Tứ Gia Hành Ngondro 

Chân Phật

CHÂN PHẬT TÔNG

Nghi Quỹ Tu Trì


(PHÁP TỨ GIA HÀNH)


PHÁP KIM CƯƠNG TÂM BỒ TÁT


VAJRASATTVA YOGA


Căn Bản Truyền Thừa Thượng Sư 

Liên Sinh Hoạt Phật Truyền Dạy

Tỳ Kheo Ni Thích Liên Tường, Nguyễn Văn Hải 

dịch thành Việt văn

(Phải quy y, thọ giới Mật thừa với 

Liên Sinh Hoạt Phật mới được thực hành)

 

Bản Nghi Quỹ Tu Trì Việt văn này là dịch từ Pháp bản do Ủy Ban Tông Vụ Chân Phật Tông đính định. Y theo dòng truyền thừa tu trì, Toàn bộ Mật Chú niệm theo cách phát âm của Căn Bản Truyền Thừa Thượng Sư Liên Sinh Hoạt Phật để nhận được Truyền Thừa gia trì, tu hành mới mau thành tựu. Để tiện cho các Phật tử Việt Nam học tập và tu trì, Pháp bản này đã thêm vào những chi tiết như sau:

 

1. Thêm vào cách phát âm bằng Việt văn và Anh văn cho các câu thần Chú (niệm theo Căn Bản Truyền Thừa Thượng Sư.)


2. Thêm vào ý nghĩa trọng yếu nhất của mỗi tiết mục trong nghi quỹ.

Chúc bạn tu trì thành tựu viên mãn!

Thích Liên Tường

Liên Hoa (Nguyễn) Văn Hải


Bạn có thể viếng thăm trang mạng để tải xuống Pháp bản này và các kinh sách ưa thích:

http://www.kba-tx.org/

 

(Phiên bản đặc biệt này dùng thần chú tiếng Phạn gốc theo truyền thừa Ngài Liên Hoa Sanh - Bậc Tổ Thầy đã truyền Mật thừa cho Lư Sư Tôn. Để Phật tử nào cảm ứng với tiếng Phạn tham khảo thêm, đối chiếu Phạn ngữ như Sư Tôn từng dạy. Phát âm thì cứ theo đúng truyền thừa và cảm ứng của mỗi người. Các bạn có thể tìm bản tụng âm Đài ngữ của Sư Tôn ở trang chủ và các nguồn khác)

LƯ HƯƠNG TÁN

 Lư hương sạ nhiệt, 

Pháp giới mông huân

Chư Phật hải hội tất diêu văn

Tuỳ xứ kết tường vân

Thành ý phương ân, Chư Phật hiện toàn thân

Nam Mô Hương Vân Cái  Bồ Tát Ma Ha Tát (3 lần)

 

THANH TỊNH PHÁP THÂN PHẬT TÁN

 

Thanh Tịnh Pháp Thân Phật - Thanh Tịnh Pháp Thân Phật

Thanh Tịnh Pháp Thân – Tỳ Lô Giá Na Phật Vairochana (Vai Rô Cha Na)

Viên Mãn Báo Thân Phật – Viên Mãn Báo Thân Phật

Viên Mãn Báo Thân Lô Xá Na Phật Lochana (Lô Cha Na)

Thiên Bách Ức Hóa Phật – Thiên Bách Ức Hóa Phật

Thiên Bách Ức Hóa Thân Thích Ca Mâu Ni Phật Shakyamuni (Sha Ki A Mu Ni)

       Đương lai hạ sanh Phật – Đương lai hạ sanh Phật

       Đương lai hạ sanh Di Lặc Tôn Phật Maitreya (Mai Tre Ya)

       Cực Lạc Thế Giới Phật - Cực Lạc Thế Giới Phật

       Cực Lạc Thế Giới Vô  Lượng Quang A Di Đà Phật Amitabha (A Mi Ta Pha)


Thập Phương Tam Thế Phật - Thập Phương Tam Thế Phật

Thập Phương Tam Thế Nhất Thiết Chư Phật


Tỳ Lô Giá Na Phật 

Nguyện lực chu sa giới,

Nhất thiết quốc thổ trung, 

Hằng chuyển Vô Thượng Luân.


PHÁP KIM CƯƠNG TÂM BỒ TÁT

(PHÁP TỨ GIA HÀNH)

VAJRASATTVA YOGA

 

Ghi chú! Toàn bộ Mật Chú niệm theo cách phát âm của Căn Bản Truyền Thừa Thượng Sư Liên Sinh Hoạt Phật để nhận được Truyền Thừa gia trì, tu hành mới mau thành tựu.

 

         Thỉnh cầu Căn Bản Truyền Thừa gia trì:

 

Trước tiên Quán Không, niệm 3 lần:


Om Svabhava Suddha Sarva Dharma Svabhava Suddho Ham (3 lần)

ཨོཾ་སྭ་བྷ་ཝ་སུ་དྡྷ་སརྦ་དྷརྨ་་བྷ་ཝ་སུ་དྡྷོ་ཧཱཾ༔

Phiên âmÔm, Sờ Va Pha Va, Su Đa, Sa Rờ Va, Đác Ma, Sờ Va Pha Va, Su Đô, Ham (3 lần)

 

Tiếp theo quán tưởng Căn Bản Truyền Thừa Thượng Sư Liên Sinh Hoạt Phật ngự trụ trên đỉnh đầu hành giả, phóng hào quang gia trì mọi người, cầu nguyện gia trì tu Pháp viên mãn. 

 

Trì Tâm chú của Căn Bản truyền thừa Thượng Sư:

 

Phạn ngữ: OM GURU LIAN SHENG SIDDHI HUM

     ཨོཾ་གུ་རུ་པདྨ་སམ་སི་དྡྷི་ཧཱུྂ༔

 

Phiên âm: Ôm Gu Ru, Liên Shưn, Sít Đi, Hum (7 lần)

 

{Thực hành thêm Tứ Vô Lượng Quán:

 

Trước khi tu pháp, hành giả nên tĩnh tọa thiền vài phút. Với thế ngồi ngay ngắn, thẳng lưng, thoải mái và tự nhiên. Điều hòa hơi thở, bài trừ tạp niệm, hợp nhất tinh thần. Thành tâm quán tưởng nghĩ đến gia quyến người thân, tổ tiên, những chủ nợ, oan gia trái chủ có ân oán với mình cùng chúng sinh trong sáu cõi luân hồi đều ngự ở quanh ta cùng tu Pháp.

 

Quán tưởng Căn Bản Truyền Thừa Thượng Sư Liên Sinh Hoạt Phật, Kim Cương Tâm Bồ Tát (Vajrasattva – Kim Cương Tát Đỏa) và chư Phật, Bồ Tát hiện ra trên không trung phóng hào quang chiếu rọi toàn bộ chúng sinh cùng tu, nghiệp chướng của ta và chúng sinh đồng tu đều được tiêu trừ, phước tuệ tăng trưởng, quang minh cát tường.} 


Làm thủ ấn Cảnh Tỉnh: Vỗ tay hai lần rồi bắt chéo hai bàn tay và búng tay.

