất hiện; 5 xúc tình nhiễu loạn được từ bỏ và ló rạng như 5 trí tuệ; 84.000 cửa Pháp đồng thời hóa hiện; và con hoạt động cho lợi ích hạnh phúc, thịnh vượng của chúng sinh nhờ báo thân và hóa thân. Cũng như ánh sáng một ngọn đèn trong một căn phòng tối, con sẽ giác ngộ phật quả ngay trong một kiếp, cái được biết như là thành quả được viên mãn tự nhiên. 

 

Đây là chỉ dẫn trên 5 bardo được ban truyền bởi bậc Minh Sư Padmasambhava Liên Hoa Sinh cho Bà Tsogyal. Cầu mong nó gặp gỡ với một người định mệnh với mối liên hệ nghiệp!

 

Nó được viết xuống ở Chỏm Núi Bách Xù của Những Viên Ngọc Trai Pha Lê, vào ngày thứ 2 của tháng mùa thu cuối cùng Năm Tỵ.

 

 

DẤU ẤN CỦA KHO TÀNG. :

DẤU ẤN CỦA CẤT DẤU. :

DẤU ẤN CỦA PHÓ THÁC. :

  

 

15_KHO TÀNG LIÊN HOA ĐỘNG PHA LÊ

NHỮNG GIÁO HUẤN TRỰC CHỈ CỦA NGÀI SHRI SINGHA

 

Khi Ta - Đạo Sư Padma của xứ Uddiyana

Được tám tuổi, tín tâm của Ta được thức tỉnh.

Ta đã tới trước bậc Đạo Sư Shri Singha,

Dâng lên những lễ vật và Ta đã thỉnh cầu những giáo huấn.

 

Vị Guru đã nói, “Hãy huân tập tâm con trong Tam Tạng Kinh!”


Như vậy, ở phía Đông của Bồ Đề Đạo Tràng Vajrasana, Ta đã học các Kinh Tạng. Ở phía Bắc, Ta đã học Luật Tạng Vinaya. Ở phía Tây, Ta đã học Luận Tạng A Tỳ Đàm Abhidharma. Ở phía Bắc, Ta đã học các Ba la mật Paramita. Sau đó Ta đã tới trước ngài Shri Singha, dâng lên những lễ vật và báo cáo đã hoàn thành việc học tập toàn bộ Tam Tạng Kinh.

 

Ta đã thỉnh cầu Ngài xin hãy chấp nhận Ta. Vị Guru trả lời: “Con trai, trước tiên con phải đào luyện tâm mình trong những giáo huấn mật chú!

 

Và như vậy, ở xứ Uddiyana, Ta đã học 3 loại yoga. Ở xứ Sahor, Ta đã học Mật điển Mahayoga Tantra và phần tâm của Đại Viên Mãn Dzogchen. Ở xứ Nairanjara, Ta đã học Kilaya. Ở xứ Singha, Ta đã học Padma Maheshvara. Ở xứ Vasudhara, Ta đã học Kriya. Ở xứ Nepal, Ta đã học Yamantaka. Ở xứ Merutse, Ta đã học Mamo. Ở  Vajrasana, Ta đã học các nghi quỹ sadhana của 8 vị heruka. Ở xứ Lantsha, Ta đã học Guhyasamaja, gồm 4 chương Tantra Cha và Tantra Mẹ.

 

Đã nhận ra vạn pháp chỉ như mộng huyễn, ảo ảnh, không chút chân thực và là hư huyễn, Ta đã tới trước vị đạo sư, ngài đang thuyết Pháp cho một hội chúng 5.500 người, trong đó có một số các vị vua. Khi Ta tới, Guru Shri Singha đã nói: “Con muốn gì, hỡi tu sĩ sơ cơ?

 

Ta trả lời: “Con đã học tổng quan các giáo huấn mật chú. Giờ đây con mong muốn nhận giáo huấn từ ngài!”

 

Guru Shri Singha nói, ''Con là một người uyên bác, thông tuệ, đầu tiên con đã học Tam Tạng Kinh và sau đó, con đã học Mật Chú. Bây giờ hãy để hội chúng này giải tán đã!”

