Cao Vương Quán Âm Chân Kinh

Cao Vương Quan Thế Âm Chân Kinh

Biên dịch: Ban Biên dịch và Truyền thông Upala Việt Nam


Niệm Cao Vương Kinh - Việt nghĩa hoặc Cao Vương Kinh - Hán Việt hoặc Cao Vương Kinh - Tiếng Trung đều có hiệu lực như nhau. (Vào 13h ngày 06/04/2019, dưới sự thỉnh cầu của đệ tử tại Đài Loan, Liên Sinh Hoạt Phật đã đích thân gia trì cho hiệu lực trên.)

Chuẩn bị

Đại lễ bái

Một lễ bái chư Phật mười phương.

Hai lễ bái chư Bồ Tát.

Ba lễ bái Hộ Pháp Kim Cang.


Bốn bái Bình đẳng một cúi đầu.

Tịnh khẩu nghiệp chân ngôn

Ôm, Su-ri, Su-ri, Ma-ha-su-ri, Su-su-ri, Sô-ha  [Om Ture Ture Maha Ture Tutture Soha]

Tịnh thân nghiệp chân ngôn

Ôm, Su-đô-ri, Su-đô-ri, Su-mô-li, Su-mô-li, Sô-ha  [Om Tuttare Tuttare Tumare Tumare Soha]

Tịnh ý nghiệp chân ngôn

Ôm, Va-zờ-ra-đam, Hô-hô-hùm [Om Vajra Dam Ha Ha Hum]

Hương tán

Lư hương sạ nhiệt. 

Pháp giới mông huân.

Chân Phật hải hội tất diêu văn. 

Tùy xứ kết tường vân.


Thành ý phương ân. 


Chư Phật hiện toàn thân.

Nam mô Hương Vân Cái Bồ Tát Ma Ha Tát. (3 lần)


Nam mô Chân Phật hội thượng chư Phật Bồ Tát Ma Ha Tát. (3 lần)


Khai Kinh Kệ

Phật pháp rộng sâu rất nhiệm màu.

Trăm nghìn vạn kiếp khó tìm cầu.

Nay con nghe thấy chuyên trì tụng.


Nguyện tỏ Như Lai nghĩa nhiệm sâu.


Cao Vương Kinh - Việt nghĩa

Phụng thỉnh Bát Đại Bồ Tát

Nam mô Quan Thế Âm Bồ Tát Ma Ha Tát.

Nam mô Di Lặc Bồ Tát Ma Ha Tát.

Nam mô Hư Không Tạng Bồ Tát Ma Ha Tát.

Nam mô Phổ Hiền Bồ Tát Ma Ha Tát.

Nam mô Kim Cang Thủ Bồ Tát Ma Ha Tát.

Nam mô Diệu Cát Tường Bồ Tát Ma Ha Tát.

Nam mô Trừ Cái Chướng Bồ Tát Ma Ha Tát.

Nam mô Địa Tạng Vương Bồ Tát Ma Ha Tát.

Nam mô Chư Tôn Bồ Tát Ma Ha Tát.


Quan Thế Âm Bồ Tát.

Nam mô Phật. Nam mô Pháp. Nam mô Tăng.

Phật quốc hữu duyên. Phật pháp tương nhân.

Thường lạc ngã tịnh. Hữu duyên Phật pháp.


Nam mô Ma ha bát nhã ba la mật. Thị đại thần chú.

Nam mô Ma ha bát nhã ba la mật. Thị đại minh chú.

Nam mô Ma ha bát nhã ba la mật. Thị vô thượng chú.

Nam mô Ma ha bát nhã ba la mật. Thị vô đẳng đẳng chú.

Nam mô Tịnh Quang Bí Mật Phật. Pháp Tạng Phật. Sư Tử Hống Thần Túc U Vương Phật. Phật Cáo Tu Di Đăng Vương Phật. Pháp Hộ Phật. Kim Cương Tạng Sư Tử Du Hí Phật. Bảo Thắng Phật. Thần Thông Phật. Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật. Phổ Quang Công Đức Sơn Vương Phật. Thiện Trụ Công Đức Bảo Vương Phật. Quá khứ Thất Phật. Vị lai hiền kiếp Thiên Phật. Thiên Ngũ Bách Phật. Vạn Ngũ Thiên Phật. Ngũ Bách Hoa Thắng Phật. Bách Ức Kim Cương Tạng Phật. Định Quang Phật.

Niệm danh hiệu Phật sáu phương

Đông phương Bảo Quang Nguyệt Điện Nguyệt Diệu Tôn Âm Vương Phật.

Nam phương Thụ Căn Hoa Vương Phật.

Tây phương Tạo Vương Thần Thông Diễm Hoa Vương Phật.

Bắc phương Nguyệt Điện Thanh Tịnh Phật.

Thượng phương Vô Số Tinh Tấn Bảo Thủ Phật.

Hạ phương Thiện Tịch Nguyệt Âm Vương Phật.

Vô lượng chư Phật. Đa Bảo Phật. Thích Ca Mâu Ni Phật.

Di Lặc Phật. A Súc Phật. Di Đà Phật.

Hết thảy chúng sinh trung ương, chư vị trong Phật giới, trú ngụ trên mặt đất, cho đến tại không trung, thương lo cho tất cả chúng sinh. Ai cũng an ổn tốt lành. Ngày đêm tu trì. Tâm thường trì tụng kinh này. Diệt được khổ sinh tử. Tiêu trừ hết độc hại.

Nam mô Đại Minh Quan Thế Âm, Quan Minh Quan Thế Âm, Cao Minh Quan Thế Âm, Khai Minh Quan Thế Âm, Dược Vương Bồ Tát, Dược Thượng Bồ Tát, Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, Phổ Hiền Bồ Tát, Hư Không Tạng Bồ Tát, Địa Tạng Vương Bồ Tát. Thanh Lương Bảo Sơn Ức Vạn Bồ Tát. Phổ Quang Vương Như Lai Hóa Thắng Bồ Tát.

Tụng bản kinh không ngừng. Thất Phật Thế Tôn. Liền nói chú sau:

Li-pô, li-pô-tê, ki-ô, ki-ô-tê, tô-lô-ni-tê, ni-a-la-tê, pi-li-ni-tê, mua-hưa-ki-a-tê, chân-linh, chiên-tê, sô-ha (7 lần)


Mười phương Quan Thế Âm. Hết thảy chư Bồ Tát.

Đã thề cứu chúng sinh. Xướng danh tất giải thoát.

Nếu gặp người trí tuệ. Ân cần mà giảng nói.

Lại có đủ nhân duyên. Đọc tụng không ngơi nghỉ.

Tụng kinh tròn nghìn biến. Niệm niệm tâm không dừng.

Gặp lửa cháy chẳng sao. Việc đao binh cũng thoát.

Nóng giận thành vui vẻ. Chết rồi hóa sống vui.

Đừng nghĩ rằng không đúng. Chư Phật chẳng nói chơi.

Cao Vương Quan Thế Âm. Cứu được hết khổ nạn.

Lúc khó khăn nguy cấp. Người chết còn thành sống.

Chư Phật chẳng nói đùa. Vì vậy nên đảnh lễ.

Niệm tụng trọn nghìn lần. Tội nặng đều tiêu diệt.

Người có phúc tín tâm. Hãy chuyên tâm đọc tụng.


Nguyện mang công đức này. Gửi tới hết chúng sinh.

Tụng tròn một nghìn biến. Tội nặng đều tiêu diệt.

(Hết)


Hồi hướng kệ

Nguyện đem công đức này, 

Trang nghiêm Phật Tịnh độ.

Trên đền bốn ơn nặng, 

Dưới cứu khổ tam đồ.

Nếu có kẻ thấy nghe, 

Đều phát lòng bồ đề.


Hết một báo thân này, 


Đồng sinh cõi Cực Lạc.


Cao Vương Kinh - Hán Việt

Phụng thỉnh Bát Đại Bồ Tát

Nam mô Quan Thế Âm Bồ Tát Ma Ha Tát.

Nam mô Di Lặc Bồ Tát Ma Ha Tát.

Nam mô Hư Không Tạng Bồ Tát Ma Ha Tát.

Nam mô Phổ Hiền Bồ Tát Ma Ha Tát.

Nam mô Kim Cang Thủ Bồ Tát Ma Ha Tát.

Nam mô Diệu Cát Tường Bồ Tát Ma Ha Tát.

Nam mô Trừ Cái Chướng Bồ Tát Ma Ha Tát.

Nam mô Địa Tạng Vương Bồ Tát Ma Ha Tát.

Nam mô Chư Tôn Bồ Tát Ma Ha Tát.


Quan Thế Âm Bồ Tát.

Nam mô Phật. Nam mô Pháp. Nam mô Tăng.

Phật quốc hữu duyên. Phật pháp tương nhân.

Thường lạc ngã tịnh. Hữu duyên Phật pháp.


Nam mô Ma ha bát nhã ba la mật. Thị đại thần chú.

Nam mô Ma ha bát nhã ba la mật. Thị đại minh chú.

Nam mô Ma ha bát nhã ba la mật. Thị vô thượng chú.

Nam mô Ma ha bát nhã ba la mật. Thị vô đẳng đẳng chú.


Nam mô Tịnh Quang Bí Mật Phật. Pháp Tạng Phật. Sư Tử Hống Thần Túc U Vương Phật. Phật Cáo Tu Di Đăng Vương Phật. Pháp Hộ Phật. Kim Cương Tạng Sư Tử Du Hí Phật. Bảo Thắng Phật. Thần Thông Phật. Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật. Phổ Quang Công Đức Sơn Vương Phật. Thiện Trụ Công Đức Bảo Vương Phật. Quá khứ - Thất Phật. Vị lai hiền kiếp - Thiên Phật. Thiên Ngũ Bách Phật. Vạn Ngũ Thiên Phật. Ngũ Bách Hoa Thắng Phật. Bách Ức Kim Cương Tạng Phật. Định Quang Phật.


Lục phương lục Phật danh hiệu:

Đông phương Bảo Quang Nguyệt Điện Nguyệt Diệu Tôn Âm Vương Phật.

Nam phương Thụ Căn Hoa Vương Phật.

Tây phương Tạo Vương Thần Thông Diễm Hoa Vương Phật.

Bắc phương Nguyệt Điện Thanh Tịnh Phật.

Thượng phương Vô Số Tinh Tấn Bảo Thủ Phật.

Hạ phương Thiện Tịch Nguyệt Âm Vương Phật.

Vô lượng chư Phật. Đa Bảo Phật. Thích Ca Mâu Ni Phật.

Di Lặc Phật. A Súc Phật. Di Đà Phật.

Trung ương nhất thiết chúng sinh. Tại Phật thế giới trung giả. Hành trụ ư địa thượng. Cập tại hư không trung. Từ ưu ư nhất thiết chúng sinh. Các lệnh an ổn hưu tức. Trú dạ tu trì. Tâm thường cầu tụng thử kinh. Năng diệt sinh tử khổ. Tiêu trừ chư độc hại.

Nam mô Đại Minh Quan Thế Âm, Quan Minh Quan Thế Âm, Cao Minh Quan Thế Âm, Khai Minh Quan Thế Âm, Dược Vương Bồ Tát, Dược Thượng Bồ Tát, Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, Phổ Hiền Bồ Tát, Hư Không Tạng Bồ Tát, Địa Tạng Vương Bồ Tát. Thanh Lương Bảo Sơn Ức Vạn Bồ Tát. Phổ Quang Vương Như Lai Hóa Thắng Bồ Tát.

Niệm niệm tụng thử kinh. Thất Phật Thế Tôn. Tức thuyết chú viết:

Li-pô, li-pô-tê, ki-ô, ki-ô-tê, tô-lô-ni-tê, ni-a-la-tê, pi-li-ni-tê, mua-hưa-ki-a-tê, chân-linh, chiên-tê, sô-ha” (7 lần)

Thập phương Quan Thế Âm. Nhất thiết chư Bồ Tát.

Thệ nguyện cứu chúng sinh. Xưng danh tất giải thoát.

Nhược hữu trí tuệ giả. Ân cần vị giải thuyết.

Đãn thị hữu nhân duyên. Độc tụng khẩu bất xuyết.

Tụng kinh mãn thiên biến. Niệm niệm tâm bất tuyệt.

Hỏa diễm bất năng thương. Đao binh lập tồi chiết.

Khuể nộ sinh hoan hỉ. Tử giả biến thành hoạt.

Mạc ngôn thử thị hư. Chư Phật bất vọng thuyết.

Cao Vương Quan Thế Âm. Năng cứu chư khổ ách.

Lâm nguy cấp nan trung. Tử giả biến thành hoạt.

Chư Phật ngữ bất hư. Thị cố ưng đính lễ.

Trì tụng mãn thiên biến. Trọng tội giai tiêu diệt.

Hậu phúc kiên tín giả. Chuyên công thọ trì Kinh.


Nguyện dĩ thử công đức. Phổ cập ư nhất thiết.

Tụng mãn nhất thiên biến. Trọng tội giai tiêu diệt.

Cao Vương Quan Thế Âm Chân Kinh 

(Chung)!

Hồi hướng kệ

Nguyện dĩ thử công đức, 

Trang nghiêm Phật Tịnh thổ.

Thượng báo tứ trùng ân, 

Hạ tế tam đồ khổ.

Nhược hữu kiến văn giả, 

Tất phát bồ đề tâm.


Tận thử nhất báo thân, 


Đồng sinh Cực lạc quốc.

(Hết)


Giảng Thuyết - Linh nghiệm Cao Vương Kinh

Tác giả: Liên Sinh Hoạt Phật Lư Thắng Ngạn

Biên dịch: Ban Biên dịch và Truyền thông Upala Việt Nam



Sự tích cùng những câu chuyện linh nghiệm về Cao Vương Kinh

01. Xem xét Cao Vương Quan Thế Âm Chân Kinh

Viết bởi: Pháp sư Thích Huệ Ba

Ở đất nước tôi, Cao Vương Quan Thế Âm Kinh đã được lưu truyền từ lâu, từ thời Tùy, Đường đã thịnh hành rồi. Mặc dù không có ai đề xướng, cũng chưa từng được đưa vào Tạng Kinh, nhưng bởi vì những người trì tụng kinh này thực sự đều có thể gặp được những sự việc cảm ứng thần kì, do vậy từ xưa tới nay kinh này vẫn được lưu truyền. Tới triều đại nhà Thanh đã có các chùa (ví dụ như Phúc Kiến Thừa Thiên Tự, Dũng Tuyền Tự, Cổ Sơn Tự, v.v…) làm các bản khắc để in ấn. Những năm Dân Quốc đầu tiên, cư sĩ Đinh Phúc Bảo (người biên tập cuốn "Phật học đại từ điển") ngoài việc viết lời dẫn giải ra thì còn đưa kinh này vào trong cuốn "Phật học đại từ điển".