  (ngón cái và ngón giữa chập nhau búng một lần).  

 

1. NIỆM CHÚ THANH TỊNH

 

TỊNH KHẨU: Kết Kim cang khẩu ấn, đặt ngang cổ, quán ấn phát ra ánh sáng đỏ chói lọi, phủ khắp cổ, lưỡi, miệng rồi niệm:

 

Phạn ngữ: OM TURE TURE MAHA TURE TUTTURE SVAHA

                   ཨོཾ་ཏུརེ་ཏུརེ་མཧ་ཏུརེ་ཏུཏུརེ་སྭཧཱ༔


TỊNH THÂN: Kết Kim cang thân ấn, đặt ngang trán, quán ấn phát ra ánh sáng trắng rực rỡ phủ khắp thân rồi niệm:

Phạn ngữ: OM TU TÀRE TU TÀRE TU MARE SVÀHÀ

                 ཨོཾ་ཏུཏརེ་ཏུཏརེ་ཏུམརེ་སྭཧཱ༔

TỊNH Ý: Kết Kim cang tâm ấn, đặt ngang luân xa tim, quán ấn phát ra ánh sáng xanh dương sâu thẳm, phủ khắp ngực rồi niệm:

 

Phạn ngữ: OM VAJRA TRAT HA HA HOH

                ཨོཾ་བཛྲ་ཏྲཱཏ་ཧ་ཧ་ཧོཿ༔

AN THỔ ĐỊA CHÂN NGÔN:

Phạn ngữ:

NAMAH SAMANTA BUDDHA NAM. OM DHURU DHURU ĐÊ VI SÔ HA

                                 ནམཿ་སམནྟ་བུ་དྡྷ་ནཱཾ།ཨོཾ་དྷུ་རུ་དྷུ་རུ་དེཝི་སྭཧཱ༔

  

2. NIỆM CHÚ TRIỆU THỈNH

 

       Om. Ah. Hum. So. Ha  (3 lần)

      ཨོཾ་ཨཿ་ཧཱུྂ་སྭ་ཧཱ༔

       

NHẤT TÂM PHỤNG THỈNH:

 

Nam Mô Căn Bản Truyền Thừa Thượng Sư Liên Sinh Hoạt Phật

Nam Mô Đại Bạch Liên Hoa Đồng Tử Thánh Tôn

Nam mô Hoa Quang Đại Tự Tại Phật

Nam Mô Chân Phật Tông Lịch Đại Truyền Thừa Tổ Sư

(Các chùa có thể thỉnh chư Phật mà chùa mình thờ phụng)

 

Hoặc Thỉnh Chư Phật:

 

Nam Mô Trung Ương Tỳ Lô Giá Na Phật Vairochana

Nam Mô Đông Phương A Súc Bệ Phật Akshobhya

Nam Mô Nam Phương Bảo Sinh Phật Ratnamsambhava

Nam Mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới A Di Đà Phật Amitabha

Nam Mô Bắc Phương Bất Không Thành Tựu Phật Amoghasiddhi

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật Shakyamuni

Nam Mô Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật Bhashajya Guru Vaidurya Prabha Raja Ya

Nam Mô Vô Cực Dao Trì Kim Mẫu Đại Thiên Tôn

Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát Avalokiteshvara

Nam Mô Kim Cương Tát Đỏa Bồ Tát Vajrasattva

Nam Mô Liên Hoa Sinh Đại Sĩ Padmasambhava!

Kim Cương Hộ Pháp Không Hành, Chư Thiên Thần Chúng

Thập Phương Tam Thế Nhất Thiết Phật, Nhất Thiết Bồ Tát Ma-ha Tát

Nam Mô Ma-Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa Maha Prajna Paramita!

 

Hoặc niệm kệ thỉnh:

 

Nam mô Đại Hồng Ân Chân Phật Tông lịch đại truyền thừa Tổ Sư,

      Nguyện tất cả chúng sinh được An Lạc.

Nam mô Ngũ Phật Bản Tôn và Đàn thành Mạn Đà La,

      Nguyện tất cả chúng sinh lìa mọi Đau Khổ.

Nam mô Thập Phương Tam Thế Nhất Thiết Phật,

      Nguyện tất cả chúng sinh thường Từ Hỷ

Nam mô Tam Tạng Thập Nhị Bộ Chánh Pháp,

      Nguyện tất cả chúng sinh lìa Phân Biệt.

Nam mô Thập Phương Tam Thế Nhất Thiết Thánh Hiền Tăng,

      Nguyện tất cả chúng sinh được Chánh Giác.

Nam mô Hồng Quán Thánh Miện Kim Cương Thượng Sư Liên Sinh Tôn Giả,

 

Nguyện con và lục đạo chúng sinh,

Sát Na Đốn Chứng Vô Thượng Giác,

Tức tốc sinh cõi Liên Sinh Phật Địa.


1.   QUÁN TƯỞNG ĐẠI LỄ BÁI 

 

BÁI thứ nhất đỉnh lễ Căn Bản Truyền Thừa Thượng Sư và Ba Đời Mười Phương Chư Phật.

 

Dùng “Phật Kham thủ ấn”, quán tưởng ở phía trên trước mặt mình có Căn Bản Truyền Thừa Thượng Sư, Lịch Đại Truyền Thừa Tổ Sư, Bát Đại Bản Tôn, Thập phương Tam thế toàn thể chư Phật, toàn thể Bồ Tát Ma-ha Tát, toàn thể Hộ Pháp Kim Cương, Hộ Pháp Long Thiên, như muôn ngàn ánh sao đầy khắp hư không.

  

(ÔM) Dùng thủ ấn chạm vào nơi Thiên Tâm (điểm giữa của hai lông mày), quán tưởng từ Thiên Tâm của Căn Bản Truyền Thừa Thượng Sư phóng một luồng hào quang trắng xuyên thẳng vào Thiên Tâm của mình (Tịnh thân).


(ÀH) Dùng thủ ấn chạm vào nơi Hầu Luân (yết hầu), quán tưởng từ cổ họng của Căn Bản Truyền Thừa Thượng Sư phóng một luồng hào quang đỏ xuyên thẳng vào cổ họng của mình (Tịnh khẩu).


(HUM) Dùng thủ ấn chạm vào nơi Tâm Luân (ở giữa ngực ngang tim) quán tưởng từ Tâm Luân của Căn Bản Truyền Thừa Thượng Sư phóng một luồng hào quang màu xanh lam xuyên thẳng vào Tâm Luân của mình (Tịnh Ý).