 

Rồi ngài nói: “Con đã hiểu vạn pháp là hư huyễn, nhưng điều này không giúp được gì cả. Cái hiểu này, rằng là vạn pháp chỉ như mộng huyễn, ảo ảnh, không thực và hư huyễn nên được đồng hóa trong sự tồn tại, hiện hữu của con. Không cần thiết để khắc cốt ghi tâm nó, vì nó chỉ trở thành thứ vô vị. Điều này không phải là quả trong giác ngộ!”

 

Ta nói, “Nếu vậy, xin hãy ban cho con một giáo huấn để đưa nó vào tâm yếu!”

 

Vị Guru trả lời, “Đầu tiên, hãy lập một mạn đà la cúng dường!”

 

Ta đã lập một mạn đà la từ một lượng bụi vàng và dâng lên ngài.

 

Ngài Shri Singha nói: “Bây giờ, hãy để ở phía trước ta! Hãy giữ chân con trong thế vắt chéo, tay trong thế ấn thiền định và giữ cột sống thẳng đứng. Đây là chìa khóa, then chốt của thân”

 

"Hướng thẳng đôi mắt con về phía bầu trời rộng mở. Đây là chìa khóa, then chốt của các nadi (kinh mạch, luồng sinh lực)”

 

"Xiết chặt, làm căng các khí năng phía dưới của con và chặn các khí năng phía trên của con. Đây là chìa khóa, then chốt của prana (khí năng).”

 

''Hãy quán tưởng từ một hạt binđu (tinh chất) màu đỏ từ chữ E trong luân xa hóa hiện ở trung tâm rốn của con! Hãy quán tưởng một hạt binđu màu trắng từ một chữ BAM trong luân xa đại lạc từ trung tâm vương miện của con. Đây là chìa khóa, then chốt của binđu (hạt tinh chất)”

 

"Hãy tập trung tâm con lên chữ BAM được tan chảy bởi ngọn lửa chói sáng từ chữ E, sau đó các hạt binđu trắng và đỏ trộn lẫn, hòa tan cùng nhau vào trong luân xa pháp ở trung tâm trái tim con. Đây là chìa khóa, then chốt của tâm.”

 

"Hãy để cho các binđu trắng và đỏ trở nên từ từ nhỏ hơn, nhỏ hơn, và cuối cùng, đừng giữ lại bất cứ điều gì trong tâm cả! Đây là chìa khóa, then chốt của sự giác ngộ viên mãn và trọn vẹn!”

 

Ta đã thực hành theo cách này và vài thể nghiệm xuất hiện, như là: không còn cảm thọ về thân, không còn cảm thọ về hơi thở ra vào, cảm giác Ta có thể dịch chuyển không chút ngăn ngại qua những hiện thể và cảm giác “Ta không thể chết.” Khi những thể nghiệm này xảy ra, Ta đã cảm thấy tự hào và thuật lại chúng cho Guru.

 

Guru nói, “Thật là cực kỳ ngốc để tự hào trong việc được chạm tới nhờ những ân phước, gia hộ của một bậc minh sư và coi rằng đó là đủ. Bây giờ hãy đến một nơi hẻo lánh, cô tịch và đừng tạo ra bất kỳ những hư cấu, vọng tưởng tinh thần nào hết cả!”

 

Ta đã tới một nơi hẻo lánh và trong một năm cố gắng không tạo ra bất cứ những hư vọng tinh thần nào cả. Vài thể nghiệm xuất hiện, như là cảm giác rằng: “Không (sự trống rỗng) là Sắc (Sự hiện hữu, sắc tướng)! Sắc là Không! Sắc và Không là bất khả phân! Không có sự bất nhị, phân biệt đối với chư Phật và chúng sinh! Sẽ không có ác hạnh xảy tới thậm chí nếu Ta tham dự vào điều không đức hạnh! Sẽ không có lợi lạc nào thậm chí nếu Ta dấn thân vào thập thiện!”

 

Hài lòng về những thể nghiệm này, Ta thuật lại chúng tới vị thầy.