Có lẽ cần ghi chú thêm là vào năm dân quốc thứ 60, ở thành phố Đài Bắc, lão pháp sư của Hoa Nghiêm Liên Xã Nam Đình (nay đã vãng sinh) từng khởi xướng việc in ấn. Trong đó, phần đầu bản Kinh ngoài việc đưa thêm vào lá thư tay do chính cư sĩ Nhạc của phái Triều An Tông viết ra thì còn có những bài phê bình ngắn gọn nữa. Có lẽ trong những bài dẫn giải trước đây, cư sĩ Đinh Phúc Bảo chỉ dẫn ra là có các cuốn sách cổ như Ngụy Thư, Bắc Sử, Pháp Uyển Châu Lâm, và Tục Cao Tăng đã có ghi lại lai lịch của Cao Vương Quan Thế Âm Chân Kinh, nhưng đều đưa ra rất ít số liệu. Những gì được nói đến cũng khá mù mờ và không rõ ràng, khiến cho người đọc thực sự không sao có được những hình dung rõ ràng. Đặc biệt là phần cuối của lời dẫn giải đã giải thích Cao Vương là số một trong tất cả mọi pháp. Đây không phải là nói về lai lịch, xuất xứ, mà chỉ có thể nói rằng đây là do cá nhân ông ấy tự mình giải thích như vậy mà thôi!

Cao Vương Quan Thế Âm Kinh, theo như các vị sơn tăng được biết thì ngoài bốn cuốn sách được nhắc đến ở trên có ghi chép, thì trong "Phật Tổ tổng kí" chương 54, trong "Kê Cổ Lược" chương 2 cũng đều có ghi chép lại. Đại ý cụ thể viết rằng:

Trước đây, vào khoảng thời gian năm Thiên Bình thời Đông Ngụy (sau khi Ngũ Hồ nổi loạn Trung Hoa, khoảng vào năm 534 sau Công nguyên), trong quân đội Định Châu (nay được quy định là huyện Hà Bắc), có một vị quan quân được chiêu mộ tới, tên gọi là Tôn Kính Đức. Ông văn võ toàn tài, vô cùng xuất sắc, do ông tin tưởng sâu sắc vào Quan Thế Âm Bồ Tát, nên tại nơi ông bảo vệ, ông đã cho tạo một bức tượng Quan Thế Âm Bồ Tát rất trang nghiêm. Vào những lúc rảnh rỗi, các quan công vụ khác hoặc là đi săn hoặc lao vào các thú vui không chính đáng, chỉ có ông là vẫn dùng toàn bộ tâm lực của mình để lễ kính kiền thành đối với Quan Thế Âm Bồ Tát.

Về sau, hết nhiệm kì bảo vệ, khi ông được điều trở về kinh đô, ông bị gian thần ghen tị mà gài bẫy vu cáo, bị bắt giam vào thiên lao (nhà tù trong kinh thành, trực thuộc Hành Bộ, tương đương với Bộ pháp vụ ngày nay).

Mỗi ngày ông đều phải chịu đánh đập tra khảo và phải chịu những tra tấn khác đau đớn không thể nào chịu đựng nổi, bởi vậy đành phải thừa nhận là mình đã gây tội. Kết quả là ông bị phán tội cực hình (tội tử hình chặt đầu).

Trong thời gian chờ đợi thu quyết (đến mùa thu thì sẽ chấp hành hình phạt), đêm trước ngày hết hạn, ông mơ thấy một hòa thượng, hòa thượng này hỏi ông:

"Ông có sợ chết không?"

"Mọi sinh mệnh đều ham sống sợ chết, sao tôi lại là ngoại lệ được chứ?"- Ông nói: "Nhất là tôi còn bị gài bẫy vu oan, tôi lại càng không cam tâm!"

"Đừng sợ!" - Hòa thượng nói: "Tôi dạy ông niệm Quan Âm Cứu Thế Kinh, ông chỉ cần niệm hết một nghìn biến, tôi bảo đảm ông sẽ không bị chết."

Trong kinh này có rất nhiều tên các vị Phật, công đức niệm danh hiệu Phật đã chẳng phải là ít, huống hồ còn có cả Thất Phật Diệt Tội đà-ra-ni thần kì nhất nữa, Thanh Lương Bảo Sơn hàng tỉ hàng triệu Bồ Tát và thánh hiệu của Bát Đại Bồ Tát nữa.

Sau khi ông tỉnh lại, với sự thành tâm không chút nghi ngờ, ông liền theo những gì hòa thượng dạy trong mơ, nhớ lại và ghi chép lại (toàn bộ kinh văn tổng cộng cũng chỉ có 666 chữ). Ông cảm thấy không có chút sai sót gì, thế là, ông liền vội vã niệm hết lần này tới lần khác.

Đến khi trời hửng sáng, ông chỉ mới niệm được có một trăm biến, nhưng lúc này, người phụng hành đã đến để trói ông đi rồi. Ông không vì thế mà thôi tụng niệm, ngay cả trên đường bị áp giải tới nơi hành hình (trước đây triều đình xử tử người ta ở tại ngã tư trung tâm của kinh thành), ông vẫn không hề ngừng niệm. Khi tên đao phủ giơ ngọn đao sáng loáng lên thì vừa hay ông niệm đủ một nghìn biến.

Khi ngọn đao của đao phủ chuẩn bị chém xuống cổ, bất ngờ thay, cổ ông không có cảm giác gì cả, dù một sợi tóc cũng không bị tổn hại, còn ngọn đao trong tay đao phủ thì đột nhiên giống như chém xuống cột thép vậy, tay tên đao phủ cũng rung lên bần bật, đao cũng bị nứt gẫy thành ba đoạn, rơi trên mặt đất! Cứ như vậy, họ liên tiếp thay tới ba tên đao phủ, dùng ba ngọn đao lớn, còn Tôn Kính Đức quỳ trên mặt đất, ông vẫn nhắm mắt im lìm tụng niệm "Quan Âm Cứu Thế Kinh", dường như ông chẳng có cảm giác gì.

Các vị quan giám sát và người hành hình vây thành vòng tròn xung quanh quan sát đều không ngớt kinh ngạc, cho rằng ông ta có tà thuật, thế là liền ngừng cuộc hành hình, áp giải ông ta trở về đại lao, sau đó báo cáo sự việc lên cấp trên.

Thừa tướng khi đó (tương đương với Viện trưởng Hành chính của chúng ta ngày nay, nhưng vào thời phong kiến, quyền lực của thừa tướng cao hơn viện trưởng hành chính ngày nay rất nhiều lần) là Cao Hoan, người Hoài Sóc (nay là tỉnh Tuy Viễn, huyện Ngũ Nguyên) liền gọi ông đến để thẩm vấn tỉ mỉ. Sau khi thừa tướng hiểu được nguyên nhân (quả nhiên là bị gài bẫy vu oan), hơn nữa sau khi phát hiện ra đích thực là nhờ có sức mạnh uy thần của Bạch Y Quán Thế Âm Bồ Tát khiến Tôn Kính Đức không bị chết, liền tấu lên Hoàng Thượng để đặc xá cho ông, phục hồi lại chức vụ ban đầu cho ông.

Nhờ có sự linh nghiệm thần kì của Quan Âm Cứu Thế Kinh, thừa tướng Cao Hoan ngoài việc ra lệnh cho quan dân trong kinh thành phải sao chép truyền tụng kinh này ra, thì sau khi Tôn Kính Đức trở về khu trại của mình, trông thấy trên bức thánh tượng Quan Thế Âm Bồ Tát mà ông đã làm trước đây, ở chỗ cổ nơi mà ông bị đao chém xuống, không ngờ cũng hằn lên vết ba đường đao chém xuống. Ông đau đớn cảm kích không ngừng. Ngoài bản thân càng kiền thành lễ kính và trì tụng kinh ra, ông cũng phát động người dân trong thôn làng cùng sao chép truyền tụng. Đây là lý do vì sao bản kinh này được đổi tên thành Cao Vương Quan Thế Âm Kinh, hoàn toàn không phải là như những lời đồn đại rằng do Cao Vương gặp nạn gì đó, mà là do nhờ đọc Quan Âm Cứu Thế Kinh có được trong mơ mà tránh được cái chết. Ngoài ra, con trai của Cao Hoan khi đó là Cao Dương đã chiếm đoạt Đông Ngụy, sau khi đổi hiệu thành Bắc Tề, đã truy phong cho phụ thân ông làm Thần Võ Hoàng Đế.

Khi đó, Cao Dương cho rằng sở dĩ vì sao Quan Âm Cứu Thế Kinh có thể được đại chúng yêu thích đọc tụng như vậy là do công lao của phụ thân ông, vì thế nên ông đổi thành Cao Hoàng Quan Thế Âm Kinh. Hậu thế không thích phiền phức nên khi viết thành sách hoặc làm bản in đều giản lược chữ Hoàng thành chữ Vương. Đây chính là lai lịch và nguồn gốc phát triển của Cao Vương Quan Thế Âm Kinh.

Lịch sử cũng xác nhận sự thật này, mọi điểm đều rõ ràng, chứ không phải giống như những người không hiểu lịch sử bình thường vẫn nói rằng đây là kinh ngụy tạo, tuyệt đối không thể có việc phát sinh những sự việc cảm ứng linh nghiệm được.


Có một số phái Đạo giáo khi in kinh Cao Vương Quan Thế Âm Kinh này đã tự ý đưa thêm chữ "Chân" vào trong tên gọi nên trở thành Cao Vương Quan Thế Âm Chân Kinh.

02. Sự linh nghiệm của Cao Vương Quan Thế Âm Chân Kinh

Viết bởi: Cư sĩ Mạc Chính Hi

Liên quan đến sự tích Lư Cảnh Dụ, trong Nho Lâm Truyền thời Bắc Ngụy và Lư Đồng Truyền thời Bắc Sử đều có ghi chép lại.

Lư Cảnh Dụ chuyên môn nghiên cứu kinh học, làm quan Lịch Nhân Quốc Tử bác sĩ [ND: bác sĩ ở đây là tên học quan thời xưa], lại yêu thích nghiên cứu kinh Phật. Những nghĩa lý chủ yếu của Phật giáo ông đều thông hiểu, tuy nhiên, anh trai của ông là Lư Trung Lễ cùng với Hình Ma Nạp nắm quyền ở quê hương, gây nên mối thù ghét với những bên phiến loạn. Khi đó, Hiến Võ Vương của Bắc Tề đã dẹp yên họ, nhưng Lư Cảnh Dụ cũng bị liên lụy, bị nhốt trong kiên lao ở Tấn Dương.

Kể từ sau khi bị giam trong nhà lao, Lư Cảnh Dụ thành tâm tụng niệm Cao Vương Quan Thế Âm Kinh, niệm được mấy ngày thì ông có thể tự gỡ bỏ tất cả mọi xiềng xích trói trên người. Cai ngục tấu chuyện này lên Tề Hiến Võ Vương. Tề Hiến Võ Vương biết nhất định là ông bị oan, liền miễn tội cho ông, về sau cứ thế ông thăng quan đến chức Quốc Tử bác sĩ.

Đồng thời, lại có một vị quan viên phạm vào tội chết, buổi tối mơ thấy một hòa thượng dạy ông tụng niệm Cao Vương Quan Thế Âm Kinh. Sau khi tỉnh dậy, ông làm theo những gì hòa thượng chỉ dạy, niệm thầm đủ một nghìn biến. Đến khi bị hành hình, một đao chém xuống, đao bị gãy còn cổ ông thì chẳng mảy may bị thương. Vị quan giám sát chặt đầu lại đem chuyện này tấu lên Thượng Hiến Võ Vương, vị quan viên phạm tội đó lại được miễn tội chết.

Từ đó, bộ Cao Vương Quan Thế Âm Kinh lại càng trở nên thịnh hành. Nhưng bản kinh này không phải là kinh được dịch từ tiếng Phạn của Ấn Độ, trong Đại Tạng Kinh từ trước tới nay đều chưa từng xuất bản. Đây là bộ kinh có được từ trong mơ, từ trong giấc mơ mà học được, tuy nhiên từ thời Nam Bắc Triều tới nay, hễ ai đọc tụng bản kinh này đều có được rất nhiều sự linh nghiệm.


Đây chẳng phải là những điều phàm phu có thể ngụy tạo ra. Bởi vì trong bản kinh có rất nhiều danh hiệu Phjật, cũng có danh hiệu Quan Thế Âm Bồ Tát, người gặp phải lúc nguy cấp, tụng niệm kinh này đủ một nghìn biến, chắc chắn sẽ đạt được rất nhiều cảm ứng, có thể thấy rằng sức mạnh của Phật là bất khả tư nghì.

03. Liên Sinh Hoạt Phật và Cao Vương Kinh

Sự coi trọng của Liên Sinh Hoạt Phật Lư Thắng Ngạn đối với Cao Vương Kinh:

Tại Ngọc Hoàng Cung [ND: một ngôi chùa tại thành phố Đài Trung, Đài Loan], cuốn kinh điển đầu tiên mà tôi có được là:

Cao Vương Quan Thế Âm Chân Kinh.

Cuốn kinh điển đầu tiên mà tôi thuộc lòng là:

Cao Vương Quan Thế Âm Chân Kinh.

Cuốn kinh điển đầu tiên mà tôi có được tương ứng linh nghiệm là:

Cao Vương Quan Thế Âm Chân Kinh.

Cuốn kinh điển đầu tiên mà tôi truyền bá rộng rãi là:

Cao Vương Quan Thế Âm Chân Kinh.

Bởi vậy, tôi nói rằng: Linh Tiên Chân Phật Tông tôn sùng Cao Vương Quan Thế Âm Chân Kinh.

Những tâm đắc về việc đọc tụng Cao Vương Kinh:

Trong những khóa tu buổi tối cách đây hơn mười năm trước, tôi thường tiến nhập vào cảnh giới của Cao Vương Kinh. Từng vị Phật Bồ Tát đều phóng ánh sáng chiếu rọi vào tôi, trên phương diện tâm linh có những sự chuyển hóa huyền diệu, hoàn toàn không có những cảm giác lo lắng bất an, chỉ có cảm giác tinh tấn hơn. Mỗi lần tôi đều rớt nước mắt, những âm thanh trong bản Kinh muốn tôi đừng bám chấp vào những hiện tượng thế gian, tất cả phiền não chỉ như một nét bút phết qua mà thôi, tôi đã có được những quan kiến về giải thoát chân chính.

Niệm tụng Cao Vương Kinh khiến cho tất cả mọi đau khổ sinh tử và phiền não đều tiêu trừ, lại càng cảm thấy tâm trí trong sáng, trí tuệ sáng suốt, giống như dòng suối nước trong vắt róc rách chảy từ tâm mình ra vậy. Tất cả những ô nhiễm nhơ bẩn đều được gột sạch, tất cả bực tức nóng nảy đều hóa thành dịu mát. Trong tu hành chứng nghiệm thấy hoa sen hiển hiện, phóng đại quang minh, khiến tôi trong cảm giác hỉ lạc mà có được pháp lạc.