 

Mang Ấn trở lại chạm vào nơi Thiên Tâm, rồi xả ấn (mở rộng hai tay sang hai bên). Quán tưởng toàn thân thể mình nằm phủ phục trên mặt đất phổ lễ Căn Bản Truyền Thừa Thượng Sư và Thập phương chư Phật.

 

BÁI thứ hai đỉnh lễ chư Bồ Tát.

Dùng Liên Hoa Thủ Ấn. Quán tưởng như trên.

Dùng cách lễ bái như trên. Phổ lễ toàn thể Bồ Tát Ma-ha Tát.

 

BÁI thứ ba đỉnh lễ Hộ Pháp Kim Cương.

Dùng Tam Xoa Xử Thủ Ấn,

Quán tưởng như trên.

Dùng cách lễ bái như trên.

Phổ lễ toàn thể Hộ Pháp Kim Cương,

Hộ Pháp Long Thiên.

 

BÁI thứ Tư Bình Đẳng Lễ.

Dùng Bình Đẳng Thủ Ấn

Dùng thủ ấn vái một vái, rồi đưa ấn về chạm vào nơi Thiên Tâm, xả ấn.

Bình đẳng phổ lễ vô lượng chư Phật, chư Bồ Tát và Kim Cương Hộ Pháp trên khắp hư không.

 

Ý nghĩa của sự thực hành pháp Đại Lễ Bái này là dùng cả thân khẩu ý để phổ lễ tận hư không tất cả Phật, Bồ Tát, Kim Cương Hộ Pháp và cũng hữu hiệu trong việc hàng phục tâm Ngã Mạn, và tiêu trừ nghiệp chướng.

 

4. ĐẠI CÚNG DƯỜNG MẠN ĐÀ LA


Kết Cúng Dường Thủ Ấn:


Hai ngón tay áp út đứng thẳng dựa vào nhau, hai ngón tay giữa duỗi thẳng và giao nhau (bắt chéo), hai ngón út giao nhau (bắt chéo), ngón trỏ phải móc lấy ngón giữa trái, ngón trỏ trái móc lấy ngón giữa phải, ngón cái trái đè ngón út phải xuống, ngón cái phải đè ngón út trái xuống, Để thủ ấn trước ngực.


Quán tưởng đồ cúng dường trên đàn biến hóa thành một hàng, rồi lại biến hóa thành một mặt rộng bao la, vô lượng vô biên, tràn đầy khắp hư không vũ trụ. Toàn thể cúng phẩm này được thành tâm hiến dâng cúng dường Căn Bản Truyền Thừa Thượng Sư, Lịch Đại Truyền Thừa Tổ Sư, Bát Đại Bản Tôn, Thập Phương Tam Thế toàn thể Chư Phật, toàn thể Bồ Tát Ma Ha Tát, toàn thể Hộ Pháp Kim Cương, Hộ Pháp Long Thiên, Thánh Hiền.

 

NIỆM TÁN CÚNG DƯỜNG: 

 

Tu Di Tứ Châu cùng Nhật Nguyệt,

Hóa chư trân bảo cúng dường Phật,

Chủng chủng trân kỳ chư công đức,

Tiêu nghiệp tốc tốc chứng Bồ Đề

 

NIỆM CHÚ CÚNG DƯỜNG:

 

Phạn ngữ: 


OM SARVA TATHAGATA GURU IDAM DAKINI DHARMAPALA RATNA MANDALA KAM NIRYA TA YA MI

 

OM MANDALA PUJA MEGHA SAMUDRA SPHARANA SAMAYE AH HUM

ཨོཾ་སརྦ་ཏ་ཐ་ག་ཏ་གུ་རུ་ཨི་དཱཾ་དཀི་ནི་དྷརྨཔལ་ཏྣ་མནྡཱལ་ཀཱཾ་ནི་རྱ་ཏ་ཡ་མི

ཨོཾ་མནྡཱལ་པུ་ཇ་མེགྷཱ་ས་མུ་དྲཱ་སྥ་རན་སམཡེ་ཨཿ་ཧཱུྂ

Phiên âm: ÔM SA RỜ VA, TA THA GA TA, GU RU, I ĐAM, ĐA KI NI, ĐÁC MA BA LA,  RÁT NA, MAN ĐÀ LA, KAM, NI RI A, TA YA MI

 

ÔM, MAN ĐÀ LA, PU DA, MẾC GA, SA MÚT ĐỜ RA, SỜ PHA RA NA, SA MA YÊ, AH, HUM

 

Niệm xong chú đưa thủ ấn lên chạm vào nơi Thiên Tâm rồi xả ấn.

Thực hành pháp Đại Cúng Dường có tác dụng tăng Phước Tuệ.

 

5. TỨ QUY Y


Hai tay hợp chưởng để trước ngực

 

QUÁN TƯỞNG QUÁN ĐẢNH

  

Quán tưởng Căn Bản Truyền Thừa Thượng Sư, Lịch Đại Truyền Thừa Tổ Sư, Toàn thể chư Phật Bảo, Pháp Bảo, Tăng Bảo, kết hợp lại thành Đại Bạch Quang, luồng hào quang trắng sáng tuyệt mỹ này từ trên hư không chiếu rọi xuống quán đảnh cho hành giả. Lúc này toàn thân ta thấm nhuần nước Cam Lộ thiêng liêng. Thân ta trở nên trong suốt, thanh tịnh. Tâm ta được hoàn toàn thanh tịnh.

 

NIỆM CHÚ TỨ QUY Y (3 lần)

 

Quy y Căn Bản Thượng Sư

(Na Mô Gu Ru Pê)

Phạn ngữ: NAMO GURU BHYA!

ནམོ་གུརུ་བྷྱ

 

Quy y Phật

(Na Mô Bút Đa Ya)

Phạn ngữ: NAMO BUDDHA YA

ནམོ་བུདྡྷཱ་ཡ

 

Quy y Pháp

(Na Mo Đác Ma Ya)

Phạn ngữ: NAMO DHARMA YA

ནམོ་དྷརྨ་ཡ

Quy y Tăng

(Na Mô Sang Kha Ya)

Phạn ngữ: NAMO SANGHA YA

ནམོ་སངྷ་ཨ

 

Thực hành pháp Tứ Quy Y, trì tụng Chú Tứ Quy Y, để tiếp nhận Lực Truyền Thừa 

Gia trì không gián đoạn, kiên cố đạo tâm, tu trì thành tựu.

 

6. MẶC GIÁP HỘ THÂN

 

Kết Tam Xoa Xử Thủ Ấn

Kim Cang hợp trưởng, hai tay hợp chưởng với các ngón tay bắt chéo nhau, đặt thủ Ấn ngay trước trán.