 

Ngài nói, “Thật là ngốc để hài lòng với thể nghiệm thiền định!”

Nếu con nghĩ rằng Sắc và Không là bất khả phân, thì con nên tách biệt ra khỏi những sắc tướng, hiện hữu. Con có vậy không?”

 

Nếu con nghĩ rằng chư Phật và chúng sinh là bất khả phân, thì con nên tự hào và phụng sự chúng sinh ngang với việc khi con phụng sự chư Phật. Con có làm thế không?”

 

Nếu con nghĩ, “Ta sẽ không có sự chín thành của nghiệp ngay cả khi Ta dấn thân vào mười ác hạnh”, vậy con sẽ có thể chấp nhận mười ác hạnh từ kẻ khác làm cho con – thậm chí nếu chính con bị giết hại. Con có thể làm điều đó không?”

 

Nếu con nghĩ, “Thậm chí nếu Ta can dự vào thập thiện thì cũng sẽ không có lợi lạc gì”, vậy con sẽ không còn bất kỳ cảm thọ hỷ lạc nào khi con được lợi lạc từ những người khác - những người đang thực hành thập thiện – thậm chí nếu mạng sống của chính con được cứu. Con có nghĩ vậy là đúng không?”

 

Bây giờ, hãy lại tới một nơi cô tịch và để thân con duy trì như một xác chết, hãy để tiếng nói của con duy trì như thể một kẻ câm và để tâm con duy trì như bầu trời!”

 

Rồi Ta lại tới một nơi hoang vắng và thực hành theo cách đó, nhờ điều này tám thể nghiệm xuất hiện:

 

Một thể nghiệm sáng tỏ, một sự minh bạch, sáng rõ tuyệt đối không ở bên trong cũng không ở bên ngoài, hiển hiện như một sự thức giác và tánh không không chút phân biệt, dù đôi mắt Ta mở hay nhắm.

 

Một thể nghiệm tánh không, hoàn toàn rộng mở và trống rỗng với sự không trụ bám, chấp chặt vào bên trong hay bên ngoài cùng với tâm thức không trụ bám lại ở bất kỳ đâu cả.

 

Một thể nghiệm hỷ lạc, lạc phúc giống như sự tan chảy của bơ và trở nên hoàn toàn tự do, giải thoát, phấn chấn và hồ hởi, với sự vắng mặt khởi niệm về việc có một cái thân hay một cái tâm.

 

Một trạng thái không còn chấp chặt, trụ bám tới các nhận thức cảm thọ khác nhau, nhưng vẫn còn bị nhiễm ô với một sự thiếu vắng đi sự hiện diện của tâm.

 

Một trạng thái thức giác tựa như vầng dương chói lọi tỏa sáng trên bầu trời.

 

Một thể nghiệm thân giống như màn sương mù, vắng mặt cả đối tượng và thực thể của hoạt động vật lý.

 

Một cảm giác nhận thức thấy không có tự ngã (bản thân) cũng như tha ngã (kẻ khác).

 

Một cảm giác rằng mọi chúng sinh cần phải thức tỉnh ý nghĩa tâm yếu tới cùng cấp độ như bản thân Ta.

 

Hài lòng với những thể nghiệm này, Ta đã thuật lại chúng tới vị Thầy.

 

Ngài nói, “Có 3 thời điểm trong Đại Viên Mãn Dzogchen: “Thời điểm hiện diện tự nhiên”, “Thời điểm không thể hiểu và không thể nhận thức được” và “Thời điểm Đại Lạc (great bliss – hỷ lạc to lớn, phúc lạc vĩ đại). Trong 3 điều này, các thể nghiệm của con là “Thời điểm hiện diện tự nhiên”. Sau khi duy trì trong sự tươi mới (freshness), sự không thể nhận thức và đại lạc sẽ hiển lộ.”

 

"Sinh Tử thì cuốn hút và lôi cuốn; Tâm thức thì cả tin và dễ mắc lừa! Đừng gắn kết tới kinh nghiệm thiền định mà hãy mở rộng tâm con!”

 

Ta hỏi, “Làm cách nào một người được cho là mở rộng tâm mình?”