Ngày xưa, khi tôi bị kẻ xấu phá hoại thì đều cảm thấy bất lực, thân tâm đều bị tổn thương, có thể nói là lòng căm giận hừng hực như lửa đốt, gần như không sao chịu đựng nổi, rất muốn phá búa chìm thuyền để giải tỏa hoàn toàn những uất ức. Thế là, tôi đến Phật đường, cứ thế niệm Cao Vương Kinh. Tôi nhìn thấy Quan Thế Âm Bồ Tát hiển hiện, đứng trong không trung, dùng cành dương liễu vẩy nước, rắc mấy giọt cam lộ lên đầu tôi, thế là ngọn lửa phừng phừng hóa thành hồ sen trắng, tâm trạng tôi có chuyển biến lớn, tôi cảm thấy được an ủi, lập tức cảm thấy thần trí thanh minh, hoàn toàn điềm nhiên sáng suốt.

04. Liên Sinh Hoạt Phật giảng Cao Vương Kinh

Kinh chú nào tốt nhất:

Có người hỏi tôi, kinh nào tốt nhất? Chú nào có công đức nhất?

Đáp án của tôi là: "Chỉ cần kinh chú nào có duyên với ta thì đó là thượng phẩm. Kinh chú không phân biệt trên dưới, có thể niệm đến khi chuyển được pháp luân chính là thành công."

Bởi vậy tôi cho rằng, kinh điển Đại thừa và kinh điển Tiểu thừa đều có công đức. Chú lớn và chú nhỏ đều có pháp lực, chỉ cần bạn có động lực và nỗ lực thì sắt đá cũng biến thành vàng. Công đức của niệm kinh trì chú là bất khả tư nghì. Chư Phật Bồ Tát dựa vào kinh chú để tiếp nhận chúng sinh bình phàm trong thiên hạ, còn chúng sinh bình phàm dựa vào kinh chú để có được sự bảo vệ của chư Phật Bồ Tát.

Bí mật thành công của niệm Kinh Chú:

Khi mọi kinh chú đều hợp nhất thuần thục với tâm - khẩu - ý thì ngữ âm của kinh chú sẽ hóa thành ánh sáng trắng xoay vòng. Ánh sáng trắng sẽ tỏa ra từ trong miệng, từ trên đỉnh đầu, từ những lỗ chân lông trên khắp thân thể, trở thành một luồng ánh sáng rực rỡ tươi sáng. Ánh sáng này cùng với Phật quang của kinh chú kết hợp lại với nhau, Phật Bồ Tát có thể cảm nhận thông suốt đến kinh chú của người tu đạo. Chính ánh sáng trắng xoay vòng làm chuyển động pháp luân. Người bình thường niệm tới khi pháp luân xoay chuyển có thể nói là đã cởi bỏ được lớp vỏ phàm phu, tương lai sẽ đến được Tây phương cực lạc thế giới, hóa sinh thành hoa sen, vĩnh viễn không phải chịu khổ báo luân hồi nữa, thành Phật thành thánh, có được cuộc sống vĩnh hằng.

Hoàn cảnh niệm Kinh và phương thức trì tụng:

Muốn niệm Cao Vương Quan Thế Âm Chân Kinh, trước tiên tắm rửa sạch sẽ, phần mở đầu không cần niệm, chỉ cần niệm nguyên văn là được rồi. Thông thường nơi niệm kinh đương nhiên ở tại Phật đường là tốt nhất, không có Phật đường thì có thể ở trong thư phòng. Nếu không có thư phòng thì chọn một góc trong phòng ngủ, dọn sạch sẽ là có thể được rồi. (Đừng đọc kinh ở những chỗ không sạch sẽ, sẽ mất đi tấm lòng cung kính).

Thắp lên một nén hương, hoặc đốt đàn hương, nếu không thực sự thuận tiện thì chắp tay cung kính niệm cũng vẫn có được hiệu ứng. Đứng chắp tay niệm, ngồi chắp tay niệm, quỳ chắp tay niệm, dùng pháp khí hoặc không dùng pháp khí tùy theo mong muốn, hoàn toàn không có quy định cứng nhắc.

Điều quan trọng nhất là tấm lòng phải kiền thành, miệng đọc ra thành tiếng cũng được, không thành tiếng cũng được, không được để suy nghĩ chạy lung tung.

Trì tụng Cao Vương Quan Thế Âm Chân Kinh, người có nguyện lực lớn, mỗi ngày niệm mười biến, mỗi sáng tối niệm năm biến, thậm chí càng nhiều càng tốt. Người có nguyện lực nhỏ, mỗi ngày niệm hai biến, sáng tối mỗi lần một biến. Gặp chuyện cấp bách cần thỉnh Bồ Tát ra sức bảo hộ thì một ngày niệm một trăm biến, mười ngày sẽ xong hết một nghìn biến. Có kiên trì như vậy thì tôi tin rằng cảm ứng sẽ theo bạn như hình với bóng, có cầu có ứng. Người càng có tín tâm kiên định thì càng có công lực, đây là một đạo lý chắc chắn.

Điểm cốt yếu khi trì tụng Cao Vương Kinh:

1. Điều chỉnh tâm quy về một chỗ, không khởi vọng niệm.

2. Bất kể thời gian, địa điểm nào, quan trọng nhất là tâm linh tự tại.

3. Lời đi ra từ miệng, đi vào tai, in vào tâm.

4. Với mỗi điều cầu nguyện cần đọc đủ 1000 biến.

5. Nếu vẫn chưa đạt hiệu quả, tự mình cần biết nghiệp chướng còn rất nặng, càng nên tiếp tục trì tụng cho đến khi đạt hiệu quả mới thôi.

Ý nghĩa tinh túy của Cao Vương Kinh:

Nam mô Ma ha Bát Nhã Ba La Mật thị vô đẳng đẳng chú. Đây là kim quang thuần tịnh, cũng là ánh sáng chiếu rọi khắp nơi, không thay đổi biến hóa, không bao gồm thành - trụ - hoại - không, vô khởi vô chung, tràn trề khắp mọi nơi, không sinh không diệt, tất cả đều viên mãn.

Kim quang lấp lánh của mỗi vị Phật đều tượng trưng cho tịnh độ trang nghiêm, là cảnh giới được trang hoàng diễm lệ bởi mọi ngọc báu, hàm chứa rất nhiều pháp môn bí mật nằm dưới sự bảo hộ của các kim cang thần. Người có thiện căn cực dày, người có duyên sẽ khai mở được pháp yếu vô thượng.

Lục phương lục Phật vốn là trí huệ vô cùng tận, thông thiên triệt địa, nắm rõ hết mọi sự trên trời dưới đất, quang hoa trường tồn vạn cổ, là tinh hoa của Phật, quang minh huy hoàng như vàng bạc ngọc bích, vốn là những huyền bí lớn trong huyền bí, là đại thánh trong thánh, về cơ bản là không có lời nào giải thích hết được, có nói cũng chỉ là lời cụt ý cạn mà thôi.

Nam mô Đại Minh Quan Thế Âm, Quan Minh Quan Thế Âm, Cao Minh Quan Thế Âm, Khai Minh Quan Thế Âm, chính là sự hóa hiện lòng từ bi không chút e sợ. Người nào phát tâm thọ trì lập tức được ban cho sự bảo hộ từ bi, người nào trì tụng sẽ có được kho báu vô giá tuyệt vời đạt được mọi sự như ý, có thể luôn mang trên đầu sự gia trì bảo hộ, ý nghĩa đích thực trong đó là: "Năng diệt sinh tử khổ, tiêu trừ chư độc hại."

Thất Phật Thế Tôn: "Lipo lipo te, kio kio te, tola nite, pili nite, mohua chante, chanling cante, soha", kể tên ở đây gồm các vị Bì Bà Thi Phật, Thi Khí Phật, Bì Xá Phù Phật, Câu Lưu Tôn Phật, Câu Na Hàm Mâu Ni Phật, Ca Diếp Phật, Thích Ca Mâu Ni Phật.

Niệm chân ngôn này nghĩa là bộc lộ tâm sám hối, tâm từ bỏ sợ hãi, tâm thề nguyện rời xa cái ác, tâm bồ đề, tâm bình đẳng với oan - thân, tâm niệm Phật báo ân, tâm quan sát tội chính là tính không. Một khi đã bộc lộ bảy tâm này cũng chính là biết được bí mật của sinh tử, có được đại trí huệ của nhiều kiếp, là đệ nhất nghĩa luận, là con đường rời xa cái khổ đến với an lạc. Sự sáng chói của Thất Phật lại càng rực rỡ gấp đôi, biến những thứ mục nát thành thần kì, chuyển chết thành sống, biến những con người đang chết dần chết mòn thành hoàn toàn tươi mới, được thiên long bảo vệ, hộ pháp bảo vệ, thực là một viễn cảnh kì vĩ tráng lệ, có được pháp lạc lớn nhất.

Cao Vương Kinh được truyền tụng rộng rãi khắp nơi:

Quang minh truyền tới khắp chư thiên, trời người đều truyền tụng Kinh này, các cõi âm phủ cũng đều truyền tụng Kinh này, đó là ánh sáng chiếu rọi khắp vũ trụ, rực rỡ mười phương, trở thành chân ngôn phổ biến khắp nơi nơi, trường tồn bất diệt, phá vỡ hoàn toàn tất cả thời gian và không gian. Người nào trì tụng và gìn giữ Kinh này đang từng bước từng bước tiến lên. Đây là pháp môn thù thắng nhất xuyên suốt thế giới đến để tiếp dẫn những mầm mống cỏ cây của thế kỉ này.

Cao Vương Quan Thế Âm Chân Kinh - Lợi ích Phật pháp thuần tịnh nhất.

Cao Vương Quan Thế Âm Chân Kinh - Cõi Tịnh độ oai phong nhất.

Cao Vương Quan Thế Âm Chân Kinh - Ngọn cờ Pháp cao nhất.

Sức mạnh của Cao Vương Kinh:

Cao Vương Quan Thế Âm Chân Kinh là Kinh điển được Chân Phật Tông tôn sùng nhất. Thực tế đây là Kinh điển có hiệu nghiệm rất lớn, niệm rồi sẽ có được pháp lực lớn, vô cùng bất khả tư nghì. Vào triều đại nhà Đường, Kinh này đã cực kì nổi tiếng, ai nấy cung kính đọc tụng.

Kì thực, trong Kinh này bao gồm ba sức mạnh lớn:

Thứ nhất là sức mạnh hồng danh của chư Phật, hồng danh của chư Phật tượng trưng cho ý thức vũ trụ. Cao Vương Kinh chính là bộ kinh tổng hợp tên hiệu của chư Phật.

Thứ hai là sức mạnh của câu chú. Cao Vương Kinh có Thất Phật diệt tội chân ngôn, chú lực của một vị Phật đã vô cùng lớn, huống hồ là chú lực của bảy vị Phật, bởi vậy Thất Phật chân ngôn là bất khả tư nghì.

Thứ ba là trong Cao Vương Kinh có nói đến mười chữ: "Năng diệt sinh tử khổ, tiêu trừ chư độc hại", ai tin sẽ được cứu.

Trì tụng Cao Vương Kinh và bí mật thành tựu Tịnh quang:

Chúng ta thường nói về "Tịnh Quang thành tựu pháp". Trong tam giới của ba cõi giới thiên - dục giới, sắc giới, vô sắc giới, tôi nghĩ cần phân biệt thế nào nhỉ?

Ở cõi trời dục giới, người có phúc báo lớn có thể đến được cõi trời dục giới, bởi vậy đây thuộc về Phúc đại, phúc khí rất lớn. Vì sao phúc khí rất lớn? Bởi vì họ từng bố thí, làm công đức, nên phúc khí rất lớn, bởi vậy họ được đến cõi trời dục giới để hưởng phúc.

Tôi thấy rằng cõi trời sắc giới là Huệ đại, không phải là "nổi điên". [ND: Ở đây Sư Tôn đùa, chơi chữ. Huệ lớn - có phiên âm là hui da, đồng âm với nổi điên - có phiên âm là huo da.]

Huệ đại là chữ huệ trong trí huệ. Bởi vì họ thiền định, nhờ vào sức mạnh của thiền định mà tiến được vào sâu bên trong sản sinh ra trí huệ, gia tăng sức mạnh trí huệ, rồi cứ thế mà đi lên từng cấp từng cấp cõi trời, do vậy thuộc về Huệ đại.

Tôi thấy rằng cõi trời vô sắc giới là Không đại, cái gì là Không đại? Bởi vì họ tu hư không, tu duy thức, tu vô tưởng, vô tưởng chính là phi tưởng, rồi ngay cả phi tưởng cũng loại bỏ được thì chính là phi tưởng phi phi tưởng. Loại bỏ đi mọi ý thức, biến thành vô sở hữu, do vậy họ ấn chứng được Không đại, nên tôi cho rằng ở cõi trời vô sắc giới là thuộc về Không đại.

Thế còn "Tịnh quang thành tựu pháp", tôi cho rằng là ở cõi trời sắc giới, sắc giới thiên sẽ sản sinh ra tịnh quang. Tịnh quang sinh ra như thế nào? Kì thực đó chính là khi thủy hỏa vận hành hòa quện mà sinh ra, nước rơi xuống, lửa đi lên, mở ra tâm luân.

Đối với phương diện khai mở tâm luân, tôi phát hiện ra có một chỗ rất ảo diệu. Bình thường chúng ta niệm Cao Vương Quan Thế Âm Chân Kinh, giả sử bạn rất cẩn thận, niệm rất tập trung chuyên nhất, bạn sẽ phát hiện ra trong kinh này toàn là danh hiệu của Phật Bồ Tát khắp mười phương.

Trên phương diện niệm Phật, Cao Vương Quan Thế Âm Chân Kinh tương đương với thập phương Phật, thập phương Bồ Tát. Nếu không tin, bạn đọc trong Đại Tạng Kinh có giải thích Cao Vương Quan Thế Âm Chân Kinh, toàn bộ đều là danh hiệu của thập phương Phật Bồ Tát. Bạn niệm tập trung được thì cũng tương đương với niệm vạn vạn tỉ tỉ vô số danh hiệu Phật và Bồ Tát.

Bạn có thể niệm với tinh thần tập trung chuyên nhất, thập phương Phật, thập phương Bồ Tát sẽ quán đảnh cho bạn. Tôi nói cho bạn biết một hiện tượng này. Niệm một biến tương đương với giảm bớt một ít nghiệp chướng của bạn, điều này giống với cái gì nhỉ? Rất giống với việc giúp bạn lột bỏ nghiệp chướng, từng lớp từng lớp nghiệp chướng được lột bỏ dần, sau đó mạch trên toàn thân bạn sẽ được thả lỏng.