 

NIỆM CHÚ KIM CƯƠNG THỦ BỒ TÁT:

 

Phiên âm: Ôm Bô Ru, Lan Chê Li (7 lần)

 

QUÁN TƯỞNG SỰ BẢO HỘ:

 

Dùng thủ ấn chạm vào trước trán, cổ họng, tâm, vai trái, vai phải, sau cùng đem thủ ấn trở lại Thiên Tâm (giữa hai lông mày) rồi xả ấn. Khi xả ấn quán tưởng Hộ Pháp Kim Cương cúng dường trên Đàn biến hóa thành bốn vị đứng tại trước, sau, trái, và phải trên không trung để hộ trì chính mình.

 

Thực hành pháp hộ thân cầu nguyện chư Hộ Pháp bảo vệ Đàn Thành và bảo vệ cho ta trong khi tu tập 

hoặc trong cuộc sống được bình an, thuận lợi.

 

7. NIỆM CAO VƯƠNG QUÁN THẾ ÂM CHÂN KINH

 

Quán Thế Âm Bồ Tát, Nam Mô Phật, Nam Mô Pháp, Nam Mô Tăng

Phật Quốc hữu duyên, Phật Pháp tương nhân

Thường Lạc Ngã Tịnh, Hữu Duyên Phật Pháp


Nam Mô Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật, thị Đại Thần Chú

Nam Mô Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật, thị Đại Minh Chú

Nam Mô Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật, thị Vô Thượng Chú

Nam Mô Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật, thị Vô Đẳng Đẳng Chú


Nam Mô Tịnh Quang Bí Mật Phật, Pháp Tạng Phật, Sư Tử Hống Thần Túc U Vương Phật, Phật Cáo Tu Di Đăng Vương Phật, Pháp Hộ Phật, Kim Cương Tạng Sư Tử Du Hí Phật,་Bảo Thắng Phật, Thần Thông Phật, Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật, Phổ Quang Công Đức Sơn Vương Phật, Thiện Trụ Công Đức Bảo Vương Phật, Quá Khứ Thất Phật, Vị Lai Hiền Kiếp Thiên Phật, Thiên Ngũ Bách Phật, Vạn Ngũ Thiên Phật, Ngũ Bách Hoa Thắng Phật, Bách Ức Kim Cương Tạng Phật, Định Quang Phật,


Lục Phương Lục Phật Danh Hiệu


Đông Phương Bảo Quang Nguyệt Điện Nguyệt Diệu Tôn Âm Vương Phật, Nam Phương Th Căn Hoa Vương Phật, Tây Phương Tạo Vương Thần Thông Diễm Hoa Vương Phật, Bắc Phương Nguyệt Điện Thanh Tịnh Phật, Thượng Phương Vô Số Tinh Tấn Bảo Thủ Phật, Hạ Phương Thiện Tịch Nguyệt Âm Vương Phật. 


Vô Lượng Chư Phật, Đa Bảo Phật, Thích Ca Mâu Ni Phật, Di Lặc Phật, A Súc Phật, Di Đà Phật,

 

Hết thảy chúng sinh trung ương, Chư vị trong Phật giới

Trú ngụ trên mặt đất, Cho đến tại không trung,

Thương lo cho tất cả chúng sinh, Ai cũng an ổn tốt lành!

Ngày đêm tu trì. Tâm thường trì tụng Kinh này.

Diệt được sinh tử khổ, Tiêu trừ mọi độc hại.

 

Nam Mô Đại Minh Quán Thế Âm, Quán Minh Quán Thế Âm,

Cao Minh Quán Thế Âm, Khai Minh Quán Thế Âm,

Dược Vương Bồ Tát, Dược Thượng Bồ Tát, Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát,

Phổ Hiền Bồ Tát, Hư Không Tạng Bồ Tát, Địa Tạng Vương Bồ Tát,

Thanh Lương Bảo Sơn Ức Vạn Bồ Tát, Phổ Quang Vương Như Lai Hóa Thắng Bồ Tát, 

Niệm niệm tụng Kinh này. Thất Phật Thế Tôn. Liền nói chú sau:

 

Đài ngữ của Sư Tôn: Li-Pô, Li-Pô-Tê, Ki-Ô, Ki-Ô-Tê, Tô La-Ni-Tê, Ni-A-La-Tê, Pi-Li-Ni-Tê, Ma-Ha, Cha-Tê, Chan-Linh, Chan-Tê, Sô-Ha. (7 lần)

 

Phạn ngữ: OM, REPA REPA TE, KUHA KUHA TE, DHARANI RITE, NIGALA RITE, VIMALA RITE, MAHA GATE SHANTIM KURU YE SVAHA

ཨོཾ་རེཔ་རེཔ་ཏེ་ཀུཧ་ཀུཧ་ཏེ་དྷརནི་རིཏེ་ནི་གལ་རིཏེ་བབིམལ་རིཏེ་མཧ་གཏེ་ཤནྟིཾ་ཀུརུ་ཡེ་སྭཧཱ༔

 

Phiên âm: Ôm, Re Pa, Re Pa Ti. Ku Ha, Ku Ha Ti, Đờ Ha Ra Ni  Ri Tê, Ni Ga La Ri Tê, Vi Ma La Ri Tê, Ma Ha, Ga Tê, Shantim, Kuru Yê, Sô Ha. 

 

8. NIỆM CHÚ VÃNG SINH (Kết Ấn Đại Hải siêu độ) 

 

Phạn ngữ Chú Vãng Sinh (tham khảo): NAMO RATNA TRAYAYA. NAMO BHAGAVATE AMITABHA YA TATHAGATA YA ARHATE SAMYAK SAMBUDDHA YA. TADYATHA: OM ARMTE AMRTO BHAVE AMRTA SAMBHAVE AMRTA VIKRANTE AMRTA VIKRANTA GAMINI GAGANA KIRTI KARE SARVA KARMA KLE SHAK SHA YAM KARI SVAHA.

ནམོ་རཏྣ་ཏྲཱ་ཡཡ།ནམོ་བྷགབཏེ་ཨམིཏཱབྷ་ཡ་ཏཐགཏ་ཡ་ཨརྷཱཏེ་སམྱཀ་སྂ་བུདྡྷཱ་ཡ་ཏདྱཏཧ།ཨོཾ་ཨམྲཏེ་ཨམྲཏོ་བྷབེཕ་ཨམྲཏ་སྂབྷབེ་ཨམྲཏ་བིཀྲཱནྟེ་མྲཏ་བིཀྲཱནྟཱ་གམིནི་གགན་ཀི་རྟི་ཀརེ་སརྦ་ཀརྨ་ཀླེ་ཤཀ་ཤ་ཡྂ་ཀརི་སྭཧཱ༔

 

Phiên âm: NA MÔ, RÁT NA TRA YA YA. NAMÔ PHA GA VA TÊ, A MI TA PHA YA, TA THA GA TA YA, A RỜ HA TÊ, SAM MY ẮC, SAM BÚT ĐA YA. TA ĐI A THA: ÔM, AM R TÊ, AM R TÔ, PHA VÊ, AM RI TA, SAM PHA VÊ, AM RI TA, VI K RAN TÊ, AM RI TA, VI K RAN TA, GA MI NI, GA GA NA, KÍT TI, KA RÊ, SÁT R VA, KÁC MA, KỜ LÊ, SHẮC, XÂY YAM, KA RI... SÔ HA (7 lần) (chỗ 3 chấm có thể đọc tên người mất cần được cầu siêu)

 

Chú Vãng Sinh có công năng phá trừ tất cả nghiệp chướng căn bản,

để được vãng sanh về Cực Lạc. 