 

Guru Shri Singha trả lời: “Không có sự khác biệt giữa chư Phật và chúng sinh nào khác hơn là phạm vi tâm thức. Cái gì được gọi là “tâm”, “nhận thức” hay “thức giác” là cùng một bản thể. Tâm một chúng sinh thì giới hạn. Tâm một vị Phật thì tỏa khắp toàn triệt. Vì vậy hãy phát triển một phạm vi tâm thức rộng mở như bầu trời. Bầu trời thì không giới hạn ở phía đông, không giới hạn ở phía nam, không giới hạn ở phía tây và không giới hạn ở phía bắc.”

 

Sau đó Ta đã tới một nơi cô tịch và phát triển một phạm vi tâm thức bao la tựa hư không, nhờ vậy những xác quyết này nảy sinh:

 

Một tâm thức không còn bất kỳ phóng chiếu hay xua tan các niệm tưởng, mà duy trì chính xác như nó vốn là – một sự thức giác và tánh không nhất tâm tuyệt đối. Điều này chính xác là những gì được gọi là sự nhất tâm.

 

Một sự thiếu vắng trọn vẹn của bám chấp tới những điều thật có – một sự rộng mở hoàn toàn với tâm thức không trụ bám, trú ngụ ở bất kỳ đâu. Điều này chính xác là những gì được gọi là sự mộc mạc, trực tiếp và giản đơn.

 

Một cảm giác “Còn gì nữa có thể có nhỉ? Tuy nhiên Ta thấy nó giống nhau! Không có gì để chối bỏ hay hoàn thành cả! Đây chính xác là những gì được gọi là nhất vị.”

 

Một cảm giác “Có cái gì nữa để tìm kiếm nhỉ? Đây là nó dù một người thiền định hay không”! Không có gì để thực hành cả! Không có gì được trưởng dưỡng qua thiền định cả! Đây chính xác là những gì được gọi là phi thiền định!”

 

Ta có một thể nghiệm mạnh mẽ cảm giác rằng, “Không thể còn bất kỳ điều gì vượt lên khỏi điều này! 2 thân sắc tướng khởi nguồn từ pháp thân, những hóa hiện đa dạng của âm thanh và sắc tướng này giống như một ngọn lửa và ánh sáng của nó! Không có sự thúc đẩy trước đó của hơi thở vào và ra! Không có sự tạo tác bất kỳ điều gì, những biểu lộ đa dạng còn hóa hiện! Điều này là sự bất biến như tinh chất hư không! Ngay cả tâm nhị nguyên mong manh nhất cũng không xảy ra! Đây chính xác là nó!”

 

Ta đã thể nghiệm cảm giác sáng tỏ chói lọi, hoàn toàn thuần khiết, rộng mở trọn vẹn, tỏa khắp toàn triệt – chứa đựng, ôm trọn tuyệt đối, hoàn toàn tự do, giải thoát và lan tỏa trọn vẹn. Thể nghiệm sáng tỏ tựa như vầng dương mọc trên bầu trời. Thể nghiệm tánh không tựa như không gian. Thể nghiệm đại lạc tựa như một đại dương. Ta đã có một thể nghiệm đa dạng tựa như những con sóng trên đại dương hay tựa những đám mây trên bầu trời. Khi những điều này xảy ra, Ta đã tới để thuật lại chúng cho vị thầy.

 

Guru Shri Singha nói: “Điều kiện tự nhiên của vạn pháp thì không có gì được thể nghiệm hết. Vì vậy con đang thể nghiệm cái gì? Cái gì được thể nghiệm? Con đang phấn khởi, hãnh diện về điều gì? Chính Ta không thể nghiệm bất kỳ điều gì cả. Phải chăng con đã thành tựu thứ gì cao siêu, thượng thừa hơn điều đó?”

 

''Những thể nghiệm của con là một thành tựu khác biệt với chư Phật 3 thời. Sự chú trọng lên một thể nghiệm nên được nhận biết như là một cám dỗ từ Mara (Ma Vương).