Bạn nên biết rằng ở quanh tâm luân có rất nhiều mạch phiền não, rất nhiều mạch phiền não đau đớn khổ sở xoắn lại với nhau. Hôm nay bạn tu khí mạch là có thể nới lỏng những nút thắt phiền não của bạn, hơn nữa thủy hỏa còn có thể hòa quện, nói cách khác chính là nới lỏng được những phiền não của tâm mạch. Sau khi mở được tâm mạch, hoa sen ở tâm giới của bạn mới có thể khai nở, vậy mới được gọi là mở ra tâm liên.

Bạn niệm Cao Vương Quan Thế Âm Chân Kinh, Phật Bồ Tát trong hư không sẽ quán đảnh gia trì cho bạn, Phật Bồ Tát của mười phương sẽ quán đảnh gia trì cho bạn. Lột bỏ nghiệp chướng của bạn, lột bỏ… lột bỏ…, lột bỏ đến cuối cùng, tâm liên của bạn sẽ nở ra, tâm luân cũng mở ra, bên trong lập tức có ánh sáng, ánh sáng ngũ sắc của tâm mạch liền hiển hiện, đây gọi là Tâm quang phát lộ. Nguyên nhân của Tâm quang phát lộ chính là ở đây. Cái gì gọi là Tâm quang phát lộ? Đây chính là Tâm quang phát lộ đó.

Chúng ta nói rằng ánh sáng do tự mình phát ra thì gọi là tử quang (ánh sáng con), tử quang chính là ánh sáng của chính bạn. Ánh sáng của ý thức vũ trụ tối thượng gọi là mẫu quang (ánh sáng mẹ). Hai thứ ánh sáng này được gọi là tử tịnh quang và mẫu tịnh quang. Bạn đem ánh sáng của mình bay lên cùng hòa hợp với mẫu tịnh quang thì gọi là quả tịnh quang, ta gọi ba thứ ánh sáng này là Tam quang.

Tử tịnh quang thuộc về ánh sáng thanh tịnh do chính mình phát ra, ý thức vũ trụ được gọi là mẫu tịnh quang - ánh sáng vốn có của ý thức vũ trụ. Tử - mẫu quang gặp nhau gọi là quả tịnh quang. Lúc này bạn lập tức có thể ấn chứng được Tì Lư Tính Hải. Bạn bí mật bơi trong đại quang minh của Tì Lư Tính Hải, bơi lội ở trong đó. Bạn bắt đầu bơi trong biển ánh sáng, đảm bảo sẽ không bị hết hơi, sẽ không bị chìm xuống. Sau khi tắm xong trong ánh sáng đó thì bạn trở nên vô cùng thanh tịnh, khiến cho bạn cảm thấy ở nơi đây sao mà vui sướng đến thế. Niềm vui sướng này gọi là đại lạc, là niềm hạnh phúc vô thượng, là vô thượng đại lạc, thắng lạc diệu hỉ.

Trong kinh Phật chúng ta thường nhắc tới một câu: "Thường lạc ngã tịnh", chúng ta có thể nói nó chính là "tịnh quang thế giới". Bạn đã thành tựu được tịnh quang rồi, tiến vào được Tì Lư Tính Hải rồi, bơi trong biển ánh sáng rồi, lúc này được gọi là "thường lạc ngã tịnh". Một sự khoái lạc vĩnh hằng vĩnh cửu, ta mãi mãi được thanh tịnh. Bốn chữ "thường lạc ngã tịnh" này chính là cảnh giới kết hợp lại của cõi trời dục giới và cõi trời sắc giới. Cảnh giới kết hợp này là "thường lạc ngã tịnh".

Đến được với "thường lạc ngã tịnh" đã là rất tốt rồi, muốn được thường lạc, ở đâu có thể có cách để được thường lạc đây? Bạn xem, đạo địa ngục, đạo ngạ quỷ, đạo súc sinh, ở đâu có được thường lạc? Đạo súc sinh có niềm vui ngắn ngủi, còn đâu chỉ toàn là tranh đấu. Đạo atula toàn là tranh đấu. Đạo địa ngục, đạo ngạ quỷ vĩnh viễn chỉ có đau khổ, đạo súc sinh cũng vĩnh viễn chỉ có khổ, đó là thường khổ, chẳng phải thường lạc mà là thường khổ. "Thường khổ ngã tảng" là như thế đó.

Bởi vậy, có thể nói rằng cảnh giới của thường lạc ngã tịnh chính là thành tựu tịnh quang. Bạn đến được cõi trời dục giới và cõi trời sắc giới đều là thành tựu rồi, đã leo lên đến được tầng trời thứ hai rồi. Bạn chỉ cần tu được thành tựu pháp tịnh quang nữa, phát ra được tịnh quang, đạt được trạng thái tử quang và mẫu quang gặp nhau biến thành quả quang, thì bạn chính là thường lạc ngã tịnh, chính là thành tựu tịnh quang rồi.

Phương pháp tu hành này vô cùng đặc biệt, hãy nhớ nhất định cần niệm Cao Vương Quan Thế Âm Chân Kinh để lột bỏ hoàn toàn nghiệp chướng của bạn, để những phiền não xung quanh tâm luân của bạn đều được tịnh trừ!

Hôm nay tôi giảng đến đây thôi. Om Mani Padme Hum.

05. Sáu bí quyết lớn cho một cuộc đời phúc huệ

Nghiệp chướng là gì?

Nghiệp là ngôn ngữ của Phật gia, tiếng Phạn chính là karma [Hán Việt là yết ma], nói cách khác là những gì do thân, khẩu, ý tạo ra thì gọi là nghiệp.

Nghiệp có thiện tính và ác tính.

Thiện tính thì sẽ chiêu cảm hạnh phúc. (nghiệp trắng)

Ác tính thì sẽ chiêu cảm đau khổ. (nghiệp đen)

Nghiệp của đời quá khứ là túc nghiệp.

Nghiệp của đời hiện tại là hiện nghiệp.

Thân nghiệp là nghiệp do thân người này tạo ra, khẩu nghiệp là nghiệp do miệng tạo ra, ý nghiệp là nghiệp do suy nghĩ tạo ra. Còn nghiệp chướng chính là những chướng ngại do ác nghiệp tạo ra, ác nghiệp cũng làm hại đến người chính đạo theo Phật pháp. Nghiệp còn có định nghiệp, là hai loại báo ứng khổ hoặc sướng mà người ta chắc chắn sẽ nhận được. Còn có bất định nghiệp, là không nhất định phải chịu quả báo.

Làm sao để tiêu trừ nghiệp chướng:

Tôi (Liên Sinh Hoạt Phật Lư Thắng Ngạn) nói, mặc dù nghiệp báo nhân quả không thể diệt sạch, nhưng lại có thể dùng phương pháp khác để làm nghiệp trổ ra.

1. Thế thân: nhờ pháp lực của Sư Tôn, Sư Tôn thay đệ tử chịu khổ, từ đó tiêu trừ tai ách của đệ tử.

2. Chuyển dời: nhờ pháp lực của Sư Tôn, Sư Tôn chuyển dời quả báo vào hư không (vào trong đất, nước, lửa, gió), từ đó tiêu trừ tai ách của đệ tử.

Trước đây tôi từng nói như sau, muốn tiêu trừ nghiệp chướng, những người có tín tâm và hành giả cần có được sự thế thân và chuyển dời. Để làm điều này có tám phương pháp:

1. Đọc tụng Cao Vương Quan Thế Âm Chân Kinh một nghìn biến. (Sức mạnh của Kinh)

2. Trì tụng Căn bản Thượng sư tâm chú một vạn biến. (Sức mạnh của Chú)

3. Tu pháp sám hối 200 đàn. (Sức mạnh của Pháp)

4. Lễ bái cúng dường, xây chùa, xây tháp, làm tượng Phật. (Sức mạnh bố thí)

5. Niệm danh xưng của Phật Bồ Tát cho đến khi tương ứng. (Sức mạnh của Phật)

6. Thiền định để có sức mạnh giới - định - huệ. (Sức mạnh của Thiền định)

7. Căn bản Thượng sư tu pháp để gia trì, thế thân và chuyển dời. (Sức mạnh của Thầy)

8. Chân không hóa vô. (Sức mạnh tánh Không)

Liên Sinh Hoạt Phật Lư Thắng Ngạn nói, bảy loại sức mạnh đầu tiên là thế thân và chuyển dời. Chỉ có phương pháp thứ tám sử dụng sức mạnh tính Không mới là cách thức tiêu trừ nghiệp chướng chân chính.

Sáu bí quyết lớn cho một cuộc đời phúc huệ:

Muốn biến những nghiệp chướng đau khổ thành niềm vui, tôi cho rằng cần có những quan niệm như sau:

1. Phúc phận là do số Trời: Cần có nhận thức rõ ràng rằng phúc phận đã được định sẵn từ khi sinh ra, muốn có được phúc phận thì trước tiên cần phải bố thí.

2. Thắng bại là do Trời định: Mọi việc thắng lợi tất sẽ vui, còn nếu thất bại thì hãy nghĩ rằng thắng hay bại là chuyện thường tình của nhà binh, cần nỗ lực nhiều hơn.

3. Được hay mất là có định luật: Có được tất có mất, mất rồi sẽ lại có, trong chuyện được mất đừng nên quá bận tâm, tất cả đều xem là bình đẳng.

4. Thiện nghiệp tăng lên: Làm tốt mỗi việc nhỏ, tự nhiên thiện nghiệp sẽ tăng lên, có thể đạt được tất cả thiện quả lớn.

5. Cảnh giới vận chuyển: Đừng cho rằng vui chỉ là vui, đừng cho rằng khổ chỉ là khổ, trong khổ cũng có thể có được niềm vui, trong mọi việc đều nên nghĩ đến cái vui.


6. Tư tưởng "không thành vấn đề": Có cũng tốt, không có cũng tốt, thành cũng tốt, bại cũng tốt, được cũng tốt, mất cũng tốt, đây chính là đỉnh cao của tư tưởng "không thành vấn đề".

06. Con ma bóng đè

(Bản văn này được trích từ văn tập số 173 của Liên Sinh Hoạt Phật Lư Thắng Ngạn - Một giấc mộng một thế giới.)


Có đệ tử nọ thường xuyên mắc chứng bệnh đi ngủ bị bóng đè, có những lúc không dám nhắm mắt, vì hễ nhắm mắt một cái là liền nhìn thấy một bóng đen từ từ leo lên giường, đè lên trên người anh. Anh không thể mở miệng ra nói, cố gắng hết sức để ngồi dậy nhưng không thể ngồi dậy được, mắt cũng không thể mở ra được, toàn thân cứng đờ nặng trịch như khúc gỗ.


Cứ như vậy một lúc, bóng đen kia tự động rời đi, chỉ khi bóng đen bỏ đi rồi thì anh mới có thể ngủ được. Thế nhưng, tình trạng của mắt anh thì ngày càng tồi tệ, buổi sáng tỉnh dậy mệt mỏi tới mức không thể chịu đựng được, toàn thân đau nhức không còn chút sức lực nào, tình trạng càng khốn quẫn hơn.


Anh đã đi gặp nhiều bác sĩ, bác sĩ cho thuốc uống, nhưng từ đầu tới cuối đều chẳng có hiệu quả gì. Anh cũng tìm gặp pháp sư để xin bùa niệm chú, cửa sổ cửa ra vào đều dán bùa cả, nhưng chỉ được vài hôm, mọi thứ lại đâu vào đó, khiến anh chẳng còn biết làm cách gì nữa. Đây thực sự đúng như Phật Đà nói: "Quán thọ thị khổ." [ ND: cần quán chiếu thấy rằng đã có nhận lấy bất kì cái gì là có khổ. ]

Sau khi đệ tử này quy y, chăm chỉ trì tụng Cao Vương Quan Thế Âm Chân Kinh, cũng đã trì tụng được một khoảng thời gian khá dài rồi. Nhưng bóng đen ma quái này vẫn bám riết không buông tha anh, nó vẫn cứ đến. Cứ thế cho đến một hôm, anh cảm thấy Cao Vương Kinh chẳng có hiệu quả gì, muốn từ bỏ. Rồi anh mơ thấy Sư Tôn đến nói với anh:

"Đừng từ bỏ, hãy trì tụng tiếp 21 ngày nữa."


Kể từ hôm đó, anh liền đánh dấu lại, lại tiếp tục trì tụng thêm 21 ngày. Nói ra cũng kì lạ, cái bóng đen ma quái đó lại đến.

Lần này, đầu giường xuất hiện một đường ánh sáng màu trắng, trong ánh sáng trắng có một người phụ nữ nhìn rất giống Quan Âm Bồ Tát hét lên một câu: "To gan, nghiệt súc, dám ở đây hại người!"

Bóng đen kia vừa nhìn tháy ánh sáng trắng liền tháo chạy.

"Chạy đi đâu!"


Người phụ nữ trong quầng ánh sáng trắng cầm bình cam lộ thổi hút vào bóng đen vào trong, thế rồi ánh sáng trắng cũng từ từ biến mất. Đêm đó, đệ tử này ngủ một giấc ngủ ngon chưa từng có. Ngày hôm sau, tinh thần sảng khoái, bách bệnh tiêu trừ, trở thành người chẳng còn bệnh tật gì.


Sau đêm hôm đó, hiện tượng bị bóng đè tự nhiên biến mất, chứng bệnh kinh niên này đã hoàn toàn khỏi rồi. Đệ tử này trong lúc hoảng hốt bỗng chốc như hai con người hoàn toàn khác, con người trước đây thì yếu ớt mệt mỏi, còn con người sau này thì thần quang rực rỡ.

07. Bị câm bẩm sinh

(Bản văn này được trích từ văn tập số 173 của Liên Sinh Hoạt Phật Lư Thắng Ngạn - Một giấc mộng một thế giới.)


Trong lúc thần hành trong tam muội, tôi trông thấy một cặp vợ chồng rất thành khẩn cầu xin Phật Bồ Tát ban cho họ một đứa con trai. Họ đã cầu xin nhiều năm, rốt cục cũng có cảm ứng, hạ sinh được một đứa con trai. Đứa bé lớn lên nhưng lại có một khiếm khuyết, đó là bị câm bẩm sinh. Họ nghe người ta nói thờ cúng tượng sứ của Thượng sư thì sẽ có được nhiều cảm ứng, thế là họ liền thờ cúng một bức tượng sứ Liên Hoa Đồng Tử. Chính bởi vì nhân duyên đó mà trong lúc tôi thần hành trong tam muội đã thấy được đôi vợ chồng rất thành tâm tín Phật này. Tôi cũng trông thấy đứa con bị câm bẩm sinh của họ.