 

9. NIỆM KỆ TỨ VÔ LƯỢNG TÂM

 

Nguyện tất cả chúng sinh đầy đủ Lạc và nhân Lạc, là Từ Vô Lượng

Nguyện tất cả chúng sinh thoát ly Khổ và nhân Khổ, là Bi Vô Lượng

Nguyện tất cả chúng sinh mãi sống nơi không Khổ, An Lạc, là Hỉ Vô Lượng

Nguyện tất cả chúng sinh dứt bỏ yêu ghét, trụ bình đẳng, là Xả Vô Lượng

 

 

NIỆM PHÁT TÂM BỒ ĐỀ:

 

Đệ Tử Liên Hoa (xưng tên) , từ nay Quy Y Căn Bản Thượng Sư Và Tam Bảo, cho đến khi chứng được đạo Bồ Đề, vĩnh viễn không thoái chuyển. Tất cả các thiện hành lớn nhỏ đều xin hồi hướng đến mọi chúng sinh chóng thành Phật Đạo.

 

NIỆM PHÁT BỒ ĐỀ TÂM CHÂN NGÔN:

 

Phạn ngữ: OM BODHICHITTA BENZA SAMAYA AH HUM

              ཨོཾ་བོདྷཱྀ་ཙི་ཏྟཱ་བཛྲ་སམཡ་ཨཿ་ཧཱུྂ

 

Phiên âm: Ôm, Bô Đi Chi Ta, Ben Da, Sa Ma Ya, Ah Hum (3 lần)

 

NIỆM KỆ SÁM HỐI (3 lần)

 

Xưa nay con tạo bao ác nghiệp, đều do vô thỉ tham sân si,

Từ thân khẩu ý đã gây ra, từng phạm Thập Ác, Ngũ Vô Gián,

Tam Muội Gia Giới các tội nghiệp, vô lượng vô biên các tội lỗi,

Tất cả nay con xin sám hối, chư Phật thương xót thường tiếp nhận,

Xin đừng xa lìa đến khi con thành Phật!

 

NIỆM CHÚ SÁM HỐI

 

Phạn ngữ: OM BENZA SAMAYA SHUDDHE AH

          ཨོཾ་བཛྲ་སམཡ་ཤུདྡྷེ་ཨཿ

Phiên âm : ÔM, BEN DA, SA MA YA, SÚT ĐÊ, AH (108 lần)

 

10. NIỆM TÂM CHÚ CĂN BẢN TRUYỀN THỪA THƯỢNG SƯ

 

Phạn ngữ: OM GURU LIAN SHENG SIDDHI HUM

Phiên âm: ÔM, GU RU, LIÊN SINH, SÍT ĐI, HUM (108 lần)

               ཨོཾ་གུརུ་པདྨ་སམ་སིདྡྷཱི་ཧཱུྂ

 

11. PHÁP KIM CƯƠNG TÂM BỒ TÁT Vajrasattva Yoga

 

KẾT THỦ ẤN KIM CƯƠNG TÁT ĐỎA 

Tay Phải nắm lại, hướng vào trong, ngón Cái đè ngón Trỏ. Tay Trái nắm lại, hướng ra ngoài, ngón Trỏ đè ngón Cái.

 

Đặt ấn trước ngực.

 

QUÁN TƯỞNG: Trước tiên Quán KHÔNG.

Niệm: Chú Quán Không (3 lần):

 

Phạn ngữ: OM SVABHAVA SUDDHA SARVA DHARMA SVABHAVA SUDDHO HAM

          ཨོཾ་སྭབྷཝ་སུདྡྷཱ་སརརྦ་དྷརྨ་སྭབྷཝ་སུདྡྷོ་ཧཱྂ༔

Phiên âm: ÔM, SỜ VA PHA VA, SU ĐA, SA RỜ VA, ĐẮC MA, SỜ VA PHA VA, SU ĐÔ, HAM

 

QUÁN TƯỞNG:

(1) Trên mặt biển lớn, bầu trời trong xanh vạn dặm không mây,


Có một Nguyệt Luân (vầng trăng tròn sáng) màu xanh dương từ mặt biển dâng lên hư không. Trong Nguyệt Luân có một chủng tự “Hum” (HUM) [  ] mầu trắng phóng ra ánh hào quang trắng chói lọi)

 

Chữ Hum [  ]  trong Nguyệt Luân xoay chuyển hóa thành Kim Cương Tâm Bồ Tát (cũng là Ngài Kim Cương Tát Đỏa)

Bồ Tát thân màu trắng trong suốt như thủy tinh (nêu biểu bản tánh thanh tịnh vô nhiễm). Đầu đội mũ Ngũ Phật, đầy đủ thiên y, châu báu anh lạc, các thứ trang sức trang nghiêm như Báo Thân Phật. Ngài ngồi trong Nguyệt Luân trên đài sen tám cánh. Tay phải Ngài kết ấn phẫn nộ cầm Kim Cương Xử (chày Kim Cương) đặt ở trước ngực. Tay trái Ngài kết ấn phẫn nộ cầm Kim Cương Linh (Chuông Kim Cương) đạt trên vế đùi trái.

Tâm Luân Ngài có vòng chữ Chú Trăm Âm (Bách Tự Minh Chú) vây quanh. Vòng thần Chú này xoáy chuyển và phát ra vô lượng tia sáng trắng.

(2) Luồng sáng trắng này bay vọt lên không trung làm thành hình vòng cung, chiếu rọi thẳng xuống đỉnh đầu Mật Tông Hành Giả rồi dung nhập toàn thân hành giả (chính mình). Lúc này, toàn thân ta cũng hiện ra Đại Quang Minh. Những ác nghiệp và ác niệm trong cơ thể ta hóa thành khí đen được bài tiết ra ngoài qua những lỗ chân lông trên toàn thân. Nhờ thế mà toàn thân ta trở nên trong suốt, và thọ hưởng Đại Lạc Thiền Định.