 

Tất cả các thể nghiệm của con được lập trình và dự trù từ trước chứ không phải là tự nhiên, bột phát chân thật và do đó là kết quả từ sự hư cấu. Chúng sẽ vẫn đến và đi. Chúng sẽ không thể khiến con đối mặt với những khó khăn. Chúng vẫn chỉ là một lớp màn che phủ những quan niệm, nhận thức tốt. Con đã không cởi bỏ được nút thắt của tư duy khái niệm, ý niệm. Nó giống như một căn bệnh ẩn tàng bên trong. Con có thể thấy sự lạc phúc ở hiện tại nhưng nó sẽ không giúp ích gì. Khi con không thâm nhập được vào cốt lõi, thì cái thây ma của sự mơ hồ, lộn xộn, phồn tạp vẫn còn luẩn quẩn xung quanh.” (1)

 

(1. Một phiên bản khác của bản văn này được tìm thấy trong tuyển tập các terma được hiển lộ bởi ngài Rigdzin Godem dưới tên Dzogchen Rangjung Rangshar. Phiên bản khác có sự khác biệt như sau: Ngài nói: “Con chưa nắm bắt được ngai vàng của sự xác quyết, vì vậy hòn than hồng âm ỉ cháy của sự lừa dối, ảo huyễn vào sự tự tin của cái ngã sẽ vẫn còn tiếp tục cháy trong những ngọn lửa.”)

 

"Nếu con để tâm tới thể nghiệm thiền định như sự tột bậc, tối quan trọng thì con không thể xác quyết cái thấy (kiến) trong khi chìm đắm trong các khái niệm, nhận thức. Nếu con cho phép bản thân mình trở nên thích thú bởi một phần nhỏ của đại định (samadhi), rồi nghĩ rằng không có gì cao hơn và liên hệ nó như là sự viên mãn của đại định, thì con sẽ không chặt đứt tận gốc rễ hoạt động của tư duy ý niệm. Con sẽ không buông xả được các lớp thể nghiệm thiền định và sự dơ bẩn vô minh sẽ không được tịnh hóa.”

 

“Với từng thể nghiệm thiền định thì có một sự thích thú tạm thời. Nhận biết, thấy được chúng là chân lý duy nhất, con đã trở nên tối ám. Bằng việc làm tối ám thực tại, cái mà vốn tự do, giải thoát tuyệt đối khỏi sự gắn kết, ràng buộc và sự trung chuyển, trường hợp ràng buộc và sự trung chuyển của thời kỳ quá độ đã chuyển sang các kết quả đại lạc này của con thì không có gì ngoài sự đi lạc.”

 

"Nếu con bám nắm lấy sự trong sáng và liên hệ nó như sự tối thượng, thì con đạt được trạng thái cao nhất trong Sắc giới. Nếu con bám chấp vào thể nghiệm rỗng không của vô niệm và liên hệ nó như là tối thượng, thì con đạt được trạng thái cao nhất trong cõi Vô Sắc. Nếu con bám chấp tới đại lạc và liên hệ nó như là sự tối thượng, thì con sẽ chẳng đạt được gì ngoài trạng thái cao nhất trong Dục giới. Điều này sẽ không phải là kết quả trong sự thành tựu giác ngộ vô song, thành tựu vô thượng của Đại Ấn.”

 

"Nếu vậy thì con nên rèn luyện như thế nào?“ Ta hỏi.

 

“Hãy đem tâm khởi nguyên từ ban đầu của con lại và rồi trở lại gặp ta!” ngài trả lời.

 

“Ồ, vậy con nên đặt nỗ lực vào điều gì?” Ta hỏi.

 

“Mọi nỗ lực của con nên được đặt một cách chính xác vào sự dễ dàng, không dụng công!” ngài trả lời.

 

“Con nên thực hành đại định (samadhi) phi nỗ lực thế nào?” Ta hỏi.