Họ hướng về tượng sứ Liên Hoa Đồng Tử cầu nguyện, đau đớn rơi nước mắt, tôi trông thấy cũng không cầm lòng được.

Tôi kiểm tra lưỡi đứa bé, không có vấn đề.

Tôi kiểm tra thanh đới của đứa bé, không có vấn đề.


Tôi kiểm tra họng của đứa bé, không có vấn đề.


Tôi vẽ một tấm phù "Mở miệng phát âm", rồi đi vào trong giấc mơ của cậu bé, cho cậu uống phù, chẳng ngờ không có hiệu lực. Tôi không hiểu tại sao, nghĩ suốt cả nửa ngày, rồi bèn đi tìm thần chim Ca Lăng Tần Già, là thần chim phát ra âm thanh tuyệt mĩ nhất. Các thần chim rất thương xót nhưng cũng không có cách nào giúp.


Tôi đã muốn từ bỏ, nhưng sau đó, tôi nghĩ có thể là vấn đề nhân quả. Nhân quả thực sự phức tạp, phải kiểm tra rất lâu, thế rồi tôi thấy được kiếp trước đứa bé khi là pháp sư, đã phạm phải ba lỗi nghiêm trọng:



Còn kiếp trước của cặp vợ chồng này, không ngờ họ cũng là cha mẹ thân sinh kiếp trước của pháp sư. (Nhân quả nhiều kiếp ràng buộc với nhau.) Tôi nhìn thấy nhân quả như thế cũng thấy thật đáng sợ.


Đến đây tôi muốn bỏ cuộc nhưng rồi lại không đành lòng. Tôi đi vào trong giấc mơ của cặp vợ chồng, khuyên họ niệm Cao Vương Quan Thế Âm Chân Kinh đủ 1000 biến. Quả nhiên cặp vợ chồng đó phát nguyện sẽ trì Cao Vương Kinh cả đời, sám hối tất cả, hồi hướng cho đứa con trai, không chỉ là 1000 biến mà họ đọc cả vạn biến, vạn vạn biến. (Đọc tụng tròn nghìn biến, trọng tội đều tiêu diệt.)


Theo như tôi biết, đứa con trai đã có cảm ứng. Một ngày nọ, cậu bé trượt chân ngã xuống nước, được người ta cứu lên, cậu bé nôn ra rất nhiều nước. Điều khiến người ta kinh ngạc tán thán là cậu bé bỗng nhiên mở miệng phát ra âm thanh. Sau khi bị rơi xuống nước thì bệnh câm bẩm sinh không ngờ biến mất, cậu mở miệng nói được rồi.

Cặp vợ chồng cảm kích không ngừng.


Đây chính là cảm ứng rất lớn của Cao Vương Kinh!

08. Chuyển hóa suy nghĩ

Tôi có thần thông thiên nhãn, cũng giỏi quan sát khí sắc. Tôi nhiều lần giúp chúng sinh hỏi chuyện, những chuyện từng hỏi cũng linh dị phi phàm.

Có một người là ông Nhan từng đến chỗ tôi. Khi gặp ông, tôi giật nảy mình, bởi vì trước sau, trái phải của ông là một bầy quỷ quái dị hình dị dạng. Những con quỷ này đều phơi bày bộ dạng hung ác bám theo người đàn ông họ Nhan này.

Tuy nhiên, tôi cũng không để lộ ra điều này. Sau khi hỏi việc xong, tôi tặng ông Nhan một cuốn Cao Vương Quan Thế Âm Chân Kinh. Tôi bảo ông Nhan mỗi ngày đọc tụng ba biến, sẽ có ích lợi. Ông Nhan hỏi:

"Ích lợi gì?"

Tôi đáp:

"Thường lạc ngã tịnh."

Ông Nhan đem quyển kinh về nhà, mấy hôm sau ông Nhan này lại đến chỗ tôi, lần này đi theo ông ta là người, không còn là những ma quỷ hình dạng quái dị nữa, hơn nữa trên đầu người này còn đội bảo quán, trên thân thì mặc thiên y, tỏa ra ánh sáng thanh tịnh của thiện thần, còn có cả một đám đông với hoa thơm cờ phướn theo sau, mười phần trang nghiêm. Những thiện thần này đều vô cùng vui vẻ cát tường.

Tôi nói với ông Nhan những gì mà tôi nhìn thấy.

Ông Nhan chắp tay lại quỳ xuống trước tôi nói:

"Ngài biết không, tôi vốn là một người học tà thuật bùa chú, lần trước tôi đến chỗ ngài là bởi vì người ta đồn nhau rằng pháp thuật của ngài cao cường hơn tôi, nên tôi mới đến thám thính thực tế xem sao, nhằm chuẩn bị so bì với ngài một phen. Sau đó, ngài tặng tôi cuốn Cao Vương Kinh, tôi làm theo lời ngài nói mỗi ngày đọc ba biến. Đêm đó tôi nằm mơ, trong mơ vô cùng rõ ràng, tôi thấy ngài vốn là hóa thân của A Di Đà Phật. Sau khi tỉnh dậy, toàn thân tôi đổ mồ hôi đầm đìa, vốn dĩ tôi muốn làm pháp để đối phó với ngài, để cho ngài trúng bùa phép, thần kinh thất thường. Bây giờ tôi thay đổi suy nghĩ rồi, hôm nay tôi đến đây là muốn quy y ngài, học tập chính pháp, cũng không làm bùa phép lên người ta nữa."

Tôi nghe ông nói xong cũng không kém phần kinh ngạc. Thế là, tôi nhận ông Nhan làm đệ tử, làm quán đảnh quy y cho ông, dạy ông mấy Mật pháp cơ bản, bảo ông mỗi ngày cần nghiêm túc tu trì. Sự việc này khiến tôi có chút cẩn trọng đề phòng. Tôi thường nói: "Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã, nghĩ gì sẽ chiêu cảm cái đó!"

Khi có ác niệm thì sẽ chiêu cảm những ác quỷ theo mình.

Khi có thiện niệm thì sẽ chiêu cảm những thiện thần đến bảo vệ mình.

Giống như ông Nhan vậy, ông vốn dĩ là người học tà pháp giáng đầu, những pháp của ông toàn là ác quỷ ác ma đến trợ giúp. Thế nhưng, một khi suy nghĩ thay đổi, ông muốn cải tà quy chính, những ác quỷ này liền bỏ đi, lập tức thiện thần đến để bảo vệ ông. Do vậy, suy nghĩ của ta vô cùng quan trọng đó!

Tôi nhấn mạnh, Mật giáo là Phật pháp thực tu, tu một đàn pháp cần niệm chú, cần làm thủ ấn, cần quán tưởng. Khi làm như vậy thì thực tiễn niệm lực sẽ thanh tịnh viên mãn, dẫn dắt người tu hành tiến nhập tới cái thiện, thường lạc, tịnh quang. Chỉ cần tu pháp nghiêm túc, thực hành trong cuộc sống hàng ngày, tương ứng cùng Phật, đây mới gọi là người học Phật chân chính.


(Bản văn này được trích từ văn tập số 153 của Liên Sinh Hoạt Phật Lư Thắng Ngạn - Để mặt trời chiếu soi.)

09. Xích sắt đứt từng đoạn

(Bản văn này được trích từ văn tập số 173 của Liên Sinh Hoạt Phật Lư Thắng Ngạn - Một giấc mộng một thế giới.)


Khi nhập vào tam muội, tôi đến một bệnh viện lớn, trông thấy một minh sứ ở âm phủ đem theo xích chân xích tay tới để trói người. Đương nhiên tôi biết nhất định có người bệnh sắp chết nên minh sứ tới để đưa người đi.


Quả nhiên chẳng sai, có người ở trong phòng mổ, chỉ là mổ dây thần kinh bên hông, nhưng tim đã ngừng đập, thần thức vừa xuất hiện một cái là minh sứ tiến lên trước, trói lại và đem đi.


Tuy nhiên đã xảy ra một sự việc kì lạ. Sợi xích trói tay chân đứt ra từng đoạn, thần thức muốn bỏ chạy. Minh sứ liền lấy ra một sợi xích khác để trói thần thức của người bệnh lại, bảo nó đừng có chạy nữa, nhưng càng kì lạ hơn là sợi xích lại đứt ra từng đoạn. Mình sứ rất kinh ngạc.

Đúng vào lúc cả hai bên đều chẳng rõ chuyện gì xảy ra, Quan Thế Âm Bồ Tát xuất hiện nói với minh sứ: "Ông không thể đưa người này đi được đâu."

Minh sứ đáp:

"Ông ta có tên trong sổ, đã phạm tội, vì sao xích sắt lại đứt ra từng đoạn vậy?"

Bồ Tát nói:

"Ông ta niệm Cao Vương Kinh một nghìn biến, trọng tội đều tiêu diệt, tự nhiên sẽ không phải vào địa ngục nữa."

Minh sứ hỏi Bồ Tát:

"Sao có thể như thế? Tội này linh hồn sẽ đi về đâu?"

Quan Thế Âm Bồ Tát nói:


"Ở đây cũng có nhân duyên cả, người này niệm Cao Vương Kinh, chính là đã đọc bản kinh mà Liên Sinh Hoạt Phật khuyên đọc, ông ấy tin theo và làm đúng như vậy nên mới đọc kinh này, hơn nữa người in kinh này để tặng cho ông ấy cũng ở đây, linh hồn của người phạm tội hãy để Lư Thắng Ngạn đưa đi vậy!"


Minh sứ quay đầu lại, vừa nhìn thấy tôi liền cười lớn ha ha. Tôi chắp tay đảnh lễ Quan Thế Âm Bồ Tát, chắp tay chào minh sứ, rồi tôi đưa linh hồn phạm tội đi, đưa trở về hồ Diệp Tử. Linh hồn này theo tôi học Phật, sau này chắc chắn sẽ tới được Tây phương cực lạc thế giới Ma Ha Song Liên Trì hóa thân ở đó.


Tôi xuất ra khỏi tam muội. Vậy là lại thêm một người âm nữa theo tôi học Phật pháp. Cao Vương Quan Thế Âm Chân Kinh khiến xích sắt đứt ra từng đoạn, vậy là lại thêm một ví dụ nữa.

Tôi viết một bài kệ:

Niệm hết Chân Kinh nghìn biến trọn

Địa ngục khổ hình cũng thoát ngay

Xích sắt đứt rời, chân thật có


Hóa sinh Tịnh độ tất có ngày.

10. Kết thiện duyên cùng ma

Lần này tôi bế quan ở hồ Diệp Tử, đối tượng để tôi độ sinh cũng có chút thay đổi. Tôi không chỉ độ mỗi cho con người, ngược lại tôi độ nhiều nhất lại là chúng sinh thuộc cõi ma, kết duyên với pháp sâu nhất là:

Những con mà ở Đại Âm Sơn.

Những con mà ở cõi ngạ quỷ.

Những quỷ thần hoang dã.

Những cô hồn dã quỷ.

Tôi ở đây rộng rãi kết thiện duyên, với người sống thì ít, ngược lại lại kết thiện duyên cùng ma quỷ thì nhiều. Thật sự tôi đã độ được không ít các đệ tử ma.

Mỗi ngày, tôi đặc biệt dùng hai chiếc bình sứ do Cảnh Đức Trấn sản xuất [ ND: thành phố trực thuộc tỉnh Giang Tây, nổi tiếng về sản xuất đồ gốm sứ ], đổ nước sạch vào đó, một chiếc bình thì cúng dường Phật Bồ Tát chư Tôn, bình kia thì cúng dường: "Đại bàng Kim Sí Điểu, hoang dã quỷ thần chúng, la sát quỷ tử mẫu, cam lộ đều tràn đầy. Om Muti Soha."

Tôi hóa thực khiến cho quỷ thần chúng đều được no nê cam lộ.

Chúng sinh cõi ma đến nơi đây để nhận đồ ăn mà tôi hóa thực càng ngày càng nhiều. Tôi không cho những con quỷ đói ăn, cũng không làm đạo tràng thủy lục, lại càng không làm pháp hội siêu độ rộng rãi hay làm đại Phật sự. Nhưng việc hóa thực nước cam lộ của tôi thì cõi âm đều biết.

Tôi viết lên nước sạch ba chữ Hum Hum Hum (bằng tiếng Phạn), miệng tụng: "Om Ah Hum". Thật sự nước cam lộ nhiều như biển. Mỗi ngày tôi niệm: "Namo 36 vạn tỉ, 11 vạn, 9 nghìn, 5 trăm đồng danh đồng hiệu A Di Đà Phật." Quỷ chúng và tôi cùng niệm. Tôi hướng dẫn cho họ cùng niệm Phật để vãng sinh Tây phương cực lạc thế giới Phật quốc tịnh độ. Chúng sinh cõi ma quỷ cũng rất đáng thương, khổ hơn cả con người, tám lạnh tám nóng, thân không an định, đồ ăn đồ uống chẳng ở yên một chỗ, cứ trôi nổi không dừng, một số ma quỷ còn chẳng biết lạy Phật sám hối để diệt tội.

Tôi hóa cam lộ là để cúng dường cho họ. Tôi dạy họ niệm Phật để cho họ có cơ hội thoát khổ. 

Tôi niệm Cao Vương Kinh, phụng thỉnh tám đại Bồ Tát, tôi còn niệm Thất Phật Diệt Tội chân ngôn. Ma lớn, ma nhỏ, ma nam, ma nữ, ma già, ma trẻ, ma tự sát, ma bị người ta giết, cô hồn, ác quỷ, thiện quỷ, hung quỷ, quỷ đầu to, quỷ xanh, quỷ đỏ, v.v… tất cả đều đến đảnh lễ Phật, Bồ Tát, Thánh Hiền.

Tôi nói:

Tâm quỷ là Phật.

Bình đẳng không khác.


(Bản văn này được trích từ văn tập số 164 của Liên Sinh Hoạt Phật Lư Thắng Ngạn - Mỗi ngày một chuyện nhỏ.)

11. Bí mật của những chấm tròn

Bình thường, chúng ta thấy những đệ tử Mật tông học tập, trên tay họ đeo một cái đồng hồ đếm. Khi họ làm công khóa gia hành, họ sẽ đếm số biến mà họ trì chú, bởi vì trong Mật tông có "thành tựu trì minh".

Trì Thượng sư tâm chú một triệu biến hoặc nhiều hơn.

Trì chú bổn tôn một triệu biến hoặc nhiều hơn.

Trì chú hộ pháp một triệu biến hoặc nhiều hơn.

Ngoài "tam căn bản" này ra [ ND: tam căn bản nghĩa là chú của Thượng sư, chú bổn tôn, chú hộ pháp], rất nhiều chú ngữ của bổn tôn có duyên với ta đều cần trì trên một triệu biến. Đồng hồ đếm chính là dùng để đếm số biến khi trì chú.