 

12. TỤNG KIM CƯƠNG TÂM BÁCH TỰ MINH CHÚ (21 hoặc 49 lần)

 

Phạn ngữ: OM BENZA SATTVA SAMAYA MANU PALAYA BENZA SATTVA TENOPA TISTA DRI DHO ME BHA WA SUTO KHA YO ME BHA WA SUPO KHA YO ME BHA WA ANU RAKTO ME BHA WA SARWA SIDDHI MME PRA YA CHA SARVA KARMA SU CHA ME CHITTAM SHRI YAM KURU HUM HA HA HA HA HO BHAGAVAN SARWA TATHAGATA BENZA MA ME MUN CHA, BENZI BHAVA MAHA SAMAYA SATTVA AH HUM PEI!

 

ཨོཾ་བཛྲ་སཏྟྭ་སམཡ་མནུ་པལཡ་བཛྲ་སཏྟྭ་ཏེནོཔ་ཏིསྟཱ་དྲི་དྷོ་མེབྷཝ་སུཏོ་ཁཡོ་མེབྷཝ་སུཔོ་ཁཡོ་མེབྷཝ་ཨནུ་རཀྟོ་མེབྷཝ་སརྦ་སིདྡྷི་མྨེ་པྲ་ཡ་ཙ་སརྦ་ཀརྨ་སུ་ཙ་མེ་ཙཱིཏྟཾ་ཤྲཱི་ཡྂ་ཀུརུ་ཧཱུྂ་ཧ་ཧ་ཧ་ཧ་ཧོ་བྷགཝན་སརྦ་ཏཐགཏ་བཛྲ་མ་མེ་མུན་ཙ་བཛཱི་བྷབ༹་མཧ་སམཡ་སཏྟྭ་ཨཿཧཱུྂ་ཕཊ༔


Phiên âm: ÔM, BEN ZA, SÁT TOA, SA MA YA, MA NU, PA LA YA, BEN ZA, SÁT TOA. TÊ NÔ PA, TÍT SỜ TA, ĐỜ RI ĐÔ, MÊ BA GOA, SU TÔ KHA YÔ, MÊ BA GOA, SU PÔ KHA YÔ, MÊ BA GOA, A NU RẮC TÔ, MÊ BA GOA, SA RỜ GOA, SÍT ĐI, MỜ MÊ PỜ RA, YÁT CHA, SA RỜ VA, KÁC MA, SU CHA MÊ, CHÍT TAM, SHỜ RI YAM, KURU HUM, HA HA HA HA HÔ, PHA GA VAN, SA RỜ GOA, TA THA GA TA, BEN ZA, MA MÊ MUN CHA, BEN ZI, PHA VA, MA HA, SA MA YA, SÁT TOA AH HUM PÊ!

 

13. NHẬP TAM MA ĐỊA (Nhập Định – Samadhi)

 

CỬU TIẾT PHẬT PHONG

 

Trước tiên quán tưởng toàn thân mình trong suốt như gương.


Toàn thân là lưu ly sáng loáng. Ba đường mạch ở trong cơ thể dựng thẳng và bằng nhau. Ba mạch này là mạch trái (Tả mạch), mạch phải (Hữu mạch) và mạch giữa (Trung mạch) như ba đường ống. Mạch trái thông lỗ mũi trái, mạch phải thông lỗ mũi phải. Mạch giữa là trên to dưới nhỏ, đầu trên dạng như cái loa thông tới não môn, nhưng không vượt ra ngoài. Đầu dưới của ba mạch gặp nhau ở Đan điền tức là khoảng bốn ngón tay dưới rốn.


Tiếp theo, hành giả quán tưởng từ nơi đàn thành có ánh sáng trắng phát ra, hoặc từ lỗ mũi Bản Tôn phát ra ánh sáng trắng.


1.    Quán tưởng luồng sáng trắng (ánh sáng thanh tịnh) đi vào lỗ mũi phải của hành giả, khi đi vào mạch phải hóa thành ánh sáng màu đỏ, thuận theo mạch phải đi xuống, đi vòng qua Đan điền, rồi thuận theo mạch trái đi lên tới lỗ mũi trái, thở ra ngoài biến thành khí đen (nghiệp đen).

2.    Quán tưởng luồng sáng trắng đi vào lỗ mũi trái của hành giả, khi đi vào mạch trái hóa thành ánh sáng màu đỏ, thuận theo mạch trái đi xuống, đi vòng qua Đan điền, rồi thuận theo mạch phải đi lên tới lỗ mũi phải, thở ra ngoài biến thành khí đen.

3.    Quán tưởng hai luồng sáng trắng cùng một lúc đi vào hai lỗ mũi của hành giả rồi đi vào Tả Hữu hai mạch và hóa thành ánh sáng màu đỏ. Thuận theo hai mạch trái và phải đi xuống đến Đan điền rồi cùng tiến vào Trung mạch. Từ Trung mạch xung lên đỉnh đầu nhưng không thông, lại trở xuống Đan điền. Thuận theo hai mạch Tả Hữu đi lên tới mũi thì biến thành khí đen và thoát ra ngoài.

4.    Ánh sáng trắng từ lỗ mũi bên trái hít vào, thở ra từ lỗ mũi bên phải. (như tiết 2)

5.    Ánh sáng trắng từ lỗ mũi bên phải hít vào, thở ra từ lỗ mũi bên trái. (như tiết 1)

6.    Ánh sáng trắng từ hai lỗ mũi hít vào, thở ra từ hai lỗ mũi. (như tiết 3)

7.    Ánh sáng trắng từ hai lỗ mũi hít vào, thở ra từ hai lỗ mũi. (như tiết 3)

8.    Ánh sáng trắng từ lỗ mũi bên phải hít vào, thở ra từ lỗ mũi bên trái. (như tiết 1)

9.    Ánh sáng trắng từ lỗ mũi bên trái hít vào, thở ra từ lỗ mũi bên phải. (như tiết 2)

NHẬP NGÃ - NGÃ NHẬP QUÁN (Hợp Thể)

 

(1) Quán Tưởng Kim Cương Tâm Bồ Tát trụ tại Phạm huyệt ngay đỉnh đầu của chính mình

(2)  Quán Tưởng Trung Mạch trong thân ta có bông sen nở tại nơi Tâm Luân (ở giữa ngực ngang tim), trên đài sen có vầng trăng sáng gọi là Nguyệt Luân, ở giữa Nguyệt Luân có chữ HUM [  ]  của Kim Cương Tâm Bồ Tát, quán tưởng chữ HUM [  ]  xoáy chuyển tỏa ra vô lượng tia sáng màu trắng.

(3) Quán Tưởng Kim Cương Tâm Bồ Tát trên đỉnh đầu thu nhỏ dần, thành một điểm sáng như viên ngọc châu to bằng một hạt gạo, điểm sáng đó từ Phạm huyệt nương theo Trung mạch nhập vào thân thể ta, đi thẳng xuống đến Tâm Luân, và ngự ở nguyệt luân trên đài hoa sen tại tâm luân.