 

"Con trai yêu quý, đừng nắm giữ, cho rằng những thể nghiệm tạm thời trở thành điều tối thượng. Đừng bám chấp vào chúng! Đừng quan sát các đối tượng và đừng quan sát tâm. Đừng làm nhiều thứ và đừng làm gia tăng tới các khao khát, mong muốn. Đừng nuôi dưỡng các nhu cầu và đừng ấp ủ sự tuyệt vọng! Hãy để tâm con chính xác như nó là. Hãy để tâm con nghỉ ngơi như tâm điểm hư không!” ngài nói.

 

Sau đó Ta tới một nơi cô tịch và thực hành chính xác theo cách này. Những thể nghiệm trước đó của Ta trở nên không còn gì ngoại trừ các thứ lớp của các khái niệm hoàn toàn được dập tắt. Ta đã nhận ra tâm tự nhiên, hoàn toàn không bị che ám bởi bất kỳ khuyết điểm hay đức hạnh nào – tự do tuyệt đối từ một nền tảng của bất kỳ điều gì được thiền định trên đó hay bất kỳ điều gì làm nhân cho sự mơ hồ, phồn tạp, lầm lạc. Ta đã ngộ ra rằng nếu tâm tự nhiên này được trưởng dưỡng, thì sẽ không có bất cứ thứ gì được sản sinh ra, và nếu không trưởng dưỡng, sẽ không có sự lầm lạc, lẫn lộn. Ta đã nhận ra nó chính là tâm tự nhiên không chút khiếm khuyết, sự thức giác trần trụi và chói lọi. Việc nhận ra sự rộng mở tuyệt đối này, hoàn toàn tươi mới, cùng vị với (đồng thể tánh) vạn pháp của sinh tử samsara và niết bàn nirvana, Ta đã thuật lại điều này cho guru.

 

Vị Thầy nói: “Tâm khởi nguyên, pháp thân không chút phức tạp, chính là là sự thuần tịnh này và tâm tự nhiên trần trụi thoát khỏi thứ gì được trưởng dưỡng hay thứ gì khiến mơ hồ, lẫn lộn. Bây giờ, đừng tự che ám bản thân con với khao khát, ham muốn nào xa hơn! Hãy mang “kẻ khao khát, ham muốn cũ” tới trạng thái không ham muốn!”

 

"Bằng việc duy trì một trạng thái được biết như là “Không bao giờ thiền định và không bao giờ chia tách, lìa khỏi bản tánh phi thiền định”, con sẽ đạt được những thành tựu vô thượng và thông thường. Bây giờ, có còn điều gì khiến con phiền não, khổ sở không? (2)

 

(2. Phiên bản khác ở đây đọc như sau: “Giờ đây con và Ta sẽ không bao giờ gặp lại!”

Ta nói, “Con vẫn mong được gặp ngài và hỏi những giáo huấn.”

Con sẽ thỏa mãn để gặp ta và không vui nếu con không gặp ta?”

Con sẽ vui mừng khôn xiết nếu con có thể gặp lại ngài!”)

 

"Không có gì khiến con phiền não khi con không còn những lầm lạc, khiếm khuyết và những hối tiếc, ân hận liên quan tới samaya (thệ nguyện mật thừa) của mình,” Ta đã trả lời. 

 

"Con có bực mình, khó chịu không?” Ngài hỏi.

 

“Con chỉ hơi bực mình, khó chịu,” Ta trả lời.

 

“Nếu con bực mình, con có sự hy vọng. Nếu con hài lòng, con có nỗi sợ. Nếu con có hy vọng và sợ hãi, con có sự ấn định nhị nguyên. Cái đó sẽ gây chướng ngại trí tuệ bất nhị của đại lạc, quả vị thuần tịnh. Đừng giữ suy nghĩ cái này là một lầm lỗi hay cái này là một đức hạnh để giữ sự thực hành phi nhị nguyên. Từ lúc này trở đi, hãy chỉ tiếp tục như thế mà không cần quay trở lại để gặp ta!”