Thêm nữa, chúng ta cũng thường thấy ở những nơi phân phát sách thiện, trang cuối cùng của những cuốn sách như Bạch Y Thần Chú, Cao Vương Kinh, Quan Âm Kinh, Vãng sinh thần chú, Tông Thắng chú, Lăng Nghiêm chú, v.v… có một trang giấy trắng, ở trên đó có in một loạt những chấm tròn nhỏ.

Đây cũng chính là những chấm tròn dùng để đếm. Thông thường niệm chú, niệm kinh xong được bao nhiêu biến thì sẽ dùng bút đỏ để chấm một cái vào trong những chấm tròn đó.

Đến khi toàn bộ các chấm tròn đã được điểm màu đỏ rồi, có người sẽ:

Gửi cho sư phụ của chính mình, thể hiện rằng đã hoàn thành công khóa rồi.

Giơ lên trong không trung và đốt, hồi hướng cho vãng sinh tịnh độ.

Đốt rồi rắc tro xuống sông suối, hồi hướng độ hóa cho thủy tộc.

Đốt trước đàn thành, thỉnh cầu đạt được nguyện vọng.

v.v…

Tôi có một đệ tử tên là Liên Hoa Khiết Như. Bản thân ông thường bị ác mộng quấy nhiễu, theo danh từ y học hiện đại thì là chất lượng giấc ngủ không tốt lắm. Không chỉ như vậy, ông thường xuyên mơ thấy ác mộng nên nửa đêm tỉnh dậy, mồ hôi đầm đìa, khổ sở tới mức kêu thét lên. Hơn nữa cũng vì gặp ác mộng nên ông thường xuyên mất ngủ. Ông hay mơ thấy:

Bị bầy rắn cắn.

Bị ác quỷ đuổi bắt.

Bị giết chết.

Bị chặt chân chặt tay.

Những giấc mơ của Liên Hoa Khiết Như toàn là ác mộng, hung mộng, tà mộng, chẳng bao giờ có ngoại lệ. Thế là ông liền niệm Cao Vương Quan Thế Âm Kinh một nghìn biến. Cứ niệm xong 10 biến thì ông lại dùng bút đỏ chấm một cái vào trong những chấm tròn nhỏ, tổng cộng đã chấm được 100 chấm tròn, tương đương với 1000 biến.

Ông tin vào điều Cao Vương Kinh nói:

Năng diệt sinh tử khổ

Tiêu trừ chư độc hại

Niệm tròn một nghìn biến

Trọng tội đều tiêu diệt.

Liên Hoa Khiết Như niệm xong 1000 biến thì cũng chấm dấu đỏ được 100 chấm tròn. Nhưng ông không biết phải giao cho ai cái trang giấy có các chấm tròn này, cũng không biết hồi hướng thế nào. Trong lúc ông đang lưỡng lự thì Liên Sinh Hoạt Phật Lư Thắng Ngạn đến trong giấc mơ của ông.

Sư Tôn hỏi:

"Ông có gì nghi ngờ?"

"Tôi đã đọc xong 1000 biến Cao Vương Kinh rồi, tờ giấy in chấm tròn khong biét phải xử lý thế nào?"

"Ông cầu xin việc gì?"


"Hết gặp ác mộng, đêm mơ thấy những giấc mơ ngọt ngào."

Trong mơ, tôi hướng dẫn Liên Hoa Khiết Như như sau:

"Lấy tờ giấy có in chấm tròn này gập thành hình bát quái, rỗng ở giữa, xung quanh gập lại. Nếu không biết làm thì gập tờ giấy này thành hình vuông cũng được, rồi đặt nó bên trong gối của mình."

"Gối của tôi bẩn lắm."

"Mua một cái gối mới cũng được, hoặc giặt sạch đi là được."

Thế là Liên Hoa Khiết Như làm theo lời dạy của tôi, mua một chiếc gối mới, đặt tờ giấy có in chấm tròn vào bên trong gối. Nếu có ngủ mơ thì sẽ mơ thấy gặp Quan Âm, mơ thấy các cõi tịnh độ, mơ thấy mình trang nghiêm sang trọng, mơ thấy mình cưỡi mây bay lượn, mơ thấy mình ở trong những lầu các bằng vàng bạc, mơ thấy mình niệm Phật trì chú.


Trước đây hễ đi ngủ là ông cảm thấy sợ hãi. Bây giờ thì ông cực kì sung sướng. Tụng Cao Vương Kinh một nghìn biến thật là siêu siêu hữu hiệu.


(Bản văn này được trích từ văn tập số 181 của Liên Sinh Hoạt Phật Lư Thắng Ngạn - Dẫn lối trên con đường tươi sáng.)

12. Thử nghiệm Cao Vương Quan Thế Âm Chân Kinh

(Bản văn này được trích từ văn tập số 173 của Liên Sinh Hoạt Phật Lư Thắng Ngạn - Một giấc mộng một thế giới.)


Có một đệ tử nọ thích niệm Cao Vương Quan Thế Âm Chân Kinh, đặc biệt là thích một câu Sư Tôn giảng: "Kinh này thịnh hành từ triều đại nhà Đường cho đến nay, có linh nghiệm rất lớn, năng diệt sinh tử khổ, tiêu trừ chư độc hại, niệm mãn nhất thiên biến, trọng tội giai tiêu diệt."


Rất nhiều năm trước, ở Ngọc Hoàng Cung tại Đài Trung, Đài Loan, tôi đã có được một cuốn kinh này, tôi không chỉ tự mình đọc mà còn khuyên người khác đọc, hơn nữa còn khuyên người ta giúp đỡ in ấn. Cho đến nay tôi vẫn còn tụng không ngừng. Chính tôi cũng nhìn thấy kim thân của Cao Vương Quan Thế Âm Bồ Tát thực sự trang nghiêm tuyệt diệu, tán thán không ngớt lời!


Nói thật lòng, tôi nay đã 60 tuổi rồi mà vẫn còn đọc tụng không ngừng đó!


Đệ tử kia của tôi có một vài nghiệp chướng, vẫn là bệnh nghiệp thôi. Anh bị mắc bệnh sỏi thận, đã đi khám bác sĩ thì thực sự là căn bệnh này. Các bác sĩ thông thường có kiến nghị là mổ để lấy sỏi ra, không phải là việc khó. Người mổ để gắp sỏi thận rất nhiều, nhưng anh ta sợ mổ, chỗ đau ẩn bên trong khiến anh rất sợ.


Anh mơ thấy Sư Tôn (Liên Sinh Hoạt Phật Lư Thắng Ngạn) đến trong giấc mơ nói với anh rằng: "Con là hành giả Mật giáo, hiểu về pháp quán tưởng, tại sao không tụng một biến Cao Vương Kinh, kèm theo quán tưởng ở chỗ có sỏi thận bay ra một viên sỏi đen. Quán tưởng như vậy có thể sẽ không cần phải mổ nữa."


Anh mơ thấy Sư Tôn nên đương nhiên rất vui mừng. Nhưng nói về pháp "sỏi bay" này, cũng có nhiều người bán tín bán nghi. Sỏi thận đâu dễ bị bài tiết ra ngoài, chỉ có mổ mà gắp ra thôi, chưa nghe thấy phương pháp nào khác. Đệ tử cũng không dám tin, nhưng anh lại sợ mổ, nên cũng chỉ còn cách duy nhất là phải thử xem. Anh niệm một biến Cao Vương Kinh, quán tưởng một viên sỏi đen từ chỗ bị sỏi thận bay ra. Đệ tử tụng Cao Vương Kinh một biến rồi quán tưởng một lần.


Đã xảy ra chuyện kì lạ rồi. Một ngày kia, tự anh cảm thấy cái chỗ đau ẩn bên trong không thấy đâu nữa, anh không cảm thấy đau chút nào. Chính anh cũng cảm thấy chỗ đau đã hoàn toàn biến mất rồi.

Anh đến bệnh viện lớn làm xét nghiệm, báo cáo đưa ra, trong thận hoàn toàn không còn sỏi nữa, khác hẳn so với lần kiểm tra trước đây. Lúc trước rõ ràng có sỏi kết lại, bây giờ một viên sỏi cũng không có, thật kì diệu làm sao!


Vốn dĩ anh cần mổ, bây giờ thì không cần nữa rồi.


Đệ tử này hàng ngày đều tụng Cao Vương Quan Thế Âm Chân Kinh không ngừng, có được sự cứu giúp của Quan Tâm Bồ Tát, có tôi báo mộng kịp thời dạy anh "phi thạch pháp" (pháp sỏi bay). Đây cũng là phúc phận của chính đệ tử này, chẳng phải là sức mạnh của tôi!

13. Liễu Minh Hòa Thượng truyền thụ thuật cầu tự

Trên thế gian này, có rất nhiều người mắc chứng bệnh vô sinh, kết hôn đã nhiều năm nhưng ngay cả một quả trứng cũng chẳng có. Cũng có người thì toàn sinh con trai. Lại có người toàn sinh con gái.

Muốn có thể sinh cả trai lẫn gái, lại còn muốn con cái sinh ra phải là trai đẹp gái xinh, hơn nữa lại còn phải tài trí hơn người, phẩm học kiêm ưu [ND: vừa giỏi giang vừa đạo đức tốt], thật khó làm sao!


Tuy nhiên, thuật cầu tự của Liễu Minh Hòa Thượng có thể giúp cho tất cả được như ý nguyện, điều này chẳng phải là trân quý phi phàm sao? Đây chẳng phải là những điều vô giá nhất sao?

Thuật cầu tự của Liễu Minh Hòa Thượng như sau:

Điểm quan trọng của thuật này là việc kiếm được vài vật. Cần phải tìm được chuỗi tràng hạt của một vị Bồ Tát già đã niệm Phật niệm chú được trên 10 năm, thời gian càng lâu càng tốt. Vật liệu làm nên chuỗi hạt này tốt nhất là hạt bồ đề tử, bởi vì hạt bồ đề tử có một chữ "tử" trong đó nên có được chuỗi hạt này sẽ có tương ứng. Nếu không phải là chuỗi hạt bồ đề thì chuỗi hạt làm bằng chất liệu khác cũng có thể được.

Vì sao cần chọn vật liệu của chuỗi hạt? Theo Liễu Minh Hòa Thượng nói thì:

Niệm Phật một câu đã có vô lượng công đức, niệm chú một câu thì diệt trừ được tội lỗi nhiều như cát trên sông. Tay của con người khi lần tràng hạt thì chuỗi hạt đã có được linh tính. Chuỗi hạt vừa được Phật chú gia trì, vừa được tay gia trì, nên ngay từ đầu đã là một loại linh vật, niệm càng lâu thì linh khí càng nhiều.

Muốn có được chuỗi hạt do chính tay lão Bồ Tát niệm, bạn có thể dùng một chuỗi hạt sáng bóng mới tinh và có giá trị hơn để trao đổi, hoặc dùng tiền để mua nó.

Cần ghi nhớ điều này:

Nếu lão Bồ Tát là nam thì chắc chắn sẽ cầu được bé gái.

Nếu lão Bồ Tát là nữ thì chắc chắn sẽ cầu được bé trai.


(Ở đây vẫn là đạo lý khác biệt giới tính thì hấp dẫn lẫn nhau.)

Cách làm pháp như sau:

Lấy bất kì một hạt nào trong chuỗi hạt cũng được, đến ngôi chùa có liên quan, ví dụ như chùa có thờ phụng Bà Mụ hoặc Tống Tử Quan Âm. Nếu như gần nơi bạn sống không có ngôi chùa nào thờ phụng Bà Mụ hoặc Tống Tử Quan Âm thì có thể đến miếu Thành Hoàng, miếu Cảnh Chủ, am thờ Địa Tạng,… đều được.

1. Thời gian: buổi chiều, chọn ngày Thành Nhật.

2. Dâng hương, cúng quả, cầu nguyện giống như thực hiện nghi lễ cúng Phật.

3. Lấy một hạt bồ đề tử, lén chôn vào tro của lư hương, ấn xuống nơi sâu nhất.

4. Niệm kệ:

"Trong ruộng bát thức

Trồng chủng tử Phật

Sương mưa tưới tắm

Ra hoa kết quả."

5. Cầu nguyện mong sớm sinh con trai, con gái.

6. Cát tường viên mãn.


Thuật cầu tự của Liễu Minh Hòa Thượng được rất nhiều người làm theo, ai nấy đều có được cảm ứng linh nghiệm. Nếu thực hiện phương pháp này đúng thì thực sự là cầu trai được trai, cầu gái được gái, hơn nữa đứa bé sinh ra chắc chắn sẽ là trai đẹp gái xinh, bé nào cũng thông minh trí tuệ.

Ngoài ra, Chân Phật Tông chúng ta cũng tôn sùng Cao Vương Quan Thế Âm Kinh. Vào thời Đường, kinh này đã nổi danh là kinh điển rất linh nghiệm, có thể gặt hái được nhiều quả phúc.

Bài kệ cuối cùng trong bản Kinh này là:

Mười phương Quan Thế Âm. Hết thảy chư Bồ Tát.

Đã thề cứu chúng sinh. Xướng danh tất giải thoát.

Nếu gặp người trí tuệ. Ân cần mà giảng nói.

Lại có đủ nhân duyên. Đọc tụng không ngơi nghỉ.

Tụng kinh tròn nghìn biến. Niệm niệm tâm không dừng.

Gặp lửa cháy chẳng sao. Việc đao binh cũng thoát.

Nóng giận thành vui vẻ. Chết rồi hóa sống vui.

Đừng nghĩ rằng không đúng. Chư Phật chẳng nói chơi.

Cao Vương Quan Thế Âm. Cứu được hết khổ nạn.

Lúc khó khăn nguy cấp. Người chết còn thành sống.

Chư Phật chẳng nói đùa. Vì vậy nên đảnh lễ.

Niệm tụng trọn nghìn lần. Tội nặng đều tiêu diệt.

Người có phúc tín tâm. Hãy chuyên tâm đọc tụng.


Sự linh nghiệm của Cao Vương Kinh là cực kì nhiều. Tương tự, đọc Cao Vương Kinh cũng có thể cầu tự. Những điều cần chú ý khi trì tụng Cao Vương Kinh là:

1. Tập trung tâm trí, không nghĩ lung tung.

2. Thời gian, địa điểm không quan trọng, chủ yếu là "tâm linh tự tại" [ND: tinh thần thoải mái].

3. Lời đọc ra khỏi miệng, âm thanh đi vào tai, ghi nhớ vào trong tâm.

4. Với mỗi điều thỉnh cầu thì đọc đủ 1000 biến.

5. Nếu vẫn chưa có hiệu quả, cần tự biết là nghiệp chướng của bản thân còn nặng, lại càng nên tiếp tục trì tụng cho đến khi nào hiệu nghiệm mới được.