(4)  Quán Tưởng Kim Cương Tâm Bồ Tát trên đài sen tại tâm luân của ta từ từ lớn dần, lớn bằng thân thể của ta, lúc này thân khẩu ý của ta hòa nhập bất nhị (bất khả phân) với Ngài Kim Cương Tâm Bồ Tát. (Nhập Ngã quán). Hãy an trụ trong cảnh giới đó càng lâu càng tốt!

(5)  Quán tưởng tự mình là Kim Cương Tâm Bồ Tát, từ Trung mạch thăng lên, tiến vào hư không, hòa nhập vào biển sáng bao la của vũ trụ. (Ngã Nhập quán.) Hãy an trụ trong cảnh giới đó càng lâu càng tốt!

 

SỔ TỨC QUÁN - Đếm hơi thở

 

Dùng tâm niệm đếm từng hơi thở ra vào của mình. Đếm cho đến khi tâm mình tĩnh hẳn, vào trạng thái vô tư vô niệm, và thiền định đến quên cả sự tồn tại của mình. Nếu sinh tạp niệm, hành giả lập tức quán tưởng mình là Bản Tôn. Rồi đếm lại hô hấp của mình và nhập thiền định.

 

14. XUẤT ĐỊNH

 

Quán tưởng mình từ biển sáng của vũ trụ trở về thân thể. Kim Cang Tâm Bồ Tát từ từ thu nhỏ lại ngồi trên đài hoa sen nơi tâm luân của ta. Rồi Bồ Tát hóa thành một điểm sáng, từ Trung mạch đi lên, qua đỉnh Phạm huyệt thoát ra ngoài, bay lên không trung. Điểm sáng đó lại biến hóa thành Kim Cang Tâm Bồ Tát ngồi ở không trung phía trước mặt mình. Hành giả xuất định. 

 

Tụng Kệ:

Liên Sinh Hoạt Phật truyền dạy Đại Mật Pháp

Kim Cương Tát Đỏa biến hóa Kim Cương Tâm

Nhị Vị dung hợp thật đại tương ưng༈

Tội chướng tiêu trừ đắc thanh tịnh chân chính

 

15. TỤNG THÊM CÁC TÂM CHÚ KHÁC CỦA BÁT ĐẠI BẢN TÔN

 

Tâm Chú A Di Đà Phật: Phạn ngữ: 

OM AMI DE WA SHÊ  

ཨོཾ་ཨ་མི་དེ་ཝ་ཧྲཱི

Phiên âm: Ôm. A Mi. Đê Goa. Shê

 

Tâm Chú Quán Âm Bồ Tát: Phạn ngữ: \

OM MA NI PAD ME HUM        

ཨོཾ་མ་ཎི་པདྨེ་ཧཱུྂ

Phiên âm: Ôm. Ma Ni. Pát Mê. Hum.

 

Tâm chú Địa Tạng Vương diệt định nghiệp: Phạn ngữ:

OM PRAMANI DHANI SVAHA

ཨོཾ་པྲམཎི་དྷཎི་སྭཧཱ༔

Phiên âm: Ôm. Pờ Ra Ma Ni. Đa Ni. Sô  Ha.

 

Tâm Chú Địa Tạng Vương Bồ Tát: Phạn ngữ:

OM HA HA HA HUM SAMADHI SVAHA

ཨོཾ་ཧ་ཧ་ཧ་ཧཱུྂ་སམདྷི་སྭཧཱ༔

Phiên âm: Ôm. Ha Ha Ha Hum. Sa Ma Đi. Sồ Ha.

 

Tâm Chú Chuẩn Đề Phật Mẫu: Phạn ngữ:

OM CHALE CHULE CHUN DE SVAHA

ཨོཾ་ཙལེ་ཙཱུ་ལེ་ཙཱུན་དེ་སྭ་ཧཱ༔

Phiên âm: Ôm. Cha Lê. Chu Lê. Chun Đê. Sồ Ha

 

Tâm Chú Hoàng Tài Thần: Phạn ngữ:

OM ZAMBALA JA LEN DRA YE SVAHA

ཨོཾ་ཛྂ་བྷལ་ཇལེན་དྲཡེ་སྭཧཱ༔

Phiên âm: Ôm. Dam Ba La. Da Len. Đờ Ra Yê. Sô Ha.

 

Liên Hoa Sinh Đại Sĩ Tâm Chú: Phạn ngữ:

OM AH HUM BENZA GURU PÊD MA SIDDHI HUM SHÊ 

ཨོཾ་ཨཿ་ཧཱུྂ་བཛྲ་གུརུ་པེདྨ་སིདྡྷཱི་ཧཱུྂ་ཧྲཱི༔

Phiên âm: Ôm. A. Hum. Ben Da. Gu Ru. Pê Ma. Sít Đi. Hum. Xê.

 

Tâm Chú Căn Bản Liên Hoa Đồng Tử: Phạn ngữ:

OM AH HUM GURU BEI A AH SHA SA MA HA LIAN SHENG SIDDHI HUM

ཨོཾ་ཨཿ་ཧཱུྂ་གུརུ་བྷྱ་འ་ཨ་ཤ་ས་མ་ཧ་པདྨ་སམ་སིདྡྷཱི་ཧཱུྂ༔

Phiên âm: Ôm. A. Hum. Gu Ru Pê. A Ha Sha Sa Ma Ha. Liên Sinh. Sít Đi. Hum.

 

Tâm Chú Dược Sư Phật: Phạn ngữ:

TADYATHA: OM BEIKANZE. BEIKANZE. MAHA BEKANZE. RAJA. SAM UDGATE. SVAHA

ཏདྱཐ༔ཨོཾ་བྷེཤཇྱེ་་བྷེཤཇྱེ་མཧ་་བྷེཤཇྱེ་རཇ་སྂ་ཨུདགཏེ་སྭཧཱ༔

Phiên âm: Ta Đi A Tha: Ôm. Pê Kan Yê. Pê Kan Yê. Ma Ha. Pê Kan Yê. Ra Cha. Sa Mu Ga Tê. Sồ Ha.

 

16. NIỆM PHẬT

 

Nam Mô 36 ngàn tỉ, 11 vạn, 9 ngàn 500 Đồng Danh Đồng Hiệu

Vô Lượng Quang A Di Đà Phật Amitapha. (3 lần)

 

Hoặc Hán văn:

 

Nam Mô Tam Thập Lục Vạn Ức, Nhất Thập Nhất Vạn, Cửu Thiên, Ngũ Bách 

Đồng Danh Đồng Hiệu Vô Lượng Quang A Di Đà Phật Amitapha 

 

17. HỒI HƯỚNG

 

Nguyện cùng người niệm Phật, Đồng sanh Cực Lạc Quốc

Thượng báo Tứ Trọng Ân, Hạ tế Tam Đồ Khổ

Thấy Phật dứt sinh tử, như Phật độ tất cả

 

Đệ tử ……, nay với công đức tu trì này xin được hồi hướng

Cầu Nguyện Căn Bản Truyền Thừa Thượng Sư Liên Sinh Hoạt Phật Phật thể an khang, thường trụ thế gian, không nhập Niết Bàn,

Hằng chuyển Pháp Luân.