 

Rồi Ta đã thực hành trong xứ Uddiyana và không có niệm tưởng mong manh nhất về việc hỏi xin các giáo huấn, cúng dường thể nghiệm của mình, hay về cái đức hạnh hay không đức hạnh, thiện và ác. Ta chỉ đơn giản tới nơi Ta đến và ngồi nơi Ta ngồi. Ta trở nên giống như một tử thi (3)

 

(3. Phiên bản khác đọc: “Như một tử thi bị bỏ lại trong một mộ địa, Ta tự do khỏi sự tạo dựng bất kỳ suy đoán, phán xét nào về bất cứ nhận thức nào sinh khởi”)

 

Và vị thầy đã đến và nói: “Con không định đảnh lễ ta sao? Con không định trình bày sự giác ngộ của con cho ta sao?

 

"Đây không phải là “không đảnh lễ” và con thậm chí không có một đầu sợi tóc của sự thấu hiểu nào để dâng lên ngài. Nó giờ đây giống như vết tích của một chú chim bay mất trong bầu trời,“ Ta đã trả lời.

 

Vị thầy nói, “Sự giác ngộ đó có thể thay đổi, đừng chối bỏ nó! Không cần phải chia tách khỏi sự giác ngộ đó, hãy đi tới đâu mà con muốn! Hãy giữ đạo hạnh của con ứng hợp với tam tạng kinh. Hãy giữ sự thiền định của con phù hợp với mật chú. Hãy giữ cái thấy của con phù hợp với đại viên mãn dzogchen. Hãy hoàn thành những mục đích của chúng sinh như một viên ngọc như ý. Hãy chăm sóc, duy trì đông các đệ tử xứng đáng! Mặc dù con không có tham vọng, mong muốn nào nhưng hãy luôn dâng những cúng dường tới các vị Đạo Sư (Guru), Bổn Tôn (Yidam) và Dakini. Con sẽ trở thành một bậc mà tám cấp quỷ thần phục tùng, chăm sóc như một tôi tớ trung thành.” Nói như vậy rồi ngài rời đi.

 

Sau đó, Ta đã nắm lấy điểm mấu chốt sự thật rằng vạn pháp thì giống như mộng huyễn và ảo ảnh, và cái tâm đó tự nó đã vượt lên khỏi sinh và tử. Ta đã có những linh ảnh của các bổn tôn từ các nghi quỹ tám vị heruka, tám cấp quỷ thần trở thành những người tùy tùng phục vụ của mình và Ta đã lang thang qua nhiều vùng xứ Ấn làm lợi lạc cho chúng sinh. Sau đó khi (Vua Trisong Deutsen) khởi công xây dựng thánh tích Samye, tám cấp quỷ thần đã gây các chướng ngại. Ta đã bảo họ: “Không tốt để gây các chướng ngại, vì ý định của nhà vua thì tuyệt hảo như vàng ròng!” 

 

Chúng quỷ thần đã hỏi vặn lại: “Tại sao tự Ngài không tới đây, hỡi vị Minh Sư!”

 

Và rồi Ta đã tới Xứ Tuyết trong thân tướng con người và trên đường đi Ta đã gặp những sứ giả (từ vua Trisong Deutsen, những người đã được gửi tới để thỉnh mời Ta).

 

Ta, Padma của xứ Uddiyana,

Đi theo Đức Thầy Shri Singha.

Đây, huấn thị cuối cùng của Ngài,

Đã giải thoát Ta, Padma.

Tuy không giải thoát bởi Tam Tạng Kinh hay Mật chú,

Ta được giải thoát nhờ giáo huấn bí mật này.

Cầu mong tất cả những người xứng đáng được giải thoát nhờ điều này.

Cầu mong huấn thị cuối cùng và trực chỉ của Guru Shri Singha

Khế hợp với một người xứng đáng, người sở hữu sự huân tập trước đó!

 

Điều này được cất dấu trong Động Pha Lê Liên Hoa.

Ta giao phó nó cho con, Shampo (4)

Trong tình huống một người không xứng đáng tới.

Sẽ không có huấn thị như thế này trên thế gian.

 

Samaya Rgya Rgya Rgya

(Ấn Ấn Ấn)

Ấn niêm giao phó

Ấn niêm giữ bí mật

Ithi

 

4. Daklha Shampo là một trong những tinh linh địa phương Tây Tạng - Bậc đã đảm bảo canh giữ các kho tàng giáo huấn của Ngài.