Còn nữa, Liễu Minh Hòa Thượng từng truyền dạy cho tôi một lá phù, đây là phù "khóa lại bệnh chứng không sinh được con". Liễu Minh Hòa Thượng nói: nếu có người nào lấy vợ, lấy thiếp, nhiều năm không sinh được con thì dùng phù này, vào ngày bản mệnh của người vợ (ngày sinh), đốt phù rồi uống, sẽ có hiệu nghiệm. Tôi thực lòng thực sự nói để mọi người biết, sau khi tôi có được phù này, tôi đã vẽ rất nhiều phù này để giúp người, quả nhiên tôi đã giúp được vô số người.

Có người suốt mười năm không có con, nay đã sinh con.

Có người sinh lý khiếm khuyết, không ngờ cũng sinh được con.

Có người bác sĩ nói bó tay, cũng đã sinh con.

Có người luôn bị sảy thai, cuối cùng cũng đã sinh con thành công.

………….

(Kì tích liên tiếp, kì tích không ngừng dứt, kì tích vẫn còn tiếp tục.)


Đối với pháp vẽ phù, Liễu Minh Hòa Thượng chỉ dạy cần bày hương án, hoa quả, rượu, hoa tươi, nến, cần đốt hương, cần chúc hương.

Trình tự thực hiện là: Lễ bái, nước, giấy, bút, mực đã được niệm chú để thanh tịnh và gia trì, vẽ phù, niệm chú của phù, phát ra mệnh lệnh.

Liễu Minh Hòa Thượng còn nói: Đối với việc vẽ phù thì cần bút vẽ xuống giấy một cách dứt khoát rõ ràng, không được vẽ mờ, yếu hoặc hỗn loạn. Chỉ cần có được linh quang gia trì cho phù thức thì phù này sẽ có hiệu nghiệm.


Phù thức của phù khóa lại chứng không sinh được con như hình kèm theo (thỉnh phù Sư Tôn)

Liễu Minh Hòa Thượng nói với tôi:

"Tương lai, những đứa trẻ có được do việc dùng thuật cầu tự đều sẽ trở thành những Phật tử có trí tuệ hơn người!"

Tôi hỏi:

"Lấy đâu ra lắm Phật tử như vậy?"

"Con không tin sao?"

"Tin thì có tin, nhưng những Phật tử này từ đâu tới?"

"Để ta đưa con đi xem!"

Một buổi tối, Liễu Minh Hòa Thượng (Thanh Chân Đạo Trưởng) đưa tôi đến Đại Phạm Thiên.

Đại Phạm Thiên có một cái cây vàng, cây vàng này cành lá xum xuê, chu vi phải tới cả trăm lí [ND: đơn vị đo lường thời xưa, một lí khoảng 500m], cây vàng còn ra quả vàng, có tới hàng nghìn hàng vạn quả. Liễu Minh Hòa Thượng chỉ vào những quả vàng nói:

"Những quả này đều là Phật tử!"

"Những quả vàng này sao lại là Phật tử được?"

Liễu Minh Hòa Thượng lại đưa tay chỉ vào những quả vàng, ra hiệu một cái, không ngờ vỏ quả tự động tách ra, từ trong quả xuất hiện một hài nhi, da của hài nhi trắng như tuyết, vô cùng đáng yêu, lũn cũn nhảy xuống.

Hài nhi nói:

"Con từ đâu tới?"

Hài nhi lại nói:

"Ai sinh ra con vậy?"

Liễu Minh Hòa Thượng nói:

"Những đứa bé sinh ra nhờ thuật cầu tự đều là những đứa trẻ đến từ thiên thượng giới, chúng vừa mới sinh ra đã có trí tuệ lớn rồi! Ví dụ như câu hỏi con từ đâu tới, ai sinh ra con, đều là những câu hỏi mang tính thiền, đáng để ngẫm nghĩ!"

Nhờ có Liễu Minh Hòa Thượng chỉ ra, tôi nghĩ đến một vấn đề: "Rốt cục là ai sinh ra ai?"

Rốt cục là ai sinh ra ai?

Vì sao vừa là Phật, thoát cái đã xuống cõi Ta Bà, chớp lóe một cái đã một nghìn năm, ai là bạn, ai là tôi?

Rốt cục là ai sinh ra ai?

Thoắt cái là ông già, thoắt cái lại là trẻ con, trẻ con lại sinh ra ông già, ông già lại sinh ra trẻ con.

Rốt cục là ai sinh ra ai?


Đứa bé mà bạn đang ôm trên tay, là trẻ con, hay là ông già?


(Bản văn này được trích từ văn tập số 114 của Liên Sinh Hoạt Phật Lư Thắng Ngạn - Pháp thuật của Mật giáo.)

14. Phúc họa may rủi

Thời kì tôi xem bói hỏi chuyện, tôi giúp người ta quan sát đoán về phúc họa may rủi. Do vậy tôi hiểu được đạo lý phúc họa phụ thuộc lẫn nhau, phúc cũng là dựa vào họa, mà họa cũng dựa vào phúc. Lành dữ phúc họa, là phúc hay là họa cũng là số trời mà thôi!

Bởi thế, tôi hiểu được rằng:

Phúc đến không thể hưởng tận. 

Họa đến nhẫn nhịn vượt qua.

Có một người là ông Mã, vốn là phóng viên của một tờ báo nọ, sau này được thăng lên chức chủ nhiệm phỏng vấn, ông đến để hỏi về việc lành dữ họa phúc. Tôi đáp:

"Phúc."

Ông nói:

"Phải rồi! Tôi vừa được thăng chức chủ nhiệm phỏng vấn mà."

Tôi lại nói:

"Cũng có họa."

Ông kinh ngạc:

"Họa từ đâu đến?"

"Mấy ngày tới ông sẽ biết."


Vị chủ nhiệm phỏng vấn này nửa tin nửa ngờ bỏ về.

Tôi biết chuyện họa phúc của ông là thế này. Đầu tiên tôi nhìn thấy có phúc thần đi theo ông ta vào trong nhà tôi. Sau đó, tôi cũng lại nhìn thấy có hai con quỷ dữ đẩy phúc thần ra ngoài, quỷ dữ đứng hai bên người đàn ông này, thế nên tôi biết cũng lại sắp có tai họa xảy ra. Hai con mắt của tôi trước tiên nhìn thấy phúc thần, sau đó lại nhìn thấy quỷ dữ, do vậy tôi biết đầu tiên ông sẽ gặp may, nhưng sau đó lại gặp chuyện chẳng lành.

Kì thực, thần toán không chỉ dựa vào việc nhìn thấy như vậy. Đôi khi tôi quan sát khí sắc, khí sắc của người đến hỏi chuyện như thế nào, người xem tướng giỏi xem khí sắc sẽ thấy người có khí đỏ hên, còn người có khí đen xui. Sắc đỏ và đen ở đây không phải là là do bị mặt trời làm cho da đỏ hồng lên hay bị đen da, mà là chỉ thần khí của con người. Ngoài ra, phúc họa may rủi cũng có khi do quỷ thần đến báo, việc này thuộc về pháp "nhĩ báo", khi hỏi chuyện sẽ có quỷ thần ở bên tai thông báo cho biết. Cũng có người có "tâm thông", người đến hỏi việc không cần phải nói ra tất cả, người xem bói sẽ tâm huyết dâng trào, phán đoán một chút là biết được tất cả mọi việc. 

Còn có các các pháp xem bói như: 

Thiết bản thần toán (số). 

Hoàng cực thiên số.

Nhất trượng thanh.

Kì môn độn giáp.

Tử vi đẩu số.

Ma Y tướng số.

Tam đình tướng pháp.

Văn Vương bát quái.

Bói bài, bói quả cầu thủy tinh, bói bàn xoay, xem tướng mặt, bói chỉ tay, xem xương cốt, xem bóng trong nước,… và những cách bói ở mức độ thấp hơn nữa.


Tôi thấy giữa trời đất này, mặc dù con người là linh hồn của vạn vật, nhưng khi quỷ thần tác oai tác quái thì quỷ thần có thể làm ảnh hưởng đến con người, cũng có thể nói rằng giữa con người và quỷ thần xung quanh có sự ảnh hưởng lẫn nhau. Điều này tôi nói hoàn toàn là sự thật. Bạn không tin, tôi cũng không miễn cưỡng bạn, nhưng như tôi thấy thì đúng là như vậy.

Phóng viên họ Mã được thăng chức chủ nhiệm phỏng vấn, chức vị cao hơn, lương cũng tăng gấp đôi, đương nhiên là phúc. Những đồng nghiệp ở tòa báo mượn cớ này mà chúc mừng, cùng nhau tụ tập ăn uống tại một nhà hàng. 

Đồng nghiệp này nói một câu: "Chúc mừng chủ nhiệm."

Đồng nghiệp kia nói một câu: "Chúc mừng chủ nhiệm."

Bên này một chén, bên kia một chén. Thế là uống rất nhiều rượu. 

Bình thường tửu lượng của ông Mã cũng không tệ, còn được gọi là tửu lượng như biển, hành vi thì cũng hào khí như biển, thế nên bữa tiệc chúc mừng này ông cũng chẳng hạn chế gì, liên tiếp đi mấy "tăng". Đi mấy "tăng" chính là ăn uống ở chỗ này xong lại đổi qua chỗ khác tiếp tục ăn uống. Cứ như thế mà chơi tiếp ba, bốn "tăng", đến mức say lướt khướt.

Sau khi về nhà, ông vào phòng tắm, xả nước nóng rồi ngủ quên luôn trong bồn tắm. Ngày hôm sau, người nhà mới đi tìm thì không ngờ ông đã tắt thở từ lâu. Sướng quá hóa khổ, người chết bất thình lình, việc thăng chức này không ngờ đã thăng tới tận tây phương rồi. 

Sự việc trên do đồng nghiệp của ông đến chỗ tôi kể lại chi tiết tường tận, bởi vậy tôi mới biết được, vì thế mà cảm thán không ngừng. Uống rượu nhiều tới mức trúng phong, tới mức não ngừng hoạt động, đây đúng là cái họa. Thật là xui rủi làm sao.

Một đêm nọ, hồn ma chủ nhiệm phỏng vấn họ Mã đến tìm tôi.

"Lư sư phụ, ngài nói đúng rồi, phúc trước họa sau."

"Đúng là như vậy."

"Làm sao ngài biết là tôi sẽ gặp đại họa?"

"Khi ông còn giữ chức phóng viên, ông biết được chuyện bí mật của một cô gái, muốn đưa tin này lên báo. Dù cô gái này đã cầu xin ông, nhưng ông đã lợi dụng việc này mà đe dọa cô, vừa đòi tiền, vừa đòi sắc, có chuyện này không?"

"Có."

"Trước hưởng phúc, sau gặp họa."

"Khi ông còn làm phóng viên, có công ty thực phẩm nọ dùng dầu thô giả làm dầu tinh luyện, ông muốn đưa tin chuyện này, công ty đã cho người đến thương lượng, ông đã nhận hối lộ, có chuyện này không?"

"Có."

"Trước hưởng phúc, sau gặp họa." - Tôi nói.

"Phóng viên khác cũng làm như vậy, vì sao họ vẫn yên lành, vẫn chưa gặp tai họa gì?" - Chủ nhiệm họ Mã phẫn nộ bất bình.

Tôi trả lời:


"Phúc của họ chưa hưởng hết, một khi phúc hết rồi thì họa sẽ tự đến thôi!"

Lại có một phóng viên họ Chu đến hỏi tôi chuyện phúc họa may rủi. 

Tôi đáp: 

"Rủi."

Phóng viên Chu đã có bài học từ chủ nhiệm phỏng vấn họ Mã nên lo lắng âu sầu, lo lắng ra mặt, cứ hỏi tôi mãi cách làm sao để tìm may tránh xui. 

Tôi nói:

"Trên phương diện Phật pháp mà nói thì pháp để thay đổi vận mệnh có phóng sinh, tụng kinh nghìn lần, làm Hộ Ma có được chứng nghiệm, hành thiện bố thí, trì chú niệm Phật một triệu biến, in ấn kinh hoặc in sách thiện, tu pháp tức tai, v.v…"

Phóng viên Chu nghĩ một lúc rồi hỏi:

"In Kinh gì?"

"Cao Vương Kinh." - Tôi lấy ra một cuốn Cao Vương Kinh cho ông xem. 

"Niệm Kinh nào là tốt nhất?"

"Ông niệm Cao Vương Kinh đi!"

Ông lại hỏi:

"Làm như vậy có thể tránh được họa không?"

"Làm hết sức thì có thể được."


Tôi lấy một tấm thẻ bài hộ thân của Chân Phật Tông đưa cho phóng viên Chu đeo trên cổ. Vừa đeo tấm thẻ bài hộ thân này lên cổ, tôi nhìn thấy một tên hung quỷ ở sau lưng phóng viên Chu lập tức lùi ra sau ba bước, hai con mắt lóe lên ánh nhìn hung tợn, trợn mắt nhìn tôi. Tôi cười ha ha một tiếng rồi phớt lờ luôn con quỷ hung dữ đó.

Sau khi phóng viên Chu trở về nhà, ông mau chóng in ba nghìn cuốn Cao Vương Kinh, đồng thời mỗi ngày ông đều niệm Cao Vương Kinh, hễ có thời giờ rảnh là ông lại niệm, niệm như sắp chết tới nơi, nên rất mau chóng ông đã niệm hết một nghìn biến. Ông vẫn tiếp tục niệm không dừng, tấm thẻ bài hộ thân cũng luôn đeo trên cổ, không dám lơ là.

Thậm chí phóng viên Chu còn hỏi tôi:

"Khi tắm thì thẻ bài phải làm sao?"

"Tạm thời cởi ra!" - Tôi nói.

"Không được, chủ nhiệm Mã chính là chết trong khi tắm đó."

Tôi nói:

"Được rồi! Tôi cho ông một thẻ bài chống nước."

Ông lại hỏi:

"Khi đi toilet thì phải làm sao?"

"Tạm thời cởi ra!" 

"Không được!" - Ông cũng không dám cởi. 

"Thế này đi! Ông cứ đeo thẻ bài khi đi toilet cũng được, đi xong thì ông dùng nước hoa để xịt cho thẻ bài thanh tịnh trở lại là được."

Phóng viên Chu gật gù đồng ý. 

Một hôm, phóng viên Chu lái xe đi phỏng vấn tin tức, khi lái xe qua đường giao với tàu hỏa, không ngờ lan can ngăn cách bị hỏng không hạ xuống, xe của phóng viên Chu chạy tới đường ray. Trước mặt có xe khác chặn đường đi tới, phía sau cũng có xe chặn mất đường lùi, còn tàu hỏa thì đang tăng tốc tới. Lúc này đã quá muộn, một tiếng đâm dữ dội, xe của phóng viên Chu bị đâm nát bét, tất cả đều đi đời, xe ô tô bị tàu hỏa đẩy đi hai trăm mét mới dừng. 