Cung chúc mọi người thân thể khỏe mạnh, mọi sự như ý,

Đạo tâm kiên cố, gặp dữ hóa lành.

Nguyện tất cả nguyện ước của mọi người được viên mãn.

Nguyện tất cả tai nạn đều tiêu tan. {Wun}

 

18. NIỆM BÁCH TỰ MINH CHÚ (3 lần)  

 

Phạn ngữ: OM BENZA SATTA SAMAYA MANU PALAYA BENZA SATTVA TENOPA TISTA DRI DHO ME BHA WA SUTO KHA YO ME BHA WA SUPO KHA YO ME BHA WA ANU RAKTO ME BHA WA SARWA SIDDHI MME PRA YA CHA SARVA KARMA SU CHA ME CHITTAM SHRI YAM KURU HUM HA HA HA HA HO BHAGAVAN SARWA TATHAGATA BENZA MA ME MUN CHA, BENZI BHAVA MAHA SAMAYA SATTVA AH HUM PEI!

 

ཨོཾ་བཛྲ་སཏྟྭ་སམཡ་མནུ་པལཡ་བཛྲ་སཏྟྭ་ཏེནོཔ་ཏིསྟཱ་དྲི་དྷོ་མེབྷཝ་སུཏོ་ཁཡོ་མེབྷཝ་སུཔོ་ཁཡོ་མེབྷཝ་ཨནུ་རཀྟོ་མེབྷཝ་སརྦ་སིདྡྷི་མྨེ་པྲ་ཡ་ཙ་སརྦ་ཀརྨ་སུ་ཙ་མེ་ཙཱིཏྟཾ་ཤྲཱི་ཡྂ་ཀུརུ་ཧཱུྂ་ཧ་ཧ་ཧ་ཧ་ཧོ་བྷགཝན་སརྦ་ཏཐགཏ་བཛྲ་མ་མེ་མུན་ཙ་བཛཱི་བྷབ༹་མཧ་སམཡ་སཏྟྭ་ཨཿཧཱུྂ་ཕཊ༔

 

Phiên âm: ÔM, BEN ZA, SÁT TOA, SA MA YA, MA NU, PA LA YA, BEN ZA, SÁT TOA, TÊ NÔ PA, TÍT SỜ TA, ĐỜ RI ĐÔ, MÊ BA GOA, SU TÔ KHA YÔ, MÊ BA GOA, SU PÔ KHA YÔ, MÊ BA GOA, A NU RẮC TÔ, MÊ BA GOA, SA RỜ GOA, SÍT ĐI, MỜ MÊ PỜ RA, YÁT CHA, SA RỜ VA, KÁC MA, SU CHA MÊ, CHÍT TAM, SHỜ RI YAM, KURU HUM, HA HA HA HA HÔ, PHA GA VAN, SA RỜ GOA, TA THA GA TA, BEN ZA, MA MÊ MUN CHA, BEN ZI, PHA VA, MA HA, SA MA YA, SÁT TOA AH HUM PÊ!

 

19. QUÁN TƯỞNG ĐẠI LỄ BÁI  (Như mục số 3)

 

20. NIỆM CHÚ VIÊN MÃN

 

Phạn ngữ: OM BHRUM (3 lần). OM MA NI PAD ME HUM

           ཨོཾ་བྷྲཱུྂ༔                ཨོཾ་མ་ཎི་པདྨེ་ཧཱུྂ

Phiên âm: Ôm. Bờ Rum (3 lần).  Ôm. Ma Ni. Pát Mê. Hum.

 

Làm ấn giải đàn: Vỗ tay hai lần rồi bắt chéo hai bàn tay, búng ngón tay cái với ngón tay giữa.

 

Tu Trì Viên Mãn     Cát Tường Như Ý

BÁCH TỰ MINH CHÚ - Thần Chú 100 Âm: Tiêu trừ các ác nghiệp tội chướng của các chúng sinh, khiến được thanh tịnh, dứt hết thảy ác niệm khiến không tăng trưởng, phá tất cả phiền não, tăng trưởng phước trí vô lượng vô biên. Bất cứ sau khi tu tập Pháp môn nào nên trì tụng thần chú này ba đến bảy biến thì tất cả lỗi lầm trong khi tu tập Pháp đó đều được tiêu trừ, Chư Tôn Hộ Pháp sẽ gia trì ủng hộ.

Kim Cương Tát Đoả là bản thể Bồ Đề tâm của tất cả chúng sinh, tánh thể kiên cố như Kim Cương cho nên gọi là Kim Cương, cũng gọi là Tâm Kim Cương Bồ Tát.

Tất cả chúng sinh nương vào lực gia trì của Ngài Kim Cương Tát Đoả mà phát tâm. Ngài Đồng Thể khác tên với Ngài Phổ Hiền Bồ Tát trong Hiển giáo, là Trưởng tử của hết thảy Chư Phật.

Người học Phật sau khi quy y phát nguyện khởi hạnh, nghe pháp tiến tu trong giai đoạn đầu thường phát sinh nhiều chướng ngại bởi các nghiệp chướng báo chướng của đời này, đời trước.

Tội từ tâm sinh, tự tâm ô nhiễm chướng Bồ Tát đạo. Cho nên nêu ra Pháp môn phương tiện sám hối này để tịnh hóa tội chướng trở lại thanh tịnh, ứng sở tu học tiếp tục cho đến ngày giải thoát.

Có nhiều cách sám hối của Đại thừa, Tiểu thừa, Hiển giáo, Mật giáo. Trong Mật thừa thì Pháp tu niệm Kim Cương Tát Đoả là Pháp yếu Tối Thắng. Như người trước khi chưa thọ giới quy y tạo mười nghiệp bất thiện, lại có người sau khi thọ giới Thanh Văn, giới Bồ Tát, giới Mật thừa lại vi phạm giới luật, nếu tu pháp này đều có thể sám trừ. Công đức của việc sám hối là do tâm chí thành tha thiết chỉ do một niệm đối trị, như Pháp trở lại thanh tịnh nên gọi đó là công đức.  

  Kính Thầy Trọng Pháp  Thực Tu

Nguyện đem công đức này
Hướng về khắp tất cả.
Chúng con và chúng sinh
Đều trọn thành Phật đạo!


Phụ Lục Hình Ảnh

Bách Tự Minh Chú (vòng chú 100 âm)

Kim Cương Tâm Bồ Tát hay Kim Cương Tát Đỏa Vajrasattva

Chủng tự Hum giữa biển lớn

Đại Hải Vãng Sanh Siêu Độ Thủ Ấn

Hợp Chưởng Thủ Ấn

Căn Bản Truyền Thừa Thượng Sư

Liên Sinh Hoạt Phật