Điều người ta không thể nghĩ nổi là phóng viên Chu vẫn ngồi an toàn trong xe, không ngờ chẳng bị thương dù một sợi tóc, xe ô tô bị hỏng hoàn toàn, nhưng người thì hoàn toàn vô sự, thật sự là quá kì quái. Những người chứng kiến sự việc đều nói:

"Phóng viên Chu mạng lớn!"


Tôi đã bói thấy phóng viên Chu gặp chuyện hung. Nhưng trong cái hung lại đưa tới cái may. Đây cũng chính là đạo lý về sự phụ thuộc lẫn nhau giữa họa và phúc.


(Bản văn này được trích từ văn tập số 177 của Liên Sinh Hoạt Phật Lư Thắng Ngạn - Gặp thần gặp quỷ.)

15. Biểu hiện của việc trì tụng có được tương ứng


Kinh Tô Tất Địa viết: [ND: tên đầy đủ là Kinh Tô Tất Địa Yết La] nếu giảm bớt ăn uống, nếu ít bệnh tật, nếu phát lộ thắng huệ, nếu gia tăng uy quang quảng đại kiên cố, nếu có được thiện mộng, thường mơ thấy sự việc thực tế, nếu nhờ việc niệm tụng mà hoan hỉ gấp bội, nếu ít mệt mỏi và thân có mùi thơm, vui vẻ tu công đức, kính trọng bổn tôn, thì đây chính là biểu hiện của trì tụng có được tương ứng."

Tôi giải thích đoạn kinh văn này như sau:

Nếu giảm bớt ăn uống --- không ăn uống quá độ hay thừa dinh dưỡng, mà có lượng ăn thanh nhẹ.

Nếu ít bệnh tật --- không còn bệnh tật, luôn có tinh thần tốt, khí huyết tốt.

Nếu phát lộ thắng huệ --- xuất hiện trí huệ vượt trội.

Nếu gia tăng uy quang quảng đại kiên cố --- thân có ánh sáng, lòng tin vững chắc, có sức mạnh thu hút triệu tập rộng lớn. 

Nếu có được thiện mộng, thường mơ thấy sự việc thực tế - các giấc mơ ban đêm đều là các giấc mơ tốt lành, những gì mơ thấy chắc chắn sẽ thành hiện thực, có được sự tỉnh giác trong mơ.

Nếu nhờ việc niệm tụng mà hoan hỉ gấp bội --- thích tu pháp trì chú.

Nếu ít mệt mỏi --- tinh, khí, thần đều sảng khoái, tinh tấn khác thường.

Thân có mùi thơm --- thân thể có mùi thơm nhẹ, hương thơm rất tự nhiên.

Vui vẻ tu công đức --- hoan hỉ làm việc thiện, sẵn lòng giúp người.

Kính trọng Bổn tôn --- luôn luôn nhớ về Bổn tôn, lễ bái Bổn tôn.


Những biểu hiện của sự tương ứng ở trên có thể nói là những biểu hiện bên ngoài của một hành giả Mật giáo. Còn những biểu hiện bên trong là tham sân si kiêu mạn và tất cả những sự ô nhiễm xấu đều đã tịch diệt, hành giả Mật giáo này có được tứ vô lượng tâm bình đẳng quảng đại, Bổn tôn hiện lên trước mặt, chính mình đã là Bổn tôn.

Mặt khác, một hành giả Mật giáo nếu trì tụng trong một khoảng thời gian, nhưng càng tu thì tâm lại càng không tin, lười biếng thoái thác, thậm chí dừng luôn cả việc niệm tụng, luôn thấy phiền não, tăng thêm trạo cử, tăng thêm ưu phiền, tập trung vào sự nghiệp kiếm tiền, không cung kính đối với Căn bản Thượng sư, không thích tu pháp, thích nói lời trêu ghẹo buôn chuyện, làm việc bất thiện, cản trở người khác tin Phật tụng niệm, mơ thấy ác mộng, bị ma ám, thân nhiễm ác bệnh, v.v… thì là biểu hiện của việc vẫn chưa tương ứng.

Trên phương diện này, tôi giải thích như sau:


Người không có đủ tín tâm thì đương nhiên rất khó tương ứng. Mật giáo là chân lý của vũ trụ, nếu tín tâm của bạn không đủ thì làm sao có thể tiến vào bên trong chân lý của vũ trụ được. Người lười biếng thoái thác cũng rất khó có được tương ứng. Việc chuyên tâm vào sự nghiệp kiếm tiền, đối với con người hiện đại mà nói, thì cũng có thể hiểu được, nhưng mỗi ngày nhất định cần cố định thời gian để chuyên chú vào tụng niệm, nếu chỉ chuyên chú vào kiếm tiền, lơ là niệm tụng, lâu dần sẽ trở thành phàm phu, càng rời xa với sự tương ứng. Lúc đó sẽ có những biểu hiện trạo cử, ưu phiền, không có trí tuệ, không cung kính Căn bản Thượng sư, sẽ mất đi lực gia trì của truyền thừa. Thích nói lời trêu ghẹo buôn chuyện thì khẩu không thanh tịnh. Làm việc bất thiện, hành vi sai quấy, làm điều xấu ác, cản trở người khác tin vào Phật và niệm tụng kinh chú, không độ chúng sinh mà lại ngăn chặn chúng sinh. Mơ thấy ác mộng, những gì mơ thấy đều không phải là thiện mộng.

Bị ma ám thì lại càng là vấn đề nghiêm trọng hơn. Nếu một hành giả bị ma ám thì những việc mà người này làm đều chắc chắn là những việc quỷ ma. Nếu ma ám trên thân của một hành giả thì không những không phải là tu hành mà ngược lại, biến thành "nghịch hành", hành vi của người này không gì nằm ngoài:

1. Lừa thầy diệt tổ.

2. Phỉ báng, coi thường Căn bản Thượng sư. (Tìm ra tất cả mọi khuyết điểm của Thượng sư.)

3. Dùng cách nhìn của bản thân để tranh luận chính pháp.

4. Hành vi hủy Phật diệt thầy.

5. Tự nguyện xuống địa ngục kim cương.

6. Cười nhạo chân lý.


7. Dùng hành vi bỉ ổi nhất đều hãm hại hành giả chân chính, nhằm đạt được mục đích phá hủy thì mới hài lòng.


Tôi (Liên Sinh Hoạt Phật Lư Thắng Ngạn) thực lòng thực sự nói để mọi người biết rằng, một hành giả Mật giáo chân chính cần luôn làm được như sau:

1. Ba thời cúng dường, ba thời lễ bái, ba thời nhớ về Thượng sư, Bổn tôn.

2. Sám hối.

3. Phát đại nguyện.

4. Tụng Cao Vương Kinh, Chân Phật Kinh.

5. Làm mandala.

6. Quán tưởng, trì chú, nhập tam ma địa.

(Nếu thực sự quá bận, không có cách nào làm được ba thời mỗi ngày (sáng sớm, trưa, chiều tối), cũng phải mỗi ngày tu một lần, còn hai thời kia thì có thể thay bằng tụng chân ngôn của Bổn tôn 21 biến.)

Giả sử hành giả Mật giáo có được những biểu hiện của sự tương ứng thì đương nhiên là rất tốt. Nếu vẫn chưa có được biểu hiện của sự tương ứng, thì càng cần nỗ lực hơn nữa, càng tinh tấn hơn nữa mới được. Cần biết rằng nghiệp chướng của bản thân mình chắc chắn là rất nặng, cần luôn luôn sám hối, tu pháp sám hối, chỉ cần tiêu trừ được nghiệp chướng thì sẽ không có chuyện không tương ứng. 


Thái độ của một hành giả Mật giáo đối với Căn bản Thượng sư là hễ tìm thấy được ưu điểm của Thượng sư thì cần học tập theo, đây gọi là tăng thượng duyên. Nếu tìm khuyết điểm của Thượng sư để phóng đại lên thì sẽ tăng hạ duyên. Người trước sẽ đạt thành tựu, người sau sẽ bị ma ám. (Chi tiết được ghi trong Sự sư pháp ngũ thập tụng.)


(Bản văn này được trích từ văn tập số 102 của Liên Sinh Hoạt Phật Lư Thắng Ngạn - Pháp vị của cam lộ.)

16. Nhất tâm là quan trọng nhất

(Liên Sinh Hoạt Phật Lư Thắng Ngạn kể lại trong văn tập số 173 của mình - Một giấc mộng một thế giới.)


Hồi tưởng lại cuộc đời này của tôi, những kiếp nạn tai ương chẳng hề nhẹ. Việc tôi có thể vượt qua từng kiếp nạn một có liên quan đến việc tôi nhất tâm tôn sùng Cao Vương Quan Thế Âm Chân Kinh.


Tôi có được kinh này, niệm kinh, khuyên người ta niệm, tự mình niệm, khuyên người ta in ấn, tự mình in ấn, tặng rộng rãi Cao Vương Quan Thế Âm Chân Kinh, chính mình gặp được Quan Âm, thực sự có rất nhiều nhân duyên.

Trong Chân Phật Mật Pháp, có một phần chính là niệm Cao Vương Kinh. Bản thân tôi cảm thấy sự nhất tâm rất quan trọng. Khi tôi còn trẻ, tôi đã có được bản kinh này, tôi niệm cho tới khi 60 tuổi, tôi chỉ nghĩ đến:

Năng diệt sinh tử khổ

Tiêu trừ chư độc hại.


Hóa thân của Cao Vương Quan Thế Âm Bồ Tát thực sự vô cùng trang nghiêm, trên đầu đội mũ miện, mặt như trăng tròn, tướng mạo như Phật, mũ miện rủ xuống hai bên, thân mặc thiên y váy xếp, đeo vòng ngọc, khuyên tai, vòng tay, lắc chân, đứng trên hoa sen cầu vồng, sau lưng có chữ Phạn tỏa ánh sáng vàng kim, toàn thân tỏa sáng, chiếu khắp thập phương tam thế.

Những kiếp nạn tai ương trong đời này của tôi quả thực không thể đếm hết.

Bị lưu manh mai phục muốn giết chết. (Nhưng lưu manh đã bị tai nạn xe chết trước đó.)

Bị lưu manh đuổi theo dồn vào chỗ chết. (Sau đó tôi tự mình thoát được nạn này.)

Tai nạn xe. (Người văng xuống đất, không bị thương.)

Bị máy móc đâm trúng. (Thoát chết trong gang tấc.)

Bị truyền thông bao vây. (Chút xíu nữa là tôi không nghĩ thông suốt được.)

Bị tôn giáo bao vây. (Hết phái này tới phái khác vây hãm nhưng tôi không chết.)

Bị cạm bẫy bao vây. (Lần lượt tôi đều tự mình giải thoát.)

Bị chính trị phá hoại. (Có quý nhân xuất hiện.)

Bị gài bẫy ở đầm lầy. (Tôi rơi xuống rồi tự mình trèo lên được.)

Bị đầu gấu gài bẫy. (Tôi đã tránh được nạn này.)

Bệnh tuổi già đến thân. (Tự mình chữa khỏi.)


Và còn nhiều nữa……….


Mỗi tai nạn này đều chẳng phải là những sự việc nhỏ, mỗi việc đều khiến tôi sống không được chết không xong. Thậm chí, đệ tử quy y tôi cũng muốn chôn sống sư phụ của mình cho chết, những nỗi khổ này tôi đều đã trải qua. Tôi ban ngày niệm Cao Vương Kinh, ban đêm niệm Cao Vương Kinh, tôi có thể sống được 60 năm qua, ẩn cư ở hồ Diệp Tử viết sách và sống sót thực sự chẳng phải là đơn giản.


Từ đầu chí cuối tôi đều cảm thấy sự nhất tâm là cực kì quan trọng. Phật cũng dạy chúng ta cần nhất tâm, chỉ cần nhất tâm thì tất cả đều có thể làm được. Kì thực, người sáng lập Chân Phật Tông chẳng biết điều gì. Thứ mà ông ấy biết chỉ là nhất tâm bất loạn thành Phật mà thôi.

17. Hồi hướng

Có một lần ở hồ Diệp Tử, tôi chuyên chú niệm Cao Vương Kinh. Sau khi niệm xong, bỗng nhiên tôi nghĩ đến một đệ tử đang mắc bệnh nặng. Tôi lập tức hồi hướng toàn bộ công đức niệm kinh cho đệ tử này. Lúc này, không ngờ tôi nhìn thấy một đường ánh sáng từ khu vực tim của tôi phóng ra, chiếu thẳng vào trong hư không. Trong hư không có một vị Không Hành Mẫu tiếp nhận ánh sáng này, đem ánh sáng đi đến chỗ đệ tử đang lâm bệnh. Lúc này, tôi biết rằng việc hồi hướng này đã có công đức rồi.

Các đệ tử có chuyện gì muốn cầu nguyện khi gửi thư đến Chân Phật Mật Uyển, Phật, Bồ Tát, Không Hành, chư Thiên liền biết được. Tôi chỉ ở hồ Diệp Tử niệm Cao Vương Kinh một chút, rồi hồi hướng một chút, không ngờ ánh sáng đã chiếu khắp nơi, lành thay! Lành thay!


Do vậy, về nhân quả mà nói thì con người chỉ cần khởi tâm động niệm, từng lời nói từng hành động, thiện nghiệp hoặc ác nghiệp đều có sự hồi báo đồng đẳng. Hành giả chúng ta tu pháp nhẫn nhục, bởi vì nếu không biết nhẫn nhục thì ngọn lửa vô minh sẽ bùng lên. Ngọn lửa vô minh này một khi bùng lên thì người đầu tiên chịu tai ương không phải là người khác mà chính là bản thân ta. Đạo lý của việc hồi hướng nằm ở đây, cũng chính là hồi hướng cho mình.

Tôi làm tất cả mọi việc, hồi hướng đến Cực lạc thế giới, việc hồi hướng này rất tốt, công đức tập trung tại Cực lạc thế giới, sau này nhất định sẽ là hóa sinh hoa sen.

Thơ:

Tôi đóng cửa ẩn cư chẳng muốn so với người

Tôi mạnh mẽ dứt khoát từ chối mọi danh lợi

Một lòng một ý chỉ niệm Phật trì chú

Hồi hướng chúng sinh cứu khỏi bể khổ

Chuông kim cương lắc lên

Trên tay phải chày kim cang một chiếc

Tiếng chuông vang lên

Chày chỉ vào mây bay giữa không trung

Nguyện mọi mong cầu đều viên mãn


Lời hồi hướng từ tận đáy tim tôi.


(Liên Sinh Hoạt Phật Lư Thắng Ngạn kể lại trong văn tập số 174 của mình - Một dải cầu vồng.)


(Hết)